Ngày 14/4, trao đổi với VietNamNet, bà Phan Thị Xuân Liễu, Giám đốcBVĐK huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cho biết, sau khi nhập viện điều trị vìngộ độc thực phẩm, tình trạng sức khỏe của 22/23 công nhân đã ổnđịnh nên BV đã cho xuất viện.
Theo bà Liễu, vào lúc 16h40 ngày 13/4, BV tiếp nhận ca ngộ độc đầutiên là bệnh nhân Trần Thị Liên. Tiếp đó, tới khoảng 17h50 cùng ngày,22 công nhân khác cũng nhập viện điều trị cũng với biểu hiện của ngộđộc thực phẩm: buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt…
Hiện chỉ còn 1 nữ công nhân vẫn đang được theo dõi tại BV. |
Tất cả 23 công nhân này thuộc Cty hóa chất số 6 (nhà thầu TrungQuốc, thi công trong dự ánFormosa, Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
Một số công nhân cho hay, sau khi ăn cơm tối (ngày 12/4) tại bếp ăn củacty, thức ăn gồm thịt kho, dưa chuột, thịt gà, cà xào và canh trứng thì bắtđầu thấy bụng đau quặn, buồn nôn và đi ngoài liên tục.
Dù vậy, sáng hôm sau (13/4), họ vẫn đi làm bình thường. Khi tới chỗlàm, thấy nhiều anh em công nhân khác cũng bị tình trạng tương tự, các côngnhân báo cho lãnh đạo cty để đưa vào viện cấp cứu.
Ngay sau đó, BVĐK huyện Kỳ Anh đã huy động các y, bác sĩ tập trung cấpcứu, truyền dịch cho các bệnh nhân.
Tới khoảng 21h cùng ngày (13/4), tình trạng sức khỏe 22 công nhân đãổn định, được xuất viện về nhà.
"Hiện chỉ còn bệnh nhân Trần Thị Liên (trú Bố Trạch, QuảngBình) vẫn đang điều trị tại khoa Truyền nhiễm. Nhưng sáng nay (14/4),khi các y, bác sĩ kiểm tra lại thì sức khỏe của bệnh nhân này đã ổnđịnh", bà Liễu nói.
Ngày 14/4, ông Phan Văn Hùng, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP Hà Tĩnh chobiết, đơn vị đã cho đoàn vào hiện trường để lấy mẫu thức ăn và tiến hànhđiều tra nguyên nhân vụ việc.
Văn Đức
" alt=""/>23 công nhân Formosa nhập viện vì ngộ độc thức ănNgày 22/10, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi đã ký quyết định về sửa đổi, bổ sung quyết định số 02 của UBND thành phố quy định về bảng giá đất trên địa bàn. Bảng giá đất điều chỉnh của TPHCM sẽ được áp dụng từ ngày 31/10 đến hết ngày 31/12/2025.
Đối với đất ở, giá đất ở các đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đồng Khởi tại quận 1 cao nhất lên đến 687,2 triệu đồng/m2. Mức giá này cao hơn gấp 4 lần so với bảng giá trước đây (162 triệu đồng/m2), song đã giảm so với dự thảo bảng giá đất lần trước là 810 triệu đồng/m2.
Mức giá một số tuyến đường lân cận như: Đông Du là 409 triệu đồng/m2, tuyến Hai Bà Trưng (tùy đoạn) có giá 350-450 triệu đồng/m2, đường Tôn Đức Thắng (đoạn từ Công trường Mê Linh đến cầu Nguyễn Tất Thành) có giá 447 triệu đồng/m2.
Tại khu vực quận 3, toàn bộ tuyến đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Hai Bà Trưng, Nguyễn Thị Minh Khai, Công Trường Quốc Tế dự kiến là nơi có giá đất mới cao nhất với 305-340 triệu đồng/m2.
Một trong những vấn đề được dư luận quan tâm thời gian qua là giá đất vùng ven, các huyện ngoại thành tăng lên quá cao trong dự thảo bảng giá đất điều chỉnh lần trước. Trong dự thảo mới nhất, giá đất tại các khu vực này đã giảm đáng kể.
Theo dự thảo cũ, đường Song Hành Quốc lộ 22 có giá đất 71 triệu đồng/m2, gấp hơn 50 lần giá cũ là 1,4 triệu đồng/m2 khi chưa tính đến hệ số điều chỉnh giá đất. Tại bảng giá đất điều chỉnh vừa ban hành, giá đất tại khu vực này chỉ còn 32,2 triệu đồng/m2.
Theo nhận định của Hội đồng Thẩm định bảng giá đất TPHCM, nội dung tờ trình gần nhất (có kèm dự thảo bảng giá đất điều chỉnh) đã đề xuất bổ sung giá đất đối với đất nông nghiệp, thương mại, dịch vụ; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải đất thương mại, dịch vụ đã đảm bảo hài hòa lợi ích của người sử dụng đất và nhà đầu tư.
