.</p><table class=)
KIA Carnival 2022 được định vị là SUV đô thị với nhiều nét thiết kế vuông vức, thể thao hơn so với người tiền nhiệm là KIA Sedona.Với định vị mới, ngoài việc cạnh tranh với các mẫu MPV cỡ lớn như Peugeot Traveller, Ford Tourneo và Honda Odyssey (đã ngừng bán tại Việt Nam) thì KIA Carnival 2022 còn là đối thủ với những cái tên sừng sỏ khác trong phân khúc SUV 7 chỗ như Ford Everest, Hyundai SantaFe, Toyota Fortuner,...
So với đối thủ mới của mình, Ford Everest được đông đảo khách hàng biết đến là mẫu SUV gầm cao đích thực. Đây là mẫu xe nhập khẩu từ Thái Lan và được Ford Việt Nam phân khối với 3 phiên bản, có giá bán từ 1,112 - 1,399 tỷ đồng.
 |
Ford Everest vẫn được đánh giá cao bởi thiết kế cá tính và khả năng chinh phục địa hình. |
Theo báo cáo bán hàng của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong 8 tháng đầu năm 2021, Ford Everest có doanh số 3.440 chiếc. Còn mẫu xe tiền nhiệm của KIA Carnival là Sedona bán được 1.005 chiếc, con số khá khiêm tốn nếu so với các mẫu SUV 7 chỗ nhưng vẫn dẫn đầu phân khúc MPV cỡ lớn.
Tuy tạm coi nhau là đối thủ với mức giá bán cùng trên 1,1 tỷ đồng nhưng KIA Carnival và Ford Everest có nhiều điểm khác biệt trong kiểu dáng thiết kế và trang bị, hướng tới những đối tượng rất khác nhau.
 |
KIA Carnival 2021 có 5 phiên bản, còn Ford Everest 2021 có 3 phiên bản. |
Dưới đây, chúng ta sẽ so sánh nhanh hai phiên bản Carnival 2.2D Signature 7 ghế (phiên bản diesel cao cấp nhất của KIA Carnival 2022) có giá 1,439 tỷ đồng và Ford Everest Titanium 2.0 AT 4WD (phiên bản cao nhất của Everest 2021) có giá 1,399 tỷ đồng.
Ngoại hình, thiết kế: Carnival sang trọng, Everest hầm hố
KIA Carnival 2022 là xe SUV đô thị, hướng tới gia đình, chính vì vậy mẫu xe này có phong cách thiết kế ngoại thất lịch lãm, hiện đại và không kém phần thực dụng. Trong khi đó, chiếc SUV gầm cao Ford Everest 2021 có bề ngoài mạnh mẽ và góc cạnh hơn.
 |
Hệ thống đèn trên KIA Carnival 2022 là Full Led, còn trên Everest là sự kết hợp giữa Led, HID và Halogen. |
Kích thước tổng thể của KIA Carnival dài 5.155, rộng 1.995 và cao 1.775 (mm), chiều dài và rộng lớn hơn khá nhiều so với Ford Everest với kích thước dài 4.892, rộng 1.860 và cao 1.837 (mm). Chiều dài cơ sở của Carnival cũng vượt trội so với Ford Everest.
Ngược lại, với đặc điểm là SUV gầm cao, Everest có chiều cao và khoảng sáng gầm xe lớn hơn Carnival (210 mm so với 172 mm của Carnival). Điều này là dễ hiểu bởi chiếc SUV của KIA được kế thừa từ mẫu MPV Sedona, vốn chỉ có khoảng sáng gầm là 163 mm.
 |
KIA Carnival được thiết kế vuông vức, thuôn dài; còn Everest có nhiều đường nét bo tròn to bản, hầm hố. |
Ở ngoại thất, KIA Carnival Signature được trang bị hệ thống đèn Full Led thiết kế mới khá hiện đại và bắt mắt, trong khi đó Ford Everest 2.0L AT 4WD sử dụng đèn pha dạng HID, còn đèn sương mù vẫn là Halogen. Ngược lại, Everest được trang bị bộ la-zăng kích thước 20 inch, lớn hơn Carnival với 19 inch. Bộ lốp lớn giúp bề ngoài của Everest cao ráo, khoẻ mạnh.
 |
Bảng thông số kỹ thuật của hai mẫu xe. |
Động cơ, vận hành: Everest mạnh mẽ hơn
KIA Carnival 2022 sử dụng động cơ diesel 2.2L, cho công suất 199 mã lực và mô-men xoắn cực đại 440 Nm, đây là một thông số được đánh giá là "đủ dùng" cho một chiếc xe 7 chỗ.
