- Nhiều phái đoàn của Liên Hiệp Quốc khen mạng lưới y tế cơ sở của Việt Nam, đánh giá đây là mô hình tốt nhất để đến thăm và học tập.Đây là chia sẻ của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tại hội nghị trực tuyến 700 điểm cầu về nhân rộng mô hình trạm y tế xã, phường hoạt động theo nguyên lý y học gia đình hôm nay tại Hà Nội.
Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh, đây là thời điểm “chín muồi” để đổi mới hệ thống y tế cơ sở sau nhều năm chuẩn bị và nhất là sau khi Bộ thí điểm thành công mô hình mới tại 26 trạm y tế ở 8 tỉnh.
“Đây là hội nghị có dấu ấn quan trọng, là thời điểm ngành y tế Việt Nam phải đổi mới toàn diện, đi bằng cả 2 chân vững chắc, phòng bệnh khi chưa bị bệnh và chăm sóc khi đã bị bệnh”, Bộ trưởng Kim Tiến nói.
Phòng khám ở nước ngoài không to bằng trạm y tế
Bộ trưởng cho biết, kinh nghiệm của nhiều nước phát triển là đầu tư y tế cơ sở để chăm sóc người dân từ lúc chưa bị bệnh, đặc biệt các bệnh mãn tính, tiểu đường, huyết áp, ung thư...
Theo tính toán, 1 đồng chăm sóc lúc dự phòng có hiệu quả bằng 10 đồng khi bị bệnh. Đến khi bị bệnh, phải phấn đấu 80-90% bệnh nhẹ được chăm sóc ở nơi gần nhất, tránh tốn kém tiền bạc, công sức.
Bà chia sẻ, mới đây, đoàn công tác của Bộ Y tế đi thăm mô hình bác sĩ gia đình ở Bỉ và nhiều nước khác, nhận thấy 90% bệnh nhân có thể chăm sóc tại tuyến y tế cơ sở là hệ thống phòng khám bác sĩ gia đình.
 |
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá, Việt Nam có mạng lưới y tế cơ sở rất rộng và đồng bộ |
“Phòng khám bác sĩ gia đình của họ rất đơn giản, phòng khám gia đình cụm mới to như trạm y tế xã, phường của mình, không hiện đại hơn đâu. Mỗi phòng khám chỉ có ống nghe, máy đo huyết áp, cùng lắm có máy siêu âm và phải qua họ, bệnh nhân mới được phép lên tuyến trên”, Bộ trưởng kể.
Vì vậy nhiều nước không làm bệnh viện mới mà tập trung nâng cao hệ thống chăm sóc sức khoẻ ban đầu, kể cả Pháp.
Trong khi ở Việt Nam, người dân không tin hệ thống y tế xã, phường vì chất lượng quá kém, vượt tuyến lên trên gây quá tải không cần thiết, lây nhiễm chéo trong bệnh viện, gây tốn kém cho xã hội, tạo gánh nặng quỹ BHYT cũng như túi tiền của người dân.
“Đi kiểm tra ở các BV tỉnh, huyện chúng tôi thấy, bệnh nhân chỉ kiểm tra đường huyết thôi cũng đi từ Khánh Hoà đến Sài Gòn, chỉ đau đầu cũng từ miền Tây lên BV ĐH Y Dược, Chợ Rẫy. Tại sao chỉ kiểm tra sức khoẻ thông thường vậy cũng phải đến tuyến trên, có ngày khám 5.000 - 6.000 bệnh nhân trong khi ở xã chỉ có 2-3 trường hợp”, Bộ trưởng dẫn chứng.
Theo Bộ trưởng Y tế, ở Việt Nam, ít nhất 30-40% bệnh nhân đang điều trị ở tuyến trung ương có thể điều trị ở tuyến tỉnh, chừng đó bệnh nhân điều trị ở tuyến tỉnh có thể điều trị tại BV huyện và ít nhất 30-40% tại huyện có thể thăm khám tại xã nếu tăng cường y tế cơ sở.
Bằng chứng, tại 26 trạm y tế xã, phường thí điểm mô hình mới để phòng chống, kiểm soát tiểu đường, tim mạch, người dân, nhất là bệnh nhân cao tuổi rất hài lòng, cơ sở vật chất khang trang, chuẩn xanh, sạch, đẹp.
