当前位置:首页 > Nhận định > Nhận định, soi kèo Bashundhara Kings vs East Bengal, 22h00 ngày 29/10: Trận chiến sống còn 正文
标签:
责任编辑:Thời sự
Sau 6 năm kết hôn, vợ chồng tôi đã dành dụm được 1,3 tỷ đồng. Tôi trọ tại khu Cầu Giấy lâu năm, khách quen đa phần cũng ở khu vực này nên tôi cũng mong muốn mua nhà ở đây. Tuy nhiên, với số tiền trên, tôi thừa hiểu đây là ước mơ xa vời. Vì là một trong những quận trung tâm nên giá nhà đất ở Cầu Giấy khá cao, nhà cấp 4 tầm 30m2 cũng đã trên 2 tỷ.
![]() |
Cần cân nhắc cẩn trọng khi hùn tiền mua nhà cùng người thân, bạn bè |
Ở các quận xa hơn, giá đất khá dễ chịu, tuy nhiên bài toán là nếu mua nhà tại các quận đó, việc bán hàng của tôi sẽ gặp thách thức. Thứ nhất, chắc chắn sẽ có khách hàng quen rời bỏ tôi, bởi chuyển đi xa, đồng nghĩa với phí vận chuyển sẽ tăng cao. Thứ hai, làm quen với môi trường sống mới, tìm kiếm khách mới cũng chẳng hề dễ dàng.
Những trăn trở này tôi có tâm sự với một người em họ con nhà chú ruột. Em ấy cũng đang thuê trọ ở Cầu Giấy và bán hàng online giống tôi nhưng khác mặt hàng. Nghe tôi kể xong, cô em nói rằng đúng là "ý tưởng lớn gặp nhau" bởi vợ chồng em ấy cũng đang tính mua nhà đất nhưng do tầm tiền nhỏ 1,8 tỷ nên đi xem nhiều căn ở Cầu Giấy mà chẳng ưng ý căn nào, những căn đẹp, rộng thì giá quá cao. Còn mua lùi ra quận ngoại thành thì em ấy cũng không muốn bởi sợ "mất khách" giống tôi.
Cô em họ liền trao đổi với tôi: "Hay nhà em với nhà bác "hùn tiền" để mua chung một ngôi nhà ở Cầu Giấy?". Theo tính toán của cô em tôi, tổng tiền cả hai gia đình hiện có khoảng 2,1 tỷ, chưa kể mỗi bên đều có thể vay mượn thêm họ hàng, bạn bè không mất lãi tầm 500 triệu. Như vậy, nếu gộp vào, chúng tôi sẽ có hơn 3 tỷ - với tầm tài chính này, tìm mua một căn nhà diện tích khoảng 40m2 tại quận Cầu Giấy không khó. Chưa kể, do cùng bán hàng online nên nếu về ở chung, chị em chúng tôi sẽ hỗ trợ được nhau rất tốt.
Nghe cô em nói, tôi thấy đúng là mọi thứ đều rất thuận lợi. Tuy nhiên, khi mang chuyện này kể với chồng, tôi không ngờ anh lại phản ứng quyết liệt. Anh nói rằng, họ hàng ở xa có khi còn quý mến nhau, chứ về sống chung dưới một ngôi nhà, bao nhiêu cái xấu, cái dở lộ ra hết rồi lại khó nhìn mặt nhau. Chồng tôi cũng nói cô em họ cư xử nhiều khi mất lòng, nhiều lần đăng Facebook "chửi bới" này nọ. Nếu sống chung, e là hai bên khó dung hòa hoặc "bằng mặt nhưng không bằng lòng".
Chưa kể, mua nhà chung, đứng tên chung về mặt pháp luật cũng rắc rối. Sau này, nếu chúng tôi nhận ra lối sống hai bên không phù hợp, muốn bán nhà chuyển đi nhưng không thống nhất với vợ chồng cô em họ, không được họ đồng ý thì cũng không thể một mình giao dịch được. Lúc ấy, một là bắt buộc vẫn phải sống chung một mái nhà, hai là vợ chồng tôi tự rời đi, chấp nhận "chôn" tạm tiền tỷ ở ngôi nhà đó.
Nghe chồng phân tích, tôi cũng thấy có lý. Giờ đây tôi đang rất phân vân, cá nhân tôi vẫn muốn hùn tiền mua chung nhà nhưng những rắc rối mà chồng nêu cũng khiến tôi lo lắng rất nhiều. Hiện cô em họ đang đang giục hỏi xem ý vợ chồng tôi thế nào, vì vợ chồng em ấy mới đi xem một căn nhỉnh 3 tỷ rất rộng thoáng, ưng ý. Xin mọi người hãy cho tôi lời khuyên để tôi sớm đưa ra lựa chọn đúng đắn.
