Ngày đi làm trên phố, tối nghỉ dưỡng bên hồChỉ vài tháng trước, gia đình chị Minh Hà (28 tuổi, quận Hai Bà Trưng) phải sống “chật” trong căn nhà ống gần 40m2 tại 1 con ngõ chỉ vừa 2 chiều xe máy di chuyển. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, vợ chồng chị quyết định tạm biệt cuộc sống “ngõ nhỏ, phố nhỏ” đã gắn bó với gia đình nhiều năm trời để chuyển tới nơi ở mới.
Không gian sống mới mà gia đình chị Minh Hà lựa chọn là thành phố biển hồ Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm, Hà Nội), nơi được quy hoạch theo mô hình đại đô thị đẳng cấp quốc tế, có diện tích 420ha, sở hữu biển hồ nước mặn và hồ nước ngọt nhân tạo trải cát trắng lớn nhất Việt Nam cùng tổ hợp tiện ích “triệu đô” quy mô lớn.
 |
Cuộc sống gia đình chị Minh Hà đầy năng lượng tích cực và những trải nghiệm độc đáo mỗi ngày từ sau khi chuyển về Vinhomes Ocean Park |
Từ khi chuyển về thành phố biển hồ, cuộc sống gia đình chị Minh Hà thay đổi gần như 360 độ. Chị chia sẻ: “Trước đây, có nằm mơ mình cũng không nghĩ được ngắm bình minh trên biển hồ mỗi sáng sớm như bây giờ. Sau một ngày dài ở văn phòng, cứ về đến nhà là tâm trạng lại phấn chấn khi được tận hưởng gió mát từ hồ, sắc xanh của những rặng dừa trên bờ cát trắng và những khoảng không dạo bộ xanh mát ngay dưới nhà. Mình hay đùa với chồng là đang được sống 2 cuộc đời: ban ngày ở thành phố, tối lại ở khu nghỉ dưỡng.”
Khởi đầu lối sống khỏe mạnh, tích cực
Chị Minh Hà cho biết, khác với thời gian ở nhà cũ, khi ra đường thì xô bồ xe cộ, ở nhà thì quanh quẩn bốn bức tường cũ kỹ, bí bức; các thành viên trong gia đình chị hiện đang tận hưởng cuộc sống mới với nhiều thói quen tích cực có lợi cho sức khỏe.
Đơn cử như chồng chị, anh Quang Thuần - vốn không hay vận động, là thói quen tích tụ từ điều kiện sống và làm việc, thường xuyên tan ca là ôm điện thoại chơi điện tử, xem tin tức. Nay anh Thuần đã bắt đầu xỏ giày chạy bộ ven hồ mỗi tối. “Trước kia khi còn ở trên phố, mình muốn đi dạo cũng khó vì vỉa hè lúc nào cũng chật cứng xe và đủ loại hàng quán. Hơn nữa, không khí ngoài đường cũng chẳng phải trong lành gì, nghĩ tới việc phải hít thở bụi đường là mình đã chỉ muốn nằm nhà”, anh Thuần chia sẻ.
“Giờ thì khác rồi, ngày nào mình cũng chạy bộ với anh bạn cùng khu. Biển hồ đẹp như vậy mà nằm nhà thì quả là lãng phí và có lỗi với thiên nhiên”, anh Thuần hóm hỉnh.
Vinhomes Ocean Park sở hữu tới hơn 60 sân chơi trẻ em và những bãi cát trắng mịn được vận chuyển từ Nha Trang, để tuổi thơ con trẻ tràn đầy những kỷ niệm thả diều, chạy nhảy hạnh phúc.
Hai bé Mimi (4 tuổi) và Bi (2 tuổi) con chị Hà cũng không còn mê mẩn xem hoạt hình nữa. Mỗi khi tan học, hai bé lại cùng các bạn chạy nhảy thỏa thích, khám phá các công viên, sân chơi hay biển hồ... quanh nhà.
Chị Minh Hà chia sẻ: “Là một người mẹ, mình chỉ mong nuôi dưỡng các con trong điều kiện tốt nhất. Nhìn hai bạn được khám phá thiên nhiên, hít thở không khí trong lành, có không gian để phát triển và môi trường giáo dục chất lượng, mình thực sự rất yên tâm”
Bản thân chị Hà cũng chủ động dành nhiều thời gian cho bản thân hơn trong lịch trình công việc bận rộn. Mỗi tuần 3 buổi, chị lại gia nhập CLB Yoga của cộng đồng cư dân nơi đây tổ chức, để tăng cường sức dẻo dai và tái tạo năng lượng. Tháng 11 sắp tới, cả gia đình 4 người còn quyết định tham gia Giải chạy Marathon trong sự kiện “Ngày hội vui khỏe Vinhomes Ocean Park 2020”.
Bao quanh khuôn viên sảnh căn hộ tại Vinhomes Ocean Park là nhiều không gian để cả gia đình cùng gắn kết: công viên gym ngoài trời với hơn 700 máy tập, 11 bể bơi trong nhà & ngoài trời, 6 công viên BBQ với hàng trăm điểm nướng, bến thuyền Kayak & đạp vịt…
Gia đình chị Minh Hà là một trong số hàng ngàn tổ ấm đang tận hưởng cuộc sống mới năng động tại Vinhomes Ocean Park.
Chính sách hỗ trợ tài chính mới nhất từ chủ đầu tư đặc biệt tạo điều kiện để nhiều gia đình trẻ hơn nữa dễ dàng sở hữu nhà thủ đô chỉ từ 225 triệu đồng tương đương 15% giá trị căn hộ. Khách hàng được hưởng mức hỗ trợ lãi suất 0% đến 80% giá trị căn hộ, cao hơn 10% so với mức 70% thông thường. Thời gian hỗ trợ lãi suất lên tới 27 tháng kể từ ngày giải ngân, nhưng không muộn hơn ngày 16/1/2023. Chương trình được áp dụng riêng cho khách hàng lựa chọn dòng căn hộ tối ưu diện tích 2 phòng ngủ (2PN+1) và 1 phòng ngủ (1PN+1) tại Sapphire 1 - phân khu gần biển hồ Vinhomes Ocean Park.
Với tiến độ bàn giao dự kiến từ tháng 11/2020 đến tháng 1/2021, khách hàng có thể về tân gia ngay trước Tết và hưởng hơn 2 năm an cư mà không phải trả gốc và lãi cho ngân hàng, đồng thời tiết kiệm chi phí thuê nhà.
Để tìm hiểu thông tin chi tiết và đăng ký tham quan dự án, vui lòng liên hệ: Hotline: 0888 04 9669 Website: https://oceanpark.vinhomes.vn Facebook: facebook.com/vh.oceanpark |
Minh Tuấn
" alt=""/>Rời ‘phố cũ’ về ‘thành phố mới’ phía Đông Hà Nội, thảnh thơi vui sống
Nơi thừa, nơi thiếu Trong căn nhà sập xệ trên rạch Văn Thánh, quận Bình Thạnh, TP.HCM, bà My (39 tuổi) cho biết, gia đình bà cư ngụ tại đây đã 20 năm. Căn nhà mái tole, xung quanh là nhiều tấm ván chắp vá. Nắng cũng như mưa, cả gia đình phải sống chung với mùi hôi từ rác và nước thải dưới rạch bốc lên.
“Nhiều năm qua tôi cứ nghe nói chính quyền sẽ có chính sách giải toả cho các hộ dân sống ven rạch khu vực này, nhưng đến nay vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Gia đình mong sớm được di dời để cuộc sống tốt hơn, chứ nhà này chỉ sống tạm thôi chứ không ở lâu dài được”, bà My chia sẻ.
Nằm trong hẻm 311 Lương Định Của, phường An Phú, quận 2, khu tạm cư An Phú là nơi sinh sống của hơn 30 hộ dân bị thu hồi đất thuộc các dự án trên địa bàn quận 2 và Khu đô thị mới (KĐTM) Thủ Thiêm.
Được xây dựng từ năm 2002, hiện khu tạm cư này đã xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ mất an toàn nhưng các hộ dân vẫn chưa muốn di dời đi nơi khác. Ngoài kinh tế khó khăn, chính sách bồi thường chưa thoả đáng là nguyên nhân khiến cho các hộ dân vẫn quyết bám trụ nơi đây.
 |
Một số hộ dân vẫn sống trong những căn nhà tạm bợ trên rạch Văn Thánh, quận Bình Thạnh. |
Nhằm phục vụ tạm cư, tái định cư dự án KĐTM Thủ Thiêm, dự án Khu Công nghệ cao và các dự án chỉnh trang đô thị, công ích có sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn năm 2019, UBND TP.HCM đã giao các quận, huyện quản lý, sử dụng 2.360 căn hộ và 1.050 nền đất.
Tuy nhiên, tính đến hết năm 2019, các địa phương mới sử dụng 230 căn hộ và 117 nền đất (đạt 11,11%), vẫn còn hơn 3.000 nhà đất vẫn chưa sử dụng.
So với năm 2019, số lượng nhà đất hiện do quận, huyện quản lý có sự thay đổi do thu hồi tạm cư hoặc rà soát nguồn nhà chưa kỹ. Các địa phương tăng số nhà đất quản lý như quận 1, 8, 9, 10, Bình Thạnh, Bình Tân… Hai địa phương giảm số nhà đất quản lý là quận 2 và quận 9.
Trong năm 2020, có 6 quận, huyện đăng ký sử dụng nhà đất phục vụ tạm cư, tái định cư ít hơn nguồn nhà đất đang quản lý, như quận 1, 9, Gò Vấp, Tân Phú và huyện Bình Chánh, Cần Giờ. Các địa phương còn lại đăng ký nhiều hơn nguồn nhà ở đang quản lý.
Theo Sở Xây dựng TP.HCM, các quận, huyện đăng ký số lượng nhà đất quản lý để phục vụ tạm cư, tái định cư phù hợp với tiến độ bồi thường, tái định cư của các dự án chỉnh trang đô thị đang triển khai. Tuy nhiên, nguồn nhà đất vẫn chưa đảm bảo cho việc thực hiện công tác bồi thường các dự án cấp bách như Metro số 2, di dời các hộ trên và ven kênh, rạch, chung cư hư hỏng…
Riêng huyện Củ Chi, mặc dù địa phương này đang thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các hộ dân thuộc dự án Công viên Thảo Cầm viên mới nhưng lại không đăng ký sử dụng quỹ nhà đất.
Hơn 11.500 nhà đất tái định cư chưa sử dụng
Theo thống kê của Sở Xây dựng TP.HCM, trên địa bàn thành phố hiện còn tổng cộng 11.578 nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước để phục vụ nhu cầu tái định cư. Trong đó có 9.446 căn hộ và 2.132 nền đất.
Để giải quyết nhu cầu tạm cư, tái định cư cho những hộ dân thuộc dự án KĐTM Thủ Thiêm, dự án Khu Công nghệ cao và các dự án chỉnh trang đô thị, công ích trong năm nay, Sở Xây dựng kiến nghị UBND TP.HCM giao UBND các quận, huyện sử dụng 3.899 căn hộ và nền đất.
Số nhà đất chưa sử dụng còn lại UBND Thành phố tiếp tục quản lý. Trong đó, đề xuất thực hiện bán đấu giá 5.050 căn hộ và 42 nền đất đã có chủ trương bán đấu giá; đấu giá 108 căn hộ do quận huyện quản lý nhưng không có nhu cầu sử dụng.
 |
Những căn nhà xập xệ, tồn tàn tại khu tạm cư An Phú. |
Theo ông Lê Hoà Bình – Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, quan điểm của sở là hạn chế đầu tư xây dựng mới nhà ở tái định cư, chỉ sử dụng nguồn nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước hiện có để sử dụng hiệu quả, hạn chế việc xuống cấp, lãng phí.
Ưu tiên giao nguồn nhà đất cho các quận, huyện đã đăng ký thực hiện phù hợp tiến độ bồi thường tại các dự án chỉnh trang đô thị, công ích để bố trí tái định cư. Địa phương nào thừa nhà đất thì ưu tiên chuyển cho nơi khác phục vụ tái định cư cho các dự án trọng điểm như Metro số 2; di dời khẩn cấp khỏi khu vực sạt lở bờ sông, kênh rạch; chỉnh trang đô thị, công ích…
Đối với quận, huyện sử dụng nhà đất chưa rõ ràng, đã bố trí nhưng báo cáo còn trống, Giám đốc Sở Xây dựng đề xuất UBND TP.HCM không giao quỹ nhà đất trong năm nay. Những địa phương có quỹ nhà đất nằm rải rác ở các dự án đã đầu tư xây dựng trên 5 năm và được giao quản lý rất lâu nhưng không sử dụng thì nên bán đấu giá để thu hồi vốn.
Trên cơ sở đề xuất của Sở Xây dựng, Thường trực UBND TP.HCM đã thống nhất chủ trương giao UBND các quận, huyện tiếp tục quản lý, sử dụng quỹ nhà đất phục vụ tái định cư cho các dự án chỉnh trang đô thị, công ích trên địa bàn năm 2020. Giao Sở Xây dựng rà soát nhu cầu sử dụng nhà đất tái định cư của các địa phương, trình UBND Thành phố phê duyệt trong tháng 8/2020.

Người dân sống ven kênh, rạch ở TP.HCM mỏi mòn chờ di dời
Trong thời gian chờ chính sách bồi thường và di dời, hàng ngàn hộ dân sống trên và ven kênh, rạch tại TP.HCM vẫn đang sống trong những căn nhà tạm bợ, ô nhiễm.
" alt=""/>TP.HCM thu hồi quỹ nhà đất tái định cư dôi dư để bán đấu giá