Tháng 6/2020,ệtNamxâydựngBộchỉtiêuđểđolườngkinhtếsốtrực tiếp bóng đá tây ban nha hôm nay Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với mục tiêu Việt Nam gia nhập nhóm 50 quốc gia dẫn đầu về Chính phủ điện tử.
Để thực hiện được mục tiêu đặt ra, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng và ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê về kinh tế số; xây dựng phương pháp mới trong thu thập dữ liệu nhằm đo lường tác động của chuyển đổi số lên các mặt kinh tế - xã hội và người dân để định kỳ công bố.
Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), kinh tế số là toàn bộ hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng số, sử dụng công nghệ số và dữ liệu để tạo ra những mô hình kinh doanh mới. Bộ chỉ tiêu thống kê kinh tế số là tập hợp những chỉ tiêu thống kê phản ánh tình hình phát triển và tác động của kinh tế số với nền kinh tế quốc dân.
Việt Nam xây dựng Bộ chỉ tiêu để đo lường kinh tế số. |
Bộ chỉ tiêu kinh tế số xác định, giá trị tăng thêm của kinh tế số được tính từ phần giá trị tăng thêm do các hoạt động cung cấp dịch vụ hạ tầng số, dịch vụ nền tảng số và dịch vụ ứng dụng số. Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong tổng sản phẩm trong nước là tỷ lệ phần trăm giữa tổng giá trị tăng thêm do kinh tế số tạo ra và tổng sản phẩm trong nước trong kỳ báo cáo.
Kinh tế số được xác định gồm các hoạt động cung cấp dịch vụ hạ tầng số, dịch vụ nền tảng số và dịch vụ ứng dụng số. Cụ thể, hạ tầng số là hạ tầng kỹ thuật vật lý để truyền đưa thông tin số, dữ liệu số và để cung cấp dịch vụ nền tảng số, dịch vụ ứng dụng số như dịch vụ viễn thông cố định, dịch vụ viễn thông di động, dịch vụ kết nối Internet, dịch vụ truy nhập Internet,...
Dịch vụ nền tảng số là dịch vụ được phát triển dựa trên hạ tầng số, tạo ra môi trường cho dịch vụ ứng dụng số như dịch vụ sàn thương mại điện tử hàng hóa (Shopee, Sendo, Amazon, Alibaba,.. ), sàn giao dịch chứng khoán, dịch vụ mạng xã hội (Zalo, Facebook, YouTube,...), các ứng dụng trên nền tảng di động để cung cấp dịch vụ (Uber, Grab,... ).
Trong khi đó, các dịch vụ ứng dụng số là các dịch vụ tin học, dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin nói chung - được phát triển, vận hành dựa trên hạ tầng số hoặc nền tảng số để các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng trong hoạt động, sản xuất, kinh doanh, bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Ngoài thống kê các chỉ số về hạ tầng số, Bộ chỉ số sẽ phản ánh đầy đủ mức độ phổ cập của phương tiện số (tỷ lệ người sử dụng điện thoại di động, tỷ lệ người dân có danh tính số, số ứng dụng di động do Việt Nam sản xuất bình quân đầu người, tỷ lệ hộ gia đình được gán địa chỉ số..); Mức độ phổ cập dịch vụ trực tuyến hay kỹ năng số và nguồn nhân lực kỹ thuật số.
Để xây dựng Bộ chỉ tiêu kinh tế số, Tổng cục Thống kê sẽ là đơn vị chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan thu thập, tổng hợp thông tin thống kê đối với các chỉ tiêu thống kê kinh tế số. Đơn vị này sẽ ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình tích hợp, lưu trữ, khai thác số liệu thống kê kinh tế số. Bộ TT&TT căn cứ vào Bộ chỉ tiêu thống kê kinh tế số, thực hiện lồng ghép, thu thập, tổng hợp những chỉ tiêu, cung cấp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, biên soạn.
Kinh tế số đang là một trong những ưu tiên của Việt Nam. Do đó, việc thống nhất các chỉ số đo lường kinh tế số có ý nghĩa để mang đến dữ liệu và đưa ra những quyết sách cụ thể.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng việc đo lường quy mô của nền kinh tế kỹ thuật số đối mặt với nhiều thách thức. Theo ông Jaffar Al-Rikabi, Chuyên gia kinh tế của World Bank: kinh tế số là khái niệm mới với nhiều định nghĩa khác nhau, vấn đề chất lượng dữ liệu, khó đo lường mức tiêu thụ những sản phẩm kỹ thuật số, giá trị của việc đầu tư vào dữ liệu trong nền kinh tế hiện đại khó được xác định, đo lường nền kinh tế chia sẻ và cả những thách thức trong việc tìm hiểu vị trí hoạt động của nền kinh tế khi các công ty thu lợi nhiều từ hoạt động xuyên biên giới.
Để giải quyết điều này, các chuyên gia cho rằng khi biết quy mô của nền kinh tế kỹ thuật số, cần đo lường hoạt động sản xuất từ phía cung. Bên cung thường liên quan đến lĩnh vực sản xuất và thương mại kinh tế kỹ thuật số, chẳng hạn như giá trị của hoạt động đầu tư, việc làm, nghiên cứu và phát triển. Trong khi đó, muốn kiểm tra tác động kinh tế của số hóa đối với nền kinh tế và xã hội lớn hơn, phải kiểm tra việc ứng dụng nó trong nền kinh tế kỹ thuật số.
Duy Vũ
Đưa 5 triệu hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn là đột phá trong kinh tế số
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn, nhấn mạnh đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn TMĐT là bước đột phá trong phát triển kinh tế số nông nghiệp và đề nghị các địa phương phối hợp với doanh nghiệp bưu chính để xây dựng phương án chi tiết.