Kết quả Champions League 2021/2022 | ||||||||
Ngày | Giờ | Đội | Tỉ số | Đội | Bảng | Kênh | ||
24/11 | ||||||||
24/11 | 00:45 | Dinamo Kiev | ![]() | 1:2 | ![]() | Bayern München | E | FPT Play |
24/11 | 00:45 | Villarreal CF | ![]() | 0:2 | ![]() | Man Utd | F | FPT Play |
24/11 | 03:00 | BSC Young Boys | ![]() | 3:3 | ![]() | Atalanta | F | FPT Play |
24/11 | 03:00 | Lille OSC | ![]() | 1:0 | ![]() | RB Salzburg | G | FPT Play |
24/11 | 03:00 | Sevilla FC | ![]() | 2:0 | ![]() | Wolfsburg | G | FPT Play |
24/11 | 03:00 | Chelsea | ![]() | 4:0 | ![]() | Juventus | H | FPT Play |
24/11 | 03:00 | Malmö FF | ![]() | 1:1 | ![]() | Zenit St. Petersburg | H | FPT Play |
24/11 | 03:00 | FC Barcelona | ![]() | 0:0 | ![]() | SL Benfica | E | FPT Play |
Kết quả bóng đá Cup C1 hôm nay 24/11/2021: Ronaldo giúp Mu rửa mặt


相关文章
- 、
-
Người Việt có thể kiếm 350 triệu/tháng nhờ livestream trên mạngSự kết hợp giữa livestream và thương mại điện tử đang là một xu hướng mới trong nền kinh tế số.
Mỗi ngày, tại Việt Nam hiện có khoảng 70.000 - 80.000 phiên livestream bán hàng. Phần lớn các phiên livestream này diễn ra trên nền tảng mạng xã hội Facebook. Một phần nhỏ trong số đó (khoảng 2.000 - 3.000 phiên) diễn ra trên các nền tảng điện tử như Shopee Live, Tike Live, Lazada, Sendo,...
Theo ông Phạm Ngọc Duy Liêm - Co-Founder GoStream (một đơn vị cung cấp nền tảng livestream chuyên nghiệp tại Việt Nam), từ đầu năm tới nay, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, lượng người làm livestream tại Việt Nam đã tăng trưởng vượt bậc.
Nếu chỉ tính trên nền tảng GoStream, trong đại dịch Covid-19, lượng người livestream tại đây đã tăng gấp đôi so với khoảng thời gian trước đó. Lượng người livestream tại Việt Nam được dự đoán sẽ còn tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới, đặc biệt với tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch.
Ông Phạm Ngọc Duy Liêm - Co-Founder GoStream. Chia sẻ về thu nhập của những người làm livestream, ông Phạm Ngọc Duy Liêm cho biết, tại Quảng Châu (Trung Quốc), một hot streamer cỡ trung có thể kiếm được khoảng 700 triệu/tháng nhờ bán hàng qua mạng.
Mức sống cơ bản tại thành phố này gấp khoảng 2 lần so với Việt Nam. Điều này cũng có nghĩa, nếu tính theo mức thu nhập tại Việt Nam, một hot streamer có thể kiếm được khoảng 350 triệu/tháng.
Nỗ lực chuyên nghiệp hóa nghề livestream
Đánh giá về nền kinh tế livestream tại Việt Nam, ông Nguyễn Hòa Bình - CEO tập đoàn Nexttech cho rằng, các streamer Việt Nam đang làm công việc của mình một cách tự phát, theo trào lưu và thiếu sự chuẩn bị bài bản. Công nghệ livestream ở Việt Nam cũng vẫn còn yếu, phần nhiều phụ thuộc vào Facebook.
“Đa phần các streamer Việt Nam vẫn mặc đồ ở nhà khi livestream trên mạng. Tác phong của họ luộm thuộm, thiên về thô tục và chiêu trò. Trong khi đó, kỹ năng giao tiếp của các streamer Việt không được đánh giá cao, nhiều người không có thói quen tương tác.”, ông Bình nói.