Đối với đất nông nghiệp, bảng giá đất điều chỉnh vừa ban hành được xây dựng dựa trên cơ sở giá đất nông nghiệp theo bảng giá trước đây, nhân với hệ số điều chỉnh giá đất. Điều này không gây ảnh hưởng trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất do người bị thu hồi đất sẽ được xác định giá đất cụ thể theo giá thị trường.
Đồng thời, Sở TN&MT đã xây dựng bảng giá đất đối với đất nông nghiệp trong Khu Nông nghiệp công nghệ cao theo hướng giữ nguyên như mức thu hiện hành.
Đối với đất ở, Sở TN&MT cũng thực hiện thu thập thông tin giá đất từ cơ sở dữ liệu giá và giá đất chuyển nhượng thị trường và căn cứ tình hình kinh tế - xã hội thực tiễn của thành phố để đề xuất bảng giá đất đối với đất ở phù hợp với từng quận, huyện và thành phố Thủ Đức. Đồng thời, sở đã rà soát, cân đối các mức giá đối với các vị trí giáp ranh giữa các quận, huyện, thành phố Thủ Đức và các đoạn đường, tuyến đường trên cùng một địa bàn.
Giá đất thương mại, dịch vụ trong bảng giá đất điều chỉnh được xây dựng trên cơ sở đánh giá đặc điểm tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng khu vực để đưa ra mức giá. Phương pháp này cũng được áp dụng đối với đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải đất thương mại, dịch vụ.
Bảng giá đất điều chỉnh vừa ban hành cũng đưa ra mức giá đối với đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp có tính đặc thù. Ví dụ như đất ở khu công nghiệp, khu chế xuất, Công viên phần mềm Quang Trung, cụm nông nghiệp, khoáng sản, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, đất sử dụng cho mục đích công cộng, đất công trình giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước, phòng chống thiên tai, đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên...
" alt=""/>TPHCM chính thức ban hành bảng giá đất điều chỉnhĐại sứ Nga tại Washington Anatoly Antonov nói với Tassrằng vụ việc đường ống khí đốt Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc) và Nord Stream 2 bị phá hoại đã biến các quốc gia châu Âu thành "con tin của Mỹ".
"Châu Âu về cơ bản đã trở thành con tin của Mỹ. Ai là người hưởng lợi từ tình hình hiện tại? Chính là Mỹ", ông Antonov nói, cho rằng châu Âu đang trong khủng hoảng.
"Mỹ hiện cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Mỹ hiện là bên quyết định giá bán", ông nói thêm.
Cả châu Âu và Mỹ chưa lên tiếng về nhận định của phía Nga.
Trước đó, vào tháng 9/2022, một loạt vụ nổ đã làm hư hại nặng nề cả 2 đường ống dẫn khí Nord Stream được xây dựng để vận chuyển khí đốt tự nhiên từ Nga đến Đức và phần còn lại của Liên minh châu Âu (EU).
Các nhà điều tra cho biết đã tìm thấy dấu vết của chất nổ tại hiện trường và nghi ngờ có hành động cố ý làm nổ các đường ống. Cả Nga và phương Tây đều coi đây là một vụ phá hoại có chủ đích và liên tục cáo buộc phía còn lại đứng sau sự cố với 2 đường ống.
Tới nay, các cuộc điều tra về vụ nổ với Nord Stream vẫn chưa có kết quả cụ thể. Vụ nổ làm gián đoạn hoạt động cung cấp khí đốt của Nga sang châu Âu qua Nord Stream.
Dòng khí đốt qua đường ống từ Nga sang châu Âu đã giảm xuống mức thấp lịch sử kể từ khi xung đột Moscow - Kiev bùng phát. Châu Âu đã thể hiện quyết tâm sẽ "cai" năng lượng từ Nga để gây áp lực buộc Moscow dừng chiến dịch quân sự ở nước láng giềng.
Các nước châu Âu đã nỗ lực tìm phương án thay thế khí đốt chảy qua đường ống Nga, trong đó có việc nhập khẩu LNG. Tuy nhiên, giá LNG nhập khẩu từ nước ngoài đắt hơn rất nhiều so với khí đốt tự nhiên được cung cấp qua đường ống từ Nga theo các hợp đồng dài hạn.
Dù EU đã cắt giảm nhập khí qua đường ống mua từ Nga, nhưng các chuyên gia từ công ty nghiên cứu Kpler cảnh báo rằng việc mua LNG sẽ làm chi phí năng lượng của châu Âu tăng vọt.
Khác với khí đốt chảy qua đường ống, vốn thường được cung cấp thông qua hợp đồng dài hạn, LNG được mua trên thị trường giao ngay, khiến nó có giá cao gấp vài lần. Các chi phí hóa lỏng, vận chuyển cũng đẩy giá LNG lên cao hơn nhiều lần.
