Bóng đá

Sứ mệnh của ATANM Việt Nam là bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng

字号+ 作者:NEWS 来源:Nhận định 2025-02-17 19:18:21 我要评论(0)

Đó là tinh thần được nêu ra tại sự kiệnNgày An toàn thông tin Việt Nam 2020diễn ra ngày 2/12. Diễn đbáo thời tiếtbáo thời tiết、、

Đó là tinh thần được nêu ra tại sự kiệnNgày An toàn thông tin Việt Nam 2020diễn ra ngày 2/12. Diễn đàn quan trọng cấp quốc gia lần thứ 13 này có chủ đề: “An toàn,ứmệnhcủaATANMViệtNamlàbảovệsựthịnhvượngcủaViệtNamtrênkhônggianmạbáo thời tiết an ninh mạng Make in Vietnam – Yếu tố then chốt trong Chuyển đổi số quốc gia”, với thông điệp mạnh mẽ về việc làm chủ công nghệ và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ an toàn, an ninh mạng (ATANM) Việt Nam để phục vụ chuyển đổi số quốc gia. 

Hội thảo - triển lãm quốc tế Ngày An toàn thông tin Việt Nam là sự kiện thường niên do Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) chủ trì, phối hợp với Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) tổ chức, dưới sự bảo trợ của Bộ TT&TT.

Trong năm 2020, năm thứ 13 được tổ chức, sự kiện này có chủ đề “An toàn, an ninh mạng Make in Vietnam – Yếu tố then chốt trong Chuyển đổi số quốc gia”.

Được tổ chức theo hình thức kết hợp giữa mô hình trực tiếp và trực tuyến, hội thảo và triển lãm quốc tế Ngày An toàn thông tin Việt Nam năm nay nhằm góp phần thúc đẩy làm chủ công nghệ và sử dụng sản phẩm, dịch vụ an toàn, an ninh mạng Việt Nam phục vụ công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

{ keywords}
Hội thảo - Triển lãm quốc tế Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2020.

An toàn an ninh mạng sẽ tạo ra niềm tin số Việt Nam 

Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, sứ mệnh của ATANM Việt Nam là bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng. 

Để làm tốt việc này, chúng ta phải làm chủ hệ sinh thái các sản phẩm ATANM, phải xây dựng được một nền công nghiệp ATANM hùng mạnh. 

Việt Nam đã làm chủ 90% hệ sinh thái các sản phẩm ATANM phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước. Đến đầu năm 2021, Việt Nam sẽ làm chủ 100% các dịch vụ này. Đây là niềm tự hào Việt Nam bởi rất ít nước trên thế giới có thể làm được.

{ keywords}
Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) khẳng định, sứ mệnh của ATANM Việt Nam là bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, niềm tin số sẽ trở thành yếu tố quyết định cho sự di chuyển từ thế giới thực sang thế giới ảo. Nhiều quốc gia đã tuyên bố chỉ mua công nghệ khi công nghệ là mở, nhất là khi các công nghệ đó được sử dụng để xây dựng các hạ tầng nền tảng quốc gia. 

Việt Nam phát triển công nghệ 5G dựa trên chuẩn mở Open RAN. Mạng 5G Việt Nam cũng sẽ dùng nguồn mở. Đây là một thuận lợi cho các doanh nghiệp ATANM Việt Nam. 

Các doanh nghiệp ATANM phải hợp tác chặt chẽ ngay từ đầu với các doanh nghiệp phát triển sản phẩm và dịch vụ ICT để các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống ICT được đảm bảo an toàn ở mức cao nhất. 

Chúng ta phải xây dựng một đội ngũ chuyên gia về an toàn an ninh mạng làm nòng cốt. Riêng về lĩnh vực ATANM, các chuyên gia giỏi và nền công nghiệp là yếu tố quan trọng ngang nhau.

Ngoài doanh nghiệp và công cụ, cần phải có các cá nhân xuất sắc. Vì công cụ chỉ xử lý được các lỗ hổng đã biết. Những lỗ hổng chưa biết chỉ có các chuyên gia mới xử lý được. 

{ keywords}
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam phải bảo vệ được chủ quyền và sự thịnh vượng quốc gia trên không gian mạng. 

Các doanh nghiệp ATTT phải có cách tiệp cận mới để phổ cập ATANM tới mọi cá nhân tổ chức. Đó có thể là việc các sản phẩm ATANM được phát triển dưới dạng các nền tảng (platform). Cũng có thể là khi dịch vụ ATANM được cung cấp như một dịch vụ cơ bản miễn phí để phổ cập và thu phí dịch vụ nâng cao… Và công khai giá cơ bản của các sản phẩm ATANM. 