Nước ngoài học hỏi mô hình y tế cơ sở của Việt Nam
Bộ trưởng Y tế cho biết đã mời Bộ trưởng Y tế Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều chuyên gia y tế thế giới đến thăm các trạm y tế xã, phường của Việt Nam, tất cả đều nói không có nước nào có mạng lưới rộng khắp và đã đồng bộ như vậy.
“Nhiều đoàn của Liên Hiệp Quốc nói đã đi thăm mạng lưới y tế cơ sở chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại nhiều nơi, Việt Nam là nơi tốt nhất để đến thăm và học tập”, Bộ trưởng Kim Tiến chia sẻ.
Các chuyên gia nước ngoài cho rằng, với cơ sở sẵn có, bác sĩ gia đình của Việt Nam chỉ cần tập huấn 1-2 buổi có thể làm được.
“Chúng ta có hệ thống trạm y tế xã, phường là vốn quý có từ khi đất nước mới độc lập, ở đó đã làm dự phòng, chăm sóc bà mẹ trẻ em, dinh dưỡng, đã làm dân số kế hoạch hoá gia đình và giờ là khám BHYT, đây là mô hình khá hoàn chỉnh rồi.
 |
Trạm Y tế theo mô hình mới tại Phường 11, Quận 3, TP.HCM. Ảnh: TTX |
“Chúng tôi đang mơ trong 10 năm tới, Việt Nam sẽ hình thành mạng lưới y tế cơ sở, bác sĩ gia đình phủ sóng khắp cả nước. Với các nước đã phát triển, nhanh nhất cũng mất 10 năm, chúng ta đi sau nhưng có mạng lưới sẵn thì 10 năm là phủ được”, Bộ trưởng Y tế tin tưởng và cho rằng, nếu không tăng cường y tế cơ sở, hệ thống y tế sẽ bị phá vỡ.
Tuy nhiên, theo bà, vấn đề cốt lõi khi tăng cường y tế cơ sở là nhân lực, máy móc chứ không phải xây mới hàng loạt, rất lãng phí.
Tại những trạm mẫu đang thí điểm đều có bác sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh, y sĩ y học cổ truyền, dược tá bán thuốc.
“Trạm y tế giờ phải có phòng chờ, xem tivi, báo chí, truyền thông xong mới khám, lấy thuốc, có vậy người ta mới tin tưởng được. Giờ nhiều nơi vẫn duy trì tư duy cũ, trạm y tế nhếch nhác, bẩn thỉu, tủ thuốc lèo tèo, cũ kĩ, không có trung cấp dược thì làm sao bán thuốc, phát thuốc được”, Bộ trưởng Kim Tiến nêu thực tế.
Theo Bộ trưởng Kim Tiến, hiện đã có 36/63 tỉnh, thành phê duyệt kế hoạch phát triển y tế cơ sở, chậm nhất đến hết quý 1/2019 các tỉnh còn lại sẽ phê duyệt xong.
“Nguồn thực hiện lấy từ ngân sách địa phương, nhưng không phải nguồn chi trả lương. Đầu tư ra tấm ra món nhưng không lấy thành tích, có thể áp dụng xã hội hoá”, bà Tiến nói.
Thúy Hạnh

Bức thư bố bệnh nhi viết về người điều dưỡng gây bão facebook Bộ trưởng Y tế
Nam điều dưỡng trẻ ngồi thức xuyên đêm cùng bố bệnh nhi, kiên nhẫn đặt điện cực hết lần này đến lần khác.
" alt=""/>Bộ trưởng Y tế: Việt Nam có mạng lưới y tế cơ sở tốt nhất để học tập


Chiếc iPhone SE được rao bán với giá 1 yen ở Nhật Bản. Ảnh: Kyodo News.
Ủy ban Thương mại công bằng (FTC) Nhật Bản vừa mở một cuộc điều tra đối với các đại lý bán điện thoại với giá quá thấp, chỉ 1 yen cho một chiếc smartphone, một nguồn tin nội bộ cho biết.
