-

Nhà máy Volkswagen ở Đức
Volkswagen đã ngừng sản xuất tại hai nhà máy ở Nga và dừng xuất khẩu xe sang Nga, với lý do “hoạt động kinh doanh bị gián đoạn”. Mercedes-Benz và BMW cũng thực hiện các bước tương tự, thông báo rằng họ sẽ ngừng sản xuất và xuất khẩu xe sang Nga.
Vấn đề trước mắt mà các nhà sản xuất ô tô châu Âu phải đối mặt là làm thế nào để sản xuất trở lại bình thường trong bối cảnh nguồn cung cấp hệ thống dây điện được sản xuất ở miền tây Ukraine đã bị cắt đứt sau khi Nga tấn công. Chuỗi cung ứng vốn đã chật vật do thiếu chất bán dẫn và các bộ phận khác.
Ukraine đã trở thành trung tâm sản xuất các hệ thống kết nối các bộ phận điện tử như đèn hậu hoặc hệ thống giải trí bên trong ô tô.
Việc lắp ráp được thực hiện phần lớn bằng tay, đòi hỏi số lượng lớn công nhân lành nghề. Ukraine hấp dẫn vì lao động tương đối rẻ và lực lượng lao động được giáo dục tốt.
Ukraine cũng gần các nhà máy sản xuất ô tô của châu Âu. Miền Tây Ukraine, nơi các nhà cung cấp ô tô như Leoni đang hoạt động, cách các nhà máy BMW ở Bavaria 12 giờ lái xe.
Khi cuộc chiến khiến hoạt động sản xuất tại Ukraine ngừng lại, ngành ô tô bị tác động ngay lập tức. Không có ô tô nào có thể hoạt động mà không có hệ thống dây dẫn, hệ thống này thường được thiết kế riêng cho từng loại xe cụ thể.
Trong vòng vài ngày sau khi quân đội Nga tiến vào Ukraine, BMW đã đóng cửa một số nhà máy ở Đức, Áo và Anh vì tình trạng thiếu phụ tùng. Volkswagen đã đình chỉ sản xuất tại nhiều địa điểm, bao gồm nhà máy chính ở Đức ở Wolfsburg và nhà máy sản xuất xe điện ở Zwickau.
Porsche, thuộc Volkswagen, đã ngừng hoạt động một nhà máy ở Leipzig để sản dòng xe Cayenne. Mercedes-Benz cho biết họ đã điều chỉnh ca làm việc tại một số địa điểm nhưng tất cả các nhà máy của hãng đều đang hoạt động.
Hiệp hội Công nghiệp Ô tô Đức cảnh báo, chiến tranh và các lệnh trừng phạt có thể sớm hạn chế nguồn cung cấp nguyên liệu thô từ Nga mà các nhà sản xuất ô tô cần. Chúng bao gồm palladium, được sử dụng cho thiết bị khử ô nhiễm trong ô tô và niken, thiết bị cần thiết cho pin ô tô điện.
Trong khi đó, Ukraine là nguồn cung chính của neon, một loại khí được sử dụng cho các tia laser hiệu suất cao, dùng để sản xuất các chất bán dẫn.
Cuộc giao tranh cũng đã ảnh hưởng đến vận tải hàng không, cũng như giao thông đường sắt trên đường sắt xuyên Siberia, phương thức mà các nhà sản xuất ô tô Đức dùng để vận chuyển tới các nhà máy ở Trung Quốc.
Trung Quốc đã trở thành thị trường xe hơi lớn nhất và phát triển nhanh nhất thế giới, đồng thời là nguồn lợi nhuận quan trọng của hầu hết các nhà sản xuất ô tô, bao gồm cả các công ty Mỹ như General Motors hay Tesla.
Hãng xe Đức Volkswagen bán hơn một nửa số mà họ sản xuất tại Trung Quốc, và quốc gia tỉ dân chiếm khoảng 1/3 doanh số của BMW và Mercedes-Benz.
Trung Quốc đang là nguồn cung cấp lithium tinh chế quan trọng cần thiết cho pin ô tô điện, đồng thời là nhà sản xuất pin lớn.
Cuộc chiến ở Ukraine cũng khiến châu Âu quan ngại về mối quan hệ của Trung Quốc với Nga. Tại Berlin, các nhà chức trách đang tranh cãi về việc châu Âu, đặc biệt là Đức và ngành công nghiệp xe hơi, đã trở nên phụ thuộc quá mức vào thương mại với Trung Quốc.
Dù vậy, các nhà sản xuất xe đã nỗ lực để đối phó với sự hỗn loạn về hậu cần từ lúc mới bùng dịch COVID-19 cho tới nay. Joachim Damasky, giám đốc điều hành của hiệp hội công nghiệp ô tô Đức, cho biết các hãng xe sẽ chuyển sang các dùng nguồn cung hệ thống dây ở các quốc gia khác, như Tunisia. VIệc thay thế nguồn cung sẽ mất từ hai đến bốn tuần.
Minh Khôi(theo New York Times)
Bạn nghĩ gì về ảnh hưởng của chiến sự Nga- Ukraine tới ngành công nghiệp xe hơi thế giới? Hãy chia sẻ bài viết góc nhìn của mình về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt="Xung đột Nga"/>
Xung đột Nga
-

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Phải quán triệt tinh thầnthực hiện giáo dục mở, liên thông giữa các trình độ, giữa các hệ thống và hình thức đào tạo. Ảnh: VGP/Đình Nam
Tại cuộc họp, đại diện các bộ ngành trao đổi, thảo luận về những hạn chế, vướng mắc đang đặt ra trong việc giảng dạy chương trình văn hoá giáo dục phổ thông tại các trường nghề cũng như giải pháp tháo gỡ nhằm bảo đảm quyền lợi tối đa cho học sinh.