Bộ TT&TT khuyến khích các doanh nghiệp ATANM có những cách tiếp cận mới cả về công nghệ và marketing, để sớm phổ cập sản phẩm dịch vụ ATANM tới mọi người và mọi tổ chức.

Việt Nam cũng cần tham gia, đóng góp tích cực hơn cho các hoạt động an toàn, an ninh mạng quốc tế. Tạo ra một không gian mạng Việt Nam an toàn, chia sẻ thông tin, tổ chức các sự kiện khu vực và quốc tế, đóng góp cho thị trường quốc tế. Phát triển các doanh nghiệp ATTT lớn mạnh, sản phẩm ATTT chất lượng cao là phương pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu này.

Ở góc độ của đơn vị chủ trì tổ chức hội thảo và triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2020, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng, Chủ tịch VNISA nhấn mạnh, năng lực bảo đảm an toàn thông tin của đất nước được dựa trên một nền tảng hết sức quan trọng là các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp trong hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin do các doanh nghiệp Việt Nam làm chủ. 

“Qua phần trình bày và tọa đàm tại hội thảo, các doanh nghiệp Việt Nam truyền đi thông điệp: Sản phẩm, dịch vụ giải pháp Make in Vietnam sẵn sàng bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho chuyển đổi số quốc gia”, ông Hưng nhận định.

Thế giới đang đầu tư ngày một lớn cho an ninh mạng

Theo ông Nguyễn Sơn Hải - Giám đốc công ty An ninh mạng Viettel, vấn đề ATTT là nguy cơ mà các cơ quan, tổ chức phải đối mặt trong quá trình chuyển đổi số. 

Thời gian qua đã liên tục có các vụ tấn công mạng lớn trên toàn cầu. Năm 2017, có 5.1 Petabytes dữ liệu big data bị lộ. Năm 2019, công ty năng lượng Anh đã bị phising lừa đảo 243.000 USD. Năm 2020 có 2.3 triệu bản ghi của Antheus (Brazil) bị lộ lọt. Trong năm nay, cũng có tới 500.000 thông tin tài khoản Zoom bị rao bán trên mạng. 

{ keywords}
Những con số thống kê "biết nói" về tình hình an ninh mạng Việt Nam. 

Tại Việt Nam trong năm qua, có 3 triệu cuộc tấn công từ chối dịch vụ được ghi nhận bởi hệ thống giám sát an ninh mạng của Viettel. Có khoảng 156 tổ chức và 306 website của các tổ chức chính phủ bị tấn công. Có 4 chiến dịch tấn công phising lớn vào tất cả các ngân hàng với khoảng 26.000 người dùng ngân hàng bị ảnh hưởng. 

Vị chuyên gia này cho rằng, ATTT chính là rào cản lớn cho chuyển đổi số. Nếu không chuẩn bị tốt, chúng ta sẽ e dè và không dám đưa thông tin lên mạng. Do vậy, ATTT phải đi cùng với chuyển đổi số, ATTT phải là ưu tiên hàng đầu, ATTT phải là một phần trong chuyển đổi số và ATTT phải nhúng vào chuyển đổi số. 

{ keywords}
Các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều đang tích cực đầu tư hơn cho vấn đề an ninh mạng. 

Theo báo cáo của Ban An ninh mạng McKinsey, các doanh nghiệp và tổ chức chính phủ đang đầu tư rất lớn cho ngành ATTT. Quy mô thị trường ANM toàn cầu năm 2019 đạt khoảng 168 tỷ USD.

Dù ngân sách suy giảm do ảnh hưởng của Covid-19, nhiều cơ quan, tổ chức vẫn giữ nguyên mức đầu tư cho ATTT. Do tác động của Covid-19, nhiều doanh nghiệp có xu hướng chuyển sang làm việc trên môi trường online. Chính bởi vậy, Covid-19 sẽ tạo ra những động lực mạnh mẽ và thúc đẩy thị trường an ninh mạng. 

Tỷ trọng đầu tư cho ATTT được dự báo sẽ còn tăng lên. Quy mô thị trường ANM dự đoán sẽ tăng lên 215 tỷ USD chỉ trong vòng 2 năm tới. 