Trong khi đó, Ford Everest 2021 lại được đánh giá cao bởi công nghệ Turbo giúp cho xe có được khả năng Off-road nổi bật hơn rất nhiều so với các đối thủ của mình trong cùng phân khúc. Động cơ diesel 2.0L Turbo của Everest cho công suất 210 và mô-men xoắn cực đại tới 500 Nm.
Ford Everest Titanium 2.0 AT 4WD sử dụng hộp số tự động 10 cấp với hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian, còn KIA Carnival do vẫn thừa hưởng phong cách thiết kế từ mẫu MPV tiền nhiệm Sedona nên vẫn sử dụng hệ dẫn động cầu trước với hộp số tự động 8 cấp.
Nội thất: Carnival rộng rãi, sang trọng hơn
Bước vào không gian nội thất, KIA Carnival tỏ ra vượt trội so với đối thủ bởi sự rộng rãi và tiện nghi, chú trọng đến những hành khách trên xe. Cả 3 hàng ghế của KIA Carnival đều cho cảm giác ngồi khá thoải mái, trong khi đó hàng ghế thứ 3 của Everest khá chật, chỉ phù hợp với trẻ em.
 |
Khoang lái của KIA Carnival (trên) và Ford Everest (dưới) |
Không chỉ rộng rãi hơn, bên trong của chiếc Carnival 2.2D Signature 7 ghế ngồi còn cho cảm giác "xịn sò" hơn Everest 4WD khi được trang bị núm xoay chuyển số điện tử. Màn hình hiển thị thông tin 12,3 inch, lớn hơn so với 8 inch của Ford Everest.
Ở phiên bản Carnival 2.2D Signature 7 ghế ngồi, hàng ghế thứ hai có thể xoay ngược 180 độ để tạo thành một phòng họp hoặc không gian sinh hoạt chung cho 5 người. Hàng ghế thứ hai này cũng được chỉnh điện, kèm theo chế độ sửa hoặc làm mát 3 cấp độ, điều này ưu việt hơn hẳn so với Everest.
Ngoài ra, Carnival hệ thống âm thanh 12 loa (Everest là 10 loa) và hệ thống điều hoà 3 vùng độc lập (trên Everest là 2 vùng độc lập). Carnival có hệ thống khởi động động cơ và hệ thống điều hoà từ xa, sạc điện thoại không dây,... đây là những trang bị mà đối thủ Everest không có.
 |
Với 1,4 tỷ đồng, chọn KIA Carnival hay Ford Everest? |
Tuy vậy, Everest cũng có một số trang bị nhỏ mà đối thủ không có như hệ thống định vị GPS, cửa sổ trời toàn cảnh (ở Kia Carnival là cửa sổ trời đôi). Tuy vậy, ở điều kiện khí hậu khắc nghiệt như Việt Nam thì tuỳ chọn cửa sổ trời panorama cũng không hẳn là một lợi thế quá lớn của Everest.
Trang bị an toàn: “Kẻ tám lạng, người nửa cân”
Cả hai mẫu xe đều sở hữu những trang bị an toàn hàng đầu phân khúc như chìa khoá thông minh, kiểm soát hành trình (cruise control), hệ thống phanh ABS, EDB; hệ thống cân bằng điện tử; khởi hành ngang dốc; hỗ trợ duy trì làn đường; cảnh báo va chạm phía trước; cảm biến trước/sau... KIA Carnival Signature có 7 túi khí, còn Ford Everest 2.0L AT 4WD có 8 túi khí.
 |
Một số trang bị an toàn trên hai mẫu xe. |
Tuy vậy, do thiết kế và thế mạnh khác nhau nên các trang bị này cũng được hai hãng xe tuỳ chỉnh. Ford Everest có nhiều trang bị an toàn liên quan đến người lái và khả năng Off-road hơn KIA Carnival như hệ thống kiểm soát đổ đèo, hỗ trợ đỗ xe chủ động, lẫy chuyển số trên vô lăng...