Quán triệt tinh thần giáo dục mở, liên thông
Các ý kiến thống nhất, khẳng định tinh thần của Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Luật Giáo dục, các nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTBXH và các bộ ngành liên quan là đều mong muốn thực hiện giáo dục mở, liên thông giữa các trình độ, giữa các hệ thống và hình thức đào tạo. Chúng ta đang thực hiện tốt. Những năm gần đây, tín hiệu đáng mừng là số lượng học sinh tốt nghiệp THPT đi học nghề nhiều hơn trước. Hai bộ GD&ĐT, LĐTBXH đã bàn phương án để học sinh tốt nghiệp THCS được chuyển sang học nghề; cho tuyển sinh hệ cao đẳng nghề.
Tuy nhiên, bên cạnh việc khuyến khích học sinh học nghề, chúng ta cũng phải có giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông đạt chuẩn chung, thực hiện hội nhập quốc tế, văn bằng tốt nghiệp THPT quốc gia của Việt Nam được các nước công nhận. Trong khi chưa ban hành thông tư hướng dẫn, Bộ GD&ĐT đã có văn bản số 2857/BGDĐT-GDTX về việc hướng dẫn tổ chức dạy chương trình giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp THPT kết hợp với dạy nghề tại các cơ sở GDTX, góp phần phân luồng học sinh sau THCS từ năm học 2020-2021. Theo đó, tạm thời trước mắt chưa mở rộng quy mô để các trường nghề trực tiếp dạy chương trình văn hoá tương đương với chương trình THPT.
Đại diện Bộ LĐTBXH, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp, Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội… ủng hộ chủ trương của Bộ GD&ĐT để việc giảng dạy chương trình văn hoá bậc THPT trong các trường nghề để bảo đảm mặt bằng chung, và mong muốn Bộ GD&ĐT tiếp tục tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Đại diện các bộ, ngành thống nhất đối với những trường nghề đang tiếp tục tuyển sinh, sắp tới Bộ GD&ĐT sẽ có hướng dẫn rất cụ thể để đảm bảo chất lượng giáo dục. Về lâu dài, chúng ta tiếp tục thực hiện trên tinh thần đó nhưng phải tuân theo quy định của Luật Giáo dục là chỉ có các trung tâm GDTX được chủ động hoặc kết hợp với trường phổ thông để dạy chương trình văn hoá bậc THPT.
Về khối lượng kiến thức văn hoá giảng dạy trong các trường nghề, mặc dù Bộ GD&ĐT đã nghiên cứu, soạn thảo nhưng vẫn nhận được nhiều ý kiến khác nhau về mức độ kiến thức phù hợp, vừa bảo đảm kiến thức theo mặt bằng chung, vừa đảm bảo thời gian học nghề của học sinh. Bộ sẽ tiếp thu các ý kiến đóng góp, hoàn thiện, để ban hành trong thời gian sớm nhất.
Bên cạnh đó, Bộ LĐTBXH sẽ xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang giảng dạy chương trình văn hoá bậc THPT, theo đúng quy định của pháp luật và thực hiện quyền tự chủ, được thành lập trung tâm GDTX để tiếp tục thực hiện dạy chương trình văn hoá giáo dục phổ thông theo quy định của Luật Giáo dục, trên tinh thần không làm tăng biên chế, bộ máy tổ chức.
Bộ LĐTBXH cũng sẽ phối hợp với Bộ GD&ĐT tiến hành rà soát mạng lưới trung tâm GDTX, trung tâm giáo dục nghề nghiệp-GDTX, và cơ sở giáo dục nghề nghiệp để có giải pháp sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo hướng những nơi có điều kiện, cơ sở có điều kiện có thể tiến hành sáp nhập trung tâm GDTX, bảo đảm vừa dạy nghề, vừa dạy văn hoá theo mô hình “vừa học, vừa làm”.
 |
Ảnh: VGP/Đình Nam |
Không để học sinh thiệt thòi
Các đại biểu cũng đã nghe, thảo luận về việc cấp bằng tốt nghiệp THCS hay chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông cho học sinh của các trường nghệ thuật như Học viện Múa Việt Nam. Đây là những trường có đặc thù đào tạo theo năng khiếu, tuyển học sinh từ nhỏ (bắt đầu từ lớp 6), học hết chương trình trung cấp, hoặc cao đẳng.
Tại cuộc họp, Bộ VHTTDL, lãnh đạo Học viện Múa Việt Nam khẳng định học sinh vẫn được giảng dạy văn hoá theo chương trình được Bộ GD&ĐT, Bộ VHTTDL quy định. Trên cơ sở nguyện vọng của phụ huynh và các học sinh Học viện Múa Việt Nam đã hoàn thành chương trình trung cấp mong muốn được cấp bằng tốt nghiệp THCS, mặc dù trong thực tế ít khi sử dụng, Bộ GD&ĐT đồng ý về nguyên tắc cấp bằng tốt nghiệp THCS cho những học sinh này. Các vụ chức năng của Bộ GD&ĐT đã rà soát, kiến nghị phương án cấp bằng cụ thể, đúng theo thời điểm tốt nghiệp thực tế của học sinh.
Đại diện Bộ GD&ĐT cũng khẳng định những học sinh trường nghệ thuật đã hoàn thành chương trình đào tạo trung cấp, theo quy định sẽ được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông hoặc học bù thêm các môn văn hoá theo hướng dẫn của Bộ.
Riêng đối với Học viện Múa Việt Nam, Bộ GD&ĐT cho rằng căn cứ vào báo cáo của Học viện và khẳng định của Bộ VHTTDL thì đã đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông cho các học sinh đã hoàn thành chương trình trung cấp nhưng theo quy định của Luật Giáo dục thì chỉ những cơ sở có chức năng GDTX mới được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
Bộ GD&ĐT đã có văn bản chỉ đạo Trung tâm GDTX và dạy nghề quận Cầu Giấy thực hiện việc cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
Về lâu dài, chung với hệ thống các trường nghề, khi Học viện Múa Việt Nam có trung tâm GDTX thì sẽ được tự cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông cho học sinh.