Đại diện tập đoàn CMC cho rằng, các giải pháp công nghệ được đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất là các giải pháp an ninh mạng về network, 5G và các giải pháp an ninh mạng nội bộ của doanh nghiệp, cùng với đó là các giải pháp về tự động hóa. Bên cạnh đó, so với trước đây, vấn đề bảo vệ danh tính người dùng đang ngày càng được xem trọng. 

Việt Nam sẽ tự chủ về an toàn, an ninh mạng

Ông Nguyễn Thành Phúc - Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cho biết, tự chủ công nghệ về sản phẩm, giải pháp, dịch vụ ATTT sẽ là giải pháp căn cơ để đảm bảo ATANM Việt Nam. 

Phát triển hệ sinh thái ATANM Việt Nam là tiền đề để phát triển nền công nghiệp ATANM Việt Nam. Tỷ lệ chủng loại sản phẩm ATTT trong 5 năm qua đang tăng lên trông thấy. Năm 2015, nước ta chỉ có khoảng 5% sản phẩm nội địa ATTT, đến nay, tỷ lệ này đã đạt 91% và hướng tới 100% vào năm 2021.

{ keywords}
 

Bên cạnh đó, tỷ lệ doanh thu sản phẩm nội địa về ATTT so với sản phẩm nước ngoài đã tăng từ 18% từ năm 2015 lên 39% năm 2019, dự kiến đến cuối năm sẽ là 45%. Doanh thu về ATTT năm 2020 dự kiến đạt 1.900 tỷ đồng. Những kết quả này đã cho thấy sự lớn mạnh của một hệ sinh thái các sản phẩm, dịch vụ ATANM Make in Vietnam. 

Thời gian tới, định hướng của Bộ TT&TT là tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của thị trường ATANM trong nước với trọng tâm là hệ sinh thái các sản phẩm ATANM Việt Nam. Đây sẽ là những tiền đề căn bản để biến Việt Nam trở thành một cường quốc về an ninh mạng. 

Xây dựng nền công nghiệp ATANM Việt Nam hùng mạnh

“Phát triển và làm chủ hệ sinh thái sản phẩm an toàn thông tin mạng Việt Nam phục vụ Chính phủ điện tử, đô thị thông minh và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia”, là một trong những nhiệm vụ cụ thể Bộ TT&TT được Chính phủ giao, theo Nghị quyết 01 ngày 1/1/2020 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020.

{ keywords}
Hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng "Make in Việt Nam" đã có những bước phát triển rõ nét thời gian qua.

Quan điểm coi an toàn, an ninh mạng (ATANM) là điều kiện tiên quyết để phát triển Chính phủ điện tử và chuyển đổi số được Bộ TT&TT xác định rõ. Chỉ thị 01 về định hướng phát triển ngành TT&TT năm 2020 đã nêu: “Hệ sinh thái các sản phẩm ATANM phải do chính doanh nghiệp Việt Nam xây dựng và làm chủ để phục vụ Chính phủ điện tử, đô thị thông minh và các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia. Lực lượng ATANM có trách nhiệm bảo vệ sự thịnh vượng của quốc gia trên không gian mạng”.

Tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã nhấn mạnh, sứ mệnh của an  toàn, an ninh mạng Việt Nam là bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng.

Bộ trưởng cũng chỉ rõ, trách nhiệm bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng là trên vai các doanh nghiệp ATANM. Đây cũng là trách nhiệm của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam. “Muốn làm tốt việc này thì chúng ta phải làm chủ hệ sinh thái các sản phẩm ATANM. Chúng ta phải xây dựng một nền công nghiệp ATANM hùng mạnh”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.

{ keywords}
 

Tại hội thảo, ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) đã chia sẻ về kết quả phát triển Hệ sinh thái ATANM “Make in Việt Nam” trong thời gian vừa qua.

Ông Phúc cho biết, Bộ TT&TT quan điểm rằng: Tự chủ công nghệ, sản phẩm, giải pháp, dịch vụ ATANM là giải pháp căn cơ để bảo đảm ATANM Việt Nam. Phát triển hệ sinh thái ATANM Việt Nam chính là tiền đề phát triển nền công nghiệp ATANM Việt Nam. Và mỗi cơ quan, doanh nghiệp đều có ít nhất một doanh nghiệp, tổ chức ATANM chuyên nghiệp trong nước để bảo đảm ATANM cho mình.