Cơ quan chống độc quyền này muốn làm rõ cách thức các đại lý có thể bán điện thoại với mức giá không tưởng như vậy, đồng thời tìm hiểu xem liệu đây chỉ là chiêu trò bán phá giá hay các nhà mạng đang lợi dụng vị thế của mình để áp đảo các nhà bán nhỏ lẻ, đáp ứng chỉ tiêu, theo Kyodo News.
Nhiều người dùng cũng chia sẻ rằng họ đã mua hoặc có bạn bè mua điện thoại với giá rẻ bất ngờ như vậy.
“Bạn tôi vừa mới mua một chiếc iPhone 11 với giá 1 yen từ nhà mạng Docomo, cùng với gói thuê bao 20 GB có giá 3.000 yen. Tại sao lại có giá 1 yen? Điều này có thật không? Tôi có thể mua điện thoại mới với giá đó ở đâu?”, người dùng Supernova_Empire trên Reddit đăng tải.
Một người dùng khác cũng cho biết anh từng mua điện thoại với giá 1 yen thông qua nhà mạng Y!mobile. Đổi lại, anh sẽ phải ký hợp đồng mua dịch vụ của công ty này trong vòng 3 tháng. Sau đó, thiết bị sẽ được mở khóa và sử dụng các mạng điện thoại khác như bình thường.
Tuy nhiên, người dùng blueblueblink cho biết anh đã có trải nghiệm rất tệ với điện thoại giá rẻ này. “Tôi đã ký hợp đồng với Ahamo và chỉ mất 1 yen để mua điện thoại mới. Nhưng thiết bị này chỉ toàn ứng dụng rác được cài sẵn nên đã sụp nguồn ngay khi tôi truy cập vào Telegram”, người này kể lại.
 |
Điện thoại được bán với giá "sốc" khiến các cơ quan nghi ngờ về chiêu trò đằng sau của các nhà mạng. Ảnh: Bloomberg. |
Theo Japan Times, cuộc điều tra này sẽ được tiến hành với 4 công ty viễn thông lớn ở Nhật Bản, bao gồm NTT Docomo, KDDI, SoftBank và Rakuten Mobile cùng với các hệ thống cửa hàng của họ. Nếu chiêu trò marketing này đúng là nhằm phá giá thị trường FTC sẽ can thiệp và có biện pháp xử lý, đại diện cơ quan cho biết.
FTC đã yêu cầu các đại lý bán smartphone giá rẻ phải báo cáo toàn bộ giao dịch giữa họ với các nhà mạng trước ngày 2/11. Những bên không làm theo hoặc làm giả báo cáo sẽ bị phạt tiền nặng.
Theo Kyodo News, việc hạ giá điện thoại thường là những chiêu trò để chạy theo chỉ tiêu ký hợp đồng và phân phối mạng di động quá cao mà các nhà mạng đã đề ra. Theo luật, các hãng viễn thông chỉ được giảm giá tối đa 20.000 yen hoặc 22.000 yen khi bao gồm thuế đối với các hợp đồng đăng ký dịch vụ di động và thiết bị di động.
Tuy nhiên, trên thực tế, hệ thống cửa hàng của các nhà mạng lại đua nhau giảm giá sốc, không chỉ giảm hơn 20.000 yen mà còn có thêm nhiều chính sách ưu đãi để thu hút người dùng.
Do đó, FTC Nhật Bản muốn tìm hiểu xem làm thế nào mức giá thấp đến khó tin có thể tồn tại và cho rằng điều này sẽ gây ra sự bất cân bằng giữa các khách hàng khác nhau.
Kyodo Newscho biết ở Nhật Bản, người dùng thường xuyên mua điện thoại mới sẽ nhận được một mức giá ưu đãi. Trong khi đó, những người không đổi điện thoại định kỳ sẽ không có những lợi ích tương tự, nguồn tin nội bộ cho biết.
Nếu ngừng áp dụng chính sách giảm giá, các nhà mạng sẽ phải dùng vốn của mình để giảm phí di động, giúp khách hàng được lợi. Vì thế, cơ quan chống độc quyền Nhật Bản khẳng định rằng cần phải điều tra về trường hợp này bởi các đại lý bán điện thoại thường có các thỏa thuận bảo mật thông tin với các nhà mạng về giao dịch giữa họ.
(Theo Zing)
" alt=""/>Đại lý Nhật gặp rắc rối vì bán iPhone giá 1 yen