Hơn 300 phụ huynh 'chết lặng' vì con trắng tay sau 6 năm học
325 phụ huynh của Học viện Múa Việt Nam bày tỏ bức xúc khi biết tin con mình không được nhận bằng tốt nghiệp THCS và THPT dù suốt 6 năm vẫn học văn hóa tại đây.
" alt="Sẽ cấp bằng tốt nghiệp THCS vụ học viên trường Múa 'kêu cứu'"/>
Sẽ cấp bằng tốt nghiệp THCS vụ học viên trường Múa 'kêu cứu'
-
VTV và Next Media hợp tác sản xuất và phát sóng 3 trận đấu của tuyển Việt Nam trong khuôn khổ bảng G vòng loại thứ 2 World Cup 2022 trên các kênh sóng của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV5, VTV6 HD).Sự hợp tác này không nằm ngoài mục đích phục vụ khán giả truyền hình được theo dõi trực tiếp ba trận đấu quyết định tấm vé đi tiếp của thầy trò HLV Park Hang Seo tại Vòng loại 2 World Cup 2022 khu vực châu Á.
 |
Người hâm mộ Việt Nam được xem trực tiếp 3 trận tại bảng G, vòng loại World Cup 2022 trên sóng VTV |
Theo lịch được AFC công bố, vòng loại thứ 2 World Cup 2022 diễn ra từ ngày 31/5 tới 15/6/2021. Trong đó bảng G của Việt Nam diễn ra từ ngày 3/6 đến 15/6.
Tuyển Việt Nam lên đường sang UAE vào ngày 26/5. Trước khi bước vào trận đầu tiên gặp Indonesia (7/6), đoàn quân của HLV Park Hang Seo có trận "tổng duyệt" với Jordan vào ngày 31/5.
Theo thông báo của BTC, tuyển Việt Nam thi đấu trên sân Al Maktoum ở hai trận gặp Indonesia và Malaysia. Ở lượt trận đấu cuối cùng, tuyển Việt Nam tới sân Zabeel để chạm trán chủ nhà UAE.
Sau 5 vòng đấu, tuyển Việt Nam đang dẫn đầu bảng G với 11 điểm. Mục tiêu của thầy trò HLV Park Hang Seo là giành 4 điểm trong 3 trận còn lại.
Lịch tường thuật trực tiếp 3 trận đấu của tuyển Việt Nam:
Tuyển Việt Nam – tuyển Indonesia (23h45 ngày 7/6/2021, VTV5, VTV6)
Tuyển Việt Nam – tuyển Malaysia (23h45 ngày 11/6/2021, VTV5, VTV6)
Tuyển Việt Nam – tuyển UAE (23h45 ngày 15/6/2021, VTV5, VTV6)
Video tuyển Việt Nam 1-0 UAE:
S.N
" alt="Trực tiếp tuyển Việt Nam đá vòng loại World Cup trên kênh nào?"/>
Trực tiếp tuyển Việt Nam đá vòng loại World Cup trên kênh nào?
-
Trực tiếp bóng đá Ba Lan vs Saudi Arabia: Chờ đợi bất ngờVietNamNet tường thuật trực tiếp bóng đá giữa hai đội tuyển Ba Lan vs Saudi Arabia, trong khuôn khổ bảng C World Cup 2022, lúc 20h ngày 26/11 trên sân Education City." alt="Ba Lan vs Saudi Arabia"/>
Ba Lan vs Saudi Arabia
-
 chia sẻ trên trang mạng xã hội hôm 6/3 thu hút hàng trăm lượt bình luận trái chiều mổ xẻ tình huống.</p><p>Kể lại với PV VietNamNet, anh K.N cho biết, vụ việc đã xảy ra từ ngày 26/2 nhưng do bức xúc trước cách hành xử vô lý nên anh quyết định chia sẻ công khai lên cộng đồng.</p><p><strong>Xem video:</strong></p><p>Theo anh K.N kể, thời điểm đó, khoảng gần 9h sáng, anh đang ngồi ăn sáng ở quán kế bên quán So! Coffee ở Khu đô thị An Phú An Khánh, TP. Thủ Đức thì thấy chủ quán bỗng nhiên cầm xích sắt ra khóa bánh chiếc xe Toyota Fortuner đang đậu trước quán lại.</p><p>Một lúc sau, người đàn ông chủ chiếc xe cầm ly cà phê vừa mua tại So! Coffee đi ra, rất bất ngờ khi thấy xe mình đã bị khóa bánh. Vị khách này thắc mắc với chủ quán và cho rằng, mình chỉ đậu xe trước quán một lúc để vào mua cà phê của chính quán. Vì vậy, chủ quán không được khoá bánh xe của khách như vậy.</p><p>Tuy nhiên, )
Chỉ đến khi, chủ xe nhờ anh K.N gọi phản ánh với công an khu vực thì chủ quán cafe mới mở khóa xích.
Theo lời anh K.N, vị chủ quán khóa xe vì lý do vị khách kia đã đậu xe choáng hết không gian trước quán.
Chia sẻ với VietNamNet, anh K.N cho rằng, nếu chủ xe có đậu xe sai đi nữa thì chủ quán cũng chỉ nên gọi công an để xử lý hoặc nhắc nhở khách chứ không nên làm vậy.
“Gặp tôi thì tôi khóa xe để đó đi về luôn. Có gì hư hại thì kiện”, anh K.N nói.
 |
Đỗ xe mua cà phê, chủ xe Toyota Fortunerbất ngờ bị chủ quán mang xích ra khóa bánh xe. Chủ quán chỉ mở khoá sau khi chủ xe nhờ gọi công an đến giải quyết |
Bên dưới bài đăng của anh K.N trên facebook, nhiều bình luận đồng tình với ý kiến nếu có đậu sai thì chủ quán cũng không nên hành xử như vậy.
Tài khoản N.H bình luận rằng chủ quán xích xe là sai nhưng chủ xe cũng cần có ý thức đậu xe không che quán người ta làm ăn. Một số bình luận khác cho rằng “phải có lửa thì mới có khói”, rằng chủ xe phải làm gì sai thì chủ quán mới xích xe như vậy chứ không ai vô lý đi xích xe của khách. Chị P.N bình luận, đường không cấm đậu xe và hai bên đường đều có xe đỗ, chưa biết khách có đỗ xe vô ý thức hay không nhưng chủ quán chắc chắn sai khi tự ý xích xe của khách.
Minh Khôi
Bạn vừa gặp một tình huống đáng lưu ý về văn hoá lái xe, đỗ xe trên đường phố? Hãy chia sẻ hình ảnh, video về Ban Ô tô xe máy theo emai: otoxemay@vietnamnet.vn. Nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Màn đỗ xe bất đắc dĩ của Peugeot, gây họa cho 3 xe khác
Một chiếc sedan Peugeot chạy quá tốc độ, bay qua 3 chiếc xe đang đỗ bên đường và rơi xuống chỗ trống duy nhất còn sót lại giữa những chiếc xe trong bãi.
" alt="Đỗ xe mua cà phê, bất ngờ bị chủ quán mang xích ra khóa bánh xe"/>
Đỗ xe mua cà phê, bất ngờ bị chủ quán mang xích ra khóa bánh xe
-
GS.TS Hoàng Văn Cường, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân:Tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT sẽ tiếp quản một vị trí thực sự là “ghế nóng”, được cả xã hội, toàn dân quan tâm.
Tân Bộ trưởng sẽ phải điều hành các hoạt động của ngành giáo dục đang diễn ra bởi hàng chục triệu học sinh, giáo viên, cán bộ của ngành - đây có lẽ là nhóm đối tượng rộng lớn nhất trong tất cả các bộ, ngành.
Thêm vào đó, ngành giáo dục đang trong giai đoạn có nhiều thay đổi, đổi mới căn bản.
Ở bậc phổ thông, đang triển khai chương trình phổ thông mới với tinh thần “một chương trình nhưng nhiều sách giáo khoa”. Ở bậc đại học, bắt đầu thực hiện theo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi, chuyển sang cơ chế tự chủ, giao cho các trường tự quyết định và tự chịu trách nhiệm. Đây đều là những điều chưa từng có trong tiền lệ của quản lý.
Chính vì vậy, Bộ trưởng mới phải có những phương thức hành động hoàn toàn mới để thích ứng với đòi hỏi của cơ chế mới này.
Làm thế nào để cả bộ máy quản lý của ngành giáo dục phải nhận thức đúng và phải kịp thời thay đổi phương thức quản lý mang tính áp đặt, rập khuôn, xin - cho trước đây. Thay vào đó là chuyển sang phương thức hướng dẫn, hỗ trợ và hậu kiểm.
Làm thế nào để hàng chục triệu người học và người dạy phải nhận thức và thay đổi phương thức dạy học, từ việc học thuộc đề thi lấy điểm cao sang phương thức người học phải thực sự hiểu, biết và tự mình thay đổi tư duy, hành động.
Rõ ràng đây là một thách thức vô cùng lớn đặt ra đối với vị tân bộ trưởng. Tuy nhiên, đây cũng chính là đường hướng, phương thức để đưa đến thành công nếu như bộ trưởng và toàn ngành vượt qua được.
 |
GS.TS Hoàng Văn Cường |
Cá nhân tôi kỳ vọng tân bộ trưởng là người biết lắng nghe, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của cả người dạy, người học và cả nhu cầu của xã hội. Bộ trưởng cũng phải là người tâm huyết và quyết liệt trong việc đổi mới các quyết định quản lý.
Bà Cao Tố Nga, Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Quyền, TP Hải Phòng:
Một trong những thách thức của tân bộ trưởng nói riêng và ngành giáo dục nói chung là sự chồng chéo trong quản lý, điều hành và nhân sự. Ví dụ rõ nhất là trong khi Bộ GD-ĐT quyết về chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới nhưng sự quyết định về tài chính, đầu tư lại phụ thuộc ở địa phương.
Trong khi đó, giáo dục là lĩnh vực sát sườn với cuộc sống hằng ngày của mọi nhà, nhà nào hầu như cũng có người đi học nên luôn là lĩnh vực nhạy cảm, nóng.
 |
Bà Cao Tố Nga |
Với vị tân bộ trưởng, tôi kỳ vọng ông sẽ quan tâm hơn đến vấn đề trường học hạnh phúc, học sinh các vùng miền có cơ hội bình đẳng về cơ hội học tập, trải nghiệm.
Cùng đó, có những chính sách quan tâm và chú trọng việc học sinh Việt Nam có điều kiện được tăng cường rèn luyện thể chất, mỹ thuật, âm nhạc,... ngoài kiến thức văn hóa, như học sinh các nước tiên tiến.
Bên cạnh đó, cần quan tâm và đưa ra những cơ chế hỗ trợ, đãi ngộ về cả tinh thần và vật chất để các giáo viên giữ được tình yêu nghề và đặc biệt phải sống được bằng nghề.
Ông Trần Trung Hiếu, giáo viên Lịch sử, Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An:
 |
Ông Trần Trung Hiếu |
Tôi mong mỏi ở tân Bộ trưởng 3 điều:
Thứ nhất, cầu thị và lắng nghe ý kiến góp ý, phản biện mang tính thiện chí, xây dựng của nhân dân, của đội ngũ các nhà giáo. Mọi văn bản, chủ trương khi vừa triển khai nhưng vấp phải sự phản biện của đông đảo các thầy cô giáo thì cần phải xem lại ngay.