Độc giả chia sẻ ý kiến, thắc mắc, kinh nghiệm trong việc mua nhà xin chia sẻ về email: vland@vietnamnet.vnhoặc gửi ý kiến: TẠI ĐÂY |
Ngọc Minh (Hà Nội)
Bao phen khốn đốn vì bị hàng xóm cản trở thi công nhà, tôi từng nghĩ, giá mình mua một cái nhà xây sẵn, có lẽ đã chẳng phải rơi vào tình cảnh oái ăm này.
" alt="Dồn tiền tỷ mua chung nhà đất coi chừng ôm hận lật kèo"/>Lâu ngày không làm một việc tại nhà, người phụ nữ bị viêm phổi, suy đa tạng
Mỗi ngày, tại Việt Nam hiện có khoảng 70.000 - 80.000 phiên livestream bán hàng. Phần lớn các phiên livestream này diễn ra trên nền tảng mạng xã hội Facebook. Một phần nhỏ trong số đó (khoảng 2.000 - 3.000 phiên) diễn ra trên các nền tảng điện tử như Shopee Live, Tike Live, Lazada, Sendo,...
Theo ông Phạm Ngọc Duy Liêm - Co-Founder GoStream (một đơn vị cung cấp nền tảng livestream chuyên nghiệp tại Việt Nam), từ đầu năm tới nay, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, lượng người làm livestream tại Việt Nam đã tăng trưởng vượt bậc.
Nếu chỉ tính trên nền tảng GoStream, trong đại dịch Covid-19, lượng người livestream tại đây đã tăng gấp đôi so với khoảng thời gian trước đó. Lượng người livestream tại Việt Nam được dự đoán sẽ còn tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới, đặc biệt với tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch.
![]() |
Ông Phạm Ngọc Duy Liêm - Co-Founder GoStream. |
Chia sẻ về thu nhập của những người làm livestream, ông Phạm Ngọc Duy Liêm cho biết, tại Quảng Châu (Trung Quốc), một hot streamer cỡ trung có thể kiếm được khoảng 700 triệu/tháng nhờ bán hàng qua mạng.
Mức sống cơ bản tại thành phố này gấp khoảng 2 lần so với Việt Nam. Điều này cũng có nghĩa, nếu tính theo mức thu nhập tại Việt Nam, một hot streamer có thể kiếm được khoảng 350 triệu/tháng.
Nỗ lực chuyên nghiệp hóa nghề livestream
Đánh giá về nền kinh tế livestream tại Việt Nam, ông Nguyễn Hòa Bình - CEO tập đoàn Nexttech cho rằng, các streamer Việt Nam đang làm công việc của mình một cách tự phát, theo trào lưu và thiếu sự chuẩn bị bài bản. Công nghệ livestream ở Việt Nam cũng vẫn còn yếu, phần nhiều phụ thuộc vào Facebook.
“Đa phần các streamer Việt Nam vẫn mặc đồ ở nhà khi livestream trên mạng. Tác phong của họ luộm thuộm, thiên về thô tục và chiêu trò. Trong khi đó, kỹ năng giao tiếp của các streamer Việt không được đánh giá cao, nhiều người không có thói quen tương tác.”, ông Bình nói.
![]() |
"Shark" Bình cho rằng các streamer Việt Nam đang làm công việc của mình một cách tự phát, theo trào lưu và thiếu sự chuẩn bị bài bản. |
Theo ông Bình, điểm quan trọng khiến livestream khó trở thành một ngành nghề kinh tế tại Việt Nam bởi các sản phẩm được rao bán hiện nay phần lớn là những món đồ rẻ tiền, chất lượng kém. Điều này dễ gây ra tâm lý lệch lạc, phòng hờ trong suy nghĩ của khách hàng.
Bên cạnh đó, việc các đối tượng xấu, các “giang hồ mạng" thường xuyên sử dụng livestream như một kênh tương tác khiến mô hình này có thể biến tướng, thậm chí chết yểu, tương tự như bán hàng đa cấp.
Để phát triển cộng đồng streamer, theo ông Bình, cần có những streamer tốt, được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Đây cũng là lý do mà Học viện Livestream Next On vừa được đơn vị này thành lập. Sự xuất hiện của mô hình này được kỳ vọng sẽ góp phần vào việc chuyên nghiệp hóa nghề livestream tại Việt Nam.
Theo vị chuyên gia này, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội để phát triển nền kinh tế livestream giống như những gì Trung Quốc đã làm. Đây là con đường để tạo ra nguồn thu nhập cao và bền vững bằng chất xám, đồng thời ít rủi ro hơn so với việc làm xe ôm công nghệ.
Trọng Đạt
Kỳ 3: Việt Nam liệu có thể biến livestream thành ngành công nghiệp tỷ USD?
Một nhà bán bán lẻ cá nhân chuyên về hàng phụ kiện điện thoại tại Việt Nam đã thu về 13 tỷ đồng chỉ trong ngày bán hàng 12/12.
" alt="Người Việt có thể kiếm 350 triệu/tháng nhờ livestream trên mạng"/>Người Việt có thể kiếm 350 triệu/tháng nhờ livestream trên mạng