Không chỉ mua LNG từ Mỹ, châu Âu cũng mua LNG từ Nga trong thời gian qua, vì mặt hàng này không bị trừng phạt. Điều này gây ra nghịch lý khi châu Âu giảm mua khí đốt Nga qua đường ống, nhưng lại tăng nhập khẩu LNG từ Moscow vào năm ngoái.
Nó cũng khiến châu Âu rơi vào tình huống phải chấp nhận mua khí đốt với giá đắt để đáp ứng nhu cầu năng lượng.
Vào cuối năm 2022, Pháp nói rằng Mỹ bán LNG cho EU với giá đắt gấp 4 lần trong nước. Trong khi đó, Đức cũng từng phàn nàn rằng Mỹ và một số nhà cung cấp thân thiện với Berlin đang bán khí đốt với giá "cao ngất ngưởng", dường như ám chỉ họ đang hưởng lợi từ cuộc xung đột ở Ukraine.
Theo Tass" alt=""/>Nga nói châu Âu đã trở thành "con tin của Mỹ"Trong cuộc phỏng vấn vớiSky Newsngày 29/11, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky được đề nghị bình luận về tin tức truyền thông gần đây rằng một trong những kế hoạch của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhằm chấm dứt xung đột có thể là việc Kiev từ bỏ các vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát để đổi lấy việc Ukraine gia nhập NATO.
Ông Zelensky nhận định, Ukraine sẽ chấm dứt "giai đoạn nóng của cuộc xung đột" nếu Kiev được mời gia nhập NATO.
"Nếu muốn ngăn chặn giai đoạn nóng của cuộc chiến, chúng tôi cần lãnh thổ do chúng tôi kiểm soát được đặt dưới sự bảo trợ của NATO. Chúng ta cần phải làm điều đó nhanh chóng và sau đó Ukraine có thể khôi phục lãnh thổ bằng con đường ngoại giao", ông giải thích.
Ông cho rằng, lệnh ngừng bắn là cần thiết để đảm bảo Nga không thể kiểm soát thêm lãnh thổ của Ukraine. Ông kêu gọi NATO nên ngay lập tức bảo vệ lãnh thổ do Ukraine kiểm soát.
Nhà lãnh đạo Ukraine để ngỏ kịch bản ngừng bắn, đóng băng xung đột với Nga trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sắp nhậm chức. Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump nhiều lần tuyên bố có thể chấm dứt xung đột Nga - Ukraine trong vòng 24 giờ sau khi tái đắc cử.
Theo các nguồn thạo tin, ứng viên Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Mike Waltz được ông Trump đề cử đang cân nhắc một số đề xuất nhằm chấm dứt xung đột Ukraine.
Đầu tuần này, ông Trump cũng đề cử tướng Keith Kellogg làm đặc phái viên về vấn đề Nga - Ukraine. Ông là "đồng tác giả" của ý tưởng đóng băng xung đột ở Ukraine.
Ông Kellogg từng phát biểu trong một cuộc trả lời phỏng vấn hồi tháng 6 rằng: "Chúng tôi sẽ nói với phía Ukraine, các vị phải ngồi vào bàn đàm phán, nếu không, Mỹ sẽ cắt viện trợ. Chúng tôi cũng nói với Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông ấy phải ngồi vào bàn đàm phán, nếu không chúng tôi sẽ cung cấp cho Ukraine mọi thứ để đối phó Nga".
Theo Reuters, ông Kellogg và một cựu trợ lý khác của Tổng thống đắc cử Trump, Fred Fleitz, là đồng tác giả đề xuất đóng băng cuộc xung đột dọc theo chiến tuyến hiện tại, đồng thời trì hoãn việc xem xét tư cách thành viên NATO cho Ukraine.
Ông Zelensky nhấn mạnh, Ukraine muốn làm việc trực tiếp với Tổng thống đắc cử Trump bởi vì có nhiều tiếng nói khác nhau trong đội ngũ của ông.
Ukraine từ lâu theo đuổi tham vọng gia nhập NATO. Đề xuất một lời mời Ukraine gia nhập liên minh quân sự do Mỹ dẫn dắt là điểm đầu tiên trong kế hoạch chiến thắng mà ông Zelensky đưa ra hồi tháng 10. Kiev coi đây là đảm bảo an ninh quan trọng cho bất cứ thỏa thuận ngừng bắn nào với Nga.
Theo Reuters, Ukraine đã gửi một lá thư tới NATO, trong đó, Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha đề nghị các đại diện liên minh ủng hộ quyết định mời Kiev gia nhập khối sau cuộc họp ngoại trưởng NATO vào đầu tháng tới.
Theo Pravda" alt=""/>Ukraine để ngỏ ngừng bắn, đóng băng xung đột với Nga