Thứ hai, cần điều chỉnh một số chính sách đã rất không phù hợp với tình hình và thực tiễn giáo dục hiện nay, đặc biệt là trong quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Thứ ba, cẩn trọng và chắc chắn khi ban hành các văn bản mang tính pháp quy của ngành. Khi soạn thảo văn bản, cần tự đặt mình vào vị trí của giáo viên, học sinh trong bối cảnh hiện nay. Cần có sự tham vấn rộng rãi đội ngũ các nhà giáo thông qua các phương tiện truyền thông và mọi quyết sách đều phải xuất phát từ thực tiễn, từ điều kiện kinh tế xã hội của đất nước và mỗi địa phương.
TS Tô Văn Phương, Trưởng phòng đào tạo, Trường ĐH Nha Trang:
 |
TS Tô Văn Phương |
Là cán bộ quản lý đào tạo ở 1 cơ sở giáo dục đại học, tôi kỳ vọng Bộ trưởng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao toàn ngành giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng.
Đối với giáo dục đại học, kỳ vọng sẽ hỗ trợ cho các trường đại học ở một số khía cạnh:
Thứ nhất, về vấn đề tự chủ đại học, mặc dù Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) và Nghị định hướng dẫn thi hành luật đã ban hành tuy vậy tự chủ về tài chính, chính sách học phí, quy định sử dụng tài sản công vẫn còn một số tồn tại do chưa được đồng bộ với luật chuyên ngành về tài chính, tài sản.
Thứ hai, hỗ trợ các trường trong ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong tổ chức dạy và học, đặc biệt là đào tạo trực tuyến, từ xa.
Thứ ba, quan tâm chỉ đạo xây dựng được cơ sở dữ liệu về phân tích, dự báo nguồn nhân lực để phục vụ định hướng nghề nghiệp và tuyển sinh sát hơn, đáp ứng nhu cầu xã hội.
Đặc biệt, mong mỏi Bộ trưởng đưa ra các chính sách để phân luồng thí sinh theo học các ngành nghề đào tạo truyền thống, đặc thù khó thu hút thí sinh. Chẳng hạn, Việt Nam có bờ biển dài 3.260km với hơn 1 triệu Km2 vùng đặc quyền kinh tế, nguồn tài nguyên biển phong phú và đa dạng. Tuy vậy, Nhà nước chưa có nhiều chính sách hỗ trợ trong đào tạo các ngành về kinh tế biển, lĩnh vực thủy sản như Khai thác thủy sản, Quản lý thủy sản, Nuôi trồng thủy sản và Chế biến thủy sản.
Thầy Hồ Tấn Nguyên Minh, Tổ trưởng Ngữ văn, Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh:
 |
Thầy giáo Hồ Tấn Nguyên Minh |
Là một nhà giáo giảng dạy ở trường THPT, tôi kỳ vọng bộ trưởng Bộ GD xây dựng một chiến lược phát triển giáo dục bền vững, lâu dài tránh chắp vá, hấp tấp, theo đuôi dư luận, thay đổi xoành xoạch theo kiểu “đẽo cày giữa đường”.
Ngoài ra, đặc biệt chú trọng yếu tố con người trong giáo dục. Phải gấp rút đưa ra kế hoạch xây dựng, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ở cấp THPT. Đây là yếu tố then chốt quyết định sự thành công hay thất bại trong giáo dục.
Cần lắng nghe những ý kiến góp ý, trao đổi, phản biện của nhân dân, đặc biệt là của đội ngũ thầy cô giáo để kịp thời sửa chữa, khắc phục những hạn chế, yếu kém.
Đổi mới triệt để chương trình và sách giáo khoa theo hướng tinh giản kiến thức nặng nề hàn lâm, tăng cường thực hành, trải nghiệm; tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Giảm áp lực về thành tích, giảm gánh nặng về hồ sơ sổ sách, tạo môi trường thật sự thoải mái để thầy và trò sáng tạo.
Thanh Hùng - Lê Huyền

Ngôi trường có 2 cựu học sinh trở thành tân Bộ trưởng
Tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Nguyễn Kim Sơn) và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (Bùi Thanh Sơn) đều là cựu học sinh của Trường THPT Ngô Quyền, Hải Phòng.
" alt="Thách thức và kỳ vọng với tân Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn"/>
Thách thức và kỳ vọng với tân Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn
-
Nghiên cứu về các vật liệu được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất năng lượng sạch của anh Nguyễn Văn Cần - nghiên cứu sinh (NCS) tại Đài Loan (Trung Quốc) - và các cộng sự đã được tạp chí thuộc Hiệp Hội Hóa Học Hoàng Gia (Journal of the materials chemistry A) đăng tải vào tháng 3/2019. Đây là một tạp chí uy tín với chỉ số ảnh hưởng khá cao (IF 11.301, Q1, thuộc top 8/112 trong lĩnh vực năng lượng và nhiên liệu theo Web of Science năm 2019). |
Nghiễn cứu sinh Nguyễn Văn Cần |
Anh Nguyễn Văn Cần chia sẻ rằng lĩnh vực nghiên cứu sản xuất năng lượng sạch, có khả năng tái tạo, thân thiện với môi trường có sự thu hút khá lớn đến các nhóm nghiên cứu và là chủ đề “hot”.