"Shark" Bình cho rằng các streamer Việt Nam đang làm công việc của mình một cách tự phát, theo trào lưu và thiếu sự chuẩn bị bài bản. Theo ông Bình, điểm quan trọng khiến livestream khó trở thành một ngành nghề kinh tế tại Việt Nam bởi các sản phẩm được rao bán hiện nay phần lớn là những món đồ rẻ tiền, chất lượng kém. Điều này dễ gây ra tâm lý lệch lạc, phòng hờ trong suy nghĩ của khách hàng.
Bên cạnh đó, việc các đối tượng xấu, các “giang hồ mạng" thường xuyên sử dụng livestream như một kênh tương tác khiến mô hình này có thể biến tướng, thậm chí chết yểu, tương tự như bán hàng đa cấp.
Để phát triển cộng đồng streamer, theo ông Bình, cần có những streamer tốt, được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Đây cũng là lý do mà Học viện Livestream Next On vừa được đơn vị này thành lập. Sự xuất hiện của mô hình này được kỳ vọng sẽ góp phần vào việc chuyên nghiệp hóa nghề livestream tại Việt Nam.
Theo vị chuyên gia này, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội để phát triển nền kinh tế livestream giống như những gì Trung Quốc đã làm. Đây là con đường để tạo ra nguồn thu nhập cao và bền vững bằng chất xám, đồng thời ít rủi ro hơn so với việc làm xe ôm công nghệ.
Trọng Đạt
Kỳ 3: Việt Nam liệu có thể biến livestream thành ngành công nghiệp tỷ USD?
Một người thu 13 tỷ nhờ bán hàng online trong ngày 12/12
Một nhà bán bán lẻ cá nhân chuyên về hàng phụ kiện điện thoại tại Việt Nam đã thu về 13 tỷ đồng chỉ trong ngày bán hàng 12/12.
"> -
Chiến tranh thương mại Mỹ Trung: Trump cấm TikTokTổng thống Trump đã ký sắc lệnh hành pháp cấm TikTok.
Tổng thống Trump đã hiện thực hóa lời đe dọa cấm cửa TikTok bằng hành động. Hôm nay, ông ký sắc lệnh hành pháp cấm TikTok, có hiệu lực sau 45 ngày. Sắc lệnh dựa vào Đạo luật Quyền lực kinh tế khẩn cấp quốc gia và Đạo luật khẩn cấp quốc gia.
“Việc truyền bá các ứng dụng di động phát triển và thuộc sở hữu của Trung Quốc tại Mỹ tiếp tục đe dọa an ninh quốc gia, chính sách quốc tế, kinh tế của Mỹ”, sắc lệnh hành pháp viết. “Vào lúc này, hành động phải được đưa ra để xử lý mối nguy của một ứng dụng cụ thể, TikTok”.
Xuất hiện chỉ vài giờ sau khi Thượng viện Mỹ bỏ phiếu cấm TikTok khỏi tất cả thiết bị chính phủ, sắc lệnh hành pháp khẳng định “bất kỳ giao dịch nào của bất kỳ ai” với ByteDance hay chi nhánh sẽ bị cấm từ 20/9. Không rõ sắc lệnh sẽ ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của TikTok như thế nào trong ngắn hạn. Không như Huawei và ZTE, công ty không cần giấy phép để vận hành và sắc lệnh cũng không nhắc tới việc yêu cầu chợ ứng dụng Apple, Google gỡ ứng dụng. Tuy nhiên, nó áp dụng cho cả các chi nhánh của ByteDance – cụ thể là TikTok tại Mỹ - và đối với tất cả giao dịch tài chính đến và đi tới các chi nhánh này.
