Hạ tầng tỷ đô hút hàng loạt “ông lớn” đầu tư
Giai đoạn từ năm 2010 trở đi, nếu như kế hoạch mở rộng Hà Nội về khu vực phía Tây đã kéo theo sự phát triển của khu vực phía Tây và phía Nam thì khoảng 2 - 3 năm trở lại đây, xu hướng phát triển của thị trường BĐS lại mở rộng ra khu vực phía Bắc và phía Đông, đặc biệt là bên bờ kia của sông Hồng. Trong thời gian qua, khu vực này cũng chứng kiến sự ra mắt của hàng loạt các “ông lớn” đầu ngành.
![]() |
Ecopark Grand The Island có mật độ cây xanh, mặt nước chiếm tới 62% diện tích. |
Ngoài các dự án BĐS nhà ở, hàng loạt dự án BĐS khu công nghiệp mới, các bệnh viện, trường học cũng đang hướng về khu vực được là tương lai của vùng quy hoạch Thủ đô. Đơn cử: Y khoa Tokyo, đại học Anh Quốc Việt Nam, đại học Y khoa Tokyo, cơ sở 2 của Trường đại học Bách khoa Hà Nội...
Sở dĩ BĐS khu vực phía Đông Nam Hà Nội có sự chuyển biến mạnh và giành được sự quan tâm của các đại gia BĐS là do cơ sở hạ tầng giao thông khu vực này được cải thiện rõ rệt từng ngày.
![]() |
Khu đô thị Ecopark nằm vị trí đắc địa, dễ dàng kết nối với các tuyến đường giao thông quan trọng |
Vừa mới đây, Phó thủ tướng Trình Đình Dũng ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2 với vốn đầu tư lên tới 2.500 tỷ đồng. Dự án này được kỳ vọng sẽ hoàn thiện toàn bộ đường vành đài II của thành phố Hà Nội, tăng cường khả năng lưu thông giữa hai bên bờ sông Hồng, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày một tăng nhanh.
Trước đây, việc đưa hai cầu Thanh Trì và Vĩnh Tuy vào sử dụng và thông xe cầu cạn Pháp Vân đã nối khu vực phía Đông lên phía Tây của Hà Nội bằng đường vành đai 3 theo tuyến Nội Bài - cầu Thăng Long - Phạm Văn Đồng - Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Pháp Vân - cầu Thanh Trì. Mặt khác, sau khi xây dựng xong hạ tầng tuyến đường ven đê sông Hồng và đường 1B, khu vực Đông Nam Hà Nội trở thành vị trí vàng khi toạ lạc trên con đường thông suốt từ trung tâm đi các tỉnh phía Nam.
Tới đây, các dự án cầu vượt (cầu Trần Hưng Đạo, cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2, cầu Giang Biên) kết nối khu vực trung tâm và phía Đông và 4 cây cầu qua sông Đuống (cầu Đuống 2, cầu Ngọc Thụy, cầu Giang Biên, cầu Mai Lâm) kết nối khu vực phía Đông, Đông Nam với các tỉnh phía Bắc, được xây dựng và hoàn thành sẽ tạo nên mạch hạ tầng giao thông xuyên suốt, tiếp tục giúp rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển từ trung tâm, cũng như giảm tải cho các cây cầu cũ.
Điểm sáng BĐS Đông Nam Thủ đô
Nằm trong khu vực phát triển năng động của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nơi cửa ngõ Đông Nam của Thủ đô, khu đô thị Ecopark nằm ở vị trí đắc địa, thuận lợi cho giao thương.
Xét về vị trí địa lý, dự án nằm ở thượng lưu sông Bắc Hưng Hải, cách quốc lộ 1A xuyên Bắc Nam 4km, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội hơn 10km và được kết nối với cầu Thanh Trì, đường vành đai 3, cầu Vĩnh Tuy, cầu Chương Dương, đường 5B. Ecopark cách sân bay Nội Bài 35 phút di chuyển và mất chưa đầy 20 phút để đi tới Hồ Hoàn Kiếm - trung tâm thành phố.