Ngược lại, mẫu xe Hàn Quốc lại vượt trội đối thủ ở các trang bị như hỗ trợ lực phanh khẩn cấp (BA) và đèn báo hiệu phanh khẩn cấp (ESS), camera toàn cảnh 360 độ và hiển thị điểm mù trên màn hình,... Đây là những trang bị rất phù hợp cho việc di chuyển đi trong phố với một chiếc xe cỡ lớn như Carnival.
 |
Mỗi mẫu xe sẽ có những thế mạnh và tệp khách hàng riêng. |
Kết luận
Thực tế, giữa vô vàn những mẫu SUV 7 chỗ hiện nay, để có thể chọn được chiếc ô tô 7 chỗ vào loại cao cấp với tầm giá khoảng 1,4 tỷ đồng thì KIA Carnival 2.2D Signature và Everest 2.0 AT 4WD đều là những sự lựa chọn chất lượng. Lựa chọn mẫu xe nào thì phụ thuộc rất nhiều vào sở thích, nhu cầu sử dụng cụ thể của bản thân mà khách hàng chính là những người rõ nhất.
Với Ford Everest, đây sẽ là một chiếc xe mạnh mẽ, phù hợp để di chuyển và chinh phục mọi cung đường. Everest sẽ là sự lựa chọn cho những người cầm lái giàu cá tính, thường xuyên di chuyển ở những cung đường khó, đòi hỏi một chiếc xe vận hành mạnh mẽ, ổn định.
Còn mẫu SUV đô thị Carnival sẽ phục vụ tốt cho một gia đình đông người, phù hợp với những ông chủ hoặc sử dụng để đưa đón khách VIP. Carnival vận hành tốt ở điều kiện đường đô thị, đường cao tốc và tất nhiên, việc off-road chắc chắn không phải thế mạnh của mẫu xe này.
Hoàng Hiệp
Bạn có đánh giá gì về hai mẫu xe trên? Hãy gửi ý kiến dưới phần bình luận của bài viết. Mọi câu hỏi tư vấn về sử dụng, mua bán xe xin gửi tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Những mẫu SUV 7 chỗ trên 1 tỷ mới ra mắt khách Việt trong năm 2021
Mặc dù dịch Covid-19 diễn biến khá phức tạp trong thời gian qua nhưng các mẫu SUV 7 chỗ giá trên 1 tỷ đồng như Hyundai SantaFe 2021, Volkswagen Teramont hay mới đây nhất là Kia Carnival 2022 liên tiếp được ra mắt khách hàng Việt.
" alt="Với 1,4 tỷ đồng, chọn KIA Carnival hay Ford Everest?"/>
Với 1,4 tỷ đồng, chọn KIA Carnival hay Ford Everest?
Khi Park Won Soon nhậm chức Thị trưởng Seoul vào năm 2011, ông đã tuyên bố sẽ xây dựng một thành phố nơi “công dân cũng là Thị trưởng”. Hơn 10 năm sau, Seoul đã có những bước tiến để đạt được tham vọng này: các nền tảng kỹ thuật số cho phép công dân cùng kiến tạo thành phố tương lai và bỏ phiếu thường xuyên về các chính sách.Những công dân thông minh là tiền đề và trung tâm của quy hoạch tổng thể thành phố thông minh của Seoul, cơ sở hạ tầng thông minh và dịch vụ thông minh là hai “chân kiềng” còn lại. Seoul sử dụng công nghệ thông tin trong toàn thành phố để chuyển đổi cuộc sống của người dân, bao gồm những người yếu thế, thông qua sự phát triển cân bằng trong khu vực. Các mục tiêu chính sách bao gồm các lĩnh vực giao thông, an toàn, môi trường, phúc lợi, kinh tế và quản lý.
Vươn lên từ tro tàn
Nép mình bên bờ sông Hán, Seoul có bước phát triển và chuyển mình đáng kể từ khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953. Vươn lên từ đống đổ nát, thành phố đã phát triển thành một đại đô thị công nghệ cao toàn cầu trong vòng nửa thế kỷ.
 |
|
Giữa thập niên 60 và 90, Seoul phải vật lộn với sự gia tăng dân số nhanh chóng và những thách thức đô thị đi kèm. Bất chấp những thành tựu đạt được như giảm 40% rác thải (1994-2015), tăng 20% lượng sử dụng xe buýt (2004-2013), Seoul vẫn còn những “nỗi đau” nhức nhối. Tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm không khí và số người cao tuổi sống một mình tăng cao kể từ năm 2012 chỉ là vài trong số các vấn đề cần được giải quyết.
Quan hệ đối tác công tư và thúc đẩy startup thành phố thông minh được coi là nền tảng để đạt được tính bền vững. Chúng là một phần của hệ sinh thái đổi mới và công nghệ mới nổi, sẵn sàng để thử nghiệm cũng như thương mại hóa R&D, đồng thời theo đuổi trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain, 5G và robot.
Tầm nhìn được xây dựng trên dữ liệu
“Dựa trên dữ liệu” là một trong năm chiến lược đổi mới mà Seoul đang thực hiện để tiến tới tầm nhìn thành phố thông minh về năng lượng và các lĩnh vực khác. Việc tích lũy và phân tích các mô hình đô thị tạo thành nền tảng để đạt được cơ sở hạ tầng, dịch vụ và công dân thông minh. Hành trình hướng tới việc sử dụng dữ liệu một cách thông minh hơn đã bắt đầu vào năm 2011 với việc tích hợp các bộ dữ liệu quản trị nội bộ được lưu trữ.
Năm 2012, “Open Data Plaza” ra mắt, cho phép các nhà phát triển và nhà nghiên cứu bên ngoài truy cập vào các tập dữ liệu đô thị, từ đó tạo ra các dịch vụ và thông tin chi tiết mới. Các sáng kiến gần đây hơn bao gồm một nền tảng và khuôn viên dữ liệu lớn, Văn phòng Thị trưởng Kỹ thuật số và “dân số ảo” theo thời gian thực.
Trước khi tạo ra giá trị từ dữ liệu, dữ liệu đó phải được khai sinh. Phương pháp chính để tạo dữ liệu là thông qua cảm biến thời gian thực của các thành phần đô thị khác nhau. Các thiết bị cảm biến được triển khai cho đến nay ở Seoul bao gồm camera quan sát và thiết bị đo lưu lượng, tốc độ tham gia giao thông và chất lượng không khí.
Với vô số dữ liệu mới được tạo ra từ các thành phố thông minh, điều quan trọng là khả năng truy cập rộng rãi để khai thác tiềm năng thông tin chi tiết. Open Data Plaza cấp quyền truy cập hơn 5.000 bộ dữ liệu, bao gồm thông tin cảm biến thời gian thực với 184 ứng dụng ra đời tính đến năm 2020. Bộ dữ liệu trải dài trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống đô thị, từ y tế đến nhà ở và đã được xem 6,9 tỷ lần tính đến tháng 1/2019. Viện R&D địa phương Hàn Quốc ước tính giá trị kinh tế của việc mở cửa thông tin này là 1,5 tỷ USD.
Theo cố Thị trưởng Park, Seoul tích cực sử dụng dữ liệu lớn và công nghệ IoT trong các chính sách. Nền tảng dữ liệu lớn nội bộ của SMG đã được sử dụng để xác định xu hướng và thông tin chi tiết từ các tập dữ liệu rộng lớn. Hàng chục nghiên cứu điển hình xác định lợi ích đã được phát triển trong những năm qua. Chẳng hạn, 3 tỷ bản ghi cuộc gọi di động đã được phân tích để xác định các cuộc gọi vào đêm khuya cho các công ty taxi và thiết kế các tuyến đường và tần suất của một “xe buýt cú đêm” mới, phục vụ nhu cầu của những người đi chơi khuya và công nhân làm việc theo ca, giảm ùn tắc.
Từ “thanh tra AI” đến hỗ trợ người già neo đơn
Nền tảng dữ liệu lớn cũng được sử dụng để tạo ra một “thanh tra AI”, hỗ trợ báo cáo các dạng tội phạm tiềm ẩn khi một sự cố được ghi lại, tiết kiệm thời gian quý báu. Tai nạn giao thông liên quan đến người cao tuổi cũng được phân tích để xác định các điểm nóng, nơi cần có các khu bảo vệ người cao tuổi đặc biệt. Khuôn viên dữ liệu lớn cung cấp môi trường ảo và vật lý an toàn cho các bên liên quan để chia sẻ dữ liệu và giải quyết các thách thức đô thị cấp bách thông qua hợp tác.
Văn phòng Thị trưởng Kỹ thuật số được ra mắt vào năm 2017. Hệ thống nhập thông tin từ 290 nguồn để cung cấp cho thị trưởng bảng điều khiển dữ liệu thời gian thực và hình ảnh trực quan về hiện trạng thành phố, dư luận, tiến độ dự án quan trọng, các công cụ hỗ trợ ra quyết định và kiểm soát hoạt động. Thị trưởng có thể truy cập hệ thống thông qua một màn hình thông minh lớn trong văn phòng của mình với nhận dạng giọng nói và cử chỉ, cũng như khi ông đang di chuyển thông qua các thiết bị di động. Một phiên bản của hệ thống trên nền web cũng được cung cấp cho người dân để đảm bảo minh bạch và hiểu rõ hơn về cách thành phố của họ đang hoạt động và phát triển.
Bên cạnh đó, người cao tuổi dự kiến chiếm hơn 20% dân số Seoul vào năm 2026. Dữ liệu đóng vai trò trung tâm trong sáng kiến an toàn hướng đến đối tượng người già neo đơn.
Seoul đã và đang lắp đặt các cảm biến thu thập dữ liệu môi trường để phát hiện chuyển động, nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng trong nhà của những người cao tuổi. Dữ liệu được theo dõi trong thời gian thực trên bảng điều khiển và qua điện thoại di động của nhân viên phụ trách. Khi không phát hiện có chuyển động trong một khoảng thời gian nhất định hoặc phát hiện các dấu hiệu bất thường về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, nhân viên phụ trách ngay lập tức liên lạc, đến nhà và thực hiện các biện pháp khẩn cấp như gọi điện đến số 119.
Các thiết bị phát hiện chuyển động IoT được thiết kế để phát hiện sớm các trường hợp khẩn cấp và nhằm cứu sống những người cao tuổi có thể ngất xỉu trong nhà do rối loạn sức khỏe hoặc người già mắc chứng sa sút trí tuệ có thể đi lang thang. Dữ liệu về nhiệt độ và độ ẩm được phát hiện bởi các thiết bị IoT tạo điều kiện để cải thiện môi trường nhà ở cho người già sống một mình, chẳng hạn như lắp đặt lưới chống côn trùng ở các cửa ra vào, sử dụng nguồn lực từ cộng đồng địa phương. Chính quyền Seoul tuyên bố chưa có trường hợp nào tử vong trong những ngôi nhà được hỗ trợ dịch vụ chăm sóc thông qua các thiết bị IoT kể từ khi dự án ra mắt.
Tháng 3/2019, Seoul thông báo lắp đặt 50.000 cảm biến IoT trên toàn thành phố trước năm 2022 nhằm thu thập thông tin về bụi mịn, giao thông và các yếu tố khác liên quan đến cuộc sống người dân. Chính quyền cũng giới thiệu chatbot cho 120 tổng đài dân sự trong năm này, cũng như một hệ thống đậu xe công cộng để người dùng kiểm tra chỗ trống. Nó là một phần trong dự án thành phố thông minh trị giá 1,24 tỷ USD trong 4 năm, kể từ năm 2019, với mục tiêu biến Seoul thành “thủ đô của dữ liệu lớn”.
Du Lam

100% tuyến đường bộ cao tốc sẽ lắp đặt hệ thống điều hành giao thông thông minh
Đây là một mục tiêu đến năm 2025 của Đề án “Xây dựng và quản lý khai thác, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
" alt="Seoul, thành phố thông minh vươn lên từ tro tàn"/>
Seoul, thành phố thông minh vươn lên từ tro tàn