Trên quan điểm đó, từ cuối năm 2019 đến nay, Bộ TT&TT đã tập trung thực hiện 4 hành động lớn để phát triển Hệ sinh thái ATANM “Make in Việt Nam”, bao gồm: Thúc đẩy hoạt động của Liên minh phát triển Hệ sinh thái sản phẩm ATANM Việt Nam; Xây dựng, ban hành các tiêu chí kỹ thuật, tổ chức đánh giá chất lượng các sản phẩm, dịch vụ ATANM; Thúc đẩy nhu cầu thị trường ATANM Việt Nam; Truyền thông, giới thiệu sản phẩm cho hệ sinh thái sản phẩm ATANM Việt Nam.

Với việc triển khai hàng loạt nội dung công việc theo 4 nhóm hành động trên, đến nay hệ sinh thái sản phẩm ATANM “Make in Việt Nam” đã có những bước phát triển mạnh mẽ, rõ nét. Điều này được thể hiện ở tỷ lệ chủng loại sản phẩm nội địa tăng nhanh; tỷ lệ doanh thu sản phẩm nội địa so với nước ngoài cũng tăng và sự tăng trưởng doanh thu sản phẩm an toàn thông tin nội địa cũng tăng.

{ keywords}

Cụ thể, theo số liệu thống kê của Cục An toàn thông tin, hiện tại, tỷ lệ chủng loại sản phẩm an toàn thông tin nội địa đã đạt 91%, tăng gần 1,7 lần so với năm 2019 và tăng hơn 18 lần so với năm 2015.

{ keywords}
Biểu đồ tỷ lệ doanh thu sản phẩm an toàn, an ninh mạng nội địa so với nước ngoài.

Cùng với đó, tỷ lệ doanh thu sản phẩm ATANM nội địa so với nước ngoài đã tăng từ 18% năm 2015 lên 39% vào năm 2019 và hiện nay đã đạt 45%. Tỷ lệ này được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng lên trong năm 2021 và các năm tiếp theo.

{ keywords}

Thống kê của Cục An toàn thông tin cho thấy, bên cạnh sự tăng trưởng về chủng loại sản phẩm, doanh thu an toàn thông tin cũng đã liên tục trong những năm gần đây: tăng từ hơn 400 tỷ đồng năm 2016 lên mức 1.490 tỷ đồng năm 2019 và dự kiến sẽ đạt khoảng 1.900 tỷ đồng trong năm 2020.

“Doanh thu an toàn thông tin năm 2020 đã tăng tới trên 50%. Kết quả này phần nào cho thấy hệ sinh thái sản phẩm ATANM Việt Nam phát triển mạnh”, đại diện Cục An toàn thông tin chia sẻ.

Hệ sinh thái sản phẩm ATANM “Make in Việt Nam” đạt 100% vào 2021

Trong chia sẻ tại phiên toàn thể của Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2020, Cục trưởng Cục An toàn thông tin Nguyễn Thành Phúc cũng thông tin với các đại biểu về các hoạt động sẽ được Bộ TT&TT tập trung triển khai trong thời gian tới để đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái sản phẩm ATANM “Make in Việt Nam”.

Trước hết, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách. Cụ thể, Bộ sẽ xây dựng Đề án phát triển ngành công nghiệp ATANM; đồng thời xây dựng, hoàn thiện dự thảo Quyết định về mua sắm máy móc, thiết bị bảo đảm an toàn thông tin để thúc đẩy nhu cầu sử dụng các sản phẩm ATANM trong nước.

Bên cạnh việc tiếp tục thúc đẩy để nâng tỷ lệ chủng loại sản phẩm ATANM nội địa lên đạt 100% trong năm 2021, Cục An toàn thông tin cũng đặt mục tiêu đưa giá trị thị trường ATANM năm 2021 tăng khoảng 30% so với năm 2020.

Năm 2019, tỷ lệ đầu tư cho an toàn thông tin chiếm khoảng 5% tổng mức đầu tư cho CNTT. Đến 2020, Bộ TT&TT đang đẩy tỷ lệ này lên 10%. "Chúng tôi cũng sẽ có những thúc đẩy để tăng tỷ lệ chi cho ATANM năm 2021 tăng 3-4 lần so với  năm 2020", đại diện Cục An toàn thông tin chia sẻ.

Tiếp tục hỗ trợ đánh giá sản phẩm của doanh nghiệp nội địa, thời gian tới Bộ TT&TT, trực tiếp là Cục An toàn thông tin sẽ xây dựng Hệ thống đánh giá, kiểm định an toàn thông tin theo tiêu chuẩn quốc tế để có thể đánh giá khoảng 300-500 phiên bản sản phẩm an toàn thông tin trong giai đoạn 2021-2025. Việc này được nhận định sẽ rút ngắn đáng kể thời gian đánh giá, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp ATANM Việt Nam.

Ngoài ra, thời gian tới, Cục An toàn thông tin cũng sẽ hỗ trợ đánh giá, công bố, khuyến nghị sử dụng sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin nội địa. Đồng thời, tổ chức các Chiến dịch truyền thông Hệ sinh thái sản phẩm ATANM Make in Việt Nam. 

Trọng Đạt - Vân Anh

 

Xem toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng TẠI ĐÂY

Kiến tạo niềm tin số bằng sản phẩm công nghệ mở Make in Vietnam

Kiến tạo niềm tin số bằng sản phẩm công nghệ mở Make in Vietnam

Phát triển các sản phẩm phần cứng, phần mềm sử dụng công nghệ mở, đó là cách Việt Nam thể hiện thiện chí của mình để tạo ra niềm tin số về các sản phẩm Make in Vietnam.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

{keywords}

Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thái Nguyên Đặng Xuân Trường và Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng tại hội nghị công bố quyết định tiếp nhận và phân công công tác cho ông Phạm Quang Hiếu.


Chiều ngày 12/4, tại Sở TT&TT tỉnh Thái Nguyên, quyết định 1038 ngày 8/4 của UBND tỉnh về việc tiếp nhận và phân công công tác đối với ông Phạm Quang Hiếu đã được chính thức công bố.

Theo quyết định mới công bố, ông Phạm Quang Hiếu đảm nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Thái Nguyên từ ngày 1/4/2021, với thời hạn không quá 2 năm. Nhiệm vụ cụ thể của ông Phạm Quang Hiếu do Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Thái Nguyên phân công.

Trước đó, vào ngày 9/4, Bộ TT&TT đã tổ chức lễ trao quyết định biệt phái cán bộ cho ông Phạm Quang Hiếu.

Tại hội nghị, ông Đặng Xuân Trường, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết, chuyển đổi số là vấn đề mới, thuận lợi và khó khăn đan xen. Nhiều nhiệm vụ thời gian tới còn nặng nề, nhiều thách thức đòi hỏi tỉnh phải tập trung, huy động tối đa các nguồn nhân lực để thực hiện nhiệm vụ.

“Trong bối cảnh đó, Thái Nguyên được Bộ TT&TT quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ về nhân lực, tăng cường cán bộ giúp tỉnh từng bước thực hiện lộ trình chuyển đổi số. Đây là sự hỗ trợ động viên kịp thời và ý nghĩa của Bộ TT&TT dành cho tỉnh”, ông Trường chia sẻ.

Ông Trường mong muốn tân Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Thái Nguyên Phạm Quang Hiếu trong thời gian tới với những kiến thức, kinh nghiệm công tác của mình, sẽ cùng với tập thể Sở TT&TT tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, tập trung tham mưu thực hiện tốt các nhiệm vụ.

Cùng với việc điểm ra 5 nhiệm vụ trọng tâm Sở TT&TT tỉnh Thái Nguyên cần tập trung trong thời gian tới, ông Trường khẳng định: “Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên sẽ đồng hành và tạo điều kiện tối đa cho đồng chí Phạm Quang Hiếu cũng như tập thể lãnh đạo Sở TT&TT tiếp tục phát huy kết quả đạt được, thực hiện tốt các nhiệm vụ”.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho rằng, việc Bộ TT&TT cử cán bộ biệt phái về đảm nhận nhiệm vụ Phó Giám đốc Sở TT&TT Thái Nguyên là một minh chứng cụ thể cho mối quan hệ hợp tác mang tính chiến lược, khăng khít, bền chặt giữa tỉnh Thái Nguyên và Bộ TT&TT trong lĩnh vực quản lý nhà nước về TT&TT nói chung, về chuyển đổi số nói riêng.

Thứ trưởng cũng cho biết, Lãnh đạo Bộ TT&TT đã giao nhiệm vụ cho ông Phạm Quang Hiếu nhanh chóng nắm bắt con người, công việc tại Sở TT&TT Thái Nguyên và tỉnh Thái Nguyên để có thể triển khai ngay các nhiệm vụ được giao; coi Thái Nguyên là quê hương mới, toàn tâm, toàn ý một lòng làm việc vì sự phát triển của ngành TT&TT Thái Nguyên, vì công cuộc chuyển đổi số của tỉnh.

