Chiến thuật mới được phát hiện của Apple đã làm sống dậy những cuộc tranh luận về quá trình trả tiền thuế của công ty. Tờ San Francisco Chronicle đã báo cáo vào cuối tuần qua rằng Apple đã "tích cực chống lại các nhà đánh giá thuế," những quan chức công chúng mà phải đi xác định giá trị tài sản vì lí do thuế.
Apple có thể là người nộp thuế lớn nhất tại hạt Santa Clara, nơi họ đặt trụ sở chính Cupertino. Tờ The Chronicle cho biết họ có 489 đơn kháng cáo thuế mở tại khu vực này, tranh chấp giá trị tài sản 8,5 tỷ USD.
Trong một kháng cáo năm 2015, Apple tuyên bố rằng "cụm tài sản" xung quanh Apple Park trị giá chỉ... 200 USD, thay vì con số 1 tỷ USD như nhà đánh giá thuế của Hạt Santa Clara đã nhận định. Trong một kháng cáo khác, Apple cho biết một tài sản khác mà được các quan chức địa phương xác định có giá trị lên đến 384 triệu USD thì cũng chỉ có giá trị 200 USD mà thôi.
CEO của Apple, ông Tim Cook đã từng cho biết công ty trả thuế một cách hợp lý. Trong một thư ngỏ năm 2016, ông viết: "Tại mỗi quốc gia nơi mà chúng tôi hoạt động, Apple tuân thủ luật pháp và chúng tôi thanh toán tất cả các khoản thuế mà chúng tôi nợ."
Theo GenK
" alt=""/>Để giảm tiền thuế, Apple nói toà nhà tại trụ sở của họ chỉ có giá 200 USDYandex xử lý khoảng 60% lưu lượng tìm kiếm Internet tại Nga và đang điều hành một doanh nghiệp taxi công nghệ lớn. Tuy nhiên, ngày 3/3, công ty cho biết có thể không trả được nợ do hậu quả của các lệnh cấm vận chưa từng có của phương Tây nhằm vào Nga.
Dù có trụ sở tại Hà Lan, cổ phiếu của Yandex lại niêm yết trên sàn Nasdaq (Mỹ) và sàn chứng khoán Nga. Thị trường chứng khoán Nga tạm thời đóng cửa trong tuần này, trong khi áp lực từ các lệnh trừng phạt của Mỹ, EU và các nước phương Tây khác ngày một lớn.
Yandex không phải đối tượng bị trừng phạt trực tiếp song vẫn đối diện nguy cơ vỡ nợ. Các nhà đầu tư đang nắm giữ 1,25 tỷ USD khoản vay chuyển đổi có quyền đòi thanh toán toàn bộ, kể cả lãi suất, nếu cổ phiếu của Yandex bị ngừng giao dịch trên sàn Nasdaq nhiều hơn 5 ngày.
Trong một tuyên bố, Yandex thừa nhận không có “nguồn lực hiệu quả để trả hết khoản vay”. Điều này ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác của Yandex.
Họ cũng gặp khó khăn khi chuyển tiền từ bộ phận kinh doanh chính tại Nga sang Hà Lan do các lệnh cấm vận của phương Tây và biện pháp kiểm soát vốn của Moscow. Sberbank, công ty cho vay lớn nhất của Nga, buộc phải đóng cửa chi nhánh tại châu Âu sau khi ngân hàng Trung ương Nga cấm gửi tiền cho công ty con có trụ sở tại Vienna. Yandex cho biết đang tiến hành lập kế hoạch khẩn cấp để xác định các biện pháp tiếp theo và xem xét những nguồn tài chính khác, đề phòng trường hợp nhà đầu tư đòi nợ.
Khủng hoảng Ukraine đe dọa các mảng kinh doanh khác của Yandex. Phương Tây ngừng cung cấp dịch vụ, công nghệ cho khách hàng Nga. Nếu điều đó kéo dài, Yandex sẽ bị thiệt hại. Theo hãng tìm kiếm, công suất của trung tâm dữ liệu và công nghệ cần thiết cho việc vận hành sẽ giúp họ tiếp tục hoạt động trong điều kiện bình thường ít nhất 12 tới 18 tháng nữa.
Đầu tháng 2, vốn hóa của Yandex vào khoảng 17,4 tỷ USD nhưng hiện chỉ còn hơn 3 tỷ USD do đồng rúp giảm giá mạnh so với USD. Năm 2018, Yandex thành lập liên doanh với Uber để kết hợp hai dịch vụ gọi xe tại Nga và các nước láng giềng. Uber đã bán cổ phần trong Yandex cho đối tác Nga vào năm 2021, đồng thời rút lui khỏi Yandex Eats và Yandex Delivery. Ba quan chức của Uber sẽ từ chức khỏi Ban giám đốc liên doanh với Yandex.
Được xem là một trong những viên ngọc quý của công nghệ Nga, Yandex có vị trí vững vàng tại quê nhà và thể hiện tham vọng mở rộng ở nước ngoài. Công ty cung cấp dịch vụ Internet tại Đức và Thổ Nhĩ Kỳ, mở trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Silicon Valley. Dù vậy, cuộc chiến Nga – Ukraine khiến Yandex bị cô lập. Những đối tác khác như dịch vụ giao hàng Grubhub và công cụ tìm kiếm DuckDuckGo đều có động thái chấm dứt quan hệ với Yandex.
Trả lời Financial Times, một quan chức Yandex chia sẻ, “Rồi sẽ đến lúc chúng tôi không thể có được công nghệ cần thiết để phát triển kinh doanh”.
Du Lam (Theo FT, CNN)
Kuna, sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất Ukraine, trở thành trung tâm trong nỗ lực kêu gọi quyên góp thông qua tiền mã hóa của đất nước.
" alt=""/>‘Google của Nga’ có nguy cơ vỡ nợTỷ phú Vitalik Buterin, 27 tuổi, người sáng lập đế chế Ethereum, vốn là cái tên rất nổi tiếng trong giới tiền điện tử. Vitalik đã vượt qua những khó khăn như thế nào?
" alt=""/>Ethereum có thể lật đổ Bitcoin để thành 'vua tiền điện tử'?