Hôm 27/4,ấncôngsâubuộcNgadidờihàngchụcmáybayquânsựxatiềntuyến giải bóng đá vô địch quốc gia pháp Ukraine đã phóng hàng chục UAV tấn công vào sân bay Kushchyovskaya, và hai nhà máy lọc dầu ở phía tây nam nước Nga, với mục đích gây gián đoạn hoạt động ném bom lượn có sức tàn phá cao của Moscow. Vụ tập kích nằm trong chuỗi tấn công tầm xa mới nhất của Kiev nhằm vào các cơ sở quân sự, và năng lượng của Moscow.
Theo tờ Business Insider, Bộ Quốc phòng Anh nhận định vụ tấn công của Ukraine vào sân bay Kushchyovskaya "có thể đã góp phần khiến khoảng 40 máy bay các loại của Nga phải rời khỏi khu vực, và phân tán đến nhiều sân bay cách xa tiền tuyến" trong tuần qua.
"Tác động của hành động trên khó có thể thấy ngay lập tức. Tuy nhiên, Ukraine đã chứng tỏ khả năng tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Nga", Bộ Quốc phòng Anh nhận định nhưng không nói rõ Nga phân tán các máy bay quân sự tới những địa điểm mới nào.
“Việc phân tán đồng nghĩa với thời gian làm nhiệm vụ của các máy bay Nga sẽ phải tăng lên. Điều này sẽ dẫn tới tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn, tăng chi phí, và gây thêm căng thẳng cho phi hành đoàn”, bản báo cáo tình báo Anh nhấn mạnh.
Ngược lại, điều này sẽ giúp các lực lượng Ukraine trên tiền tuyến và mạng lưới phòng không nước này giảm bớt căng thẳng, giữa lúc họ đối mặt với tình trạng thiếu các loại vũ khí đánh chặn quan trọng trong những tháng gần đây.
Được biết sân bay Kushchyovskaya là nơi đồn trú của các chiến đấu cơ Su-34 và Su-35 của Nga. Hiện chưa rõ liệu có máy bay nào của Nga bị hư hại trong đợt tấn công hay không. Còn theo Bộ Quốc phòng Anh, nhiều bom lượn của Nga trong cơ sở lưu trữ đã bị phá hủy.
Bom lượn là loại vũ khí tầm xa giúp các máy bay quân sự Nga có thể thả chúng ở khoảng cách nằm ngoài tầm bắn của các hệ thống phòng không Ukraine. Đặc biệt, đánh chặn bom lượn là rất khó, trong khi loại vũ khí này lại có sức tàn phá khủng khiếp.
Lâu nay, bom lượn đã trở thành vấn đề gây đau đầu cho Ukraine. Trong năm nay, Nga đã gia tăng sử dụng bom lượn để tấn công lực lượng mặt đất trên tiền tuyến và các vị trí ở hậu phương của Ukraine. Thậm chí, giới chuyên gia cảnh báo, loại bom này có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các hoạt động trên bộ của Moscow trong những tháng tới.
Vụ tập kích của Ukraine hôm 27/4 không phải là lần đầu tiên buộc Nga phải di dời các tài sản quân sự. Trước đó, hạm đội xuồng không người lái hải quân của Ukraine đã gây tổn thất lớn cho Hạm đội Biển Đen của Nga, buộc lực lượng này phải phân tán các tàu chiến khỏi trụ sở chính trên bán đảo Crưm sang một thành phố cảng nằm dọc theo bờ biển phía tây nam của Nga.
Ngoại trưởng Anh nêu hậu quả nếu binh sĩ NATO được điều tới Ukraine
Ngoại trưởng Anh David Cameron nhận định, việc điều binh sĩ NATO tới hỗ trợ Ukraine chiến đấu chống lại quân đội Nga sẽ là quá nguy hiểm.