Cô giáo bị chồng đánh đập khi đang dạy online ở Trung Quốc
Nữ giáo viên bị chồng đánh đập,ôgiáobịchồngđánhđậpkhiđangdạyonlineởTrungQuốgiá vàng chỉ hôm nay chửi bới khi đang dạy trực tuyến. |
Hôm 25/11, trangThe Paperđưa tin một nữ giáo viên của trường trung học Xinmi số 1 (tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) bị chồng bạo hành khi đang dạy lớp trực tuyến tại nhà. Vụ việc nhanh chóng lan truyền và khiến dân mạng phẫn nộ.
Cụ thể, trong lúc cô giáo đang giảng bài, người chồng to tiếng cãi nhau rồi lao tới túm cổ và đánh vợ thô bạo. Anh ta sau đó kéo vợ ra khỏi khung hình, các học sinh có thể nghe thấy tiếng la /hét lớn.
Việc người chồng đánh vợ ngay trên sóng phát trực tiếp một cách trắng trợn càng khiến dư luận bức xúc và bàn luận về tình trạng bạo lực gia đình đang gia tăng.
Ngay khi chứng kiến cô giáo bị bạo hành, các em học sinh không im lặng mà lập tức gọi điện báo cảnh sát.
Điều này được cho là dấu hiệu đáng mừng, khi thế hệ trẻ có ý thức mạnh mẽ và không coi bạo lực gia đình là "chuyện riêng tư", sẵn sàng nhờ sự can thiệp của pháp luật để bảo vệ nạn nhân.
Sau khi sự việc được nhiều bên can thiệp, người đàn ông bạo hành đã xin lỗi vợ và hứa sẽ không tái phạm.
Cảnh sát cho biết cô giáo bị đánh sức khỏe tốt và không yêu cầu xử lý chồng mình, hai bên đã hòa giải.
Nữ vlogger Lạp Mẫu đã qua đời do bị chồng thiêu sống lúc đang livestream. |
Dù cả hai bên đã hòa giải, nhiều người vẫn bày tỏ lo lắng rằng: nữ giáo viên còn có điều gì không thể giãi bày; đây có phải lần đầu tiên cô bị đánh hay chuyện này đã xảy ra trước đó, và liệu chuyện bạo hành còn tiếp diễn nặng nề hơn.
Tất cả lo lắng đó đều có lý do và những cuộc tranh cãi của dân mạng về ranh giới giữa "xích mích riêng lẻ giữa vợ chồng" với "bạo lực gia đình" không phải thừa thãi.
Bạo lực gia đình vốn là vấn đề nhức nhối tại Trung Quốc. Tâm lý coi chuyện vợ bị chồng đánh là "việc riêng trong nhà", xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân khiến thực trạng bạo lực gia đình gia tăng.
Tháng 9/2020, Lạp Mẫu, vlogger người dân tộc Tạng ở châu tự trị Ngawa (tỉnh Tứ Xuyên) bị chồng thiêu sống ngay trên sóng livestream đã gây rúng động dư luận nước này.
Trước đó 3 tháng, nữ vlogger đã ly hôn sau thời gian chịu bạo lực, lạm dụng từ chồng họ Tang. Cô một mình làm việc chăm chỉ để nuôi cha già và 2 đứa con nhỏ.
Cái chết của Lạp Mẫu đã phơi bày nạn bạo lực gia đình đầy nhức nhối, nhanh chóng làm dấy lên làn sóng phản đối kịch liệt. Tuy nhiên, cơn sốt cũng sớm dịu xuống. Số đông ngầm hiểu rằng những vụ việc tương tự sẽ tiếp tục xảy ra, lặp đi lặp lại.
Hơn 90 triệu phụ nữ đã kết hôn ở Trung Quốc thường xuyên phải đối mặt với bạo lực gia đình. Trung bình mỗi năm có khoảng 157.000 phụ nữ tự tử, khiến xứ tỷ dân trở thành một trong số ít quốc gia có tỷ lệ nữ tự tử cao hơn nam. Trong đó, 60% người tự sát vì bạo lực gia đình, theo CGTN.
Theo Zing
相关推荐
- FPT Play Box+ ra mắt, chạy Android 9, điều khiển giọng nói tiếng Việt, giá bán 1,59 triệu đồng
- Cảnh báo hàng loạt app đầu tư chứng khoán Passion Invest, Finhay, Tikop, Infina
- Danh sách bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn tháng 07/2012 (lần 3)
- Thị trường Hà Nội cuối năm sôi động với nhiều dự án nhà giá rẻ
- Mở cửa thị trường tài chính: Thúc đẩy phổ cập thanh toán điện tử tới toàn dân
- “Phép màu” đã đến với bé Trà My
- Samsung giúp người dùng biến smartphone cũ thành thiết bị thông minh
- MU thắng Roma 6