Điểm hạn chế hiện tại là các nhóm nghiên cứu đang sử dụng các loại vật liệu oxit kim loại (titanium oxit…) để tách nước, giải phóng năng lượng khí H2 và O2. Những vật liệu này chủ yếu hấp thụ mạnh ánh sáng cực tím – UV, có giới hạn trong sự hấp thụ ánh sáng mặt trời. Ngoài ra, để giúp cho phản ứng đạt hiệu suất cao, hạn chế các phản ứng ngược trở lại của các sản phẩm trên bề mặt xúc tác, họ đều phải sử dụng thêm các hóa chất phụ trợ không tốt cho môi trường. Điều này có thể sẽ gây ra ảnh hưởng đến môi trường như lượng nước thải ra ngoài sau khi kết thúc phản ứng.
 |
Những hình ảnh của quá trình phản ứng xúc tác quang tái tạo các vật liệu sinh khối và giải phóng năng lượng khí H2 (bọt khí) dưới sự chiếu sáng của ánh sáng mặt trời (mô phỏng) |
Nhóm nghiên cứu của Cần đã suy nghĩ và thảo luận để phát triển những chấm lượng tử từ vật liệu bán dẫn, có nguồn gốc graphene hoặc carbon. Đây là vật liệu khá thân thiện với môi trường, có tính xúc quang rất mạnh, có độ nhạy cao với ánh sáng khả kiến. Việc ứng dụng vật liệu này vào sự tái tạo lại các vật liệu sinh khối có nguồn gốc từ thực vật (biomass) gắn với phản ứng tách nước giải phóng năng lượng khí H2 là phải được khám phá.
Nhóm đã sử dụng những sản phẩm sinh học có nguồn gốc từ thực vật như glucose hoặc đường ăn. Đây cũng là các chất phản ứng sẽ được xúc tác tái tạo thành những sản phẩm dẫn xuất nhỏ hơn. Đặc biệt nhất là nhóm sử dụng từ vật liệu bán dẫn, graphene hoặc carbon, phi kim loại nên hầu hết phản ứng khá thân thiện cho môi trường.
 |
Nghiên cứu của NCS Nguyễn Văn Cần và cộng sự |
Với nghiên cứu này, nhóm đã được tạp chí của Hiệp hội Hóa học Hoàng gia đồng ý cho sửa chữa bản thảo.
“Từ khi gửi bản thảo đến khi được chấp nhận, chúng tôi mất gần 3 tháng. Tết năm đó, tôi đã hủy kế hoạch về Việt Nam để ở lại hoàn thành việc sửa bản thảo. Ngày 30 và mùng 1 Tết, tôi phải ngồi thực hiện các thí nghiệm và sự phân tích mẫu được yêu cầu từ những người phản biện”.
“Tôi nhận thấy điểm thú vị nhất ở công trình nghiên cứu là các phản ứng xúc tác quang khá đơn giản, vì chỉ từ các vật liệu chấm lượng tử graphene, đường ăn, nước và năng lượng ánh sáng mặt trời… nhưng lại thu về các kết quả sản xuất khí H2 rất tốt, hiệu suất lượng tử cao”.
Theo Cần, kết quả đạt được sẽ góp phần thúc đẩy cho các nghiên cứu hiện tại về hướng xúc tác quang tái tạo các vật liệu sinh khối thân thiện với môi trường (biomass) thành các sản phẩm có giá trị gắn liền với sản xuất năng lượng sạch. Điều này có thể góp phần thêm ý tưởng thúc đẩy việc sản xuất năng lượng sạch thay cho năng lượng hóa thạch trong tương lai của con người.
 |
Nghiên cứu góp phần thúc đẩy việc sản xuất năng lượng sạch thay cho năng lượng hóa thạch trong tương lai |
Nếu như công trình thứ nhất chủ yếu tập trung phân tích đặc điểm cấu trúc vật liệu xúc tác, và giới thiệu ứng dụng thì công trình thứ hai của Cần và cộng sự đã phát triển hướng đi sâu hơn để tìm ra cơ chế phức tạp của phản ứng.
“Hiện nay, trong nghiên cứu thứ hai, chúng tôi mạnh dạn chọn những vật liệu sinh khối mới phức tạp hơn thay vì những vật liệu đơn giản trước đây và tập trung vào tìm ra được cơ chế của phản ứng đã xảy ra giữa biomass với các chấm lượng tử graphene xúc tác quang.
Đây là công việc khá khó và hiện chỉ vài nhóm nghiên cứu mạnh trên thế giới đang tập trung nghiên cứu. Chúng đòi hỏi các thiết bị công nghệ cao, những kỹ thuật phức tạp để thực hiện phân tích cũng như đánh giá. Ngoài ra, các nguồn kinh phí đầu tư phải khá lớn từ các dự án để tiến hành” – Cần cho biết.
Ra đi để trở về
NCS Nguyễn Văn Cần (sinh năm 1989) hiện thuộc “quân số” Khoa Cơ khí công nghệ, Trường ĐH Nông Lâm – ĐH Huế.
Bước ngoặt đến với giảng viên trẻ này là khi một nhóm giáo sư của ĐH Thành Công (Đài Loan) đến làm việc ở Trường ĐH Nông lâm.
“Và từ đó, tôi nung nấu ý tưởng nên đi du học, tôi muốn biết ở nước ngoài họ nghiên cứu làm việc như thế nào. Năm 2016, tôi sang Đài Loan làm NCS khi trúng tuyển học bổng của Trường ĐH Thành Công. Đây là ngôi trường thuộc top 190 trên thế giới về khoa học kỹ thuật và top 3 trường đại học tốt nhất ở Đài Loan theo U.S.News bình chọn”.
 |
NCS Nguyễn Văn Cần và cộng sự làm việc trong phòng thí nghiệm |
Anh Cần khẳng định việc đi du học là rất bổ ích và cần thiết đối với các bạn trẻ muốn tìm kiếm cơ hội để phát triển bản thân và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, các bạn trẻ cần có kế hoạch dài hơn, để chuẩn bị chu đáo trước khi đi học.
“Những bạn hồ sơ không quá nổi bật, kỹ năng chưa thật giỏi thì tôi nghĩ nên vạch ra một kế hoạch để trang bị cho bản thân những thứ cần thiết. Các bạn không nên mong đi nhanh đi sớm khi chưa thật sự sẵn sàng cho việc du học, vì sẽ khá vất vả khi sang nước bạn” – anh Cần chia sẻ kinh nghiệm.
 |
NCS Nguyễn Văn Cần và các du học sinh Việt Nam tại Đài Loan |
Riêng về bản thân, anh Cần cho biết đã học được rất nhiều điều bổ ích qua quá trình làm NCS, tham gia nghiên cứu cùng với giáo sư và các thành viên trong nhóm.
