![]() |
Chiếc Pagani Zonda hàng hiếm được bán với giá kỷ lục 127 tỷ đồng. |
Pagani Zonda Riviera sử dụng khối động cơ V12 hút khí tự nhiên có dung tích 7,3 lít, tạo ra công suất tối đa lên đến 750 mã lực.
Tại thời điểm được chuyển nhượng, chiếc xe mới đi được 872 dặm, tương đương 900 km.
Vào đầu năm nay, chiếc xe này từng được rao bán tại showroom VIP Motors UAE tại Dubai nhưng không tìm được chủ mới. Trước đó, cách đây vài năm, Pagani Zonda Riviera từng thuộc sở hữu của một hoàng tử Ả rập.
Việc chiếc Pagani Zonda Riviera này được rao bán khiến giới mê siêu xe rất chú ý. Đây cũng là chiếc Pagani Zonda đầu tiên được mang lên sàn đấu giá trong suốt 7 năm qua.
Cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh của chiếc Pagani Zonda hàng hiếm này:
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Phương Linh (Theo Carscoops)
Giá xe máy đầu tháng 12 ngoại trừ Honda SH vẫn tăng chênh kỷ lục, thì nhiều mẫu xe ga, xe số khác lại đang bán ra dưới giá đề xuất.
" alt=""/>Pagani Zonda hàng hiếm bán với giá kỷ lục 127 tỷ đồngĐối sánh được thực hiện theo hướng so sánh điểm trung bình của tổng 9 môn thi với điểm trung bình học bạ lớp 12 của tổng 9 môn học tương ứng, theo các môn thi thực tế mà mỗi học sinh lựa chọn.
Nghệ An làm nghiêm, thậm chí "quá khắt khe"
Nói về việc này, ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An lý giải, tỉnh đã tổ chức một kỳ thi nghiêm túc, khách quan, đúng quy chế. Kết quả thi phản ánh đúng năng lực học sinh cũng như chất lượng dạy học trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là mục đích và quyết tâm của ngành giáo dục Nghệ An khi muốn đưa ra thước đo phản ánh kết quả dạy học thực chất.
Theo kết quả này, điểm trung bình thi tốt nghiệp THPT của Nghệ An là 6,03. Trong khi, trung bình điểm trung bình học bạ tương ứng với các môn thi là 7,74. Như vậy chênh lệch điểm trung bình (học bạ - điểm thi) là 1,7 – số lệch cao nhất cả nước.
“Việc thi cử được đánh giá tổ chức nghiêm túc, bài bản và Nghệ An luôn làm nghiêm, thậm chí quá nghiêm túc, quá khắt khe”, ông Thành nói.
![]() |
Ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An lý giải về việc 'vênh' giữa điểm thi và học bạ cao nhất nước. |
Tiếp tục thúc đẩy giáo dục ở vùng khó khăn
Mặc dù điểm trung bình của Nghệ An xếp thứ hạng chưa cao (đứng thứ 32 của cả nước) nhưng theo ông Thành, kết quả cũng đã có sự chuyển biến tích cực so với các năm học trước.
Cụ thể, tăng 4 bậc so với kỳ thi năm 2019, tăng 10 bậc so với kỳ thi năm 2018. Điểm trung bình tăng đều ở các môn, trong đó có nhiều môn tăng hơn 1 điểm.
“Đây có thể nói là một nỗ lực rất lớn của ngành giáo dục Nghệ An. Kết quả thi tốt nghiệp THPT cũng là sự ghi nhận nỗ lực dạy học, ôn thi của các trường THPT và thầy cô giáo”, ông Thành nói.
Tuy nhiên, ông Thành cho rằng, Nghệ An cần phấn đấu hơn nữa. Nghệ An dù được xem là "đất học" nhưng xếp hạng điểm thi tốt nghiệp THPT ở vị trí thứ 32 là còn khiêm tốn, chỉ ở mức trung bình.