![]() |
Dự án biệt thự đảo Ecopark Grand - The Island nhận được sự quan tâm rất lớn của giới đầu tư |
Cũng phải nói thêm rằng, hạ tầng giao thông được cải thiện góp phần thúc đẩy xu hướng dịch chuyển của thị dân và tầng lớp trung lưu ra xa trung tâm thành phố để hưởng thụ trọn vẹn cuộc sống với cây xanh, thiên nhiên. Và Ecopark là một minh chứng. Chính nhờ vị trí địa lý thuận lợi, cùng với không gian sống xanh đầy lý tưởng, Ecopark thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng và nhà đầu tư, trở thành nơi mong về của hàng ngàn gia đình nhỏ.
Gần đây nhất, sản phẩm biệt thự đảo Ecopark Grand The Island của Ecopark trở thành điểm nhấn trên thị trường khi liên tục được đặt mua hết quỹ hàng giới hạn dành riêng cho các sự kiện mở bán. Vẫn lấy yếu tố xanh làm nền tảng nhưng Ecopark Grand The Island là một phiên bản cao cấp hơn với mật độ cây xanh, mặt nước chiếm tới 62% diện tích, mật độ xây dựng chỉ 18%. Đây cũng là dòng sản phẩm biệt thự đảo thượng lưu có 100% các căn biệt thự vươn mình ra mặt nước tại vị trí đắc địa trung tâm khu đô thị Ecopark.
Chưa kể, chủ đầu tư Ecopark Grand The Island đã có kinh nghiệm trong triển khai và vận hành các dự án xanh. Không chỉ sở hữu không gian sống xanh, thiết kế đẳng cấp chuẩn quốc tế, những chủ nhân biệt thự Ecopark Grand - The Island còn hưởng hàng loạt đặc quyền thượng lưu.
Trong bối cảnh cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển mạnh mẽ, sự quan tâm đặc biệt của thị trường dành cho Ecopark Grand The Island cho thấy sức hút mạnh mẽ của khu vực Đông Nam với các nhà đầu tư.
Xuân Thạch
" alt=""/>Hàng loạt ông lớn đổ bộ, BĐS Đông Nam Hà Nội cất cánhĐây là khu 'chợ ma' cuối cùng còn sót lại, nằm giữa lòng thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc, dù thói quen mua sắm của người dân đã thay đổi. Chợ chỉ mở cửa vào tối thứ 3 hàng tuần.
![]() |
"Chợ ma" duy nhất còn sót lại ở Bắc Kinh. |
Loại hình chợ kiểu này vốn rất phổ biến ở Bắc Kinh kể từ cuối triều đại nhà Thanh khi thời thế thay đổi, nhiều người từng phục vụ trong triều đình mất đi vị thế của mình. Những ai may mắn còn giữ được các món vật báu, phải mang ra chợ để bán đi lấy tiền.
Nhằm tránh sự dòm ngó của nhiều người, việc bán vật báu chỉ có thể diễn ra trong đêm tối, còn người mua được yêu cầu mang theo đèn soi. "Chợ ma" Daliushu nhanh chóng được người Bắc Kinh chấp nhận, với hi vọng sẽ mua được món đồ tốt mà giá hời.
Anh Vương, một trong những người bán hàng, đã gắn bó với chợ từ lâu, cho biết: “Người mua chỉ được xem hàng hóa, không nhìn vào người bán cũng như không chiếu đèn về phía họ. Khi ưng ý món đồ nào, nhớ phải trả giá”.
![]() |
Các gian hàng trong "chợ ma" |
Từ 9 giờ tối cho tới bình minh, đám đông tụ tập ở Daliushu, người vali lớn nhỏ, người mang theo túi đủ loại và không thể thiếu chiếc đèn pin trong tay. Khi thấy món đồ nào vừa mắt, người mua sẽ soi đèn để kiểm tra cẩn thận.
“Giá thế nào, bao nhiêu?” Khách hỏi liên tục, còn chủ cửa hàng giơ ngón tay ra ký hiệu. Những cuộc đàm phán mặc cả bắt đầu.
Các gian hàng trong “chợ ma” đa phần bày bán đồ cổ, ngọc thạch và đồ gia dụng. Anh Vương buôn bán suốt 20 năm nay, thì 10 năm bán ngọc thạch ở “chợ ma”. Nhặt một mảnh ngọc từ quầy hàng của mình, Vương vuốt lên món vật rất nâng niu. “Tôi mê ngọc. Đôi khi tôi bị ám ảnh tới mức còn ngủ với chúng. Theo kinh nghiệm, tôi sẽ đánh giá chúng dựa vào cấu trúc, độ trong, màu sắc, xuất xứ và sự tinh xảo”, Vương nói.
Gần như đều đặn hàng tháng, Vương đến Vân Nam để mua ngọc thạch. Chủ yếu là đá thô chứa ngọc bên trong. Nếu may mắn, những phiến đá thô sau khi cắt sẽ chứa ngọc bên trong. Khách đến Daliushu mua ngọc, nếu là người chuyên nghiệp, họ sẽ biết nhiều mẹo để soi. Trong khi đó, các chuyên gia thường sử dụng ánh sáng trắng kiểm tra đá thô vì chúng xuyên qua bề mặt đá tốt hơn.
Vương cho rằng, ngọc là một trong những đại diện có tầm ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Bởi vậy, việc kinh doanh ngọc nên được phát triển ở những nơi như Bắc Kinh – nơi món đá quý này có bề dày lịch sử.
Thời gian thay đổi đã mang tới cho “chợ ma” những luồng gió mới. Bên cạnh những quầy bán ngọc thạch còn là vô số cửa hàng đồ trang sức, tranh vẽ, đồ nội thất, đồ cổ, hay cả những băng đĩa bài hát kinh điển từ những năm 1970.
Nhà của Yang Jun ngay cạnh chợ, nên anh thường đi bất cứ lúc nào có thời gian, để kiếm tìm vài món đồ ưng mắt. Nhưng Yang thấy không khí ở chợ không còn náo nhiệt như trước kia, cũng ít những mặt hàng có giá trị hơn. Nhiều người bán không còn đến Daliushu. Họ chuyển sang buôn bán trực tuyến. Trước kia, nhiều nhà sưu tập đồ cổ đến buôn bán, nhưng giờ “chợ ma” như khu chợ trời, nơi người ta bán cả hàng hóa sản xuất hàng loạt.
“Người dân hay du khách tới đây khá đông vào mùa hè. Bạn sẽ thấy nhiều món hàng tương tự trong trung tâm thương mại”, Yang nói.
Vào những năm 2007 – 2008 thời kỳ cực thịnh, Vương cho biết mỗi ngày có thể kiếm hơn 7000 USD nhờ bán ngọc, còn bây giờ phải chờ may mắn. Đêm nay, Vương như “trúng số” khi bán thành công viên ngọc hơn 200.000 tệ (hơn 650 triệu đồng), nhưng hầu hết anh ngồi ở quầy hàng cả đêm mà không có gì.
Bất chấp những suy giảm nghiêm trọng trong nhiều năm gần đây, Vương vẫn muốn bám trụ ở Daliushu và hi vọng chính phủ Trung Quốc sẽ bảo tồn khu “chợ ma” cuối cùng ở Bắc Kinh này.
Hầu hết người dân bản địa ở dọc bờ sông Lena (Nga) sinh sống trong điều kiện thời tiết có khí hậu cực đoan bậc nhất hành tinh, với nhiệt độ vào mùa đông là âm 46 độ C.
" alt=""/>Có gì ở 'chợ ma' giữa lòng Trung QuốcSở hữu chiều cao 1m67 và số đo ba vòng ấn tượng 84-63-103 (cm), Trương Võ Huyền Trân hiện là hot gymer nổi tiếng ở Sài thành.
![]() |
Cô còn được báo Trung ca ngợi là "cô gái xinh đẹp không tì vết, body nóng bỏng quyến rũ". |
![]() |
Từ một cô nàng hình thể thiếu chuẩn, Huyền Trân đã duy trì tập 1 tuần 3 buổi gym, yoga. |
![]() |
Ngoài bài tập vòng 3, Huyền Trân còn kết hợp thêm các buổi cardio (duy trì 3-4 buổi/ tuần). |
![]() |
Bên cạnh tập luyện, Huyền Trân kết hợp chế độ ăn uống khoa học, có chừng mực. Cô nàng kiêng tuyệt đối các loại đồ uống ngọt và tinh bột. |
![]() |
Phạm Thu Hằng (Katherine Pham) là một hot gymer. |
![]() |
Cô nàng 9x này được nhận xét là sở hữu gương mặt xinh đẹp và vóc dáng quyến rũ. |
![]() |
Nhiều người gọi cô là "hot girl phòng gym” bởi cô sở hữu body chuẩn không thua gì người mẫu, đặc biệt là vòng 3 gợi cảm. |
![]() |
Nhờ gym, người đẹp đã tìm cho mình được vóc dáng gợi cảm, khỏe khoắn. |
![]() |
Người đẹp rất chú ý đến việc chăm sóc nhan sắc bằng luyện tập và ăn uống hợp lý. |
![]() |
Nhờ số đo 3 vòng hoàn hảo, Thu Hằng luôn tự tin diện những phong cách thời trang bó sát, cắt xẻ táo bạo. |
![]() |
Người đẹp cũng thường xuyên chia sẻ lên trang cá nhân các bài tập luyện và chế độ ăn để có được vóc dáng đẹp. |
![]() |
Nguyễn Kim Nguyên cũng là một hot gymer 9x sở hữu 3 vòng hình thể gợi cảm, số đo lần lượt là 83-60-96 (cm). |
![]() |
Cô tập trung các bài tập mông, đùi rất cực. |
![]() |
Lúc chưa tập, vòng 3 của Kim Nguyên là 89 (cm), sau 8 tháng lên 96 (cm). |
![]() |
Mỗi buổi tập của Kim Nguyên kéo dài chừng 1,5 tiếng đồng hồ. Sau khi tập gym, cô thường uống nước ép hoặc sinh tố cho lại sức. |
![]() |
Về chế độ ăn uống, cô hạn chế ăn tinh bột, uống rượu bia, nước ngọt và đồ ăn nhanh để giữ dáng. |
Kết hôn từ năm 21 tuổi nhưng chỉ sau 9 năm chung sống, người phụ nữ sinh năm 1954 ly hôn vì cho rằng chồng thiếu sự quan tâm đến gia đình.
" alt=""/>3 nàng hot gymer tiết lộ bí quyết giữ dángCách đây 4 năm, câu chuyện tình yêu của Ding và Lai đã thu hút sự chú ý của dư luận khi họ lên kế hoạch đi ngao du khắp đất nước. Cung đường mà họ đi qua khi vẽ lên bản đồ là hình một trái tim.
Lai là một người khuyết tật. Năm 15 tuổi, não cô gặp vấn đề và cô phải ngồi xe lăn suốt từ đó. Căn bệnh cũng làm sức khoẻ của Lai yếu dần, nhưng bằng sức mạnh của tình yêu, cô đã cùng với người yêu của mình hoàn thành hành trình.
Trước đó, Lai luôn mơ ước được đi du lịch khắp đất nước. Với một con chó, một chiếc xe ba bánh, họ bắt đầu lên đường vào ngày 1/1/ 2015, đi qua 94 thành phố trong suốt 4 năm.
Sau khi bắt đầu hành trình được 6 tháng, Ding đã cầu hôn Lai.
![]() |
Ding và Lai đi du lịch cùng với chú chó |
![]() |
![]() |
![]() |
Ding cầu hôn bạn gái sau 6 tháng bắt đầu hành trình |
Trong suốt chuyến đi, Ding lái chiếc xe 3 bánh chở Lai phía sau cùng với rất nhiều đồ đạc.
Ban đầu, họ dự kiến hành trình sẽ mất khoảng 3 năm – lúc khởi hành Ding 27 tuổi, còn Lai 28 tuổi.
Được biết, họ là bạn cùng lớp với nhau hồi tiểu học. Năm 2014, khi biết Lai bị bệnh và đọc được dòng trạng thái của cô trên mạng xã hội: ‘Bạn bè tôi sẽ như thế nào nếu một ngày nào đó tôi chết đi?’, Ding lập tức nhắn tin lại cho người bạn cũ. Họ yêu nhau từ đó.
Không những thế, Ding còn dành hết tất cả số tiền tiết kiệm của mình để chữa bệnh cho Lai. Thậm chí, anh còn mua cả xổ số với hi vọng vận may sẽ tới để có tiền chi trả các khoản thuốc men cho bạn gái. Bất chấp những nỗ lực của Ding, bệnh tình của Lai không suy giảm.
Lai từng chia sẻ với Ding rằng, cô muốn được đi ra ngoài và dùng camera ghi lại những chuyến đi của mình trên khắp đất nước, thay vì ngồi ở nhà chờ chết. Chính mong ước ấy của bạn gái đã khiến Ding nảy ra ý tưởng về hành trình tình yêu này.
![]() |
Họ đi qua nhiều địa danh của Trung Quốc |
![]() |
![]() |
Anh chuẩn bị cho chuyến đi từ tháng 11/2014 và dành 16 ngày để điều chỉnh chiếc xe lăn sao cho phù hợp với chuyến đi dài ngày. Anh cũng dựng lều bạt trên chiếc xe cùng với những vật dụng cần thiết như đồ ăn, nước uống, ô dù.
Lúc bắt đầu hành trình, Ding chỉ có chưa đến 700 nghìn đồng trong túi và anh dự tính số tiền ấy sẽ giúp họ sống được trong vài tuần.
‘Tôi không có đủ tiền, nhưng tiền không phải là vấn đề’ – Ding nói và kể rằng anh sẽ cắt tóc cho người dân dọc đường đi khi hết tiền.
Anh cũng kiếm tiền bằng cách gặt lúa, chặt mía thuê.
Khi anh kể với vài người bạn về ý tưởng đi du lịch cùng Lai, không ai tin rằng anh nói thật. Cho đến khi anh đăng những bức hình trên đường đi, bạn bè mới tin lời anh nói. Một số đã tìm gặp để ủng hộ cho chuyến đi của Ding.
Ding và Lai được dư luận Trung Quốc biết đến. Đi đến đâu, người ta cũng nhận ra cặp đôi này và đôi khi họ còn được cho tiền.
Anh nhận được hơn 12.000 tệ (hơn 40 triệu đồng) và một chiếc xe đạp điện. Nhiều người khác cố gắng liên lạc để ủng hộ cặp đôi nhưng Ding nói rằng anh quyết định không nhận thêm nữa.
‘Lẽ ra tôi không nên nhận tiền quyên góp ngay từ đầu. Sau tất cả, đây là ước mơ cá nhân mà chúng tôi muốn tự mình thực hiện’.
Tuy nhiên, Ding cũng nói vì đã nhận số tiền đó nên anh sẽ chi tiêu xứng đáng từng đồng một.
![]() |
Tình yêu của họ khiến nhiều người cảm động |
![]() |
![]() |
Anh từng chia sẻ: ‘Mục đích của chuyến đi là để thưởng thức phong cảnh và trải nghiệm các phong tục, văn hoá trên đường đi. Vì thế, chúng tôi không vội vàng và không lo lắng liệu chúng tôi có thể hoàn thành nó hay không. Việc theo đuổi ước mơ cũng thú vị như cảm giác hoàn thành nó vậy’.
Còn bây giờ, sau khi đã hoàn thành chuyến đi, Ding chia sẻ: ‘Bây giờ chúng tôi đã kết hôn. Cả hai chúng tôi đã chung nhau một số phận. Trong tương lai, chúng tôi sẽ định cư ở Tứ Xuyên để quản lý một nhà nghỉ. Một ngày nào đó, có thể chúng tôi lại tiếp tục lên đường’ – Ding chia sẻ.
Cạnh bên những chiếc xe hỏng là hình ảnh vợ chồng ông Lê Bông (86 tuổi) và bà Lê Thị Xá (82 tuổi) ngày ngày cần mẫn ngồi sửa.
" alt=""/>Chàng trai đưa người yêu bị liệt đi khắp đất nước suốt 4 năm