TikTok, ứng dụng video ngắn của ByteDance – công ty có trụ sở tại Trung Quốc – được tải hơn 175 triệu lượt tại Mỹ và hơn 1 tỷ lượt trên toàn cầu. Mỹ tố cáo TikTok tự động ghi lại lượng lớn thông tin từ người dùng như vị trí, duyệt web, lịch sử tìm kiếm. “Bộ sưu tập dữ liệu này cho phép Trung Quốc truy cập thông tin độc quyền và cá nhân của người Mỹ, có khả năng giúp Trung Quốc theo dõi vị trí của nhân viên, nhà thầu liên bang, xây dựng bộ thông tin cá nhân để tống tiền và thực hiện gián điệp doanh nghiệp”, trích đoạn trong sắc lệnh. Mỹ cũng cáo buộc TikTok kiểm duyệt nội dung mà Trung Quốc xem là nhạy cảm chính trị.
Ông Trump nhấn mạnh những nguy cơ này là thật. Bộ An ninh nội địa, Ủy ban An toàn giao thông và Lực lượng vũ trang Mỹ đã cấm dùng TikTok trên thiết bị nhà nước cấp. Chính phủ Ấn Độ cũng cấm TikTok và các ứng dụng Trung Quốc khác. Trong một tuyên bố, Bộ Công nghệ thông tin và Điện tử Ấn Độ cho biết, TikTok đã đánh cắp và chuyển dữ liệu người dùng bằng phương thức không được phê duyệt đến máy chủ đặt ngoài Ấn Độ. Các công ty Mỹ cũng bắt đầu cấm TikTok trên thiết bị nhân viên.
Trước đó, ông Trump dọa cấm TikTok nếu trước 15/9 không bán được cho một công ty Mỹ. Microsoft đang đàm phán mua lại ứng dụng với mức giá khoảng 30 tỷ USD.
Không lâu sau khi công bố sắc lệnh hành pháp liên quan tới TikTok, ông Trump cũng ra sắc lệnh tương tự với WeChat, ứng dụng chat của Tencent. Đối với WeChat, Mỹ sẽ cấm mọi giao dịch tài chính với Tencent. Quyết định cũng có hiệu lực sau 45 ngày.
Du Lam (Tổng hợp)
4 kỳ lân công nghệ lớn nhất thế giới là của Trung Quốc
4 trong 5 kỳ lân công nghệ – các startup có giá trị trên 1 tỷ USD – lớn nhất thế giới đều có nguồn gốc Trung Quốc.
"> -
TikTok trở thành “phép thử” của chính quyền TrumpTikTok đang trở thành “phép thử” của chính quyền Trump.
Với Bytedance, công ty đang hướng đến mục đích toàn cầu hóa, việc bán bộ phận kinh doanh tại Mỹ của TikTok tương đương với phá vỡ chính mình. Đối mặt với cái nhìn phức tạp trong và ngoài nước, Bytedance chịu áp lực gấp đôi từ thị trường và dư luận.
Để đảm bảo sự phát triển tiếp theo, ByteDance đang tìm kiếm các đồng minh mới. Theo truyền thông Anh, Thủ tướng Anh, ông Vladimir Johnson đã bật đèn xanh cho việc chuyển trụ sở toàn cầu của ByteDance tới London.
Tương lai của TikTok chưa rõ ràng do thái độ không thể đoán trước của chính quyền Trump. Nhưng điều chắc chắn là quá trình toàn cầu hóa của Bytedance đang đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử.
Đáp lại, The Wall đã phát hành một chuyên đề cung cấp nhiều góc nhìn hơn.
Microsoft, người khổng lồ mạng xã hội mới được sinh ra?
Reuters tin rằng sau khi hoàn thành thương vụ mua lại TikTok, Microsoft sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh chính của gã khổng lồ truyền thông xã hội Mỹ.
Đánh giá từ tình hình hiện tại, có nhiều khả năng công ty tại Mỹ của TikTok sẽ bị Microsoft thâu tóm. CEO Satya Nadella của Microsoft đã thảo luận và đạt được thỏa thuận với Trump về vụ việc này.
"Microsoft có một mạng truyền thông xã hội chuyên nghiệp LinkedIn. Sau khi có được TikTok, công ty có 100 triệu người dùng Mỹ, họ sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh lớn với các đại gia truyền thông xã hội như Facebook và Snap Inc”, Reuters viết trong một bài báo.
Chính quyền Trump cấm TikTok: Không hề dễ!
The Verge tin rằng: “Không có nghi ngờ gì về việc Trump muốn cấm TikTok, nhưng điều này không dễ dàng như Trump và Pompeo (Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ) nói”.
Pompeo so sánh kế hoạch ngăn chặn TikTok tương tự như với Huawei và ZTE, bao gồm loại trừ các doanh nghiệp này ra khỏi các hợp đồng với chính phủ. Trên thực tế, việc cài đặt TikTok bị cấm trong điện thoại công vụ của nhân viên chính phủ, các thiết bị điện tử của quân đội Mỹ. Hiện một số nhà lập pháp vẫn đang cố gắng mở rộng phạm vi hạn chế này.
Tuy nhiên, tình hình của Huawei, ZTE và TikTok không giống nhau. Mô hình kinh doanh của Huawei và ZTE là bán sản phẩm vật chất cho các nhà khai thác viễn thông và các nhà khai thác viễn thông này hợp tác với chính phủ, vì vậy quy định của chính phủ có tác động lớn hơn đối với họ. TikTok là một sản phẩm ứng dụng tiêu dùng phổ biến trong cộng đồng người Mỹ. Nó chỉ hạn chế sử dụng nhân viên chính phủ, các thành viên quân đội và không phải là một hình phạt nghiêm trọng.
Phương pháp cứng rắn được chính phủ Ấn Độ áp dụng là cắt trực tiếp kết nối giữa máy chủ mục tiêu và người dùng Ấn Độ. Tuy nhiên, thông lệ này không được phép trong luật pháp Mỹ và Nhà Trắng khó có thể thiết lập một hệ thống kiểm duyệt trực tuyến nghiêm ngặt như vậy.
Chính quyền Trump có nhiều khả năng đạt được mục tiêu của mình thông qua Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS). Tuy nhiên, The Verge tin rằng CFIUS có thể cho phép TikTok tổ chức lại hoạt động kinh doanh tại Mỹ từ doanh nghiệp Trung Quốc và thậm chí cho phép ByteDance bán Musical.ly - nhưng đây không hoàn toàn là "lệnh cấm". Và điều này không thể được áp dụng cho tất cả các ứng dụng xã hội từ Trung Quốc.
Một cách khác là chính phủ Hoa Kỳ có thể yêu cầu Apple và Google cắt đứt kết nối với ByteDance, xóa TikTok khỏi App Store và Play Store. Điều này sẽ kìm hãm sự phát triển của TikTok ở một mức độ nhất định, nhưng người dùng vẫn có thể truy cập thông qua các ứng dụng hoặc trang web để tải xuống.
Trên thực tế, tất cả các biện pháp này không thể đạt được "lệnh cấm" đối với TikTok. Verge tin rằng ý tưởng của Trump về việc cấm TikTok và các mối đe dọa của ông nhằm đóng cửa Facebook, Twitter, bỏ qua những hạn chế thực sự đối với quyền lực của chính phủ Mỹ, nhưng ngay cả như vậy, đây vẫn là một nỗ lực đáng lo ngại nhằm hạn chế tự do Internet của Mỹ. .
Những sự cố tương tự khác?
Tại Mỹ, các công ty hoặc tài sản do các thực thể ở nước ngoài kiểm soát thường nằm dưới sự chú ý chặt chẽ của CFIUS. Đối với Bytedance, CFIUS cũng thành lập một nhóm điều tra bao gồm nhiều cơ quan chính phủ về việc mua lại Music.ly vào năm 2017. "Hầu hết các công ty đều thỏa hiệp, nhưng trong những trường hợp hiếm hoi, tổng thống Mỹ có thể đích thân vào cuộc", Reuters bình luận.