“Tôi rất may mắn được làm việc giáo sư cao cấp Hsisheng Teng, một chuyên gia, một nhà nghiên cứu rất nổi tiếng không chỉ ở Đài Loan và trên thế giới về lĩnh vực của chúng tôi đang làm. Giáo sư tôi luôn nhắc nhở tôi đừng chỉ quan tâm vào số lượng nghiên cứu mà phải quan tâm đến chất lượng công việc.
Có một điều Giáo sư luôn dạy và tôi rất tâm đắc. Đó là những người trẻ hiện nay có thói quen sống vội, hầu như mọi việc chúng ta thường làm rất vội, cái gì cũng qua loa, dễ dàng bỏ qua những chi tiết tỉ mỉ hay những điều nhỏ bé. Điều này có thể đã ảnh hưởng đến nghiên cứu khoa học và các công việc khác, tôi cũng bị ảnh hưởng.
Chúng ta thường muốn kết thúc mọi việc một cách nhanh chóng, có thể vì lí do để tốt nghiệp hay hoàn thành nghiên cứu, nên thường khó đi đến tận cùng của mọi vấn đề, đánh giá nhiều khi thiếu sót khía cạnh nào đó.
Cái này mọi người thường nhẫm lẫn với làm phức tạp hóa vấn đề hay làm quá vấn đề. Tuy nhiên, lời khuyên của giáo sư thật sự bổ ích đối với việc công bố ở các tạp chí lớn, uy tín. Các nhà chuyên gia họ sẽ phản biện khá khắt khe và yêu cầu rất tỉ mỉ các công việc ở vòng phản biện”.
NCS này dự định sẽ hoàn thành việc công bố công trình nghiên cứu trong năm nay và có thể trở về Việt Nam tham gia với các nhóm nghiên cứu ở Trường ĐH Nông Lâm – ĐH Huế.
“Nếu may mắn, tôi có thể cùng tham gia để góp phần giúp cho ngành khoa học của Việt Nam phát triển hơn trên bản đồ nghiên cứu khoa học thế giới. Tôi thấy dù còn một số bất cập nhưng Việt Nam đã có nhiều sự quan tâm, đầu tư hơn trong nghiên cứu khoa học gắn liền với giảng dạy ở các trường đại học và các trung tâm nghiên cứu”.
Ngân Anh

Người Việt đầu tiên vào thẳng cao học y tại đại học danh tiếng nước Úc
Đầu năm nay, Lê Triều Anh (sinh năm 2001) đã xuất sắc vượt qua 2.000 hồ sơ, trở thành 1 trong 10 thí sinh được nhận học bổng trị giá 2 tỷ đồng tại ĐH Sydney (Australia).
" alt="Giảng viên xứ Huế nghiên cứu sản xuất năng lượng sạch từ đường ăn"/>
Giảng viên xứ Huế nghiên cứu sản xuất năng lượng sạch từ đường ăn
-
GS.TS Hoàng Văn Cường, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân:Tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT sẽ tiếp quản một vị trí thực sự là “ghế nóng”, được cả xã hội, toàn dân quan tâm.
Tân Bộ trưởng sẽ phải điều hành các hoạt động của ngành giáo dục đang diễn ra bởi hàng chục triệu học sinh, giáo viên, cán bộ của ngành - đây có lẽ là nhóm đối tượng rộng lớn nhất trong tất cả các bộ, ngành.
Thêm vào đó, ngành giáo dục đang trong giai đoạn có nhiều thay đổi, đổi mới căn bản.
Ở bậc phổ thông, đang triển khai chương trình phổ thông mới với tinh thần “một chương trình nhưng nhiều sách giáo khoa”. Ở bậc đại học, bắt đầu thực hiện theo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi, chuyển sang cơ chế tự chủ, giao cho các trường tự quyết định và tự chịu trách nhiệm. Đây đều là những điều chưa từng có trong tiền lệ của quản lý.
Chính vì vậy, Bộ trưởng mới phải có những phương thức hành động hoàn toàn mới để thích ứng với đòi hỏi của cơ chế mới này.
Làm thế nào để cả bộ máy quản lý của ngành giáo dục phải nhận thức đúng và phải kịp thời thay đổi phương thức quản lý mang tính áp đặt, rập khuôn, xin - cho trước đây. Thay vào đó là chuyển sang phương thức hướng dẫn, hỗ trợ và hậu kiểm.
Làm thế nào để hàng chục triệu người học và người dạy phải nhận thức và thay đổi phương thức dạy học, từ việc học thuộc đề thi lấy điểm cao sang phương thức người học phải thực sự hiểu, biết và tự mình thay đổi tư duy, hành động.
Rõ ràng đây là một thách thức vô cùng lớn đặt ra đối với vị tân bộ trưởng. Tuy nhiên, đây cũng chính là đường hướng, phương thức để đưa đến thành công nếu như bộ trưởng và toàn ngành vượt qua được.
 |
GS.TS Hoàng Văn Cường |
Cá nhân tôi kỳ vọng tân bộ trưởng là người biết lắng nghe, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của cả người dạy, người học và cả nhu cầu của xã hội. Bộ trưởng cũng phải là người tâm huyết và quyết liệt trong việc đổi mới các quyết định quản lý.
Bà Cao Tố Nga, Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Quyền, TP Hải Phòng:
Một trong những thách thức của tân bộ trưởng nói riêng và ngành giáo dục nói chung là sự chồng chéo trong quản lý, điều hành và nhân sự. Ví dụ rõ nhất là trong khi Bộ GD-ĐT quyết về chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới nhưng sự quyết định về tài chính, đầu tư lại phụ thuộc ở địa phương.
