Tôi và anh yêu nhau từ ngày còn là sinh viên. Tình yêu tuổi trẻ đúng là êm đềm,âmsựchuyệnnhờmuađiềuhòachobốmẹtinnhắncủachồngkhiếntôinổigiậphạm hương hạnh phúc, vô lo vô nghĩ. Nhưng khi bước chân vào hôn nhân, tôi mới hiểu được những vất vả mưu sinh là thế nào.
Cả hai không xuất thân giàu có nên càng động viên nhau cố gắng làm ăn, kiếm công việc ổn định. Khi thu nhập ổn, tôi và anh quyết định tiến tới hôn nhân. Sau hơn 5 năm thuê nhà ở thành phố, chúng tôi mua được căn hộ chung cư rộng 70m2. Khỏi phải nói, hai vợ chồng vui và tự hào thế nào.
Biết chồng cố gắng, tôi luôn dành cho anh những lời động viên, an ủi. Lúc nào tôi cũng cổ vũ anh góp vốn làm ăn với bạn bè, là hậu phương cho anh lo phát triển sự nghiệp.
Thậm chí, khi anh cần tôi hỗ trợ việc con cái, nhà cửa, tôi sẵn sàng bỏ công việc lương không quá cao để về làm hậu phương cho anh yên tâm công tác.
Tôi chọn ở nhà 3 năm và cũng trong 3 năm đó, chồng thăng quan tiến chức. Anh từ nhân viên bình thường lên chức trưởng phòng rồi làm giám đốc. Tôi tin ngôi nhà ban đầu ấy đã tạo động lực cho chồng tôi làm ăn. Nợ nần trả hết, chồng tôi có của ăn của để và vai vế trong công ty.
Con cái đã lớn, tôi muốn quay lại công sở làm việc, nhưng anh khuyên tôi ở nhà. Anh nói tôi đi làm chỉ lương vài triệu, anh lo được khoản đó.
Với anh, con cái là quan trọng nhất. Anh muốn tôi chuyên tâm chăm con, dạy con học tốt hơn là thuê người ngoài. Mỗi tháng, anh chuyển cho tôi 15 triệu đồng, chi tiêu các thứ sinh hoạt trong gia đình. Ngoài ra, có công to việc lớn gì, chồng sẽ là chủ chi.
Ban đầu, tôi thấy khá hài lòng về việc đó. Vì ngoài thời gian chăm con, tôi có thể thảnh thơi đi chơi, tập thể dục, cà phê với bạn bè. Nhưng những lần có việc, hỏi đến tiền, chồng bắt đầu kêu ca, phàn nàn tôi tiêu lắm, hoang phí khiến tôi ái ngại.
Trước giờ, tôi không phải người đòi hỏi, cũng không phải người hoang phí. Nhưng nuôi hai đứa con, sinh hoạt gia đình đủ thứ, 15 triệu đồng sao đủ?
Tôi chỉ không muốn gây áp lực cho chồng nên cố gắng tiết kiệm chi tiêu. Nửa năm trở lại đây, lúc nào anh cũng hỏi câu làm gì, tiêu gì, sao lại hết tiền khiến tôi chán nản.
Nhiều lần như vậy, vợ chồng lại cãi nhau to. Tôi cảm thấy bản thân bị xúc phạm vô cùng. Tôi nghĩ đến chuyện đi làm trở lại nhưng chồng bắt đầu khó chịu.
Đỉnh điểm là hôm trước, tôi nhờ chồng mua biếu bố mẹ chiếc điều hòa vì điều hòa ở quê hỏng. Tôi muốn đổi cho bố mẹ cái điều hòa công suất lớn, hai chiều để tiện cả mùa hè, mùa đông.
Nhưng khi tôi vừa đề nghị, mặt anh tối sầm lại. Anh nói tôi chỉ biết tận dụng tiền của chồng để lo chuyện nhà mình.
Tối đó, tôi đã suy nghĩ rất nhiều, định đi vay bạn lo cho bố mẹ rồi trả dần khi đi làm lại. Nhưng điều khiến tôi sốc hơn là đọc được dòng tin nhắn của anh gửi cho mẹ tôi: "Mẹ không nên việc gì cũng hỏi tiền vợ con như vậy. Con biết, con làm giám đốc, kinh tế khá nhất nhà này nhưng vợ con không đi làm. Con cũng phải gồng gánh nuôi cả gia đình.
Có cái gì cần đến tiền là mẹ gọi cho vợ con, làm chúng con cãi nhau. Mẹ ốm đau sao không gọi mấy anh chị ở gần mà cứ phải gọi cho vợ con? Chúng con không phải ngân hàng để sẵn sàng chi ra đâu ạ".
Từng câu, từng chữ ngấm vào đầu tôi. Tôi không dám tin người chồng tôi yêu thương hết mực lại cư xử tệ bạc như vậy với bố mẹ vợ.
Vài triệu bạc cái điều hòa to tát vậy sao? Trong khi bố mẹ chồng ở quê, anh mua xe máy, sắm sửa đủ thứ, còn lo sửa sang nhà cửa, cho các cháu vay tiền làm ăn.
Anh coi bố mẹ tôi là cái gì, coi tôi là kẻ ăn bám nhưng anh lại cấm tôi đi làm? Vậy có phải là quá tồi tệ không?
Anh quên mất vì sao anh có được ngày hôm nay. Anh được làm giám đốc cũng nhờ hậu phương là vợ. Nhưng khi anh có chức quyền, anh bắt đầu tính toán, so đo từng đồng, còn cho rằng vợ anh hèn kém, không làm ra tiền.
Tôi hy sinh vì gia đình này không có nghĩa là tôi không làm ra tiền. Chỉ bởi anh quá ích kỷ, có tiền nên thay lòng đổi dạ mà thôi.
Tôi tưởng con gái có chồng làm giám đốc sẽ mua mặt cho bố mẹ, ai ngờ "rước nhục" cho gia đình? Tôi có nên ly hôn vì chuyện này không?
Theo Dân Trí
Cô gái có sở thích lạ, thèm ăn đất sét, có ngày ăn 10 túi
ANH - Không rõ vì nguyên nhân gì, Dymond Dina vẫn tiếp tục thói quen ăn đất sét từng xuất hiện trong quá trình mang thai.