Một sự cố tương tự lần đầu tiên xảy ra vào năm 2012. Vào thời điểm đó, Ralls Corporation (RallsCorp), một công ty con thuộc Tập đoàn Công nghiệp nặng Sany của Trung Quốc, đã mua lại một trang trại gió ở Oregon. Tuy nhiên, sau đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã yêu cầu RallsCorp từ bỏ trang trại gió và loại bỏ tất cả các thiết bị được lắp đặt, bao gồm cả nền bê tông.
Đây là lần đầu tiên một tổng thống Mỹ phủ quyết một doanh nghiệp nước ngoài sau 22 năm. Cùng năm đó, RallsCorp đệ đơn kiện lên tòa án. Vào năm 2014, RallsCorp đã thắng phiên tòa thứ hai. Tòa án cho rằng việc Obama cấm dự án trang trại gió đã vi phạm công lý tố tụng. Mãi đến năm 2015, hai bên mới đạt được thỏa thuận.
Obama từ chức và Trump đã nhiều lần can thiệp vào các vụ sáp nhập, mua lại sau khi tiếp quản như: Buộc Kunlun Wanwei bán ứng dụng Grindr 3 năm sau đó; Ngăn chặn Ant Financial mua lại MoneyGram, một công ty dịch vụ chuyển tiền của Mỹ; Yêu cầu Công ty Công nghệ Thông tin Zhongchang Shiji Bắc Kinh bán công ty phần mềm điều hành khách sạn StayNTouch.
Hiện tại, trong một môi trường khắc nghiệt hơn, các công ty có kế hoạch sáp nhập phải thực hiện kế hoạch khác. Theo Reuters, khi một công ty Trung Quốc muốn "bán mình", để tránh sự xem xét của CFIUS, cuối cùng họ đã chọn một người mua ở Mỹ với giá thấp hơn và từ bỏ một người mua Trung Quốc với giá cao hơn.
ByteDance chỉ là một trong danh sách dài các công ty Trung Quốc đã nếm thử chất độc cuối cùng của chú Sam (từ nhân cách hóa quốc gia chỉ nước Mỹ), Reuters bình luận.
Khủng hoảng chưa dừng lại
Sau Ấn Độ và Mỹ, một số nhà lập pháp Nhật Bản đang cố gắng hạn chế sử dụng TikTok và các ứng dụng khác của Trung Quốc.
Theo NHK, các nhà lập pháp đang có kế hoạch gửi đề xuất lên chính phủ Nhật Bản vào đầu tháng 9. Họ cũng nghi ngờ về bảo mật dữ liệu của TikTok.
Nhật Bản được các công ty Internet nước ngoài coi là mảnh đất khó chinh phục nhất, nhưng TikTok đã đạt được thành công lớn. Trên App Store Nhật Bản, TikTok từ lâu được xếp hạng đầu tiên trong danh sách ứng dụng giải trí và top 5 trong danh sách tổng thể. .
Nếu gặp khó ở thị trường Nhật, chắc chắn đây sẽ là tin xấu cho Bytedance.
Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của các sự kiện ở Mỹ và Ấn Độ, TikTok rất có thể phải đối mặt với những thách thức tương tự ở nhiều thị trường như Nhật Bản.
Số phận doanh nghiệp Mỹ của TikTok ảnh hưởng đến tất cả các bên. Bất kể kết quả là gì, điều này đã trở thành một thảm họa trong sự phát triển của Bytedance, vượt xa phạm vi cạnh tranh thương mại thuần túy.
Điệp Lưu (Tổng hợp)
Trung Quốc nổi giận vì Microsoft đàm phán mua TikTok
Truyền thông Trung Quốc ví thương vụ Microsoft và TikTok như ‘cưỡng đoạt con khỏi vòng tay mẹ’, còn cư dân mạng nước này tức giận vì ByteDance ‘quỳ gối’ quá nhanh.