Trong khi đó, giáo dục là lĩnh vực sát sườn với cuộc sống hằng ngày của mọi nhà, nhà nào hầu như cũng có người đi học nên luôn là lĩnh vực nhạy cảm, nóng.
 |
Bà Cao Tố Nga |
Với vị tân bộ trưởng, tôi kỳ vọng ông sẽ quan tâm hơn đến vấn đề trường học hạnh phúc, học sinh các vùng miền có cơ hội bình đẳng về cơ hội học tập, trải nghiệm.
Cùng đó, có những chính sách quan tâm và chú trọng việc học sinh Việt Nam có điều kiện được tăng cường rèn luyện thể chất, mỹ thuật, âm nhạc,... ngoài kiến thức văn hóa, như học sinh các nước tiên tiến.
Bên cạnh đó, cần quan tâm và đưa ra những cơ chế hỗ trợ, đãi ngộ về cả tinh thần và vật chất để các giáo viên giữ được tình yêu nghề và đặc biệt phải sống được bằng nghề.
Ông Trần Trung Hiếu, giáo viên Lịch sử, Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An:
 |
Ông Trần Trung Hiếu |
Tôi mong mỏi ở tân Bộ trưởng 3 điều:
Thứ nhất, cầu thị và lắng nghe ý kiến góp ý, phản biện mang tính thiện chí, xây dựng của nhân dân, của đội ngũ các nhà giáo. Mọi văn bản, chủ trương khi vừa triển khai nhưng vấp phải sự phản biện của đông đảo các thầy cô giáo thì cần phải xem lại ngay.
Thứ hai, cần điều chỉnh một số chính sách đã rất không phù hợp với tình hình và thực tiễn giáo dục hiện nay, đặc biệt là trong quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Thứ ba, cẩn trọng và chắc chắn khi ban hành các văn bản mang tính pháp quy của ngành. Khi soạn thảo văn bản, cần tự đặt mình vào vị trí của giáo viên, học sinh trong bối cảnh hiện nay. Cần có sự tham vấn rộng rãi đội ngũ các nhà giáo thông qua các phương tiện truyền thông và mọi quyết sách đều phải xuất phát từ thực tiễn, từ điều kiện kinh tế xã hội của đất nước và mỗi địa phương.
TS Tô Văn Phương, Trưởng phòng đào tạo, Trường ĐH Nha Trang:
 |
TS Tô Văn Phương |
Là cán bộ quản lý đào tạo ở 1 cơ sở giáo dục đại học, tôi kỳ vọng Bộ trưởng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao toàn ngành giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng.
Đối với giáo dục đại học, kỳ vọng sẽ hỗ trợ cho các trường đại học ở một số khía cạnh:
Thứ nhất, về vấn đề tự chủ đại học, mặc dù Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) và Nghị định hướng dẫn thi hành luật đã ban hành tuy vậy tự chủ về tài chính, chính sách học phí, quy định sử dụng tài sản công vẫn còn một số tồn tại do chưa được đồng bộ với luật chuyên ngành về tài chính, tài sản.
Thứ hai, hỗ trợ các trường trong ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong tổ chức dạy và học, đặc biệt là đào tạo trực tuyến, từ xa.
Thứ ba, quan tâm chỉ đạo xây dựng được cơ sở dữ liệu về phân tích, dự báo nguồn nhân lực để phục vụ định hướng nghề nghiệp và tuyển sinh sát hơn, đáp ứng nhu cầu xã hội.
Đặc biệt, mong mỏi Bộ trưởng đưa ra các chính sách để phân luồng thí sinh theo học các ngành nghề đào tạo truyền thống, đặc thù khó thu hút thí sinh. Chẳng hạn, Việt Nam có bờ biển dài 3.260km với hơn 1 triệu Km2 vùng đặc quyền kinh tế, nguồn tài nguyên biển phong phú và đa dạng. Tuy vậy, Nhà nước chưa có nhiều chính sách hỗ trợ trong đào tạo các ngành về kinh tế biển, lĩnh vực thủy sản như Khai thác thủy sản, Quản lý thủy sản, Nuôi trồng thủy sản và Chế biến thủy sản.
Thầy Hồ Tấn Nguyên Minh, Tổ trưởng Ngữ văn, Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh:
 |
Thầy giáo Hồ Tấn Nguyên Minh |
Là một nhà giáo giảng dạy ở trường THPT, tôi kỳ vọng bộ trưởng Bộ GD xây dựng một chiến lược phát triển giáo dục bền vững, lâu dài tránh chắp vá, hấp tấp, theo đuôi dư luận, thay đổi xoành xoạch theo kiểu “đẽo cày giữa đường”.
Ngoài ra, đặc biệt chú trọng yếu tố con người trong giáo dục. Phải gấp rút đưa ra kế hoạch xây dựng, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ở cấp THPT. Đây là yếu tố then chốt quyết định sự thành công hay thất bại trong giáo dục.
Cần lắng nghe những ý kiến góp ý, trao đổi, phản biện của nhân dân, đặc biệt là của đội ngũ thầy cô giáo để kịp thời sửa chữa, khắc phục những hạn chế, yếu kém.
Đổi mới triệt để chương trình và sách giáo khoa theo hướng tinh giản kiến thức nặng nề hàn lâm, tăng cường thực hành, trải nghiệm; tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Giảm áp lực về thành tích, giảm gánh nặng về hồ sơ sổ sách, tạo môi trường thật sự thoải mái để thầy và trò sáng tạo.
Thanh Hùng - Lê Huyền

Ngôi trường có 2 cựu học sinh trở thành tân Bộ trưởng
Tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Nguyễn Kim Sơn) và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (Bùi Thanh Sơn) đều là cựu học sinh của Trường THPT Ngô Quyền, Hải Phòng.
" alt="Thách thức và kỳ vọng với tân Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn"/>
Thách thức và kỳ vọng với tân Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn