Ông Vũ Đức Thành, Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Thái Bình phản ánh: Thái Bình trước đây có 286 xã, phường, thị trấn, đã được gán mã bưu chính quốc gia. Nhưng vừa rồi một số xã sáp nhập lại, Sở TT&TT đang lúng túng chưa biết xử lý ra sao với mã bưu chính quốc gia.
Gỡ vướng cho địa phương, ông Chu Thế Tuấn, chuyên viên chính Vụ Bưu chính, Bộ TT&TT cho biết: Từ năm 2018 đến nay, khi có sự thay đổi địa dư hành chính của các địa phương, Bộ TT&TT đã ban hành 3 quyết định sửa đổi, bổ sung về mã bưu chính quốc gia.
Thực hiện Nghị quyết số 37 ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong giai đoạn 2019 – 2021, Chính phủ dự kiến điều chỉnh, sắp xếp khoảng 16 quận, huyện, 637 xã, phường chưa đạt 50% tiêu chuẩn diện tích tự nhiên và quy mô dân số, sau đó sẽ xem xét, sáp nhập 200 quận, huyện, trên 6.000 xã có 1 trong 2 tiêu chí diện tích hoặc dân số chưa đạt 50% tiêu chuẩn.
Vì có sự thay đổi quá lớn này, để có sở cứ cập nhật, sửa đổi, bổ sung mã bưu chính quốc gia trên phạm vi toàn quốc, Vụ Bưu chính đã liên hệ với Vụ Pháp luật – Văn phòng Quốc hội để tra cứu, rà soát toàn bộ các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến việc sắp xếp địa dư hành chính của các tỉnh, thành phố trong giai đoạn kể từ khi mã bưu chính quốc gia được ban hành (năm 2018) đến nay.
Thực tế, từ năm 2018 đến nay, cao điểm là năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 60 nghị quyết với trên 100 trường hợp thay đổi địa dư hành chính từ cấp huyện đến phường, xã.
Được sự đồng ý của lãnh đạo Bộ TT&TT, Vụ Bưu chính cùng Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) đã thành lập nhóm sửa đổi, bổ sung mã bưu chính quốc gia. Dự kiến trong tháng 12/2020 sẽ hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung mã bưu chính quốc gia.
“Do Vụ Bưu chính mới chỉ đang dựa trên căn cứ là các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nên để tránh bị sót, đảm bảo tính cập nhật, bổ sung, đề nghị các sở TT&TT trên toàn quốc giúp rà soát lại các trường hợp thay đổi về địa dư hành chính liên quan tới cấp quận, huyện, phường xã để cập nhật lại mã bưu chính quốc gia”, ông Tuấn nói thêm.
Liên quan tới câu chuyện mã bưu chính quốc gia, gần đây, các sở TT&TT đã được lấy ý kiến về việc chấm điểm các sở, trong đó có nội dung mã địa chỉ bưu chính. Trong bối cảnh chỉ khuyến khích sử dụng mã bưu chính và không có chế tài xử lý, nhiều sở lo ngại điểm số sẽ bị ảnh hưởng.
Trao đổi về vấn đề này, bà Hoàng Bảo Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ Bưu chính, khẳng định: “Mã địa chỉ bưu chính đã được đưa vào làm 1 trong những thành tố của bộ chỉ số chuyển đổi số để đánh giá các địa phương. Chúng tôi đang trong dự thảo nghiên cứu và sau đó sẽ có hướng dẫn cụ thể để các địa phương thực hiện”.
Cũng theo bà Ngọc, 5 thành tố đầu của mã địa chỉ bưu chính là mã bưu chính quốc gia. Bộ TT&TT sẽ cập nhật, bổ sung để có bộ mã bưu chính quốc gia mới theo sự biến động về địa dư hành chính. Bộ mã địa chỉ bưu chính sẽ được cập nhật theo bộ mã bưu chính quốc gia mới này. Hai bộ mã sẽ có sự liên thông với nhau.
Sẽ có app về mã bưu chính quốc gia
Bà Nguyễn Thị Hương, Trưởng Phòng Quản lý bưu chính, Sở TT&TT Thanh Hóa nêu hiện trạng: Thông tư số 07/2027 của Bộ TT&TT quy định về mã bưu chính quốc gia và khoản 3, Điều 18 Luật Bưu chính đã khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động bưu chính áp dụng mã bưu chính quốc gia nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính.
Tại khoản 4 Điều 7 Thông tư số 07 quy định trách nhiệm của các doanh nghiệp bưu chính đối với việc triển khai, sử dụng mã bưu chính quốc gia. Thế nhưng thực tế kiểm tra, giám sát thì thấy chủ yếu mới chỉ có Bưu điện Việt Nam sử dụng bước đầu, còn các doanh nghiệp khác vẫn chưa thực hiện nội dung gán mã bưu chính này. Hiện chưa có chế tài xử lý nên gây khó khăn cho công tác quản lý của Sở.
Nhấn mạnh rằng theo khoản 3 Điều 18 Luật Bưu chính, việc áp dụng mã bưu chính quốc gia của các cá nhân, tổ chức chỉ có tính tự nguyện, không bắt buộc, nên cơ quan quản lý không áp dụng chế tài, ông Chu Thế Tuấn thông tin thêm: Thời gian qua, từ khi ban hành mã bưu chính quốc gia, Vụ Bưu chính và VietnamPost đã triển khai nhiều chương trình tuyên truyền, phổ biến cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, qua nhiều hình thức như áp dụng công nghệ hoặc phổ biến trực tiếp.
“Hiện nay, mọi người có thể tra cứu mã bưu chính quốc gia qua website. Sắp tới, hết năm 2020 sẽ có app (ứng dụng) trên iOS hoặc Android về mã bưu chính quốc gia, hỗ trợ tra cứu trên điện thoại di động”, ông Tuấn cho biết.
Trong khuôn khổ hội nghị, Vụ Bưu chính đã công bố Kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ bưu chính công ích và dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí năm 2020; Kết quả điều tra sản lượng và giá cước bình quân đối với dịch vụ bưu chính công ích và dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí; Kết quả khảo sát việc sử dụng dịch vụ tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích; và giới thiệu những nội dung chính của cuốn sách “Kinh tế số và bưu chính số: Toàn cảnh thế giới”." alt=""/>Sẽ có ứng dụng về mã bưu chính quốc giaTin từ Cục Tần số Vô tuyến điện vừa cho biết, trong đầu tháng 1/2016, Trung tâm Tần số Vô tuyến điện khu vực I mới phát hiện 2 vụ sử dụng điện thoại không dây kéo dài chuẩn DECT 6.0 gây can nhiễu mạng di động 3G ở Hà Nội. Đây là lần đầu tiên loại điện thoại không được phép sử dụng ở Việt Nam này bị phát hiện ở Hà Nội.
Điện thoại không dây kéo dài chuẩn DECT 6.0 được sản xuất để dùng tại thị trường Bắc Mỹ và Canada, loại điện thoại đó không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật để sử dụng vào Việt Nam, khi người dân sử dụng sẽ gây nhiễu sóng mạng 3G của MobiFone. Loại điện thoại gây nhiễu này hoạt động trên dải tần số 1920-1930MHz, trùng với dải tần số đã cấp phép cho mạng di động 3G ở Việt Nam. Những điện thoại này được đưa về sử dụng tại Việt Nam hầu hết có xuất xứ từ Mỹ và Canada, thông qua hình thức quà tặng, hàng xách tay.
Mặc dù, cơ quan nhà nước đã dùng nhiều biện pháp để tuyên truyền nhưng do nhiều người dân có người thân sinh sống ở nước ngoài không biết nên vẫn mang về Việt Nam để sử dụng qua đường xách tay, quà biếu. Những năm trước đây, Cục Tần số Vô tuyến điện đã phối hợp với nhà mạng phát hiện và xử lý rất nhiều vụ can nhiễu do người dân sử dụng điện thoại không dây DECT 6.0. Hầu hết các vụ can nhiễu đều được phát hiện ở khu vực miền Trung và miền Nam. Trong năm 2015, các đơn vị của Cục Tần số Vô tuyến điện đã phát hiện và xử lý 1.078 thiết bị DECT 6.0 gây nhiễu cho 316 NodeB tại địa bàn 10 tỉnh, thành. Trong đó, tập trung nhiều nhất ở Đà Nẵng, Lâm Đồng, Khánh Hòa, TP.HCM, Cần Thơ…
" alt=""/>Điện thoại kéo dài DECT 6.0 gây nhiễu mạng 3G ở Hà Nôi