"> -
Không sở dụng GPS, Bluezone dùng sóng Bluetooth để xác định các tiếp xúc gần trong phạm vi 2 mét. Ảnh: Trọng Đạt Ứng dụng Bluezone có theo dõi vị trí người dùng không?Sở dĩ Bluezone không sử dụng quyền truy cập vị trí bởi về bản chất, ứng dụng này được tạo ra với mục đích ghi nhận các tiếp xúc tầm gần. Điều này được thực hiện thông qua kết nối Bluetooth giữa thiết bị của những người sử dụng ở gần nhau.
Việc sử dụng GPS sẽ không giải quyết được bài toán tối quan trọng là xác định việc tiếp xúc gần để tìm ra người có khả năng lây nhiễm. Điều này dễ nhẫn thấy nhất trong trường hợp mọi người có cùng một tọa độ nhưng lại ở các tầng khác nhau trong cùng một tòa nhà
Bên cạnh đó, nếu sử dụng công nghệ định vị vệ tinh GPS, ứng dụng sẽ thu thập dữ liệu về vị trí, quyền riêng tư của người dùng vì vậy cũng sẽ bị xâm phạm. Đây chính là lý do mà công nghệ Bluetooth được lựa chọn sử dụng nhằm truy vết người nghi nhiễm Covid-19.
Khi người dùng Bluezone đứng cách nhau với thời gian đủ lâu trong phạm vi 2 mét, ứng dụng Bluezone trên thiết bị của cả 2 sẽ tự động ghi lại mã ID của nhau. Đây là cách để xác định một người đã từng tiếp xúc với ai.
Với việc sử dụng công nghệ xác định tiếp xúc bằng Bluetooth, ứng dụng Bluezone sẽ chỉ ghi nhận 2 người có gặp nhau lúc nào đó và trong bao lâu. Vị trí gặp nhau ở đâu ứng dụng hoàn toàn không biết.
Người sử dụng Bluezone cũng sẽ không biết rõ danh tính của người từng tiếp xúc bởi việc ghi nhận này được thực hiện dưới dạng mã ID. Mã ID này do hệ thống tự sinh ra. Người dùng hoàn toàn ẩn danh. Để đảm bảo tính riêng tư, mã định danh này thậm chí sẽ thay đổi cứ sau mỗi 15 phút.
Vì sao Bluezone đòi cấp quyền truy cập ảnh, phương tiện, tệp?
Trả lời câu hỏi này, ông Đào Công Anh - Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) cho biết, Bluezone chỉ sử dụng quyền truy cập tệp để ghi lại lịch sử tiếp xúc của người dùng với nhau. Thông tin này sau đó sẽ được lưu trên thiết bị.
Người dùng có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng Bluezone. Đây là ứng dụng được sự bảo hộ của Bộ TT&TT. Bluezone không ảnh hưởng tới quyền riêng tư của người dùng. Ảnh: Trọng Đạt Trong trường hợp có một người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19, cơ quan y tế sẽ hỏi họ có sử dụng ứng dụng Bluezone không. Nếu câu trả lời là có, mã ID ứng dụng Bluezone trên thiết bị của người này sẽ được đưa lên hệ thống.
Hệ thống sau đó sẽ gửi mã ID này tới thiết bị của tất cả những người sử dụng Bluezone. Ứng dụng sẽ so sánh mã ID này với lịch sử tiếp xúc trên thiết bị để đưa ra cảnh báo nếu trùng khớp. Do ứng dụng không hề tải dữ liệu lên server, quyền riêng tư của người dùng vì thế sẽ được đảm bảo.
Nhìn chung, ứng dụng Bluezone là cách hiệu quả nhất để xác định việc tiếp xúc gần, từ đó tìm ra các ca lây nhiễm trong cộng đồng. Việc sử dụng ứng dụng Bluezone hoàn toàn không ảnh hưởng tới quyền riêng tư của người sử dụng. Do vậy, người dùng không nên nghe theo các thông tin lan truyền trên mạng, thay vào đó hãy cài đặt ứng dụng Bluezone để tự bảo vệ mình và bảo vệ cộng đồng.
Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19
Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.">