Lãnh đạo Bộ TT&TT yêu cầu ông Phạm Quang Hiếu nhanh chóng tự xác định cho mình một kế hoạch hành động cụ thể để có kết quả công việc ngay sau 3 tháng, sau 6 tháng, sau 1 năm và đặc biệt là nỗ lực làm việc để hướng tới chào mừng Ngày chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên lần thứ nhất năm 2021.

Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Nguyên quan tâm, hướng dẫn, tạo điều kiện để ông Phạm Quang Hiếu có thể hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ; giao nhiều việc, giao việc nặng, việc khó để thử thách năng lực của ông Phạm Quang Hiếu. Đây cũng là cách tỉnh giúp Bộ TT&TT rèn luyện cán bộ.

Nhận thức rõ công việc sắp tới là việc mới với yêu cầu cao, tân Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Thái Nguyên Phạm Quang Hiếu hứa thời gian tới sẽ tập trung rèn luyện, nỗ lực để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. 

Ông Phạm Quang Hiếu sinh năm 1982, tốt nghiệp Kỹ sư CNTT trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, đã có 2 năm làm việc tại doanh nghiệp CNTT, 5 năm làm việc tại Cục Tin học hoá và 5 năm làm việc tại Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia, Bộ TT&TT. Là một cán bộ Lãnh đạo trẻ, được đào tạo bài bản, đúng chuyên ngành về CNTT, ông Phạm Quang Hiếu đã trải qua vị trí kỹ sư tại doanh nghiệp, vị trí cấp phòng tại đơn vị quản lý nhà nước là Cục Tin học hóa và vị trí lãnh đạo cấp Vụ, Cục tại Bộ TT&TT." alt="Tỉnh Thái Nguyên phân công ông Phạm Quang Hiếu làm Phó Giám đốc Sở TT&TT" width="90" height="59"/>

Tỉnh Thái Nguyên phân công ông Phạm Quang Hiếu làm Phó Giám đốc Sở TT&TT

Cà Mau giảm được hơn 2.900 hộ nghèo, cận nghèo - 1

Một hộ nghèo ở Cà Mau được bạn đọc báo Dân trí hỗ trợ tiền trong năm 2024 (Ảnh: Bảo Trân).

Trong năm 2024, nguồn vốn phân bổ để triển khai chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh là hơn 94 tỷ đồng.

Từ nguồn vốn này, tỉnh đã triển khai hàng loạt dự án hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế hạ tầng, đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, giải quyết việc làm,… cho hộ nghèo, cận nghèo.

Theo UBND tỉnh Cà Mau, nhìn chung kết quả giảm nghèo bình quân trên địa bàn tỉnh đạt, vượt chỉ tiêu được giao.

Việc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã tạo bước tiến rõ rệt về sự tiến bộ và công bằng xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo, cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe, ổn định mọi mặt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của người dân, nhất là người nghèo, người có hoàn cảnh, điều kiện kinh tế khó khăn.

"Khi triển khai các chính sách, một bộ phận hộ nghèo, cận nghèo đã được cải thiện về điều kiện sống, tiếp cận tốt hơn các nguồn lực để phát triển, tạo nhiều việc làm và tăng thêm thu nhập.

Một số nhu cầu xã hội thiết yếu của người nghèo cơ bản được đáp ứng như nhà ở, giáo dục, nhà tiêu hợp vệ sinh, nước sạch, bảo hiểm y tế, việc làm,…

Chương trình đã giúp người nghèo có được cơ hội tự vươn lên, vượt qua khó khăn, nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như việc nhận thức, hiểu rõ về trách nhiệm của bản thân để chủ động tiếp nhận các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng", theo UBND tỉnh Cà Mau.

Bên cạnh những kết quả đạt được, UBND tỉnh Cà Mau cũng nhận định, việc triển khai chương trình vẫn gặp một số khó khăn như đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo trong độ tuổi lao động phần lớn tham gia lao động ngoài tỉnh và làm thuê tại địa phương kiếm sống hàng ngày không có thời gian tham gia học nghề.

Các bước triển khai thực hiện từng dự án còn phức tạp, rườm rà, nhiều địa phương gặp lúng túng khi vận dụng. Cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp chưa đáp ứng yêu cầu.

Cà Mau giảm được hơn 2.900 hộ nghèo, cận nghèo - 2

Cà Mau triển khai chương trình xóa nhà tạm với nhóm đối tượng ưu tiên là hộ gia đình chính sách, người có công với cách mạng, hộ nghèo, cận nghèo,... (Ảnh: CTV).

UBND tỉnh Cà Mau kiến nghị, với các hoạt động có cùng phương thức tổ chức thực hiện, cùng đối tượng tác động, chỉ khác nhau về nội dung thì các nội dung cần được lồng ghép trong cùng một hoạt động để tránh chồng chéo, gây lãng phí thời gian.

Tỉnh cũng đề xuất các bộ, ngành Trung ương nghiên cứu, hạn chế ban hành các văn bản bổ sung, thay thế để tránh trường hợp trùng lặp nội dung; giảm bớt các thủ tục quy định trong triển khai thực hiện dự án, tiểu dự án, đặc biệt là các thủ tục do cấp xã hoặc người dân thực hiện.

" alt="Cà Mau giảm được hơn 2.900 hộ nghèo, cận nghèo" width="90" height="59"/>

Cà Mau giảm được hơn 2.900 hộ nghèo, cận nghèo

Khoảng mười năm trước, khi Facebook hay YouTube chưa phải là vấn đề nổi cộm như hiện nay, loại website phổ biến mà nhiều người hay truy cập là các forum (diễn đàn) mua bán và các trang tổng hợp tin tức, đọc báo giùm bạn... Tới nay, chúng không còn nhiều vì Facebook và YouTube đủ sức đáp ứng cả hai nhu cầu trên.

Mức sống được cải thiện, tốc độ Internet đã tốt hơn giúp chúng ta tiếp cận thông tin trên mạng dễ dàng hơn. Nhưng trong khi một số ít hưởng lợi từ Internet, nhờ các kênh mua sắm online hay các khóa học trực tuyến, kết nối với các nhóm chuyên gia, số còn lại lãnh đủ hậu quả từ mảng tối của Internet bao gồm tin bẩn, lừa đảo tiền và tình, trở thành công cụ câu like, câu view hoặc dính vào những "phong trào" vô bổ như anti-fan.

Về bản chất, các mạng xã hội đều tốt đẹp. Facebook đầu tiên được tạo ra để kết nối bạn bè ở trường đại học. YouTube muốn đem lại thông tin theo dạng video thay vì văn bản. Tuy nhiên, vì sức ép kiếm tiền mà các mạng xã hội phải chạy theo quảng cáo và tìm kiếm nguồn nội dung từ chính người dùng. Từ đó, đủ loại nội dung xấu được đưa lên.

Dân trí còn tương đối thấp, tiếng Anh vẫn còn là một trong những tâm điểm khi bàn các chủ đề về sự nghiệp, học hành, nên có rất nhiều thông tin, website hữu ích bằng tiếng Anh nhưng chúng ta không thể tiếp cận, thậm chí không thể tìm ra. Bởi dù Google có thể cung cấp đầy đủ thông tin, nhưng cái mà dân văn phòng, người đi làm vẫn hay hỏi lẫn nhau là "keyword" (từ khóa) nào để nhập vào Google - họ không có đủ khả năng tiếng Anh để chọn ra keyword phù hợp.

Ngoài tin tức, các nội dung số có giá trị đều phải trả tiền. Các khóa học online phải qua các website giáo dục và trả tiền từ 100.000 đồng đến hai triệu đồng. Chính bởi sự hạn chế về khả năng và cách tiếp cận, không biết cách chọn lọc các nguồn nội dung có giá trị, nhiều người quay sang Facebook, YouTube và bị chúng cuốn vào.

>> Nhận ra Facebook không quan trọng sau khi xóa

Chúng ta được khuyên dùng Internet để truy cập thông tin theo đúng nghĩa là các nội dung có lợi cho bản thân, nhưng đang có khá nhiều người giới hạn không gian Internet của mình trong một khoảng nhỏ hẹp mà họ gọi là "lên mạng" - thông qua Facebook, YouTube và một số app (ứng dụng) khác.

Một ví dụ cho thấy sự khác thường trong nhu cầu sử dụng Internet là Twitter. Nội dung trên Twitter không mang tính giải trí nhiều bởi giới hạn về độ dài, nên gần như người Việt ít dùng.

Có lẽ mỗi chúng ta phải thẳng thắn nhìn lại nhu cầu (cần) và sở thích (muốn) thông tin của mình, để sử dụng không gian mạng một cách tỉnh táo nhất.

Tâm Chất

>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.

" alt="Facebook, YouTube thỏa mãn 'cơn đói' thông tin của người Việt" width="90" height="59"/>

Facebook, YouTube thỏa mãn 'cơn đói' thông tin của người Việt

{keywords}Thị trường ô tô cuối năm, dài cổ ngóng khách mua.

“Ước tính tháng 11 này lượng xe đại lý bán ra chỉ bằng 50-60% so với cùng thời điểm năm trước”, nhân viên này cho biết.

 "Cung vượt cầu nên hàng tồn kho tăng cao. Thông thường, cuối năm các đại lý sẽ nhập hàng về nhiều chờ người mua, nhất là nhân viên các công ty, doanh nghiệp sau khi có thưởng Tết. Nhưng năm nay dường như mọi người vẫn có tâm lý đợi xe giảm sâu nữa mới mua nên dự kiến xe vẫn sẽ rất khó bán", anh Nguyễn Khang, trưởng phòng kinh doanh một đại lý Ford ở Hà Nội chia sẻ.

Hơn một tuần nay không bán được chiếc xe nào, anh Hoàng Cường, nhân viên một đại lý Nissan ở Hà Nội giọng buồn than vãn: “Năm ngoái thời điểm này tôi cũng như các đồng nghiệp khác tháng mỗi người bán được 2-3 xe nhưng năm nay như tôi cả tháng trời bán không được chiếc nào. Nếu như dịp cuối năm ngoái các cửa hàng đều tấp nập người mua, nhân viên chỉ ngôi chờ khách đến hỏi thì giờ tất cả đều uể oải, đìu hiu”.

Doanh số ế ẩm, nhân viên đại lý lo bị giảm thưởng Tết

Doanh số thấp, không đạt kế hoạch khiến nhiều nhân viên đại lý ô tô chán nản vì thưởng Tết sẽ giảm.

“Nghề bán xe mỗi lúc một khó khăn, cố gắng cày cuốc cả năm cũng chỉ mong khoản thưởng Tết cuối năm “dày” tí. Nhưng như tình hình hiện tại thì chắc chắn không trông mong gì nhiều. Tôi với một số người còn tính hết năm nay sẽ nghỉ và kiếm công việc nào lương lá ổn định hơn”, anh Hoàng Cường nói thêm.

{keywords}
Giảm giá mạnh nhiều xe vẫn ế ẩm, ít khách hỏi mua. 

Cũng cùng nỗi lo này, chị Thảo Trương, nhân viên một đại lý xe Mitsubishi chia sẻ: "Tính từ đầu năm đến nay tôi mới bán được 28 xe, giảm gần 1 nửa so với năm ngoái.  Tính ra thưởng Tết lại giảm đáng kể so với các năm. Bởi vì thưởng cuối năm đánh vào số lượng xe bán được trong năm đó. Không riêng gì tôi, nhiều anh em bán xe cùng hãng hay những hãng khác cũng than nhau năm nay "đói" hơn so với mọi năm". 

Theo Tổng cục Hải quan, xe nhập khẩu 10 tháng qua vào Việt Nam đạt 120.000 chiếc với mức giá rất cạnh tranh. Trong khi đó, kết quả kinh doanh tháng 10 của các doanh nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam cũng không mấy khả quan.

Tính chung 10 tháng năm 2019, các đơn vị thành viên VAMA tiêu thụ tổng cộng 259.282 xe các loại, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn tiêu thụ tăng chủ yếu đến từ xe nhập khẩu. Tuy nhiên, con số này thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng tới 30% mà các thành viên VAMA đặt ra.

Đó có thể là nguyên nhân khiến xe tồn kho nhiều. Nhiều nhận định cho rằng thị trường ô tô Việt Nam sẽ tiếp tục giảm giá bán trong tháng tới. Các “ông lớn” sẽ có thêm những đợt khuyến mại giảm giá "khủng" mới để cạnh tranh, giành lại thị phần và quan trọng hơn nữa là xả hàng tồn kho cả năm. 

Chi Bảo

Sau xe sang Đức, ô tô Nhật đua nhau xả kho giảm giá

Sau xe sang Đức, ô tô Nhật đua nhau xả kho giảm giá

Giữa tháng 11, nhiều hãng xe sang Đức giảm giá kỷ lục, có mẫu trên 300 triệu. Hiện nhiều mẫu xe Nhật cũng đua nhau giảm giá. Chỉ tính từ 16/11 đến nay, có ít nhất 4 mẫu ôtô Nhật được ưu đãi, với mức giảm tới gần trăm triệu.

" alt="Giảm giá trăm triệu vẫn ế, đại lý ô tô dài cổ ngóng khách mua" width="90" height="59"/>

Giảm giá trăm triệu vẫn ế, đại lý ô tô dài cổ ngóng khách mua