Do đó, ông Thành cũng yêu cầu toàn ngành giáo dục địa phương nhìn nhận lại vấn đề để đánh giá khách quan và tăng cường các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học thực chất trong các nhà trường.
“Cũng không phải vì thành tích, quan trọng nhất của giáo dục Nghệ An là làm thực chất, làm sao làm đúng, làm thực và kiến thức các học sinh có được phải chắc để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh”, ông Thành nói.
Khẳng định tổ chức coi và chấm thi bài bản, nghiêm túc, nhưng theo ông Thành, tỷ lệ bài thi đạt điểm 10 của Nghệ An vẫn khá cao so với các tỉnh thành khác.
Cụ thể, cả nước có khoảng hơn 5.900 bài thi đạt điểm 10, trung bình mỗi tỉnh có khoảng 95 điểm 10. Trong khi đó, Nghệ An có 177 điểm 10. Toàn tỉnh có 172 học sinh có điểm tổ hợp từ 28 điểm trở lên.
“Như vậy, góp phần khẳng định chất lượng mũi nhọn của giáo dục Nghệ An giữ vững tốp đầu cả nước. Nhưng quan trọng nhất vẫn là chất lượng giáo dục đại trà và khó khăn nhất vẫn là địa bàn miền núi khó khăn. Mục tiêu của kinh tế xã hội vẫn phải là giáo dục toàn diện, đại trà để có được nguồn nhân lực chất lượng theo số đông, do đó tỉnh cần phải tiếp tục thúc đẩy giáo dục miền núi, vùng khó”, ông Thành nhìn nhận.
Theo Bộ GD-ĐT, việc đối sánh chỉ dừng lại ở lớp 12 bởi phạm vi kiến thức trong đề thi tốt nghiệp THPT 2020 chỉ tập trung ở lớp học này. Theo đối sánh kết quả của Bộ GD-ĐT thì Nghệ An, Long An, Quảng Ninh, Phú Yên, Hà Giang là những địa phương có mức chênh lệch trung bình điểm thi và học bạ cao nhất cả nước. |
Đông Hà
Lãnh đạo Sở GD-ĐT An Giang cho hay kết quả điểm môn Ngữ văn của tỉnh năm nay cao không phải là đột biến hay có gì đó bất thường và cũng không có chuyện giáo viên chấm 'lỏng' tay.
" alt=""/>Giám đốc Sở Giáo dục Nghệ An lý giải về việc 'vênh' giữa điểm thi và học bạ cao nhất nướcTrong cải cách thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, Sở tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện nghiêm việc công khai, minh bạch trong tiếp nhận và giải quyết TTHC, bảo đảm 100% TTHC được công bố, công khai đầy đủ, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp thuận lợi giao dịch; 100% các hồ sơ TTHC tiếp nhận, giải quyết tại các đơn vị, địa phương được theo dõi trạng thái xử lý trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh, đồng bộ với Cổng Dịch vụ công quốc gia để người dân, doanh nghiệp có thể giám sát, đánh giá quá trình thực hiện.
Duy trì vận hành Hệ thống thông tin ngành Nông nghiệp và PTNT; tiếp tục triển khai liên thông, kết nối, chia sẻ dữ liệu trang thông tin điện tử của đơn vị với Hệ thống thông tin hoạt động ngành Nông nghiệp và PTNT. Xác định thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp phải dựa trên nền tảng dữ liệu, Sở tập trung xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn của ngành, đến nay, nhiều phần mềm, ứng dụng đã được vận hành và đưa vào sử dụng, như: Phần mềm “Quản lý chất lượng nông sản - Thái Nguyên”; phần mềm quản lý cây xanh trên bản đồ số “Thái Nguyên Smart Tree”; Hệ thống thông tin mã số vùng trồng; phần mềm “Nhận biết sinh vật gây hại trên cây trồng”; phần mềm quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Thuỷ lợi Việt Nam (thuyloivietnam.vn); hệ thống thông tin dịch bệnh động vật trực tuyến (VAHIS); phần mềm “Đánh giá, phân hạng và cơ sở dữ liệu sản phẩm OCOP”; phần mềm “Quản lý, đánh giá và cơ sở dữ liệu các xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu”; Chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, giải đáp thắc mắc trực tuyến; Ứng dụng số Nông nghiệp Thái Nguyên.
Để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, cần phải ứng dụng khoa học – công nghệ vào nông nghiệp, do đó, phát triển nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi tất yếu. Tỉnh triển khai xây dựng các mô hình, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KHKT; thúc đẩy thử nghiệm các dự án, mô hình sản xuất kinh doanh liên kết theo chuỗi giá trị ứng dụng các giải pháp chuyển đổi số, tiến bộ khoa học - công nghệ mới đồng bộ từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản đến tiêu thụ sản phẩm, tạo ra bước ngoặt, phát triển kinh tế nông nghiệp dựa trên khoa học - công nghệ, khuyến khích, thu hút, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân đầu tư thực hiện các dự án, mô hình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; các mô hình thuộc các chương trình chuyên đề phục vụ xây dựng nông thôn mới.
Hằng năm, Sở NN&PTNT tổ chức các lớp tập huấn, tập trung đào tạo các kỹ năng số, kỹ năng sử dụng các phần mềm ứng dụng, thương mại điện tử cho cán bộ, người dân, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, qua đó, giúp nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, thương mại sản phẩm nông nghiệp. Cùng với đó, tỉnh cũng đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã. Hoạt động của các hợp tác xã đã góp phần chuyển dịch và cơ cấu lại kinh tế theo định hướng chung của tỉnh, giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội tại khu vực nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.
Nhận thấy, chuyển đổi số là công cụ hữu hiệu tạo ra giá trị gia tăng mới cho nông sản, tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, kết nối giữa người sản xuất với tiêu dùng, giữa doanh nghiệp với nông dân, ngành nông nghiệp của tỉnh đã và đang thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, qua đó, mở rộng được thị trường, giúp nông sản tiêu thụ dễ dàng; cùng với đó, các doanh nghiệp, hợp tác xã tận dụng các nền tảng số và các trang mạng xã hội để quảng cáo, giới thiệu, bán sản phẩm, tìm thị trường cho sản phẩm, hình thành nên chuỗi liên kết giá trị bền vững. Có thể thấy rằng, việc ứng dụng công nghệ số trong nông nghiệp ngày càng góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, giúp sản phẩm nông nghiệp Thái Nguyên khẳng định thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế.
Bằng nhiều hình thức, cách thức với nội dung đa dạng khác nhau, qua các phương tiện truyền thông đại chúng và ưu thế của mạng xã hội, các hoạt động tuyên truyền, vận động thực hiện chuyển đổi số trong ngành Nông nghiệp được lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng, góp phần quảng bá kịp thời, đầy đủ về tầm quan trọng, ý nghĩa, lợi ích và những giá trị to lớn, thiết thực mà chuyển đổi số mang lại trong lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT, từng bước thay đổi nhận thức, hành động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh, chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, tích cực tham gia xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số tại địa phương.
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số nông nghiệp được ví là chìa khóa để hiện thực hóa mục tiêu giúp tạo ra giá trị thặng dư của nền nông nghiệp số hướng đến phát triển kinh tế số. Cùng với việc đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; nâng cấp cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và ứng dụng kỹ thuật số vào lĩnh vực nông nghiệp, thời gian tới, tỉnh Thái Nguyên tiếp tục tập trung thúc đẩy công tác xúc tiến thương mại, tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, người dân kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tích cực đổi mới, sáng tạo những mô hình kinh tế mới, từ đó giúp nâng cao hơn nữa giá trị sản phẩm, qua đó, góp phần phát triển kinh tế nền nông nghiệp tỉnh nhà. " alt=""/>Thái Nguyên tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp