您现在的位置是:Bóng đá >>正文
Hút chết vì vượt ẩu xe siêu trường trên cao tốc
Bóng đá1824人已围观
简介Đây quả thực là trải nghiệm khủng khiếp của một tài xế người Nga khi anh này có pha thoát chết trong...
Đây quả thực là trải nghiệm khủng khiếp của một tài xế người Nga khi anh này có pha thoát chết trong gang tấc. Cú vượt xe siêu trường trên cao tốc trong điều kiện bị khuất tầm nhìn suýt nữa khiến anh ta và người bạn trên xe phải trả giá đắt.

Tags:
相关文章
Thông tin mới nhất vụ chủ trường Mầm xanh bạo hành trẻ dã man
Bóng đá- Kết quả giám định pháp y tâm thần đối với các bé bị bạo hành tại cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh chưa phát hiện bất thường về mặt tâm thần.Chủ trường Mầm Xanh bạo hành trẻ khai gì trước công an?">
...
【Bóng đá】
阅读更多Phi hành đoàn trẻ nhất thế giới: Cơ trưởng 26 tuổi, cơ phó 19 tuổi
Bóng đá- Tổng số tuổi của họ mới là 45. Nhưng điều đó không ngăn cản cơ trưởng Kate McWilliams, 26 tuổi và cơ phó Luke Elsworth, 19 tuổi thực hiện thành công những chuyến bay đưa hàng trăm hành khách tới nơi an toàn.
Hai phi công trẻ tuổi này vừa thực hiện chuyến bay từ London tới Malta sau khi McWilliams vừa vượt qua khoá học cơ trưởng.
Hãng hàng không mà hai phi công này đang làm việc là Easyjet của Anh. Doanh nghiệp này tin rằng McWilliams hiện đang là cơ trưởng máy bay thương mại trẻ nhất thế giới, cùng với cơ phó Elsworth cũng là một trong những phi công trẻ nhất nước này.
Cơ trưởng Kate McWilliams, 26 tuổi và cơ phó Luke Elsworth, 19 tuổi
Trong số 130.000 phi công trên khắp thế giới, chỉ có 450 phi công là nữ cơ trưởng – theo số liệu từ Hiệp hội Nữ phi công quốc tế. Là một nữ cơ trưởng trẻ tuổi, McWilliams muốn khuyến khích những phụ nữ khác mạnh dạn theo đuổi nghề nghiệp này.
“Tôi tham gia đào tạo học viên hàng không từ năm 13 tuổi và tôi đã có rất nhiều kinh nghiệm bay” – McWilliams chia sẻ. Lần đầu tiên cô thấy hứng thú với máy bay là sau khi tham gia một triển lãm hàng không năm 4 tuổi.
“Tôi không tưởng tượng được một sự nghiệp trong ngành hàng không thương mại là như thế nào vì tôi không biết bất cứ phi công thương mại nào để xin lời khuyên” – cô gái 26 tuổi hiện đang làm việc ở Sân bay Gatwick, London cho hay. “Thậm chí tôi chưa từng nghĩ rằng đó có thể là một lựa chọn cho tôi”.
Năm 19 tuổi, McWilliams bắt đầu tham gia khoá huấn luyện CTC Aviation, và hai năm sau, cô bắt đầu làm việc như một phi công thực thụ với hãng hàng không Easyjet – lúc này cô mới chỉ là cơ phó.
Bà Julie Westhorp tới từ Hiệp hội Nữ phi công Anh cho biết, bà hi vọng những thành tích của McWilliams sẽ “truyền cảm hứng cho nhiều phụ nữ nghĩ đến việc theo đuổi sự nghiệp trong ngành hàng không”.
“Rõ ràng điều đó chứng minh rằng những phụ nữ khác cũng có thể thành công trong vị trí một phi công” – bà nói thêm.
Nguyễn Thảo(Theo CNN)
">...
【Bóng đá】
阅读更多Trường đại học “siết mạnh” văn hoá ứng xử trên mạng xã hội của sinh viên
Bóng đáClip nhận được sự quan tâm của nhiều sinh viên, phụ huynh. Ngay trong đêm, sau khi clip đăng tải, lãnh đạo trung tâm và cán bộ các bộ phận chức năng đã gặp từng sinh viên, gia đình sinh viên nắm tình hình; phối hợp với cơ quan công an địa phương xác minh vụ việc.
Qua đó, trung tâm quản lý ký túc xá khẳng định không có vụ cướp xảy ra tại ký túc xá như clip đăng mà xuất phát từ mối quan hệ cá nhân sinh viên với nhau. Trung tâm quản lý ký túc xá này đề nghị sinh viên khi cung cấp, chia sẻ nội dung, thông tin trên các trang mạng xã hội phải chính xác, chọn lọc, tránh đăng nội dung sai sự thật, gây hoang mang cho sinh viên.
Nhiều trường siết ứng xử trên mạng
Trước sự phát triển của mạng xã hội, nhiều trường đại học hiện nay đã có các quy định trong việc đăng tải, ứng xử trên không gian mạng.
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM yêu cầu giảng viên, sinh viên phải tuân thủ Luật An ninh mạng và các quy định khác của pháp luật có liên quan; khai thác và sử dụng mạng xã hội an toàn, văn minh, hiệu quả để chia sẻ những thông tin lành mạnh, có nguồn chính thống, tin cậy.
Sinh viên, giảng viên không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo, dân tộc; Không phát tán thông tin giả, sai sự thật, những nguồn tin ảnh hưởng đến uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức, đoàn thể; Không lợi dụng mạng xã hội nhằm mục đích xâm phạm đời sống, công việc và học tập của cá nhân, cơ quan, tổ chức, đoàn thể. Mặt khác không quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép, gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội; Không kết luận về những vấn đề khi chưa có thông tin đầy đủ và khách quan; cần nhận diện và kiểm chứng thông tin trước khi đăng tải.
Sinh viên Trường Đại học Công Thương TPHCM. Ảnh: TS Trường Đại học Công Thương TPHCM ban hành hẳn một bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, trong đó yêu cầu giảng viên và sinh viên chỉ chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đã được xác thực, đã được kiểm chứng, đáng tin cậy; Có các hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam; Không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo; Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; Sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép... gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.
Trường này cũng khuyến khích giảng viên, sinh viên sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về đất nước - con người, văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, chia sẻ thông tin tích cực, những tấm gương người tốt, việc tốt.
">...
【Bóng đá】
阅读更多
热门文章
- Bộ TT&TT giới thiệu ứng dụng phòng chống dịch PC
- Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024
- Cơn sốt đi qua, chung cư gần thập kỷ vẫn không giao nhà
- Lê Kim Chi
- Việc cần làm khi phải ngủ trong ô tô bật điều hòa 'trốn nóng'
- Người mẫu Ấn Độ Poonam Pandey bị chỉ trích vì tự hào gây sốc khi giả chết
最新文章
-
Theo thông tin từ Chương trình Tiêm chủng Mở rộng quốc gia, tới cuối giờ chiều ngày 13/3, có thêm 4.793 người được tiêm chủng an toàn vắc xin phòng Covid-19, nâng tổng số người đã được tiêm vắc xin tại Việt Nam lên 10.041 người tại 12 tỉnh thành.
Trong đó, có 6.287 người tại Hải Dương, 163 người tại Hà Nội, 840 người tại Hưng Yên, 312 người tại Bắc Ninh, 823 người tại Bắc Giang, 205 người tại Hải Phòng, 774 người tại TP. Hồ Chí Minh, 200 người tại Gia Lai, 193 người tại Long An, 117 người tại Đà Nẵng, 32 người ở Hòa Bình và 95 người ở Khánh Hòa.
Nhóm này đều là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19, các nhân viên y tế thực hiện nhiệm vụ lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ Covid-19 cộng đồng.
Một số cơ sở y tế đã tạm ngừng tiêm trong 2 ngày nghỉ cuối tuần và tiếp tục triển khai vào đầu tuần tới, khi quay trở lại làm việc.
Tỉnh Hải Dương đang ưu tiên triển khai tại 6 huyện, thanhg phố, thị xã, gồm TP. Hải Dương, Cẩm Giàng, Chí Linh, Nam Sách, Kinh Môn và Nam Thành. Các huyện còn lại sẽ triển khai từ ngày 17/3.
Theo báo cáo nhanh từ các điểm tiêm chủng, trong ngày 13/3, Chương trình Tiêm chủng Mở rộng không ghi nhận trường hợp nào phản ứng nặng sau tiêm vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca.
Các địa phương yêu cầu người đi tiêm chủng thông báo đầy đủ tình trạng sức khỏe và tiền sử tiêm chủng cho cán bộ y tế như bệnh nền, bệnh cấp tính, thuốc sử dụng trong thời gian gần đây. Trường hợp có tiền sử dị ứng được lưu ý.
Những biểu hiện về sức khỏe được theo dõi chặt chẽ và báo cáo đầy đủ hàng ngày, cho thấy công tác triển khai được thực hiện tốt, hệ thống giám sát phản ứng sau tiêm chủng hoạt động tích cực và vắc xin tiếp tục được triển khai an toàn.
Nguyễn Liên
Yêu cầu điều tra nguyên nhân 12 ca phản ứng nặng sau tiêm vắc xin Covid-19
Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế 3 tỉnh thành làm rõ nguyên nhân các trường hợp gặp tai biến nặng sau tiêm vắc xin ngừa Covid-19.
" alt="Không ghi nhận ca mắc mới, cả nước có 10.041 người tiêm vắc xin Covid">Không ghi nhận ca mắc mới, cả nước có 10.041 người tiêm vắc xin Covid
-
>>> Đọc tin thế giới trên Vietnamnet "Chúng ta chọn tới Mặt trăng", bài phát biểu thúc đẩy Mỹ khám phá không gian
Ngày 12/9/1962, tại sân vận động Đại học Rice ở Houston, Texas, Tổng thống Mỹ John F.Kennedy có bài phát biểu nổi tiếng, thường được biết đến với tên gọi đơn giản "Chúng ta lựa chọn tới Mặt trăng".
" alt="Cận cảnh người Nga đóng phim trên vũ trụ, vượt Mỹ trong cuộc đua không gian">Cận cảnh người Nga đóng phim trên vũ trụ, vượt Mỹ trong cuộc đua không gian
-
Phát biểu tại Hội nghị giáo dục đại học năm 2021 vừa tổ chức sáng nay 24/8, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, năm học tới, tự chủ đại học sẽ tiếp tục được đẩy mạnh theo hướng toàn diện, có chiều sâu và hiệu quả. Số bài báo quốc tế tăng, nhiều chương trình đạt chuẩn kiểm định quốc tế
Tại Hội nghị, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Nguyễn Thu Thuỷ cho biết, trong năm học vừa qua, giáo dục đại học đã hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học; từng bước triển khai chính sách tự chủ; tăng cường năng lực đội ngũ, thành tích nghiên cứu khoa học; tiếp tục duy trì vị trí trong các bảng xếp hạng quốc tế với các chỉ số đều được cải thiện tốt hơn.
Về tuyển sinh, Bộ GD-ĐT đã có các chính sách, chỉ đạo kịp thời; triệt để ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, giảm tối đa thí sinh ảo, kiểm soát tình trạng tuyển sinh vượt chỉ tiêu, thích ứng với tình hình dịch bệnh Covid-19.
Tự chủ đại học cũng ghi nhận sự thay đổi rất lớn về nhận thức và sự triển khai quyết liệt của các trường. 142/175 đơn vị công lập, 34/35 đơn vị trực thuộc Bộ GDĐT đã hoàn thành kiện toàn Hội đồng trường. Bộ đang soạn thảo, xây dựng văn bản sửa đổi nhằm triển khai thành lập Hội đồng trường tại các trường công an, quân đội.
Về đội ngũ giảng viên, tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ là 31,12%, tăng so với năm 2019 (28,9%) và năm 2020 (30%). Thực hiện Đề án 89, các cơ sở và ứng viên đăng ký khá cao.
Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, số bài báo ISI/Scopus của các cơ sở giáo dục đại học năm 2020 tăng 4 lần so với năm 2016. Sau 5 năm, các cơ sở giáo dục đại học vượt 75.400 bài, chiếm hơn 77% trong tổng số bài báo ISI/Scopus cả nước.
Về đảm bảo chất lượng, kết quả kiểm định giai đoạn 2016-2021 cũng tăng dần qua các năm. Đến cuối tháng 7/2021, 170 cơ sở và 241 chương trình đào tạo đạt chuẩn trong nước; 216 chương trình đào tạo và 7 cơ sở đạt chuẩn kiểm định theo tiêu chuẩn nước ngoài.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, một số nơi còn chậm trễ, lúng túng trong việc triển khai tự chủ. Một số trường còn tuyển sinh thấp so với năng lực. Cụ thể, năm 2020, có khoảng 25% cơ sở giáo dục đại học có tỷ lệ nhập học thấp. Số chương trình đào tạo được kiểm định tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Nguyễn Thu Thuỷ
Về phía các trường đại học, chia sẻ về việc tự chủ tuyển sinh, đại diện lãnh đạo ĐH Quốc gia TP.HCM, Phó Giám đốc Nguyễn Minh Tâm cho biết, những năm qua, để tuyển chọn được thí sinh phù hợp mục tiêu đào tạo, có nền tảng vững chắc, ĐH Quốc gia TP.HCM đã ưu tiên xét tuyển, xét tuyển thẳng và đánh giá năng lực.
Giai đoạn 2021-2025, ĐH Quốc gia TP.HCM định hướng giữ ổn định các phương thức hiệu quả trên; đồng thời, nghiên cứu mở rộng phương thức xét tuyển tích hợp các tiêu chí, tạo sự linh hoạt trong đánh giá thí sinh như kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với phỏng vấn hoặc với thành tích đặc biệt trong thể thao, văn hoá nghệ thuật,…
Về tự chủ chuyên môn học thuật, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Nguyễn Phong Điền chia sẻ, nhà trường hiện đang chủ trì cùng nhóm trường ĐH kỹ thuật cùng xây dựng chuẩn chương trình đào tạo kỹ sư mới, trong đó, tăng học trải nghiệm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên và sẽ triển khai đại trà từ năm học này.
Cho rằng các văn bản của Bộ đã đảm bảo trao quyền cho các cơ sở đào tạo, tạo đà cho các trường đẩy mạnh tự chủ, tuy nhiên, đại diện Trường ĐH Bách khoa Hà Nội nhấn mạnh đến tính đồng bộ của văn bản quy phạm pháp luật và đề xuất sự cần thiết có một nền tảng báo cáo trực tuyến để hoạt động này hiệu quả hơn.
Trong khi đó, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội Nguyễn Hoàng Hải lại lưu ý đến việc chuyển đổi số phải đảm bảo điều kiện chất lượng; cân nhắc cho phép kiểm định chất lượng trực tuyến trong nước; xây dựng hệ thống học liệu chia sẻ chung trong các cơ sở giáo dục đại học trong nước; đào tạo bồi dưỡng cho giảng viên kiểm tra đánh giá trực tuyến; siết chặt đầu ra khi triển khai Đề án 89;…
Tiếp tục đẩy mạnh tự chủ đại học
Đánh giá về năm học vừa qua, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề cao sự gia tăng đáng kể của số lượng các công bố quốc tế; chỉ số xếp hạng của giáo dục đại học Việt Nam tiếp tục được giữ vững và tăng trưởng.
Kết quả đặc biệt nhất được Bộ trưởng nhấn mạnh, là những đóng góp của khối đại học trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Những nghiên cứu kịp thời về vắc xin, thuốc, phương tiện, dụng cụ, vật tư… phục vụ cho phòng, chống dịch từ các trường đại học được xã hội đánh giá cao. Cùng với đó là những đóng góp về nhân lực, vật lực trực tiếp cho tuyến đầu chống dịch.
Bước sang năm học mới, Bộ trưởng nhấn mạnh, giáo dục đại học cần tiếp tục khắc phục khó khăn để tiếp tục lộ trình đổi mới, trong đó, cần tăng cường các giải pháp thích nghi với điều kiện dịch bệnh có thể còn kéo dài, thực hiện chuyển đổi từ đào tạo trực tiếp sang đào tạo trực tiếp kết hợp trực tuyến, kiên trì mục tiêu chất lượng và tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện.
“Giáo dục đại học không chỉ chuyển đổi số và ứng phó cho mình, mà còn đóng vai trò nòng cốt trong chuyển đổi số toàn ngành giáo dục, hỗ trợ cho bậc học phổ thông và giáo dục địa phương”, Bộ trưởng nói, đồng thời khẳng định với vai trò là trung tâm trí tuệ thì đây là việc các trường đại học cần lưu ý.
Đề cập đến những nội dung cụ thể của giáo dục đại học, Bộ trưởng nhấn mạnh trước hết đến tự chủ đại học. Theo đó, năm học tới, tự chủ đại học sẽ tiếp tục được đẩy mạnh theo hướng toàn diện, có chiều sâu và hiệu quả.
“Tự chủ không gì khác là để đại học năng động hơn, giải phóng được nguồn lực và sức sáng tạo, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Nếu tự chủ không mang lại được điều đó thì cơ chế, chính sách phải điều chỉnh
Ngoài ra, tự chủ phải đem lại giá trị cao hơn cho tiếng nói chuyên môn, để tiếng nói của người thầy, nhà khoa học, chuyên gia phải trở thành tiếng nói quan trọng trong quản trị, vận hành cơ sở giáo dục đại học. Có làm được điều đó, tự chủ đại học mới đầy đủ và có chiều sâu”, Bộ trưởng khẳng định.
Ngoài ra, về công tác đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng, Bộ trưởng cho biết, Bộ GD-ĐT sẽ triển khai rà soát các bộ tiêu chuẩn, tiêu chí, củng cố và phát triển các trung tâm kiểm định và đội ngũ kiểm định viên; hoàn thiện hệ thống chế tài xử phạt và sẽ làm sát thực tế hơn, nghiêm minh hơn.
Trong bối cảnh tuyển sinh chịu tác động của tình hình dịch bệnh những năm gần đây, Bộ trưởng cũng nhắc tới tinh thần đổi mới công tác tuyển sinh, gắn với việc kỳ thi tốt nghiệp THPT phải năng động hơn để thích nghi và có sự đổi mới theo hướng tăng cường phân cấp trong thi tốt nghiệp THPT.
Đây là việc đang trong quá trình chuẩn bị, tuy nhiên, theo Bộ trưởng, hai Đại học quốc gia và các đại học vùng có thể bắt tay ngay vào việc xây dựng và củng cố hệ thống các trung tâm khảo thí, tạo tiền đề cơ sở vật chất cho các chủ trương đổi mới thi trong thời gian sắp tới.
PV
Hơn 2.500 giảng viên đăng ký học tiến sĩ bằng ngân sách theo Đề án 89
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, có hơn 1.200 giảng viên đăng ký đi học tiến sĩ theo Đề án 89 trong năm 2021. Con số này là hơn 1.300 vào năm 2022.
" alt="Nhiều nhiệm vụ của giáo dục đại học trong năm học mới">Nhiều nhiệm vụ của giáo dục đại học trong năm học mới
-
Hội nghị Giao ban công tác quản lý Nhà nước tháng 9/2024 của Bộ TT&TT. Ảnh: Lê Anh Dũng Những bài học mới mẻ từ quê hương “gã khổng lồ” công nghệ Nokia
Tại Hội nghị giao ban, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã chia sẻ nhiều bài học kinh nghiệm mà ông đúc kết được sau chuyến công tác ghé thăm Phần Lan.
Phần Lan là một quốc gia có dân số khoảng 5,6 triệu người, thuộc “khối nhà nước to”, nổi tiếng với bộ máy chính quyền chiếm từ 5-6% dân số. Riêng thành phố Helsinki (thủ đô của Phần Lan) hiện có 700.000 dân với 39.000 nhân viên nhà nước.
Chuyến thăm Phần Lan đã giúp Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận ra nhiều điều đáng chú ý về cách vận hành ở quốc gia này. Chính quyền ở đây hoạt động như một công ty lớn, tích cực tham gia vào các hoạt động hợp tác, đổi mới. Cách tiếp cận này giúp Phần Lan trở thành một trong những quốc gia tiên phong trong lĩnh vực công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Phần Lan đặc biệt chú trọng đến chuyển đổi số, thành phố Helsinki dành tới 20% ngân sách hằng năm cho lĩnh vực này. Trong khi đó, Việt Nam hiện chỉ chi chưa đến 1% ngân sách cho chuyển đổi số.
Trong việc sử dụng dữ liệu, Helsinki áp dụng một chiến lược rõ ràng khi sử dụng dữ liệu vào 4 mục đích: mở dữ liệu cho doanh nghiệp để thúc đẩy sáng tạo; sử dụng dữ liệu để vận hành thành phố hiệu quả hơn; hỗ trợ ra quyết định dựa trên chứng cứ dữ liệu; và cung cấp dịch vụ cá nhân hóa cho người dân.
Bộ trưởng cũng chia sẻ về cách Helsinki biến toàn bộ thành phố thành một nền tảng mở, mời gọi các ý tưởng sáng tạo từ khắp nơi. Hiện có tới 55 công ty đang phát triển các dự án đổi mới sáng tạo trên nền tảng này.
Bộ trưởng khuyến khích các Cục, Vụ trong Bộ cần phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp để thúc đẩy đổi mới và sáng tạo.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Lê Anh Dũng Trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D), khoảng 5 năm trước, Phần Lan đã chuyển từ mô hình "R&D" sang "RDI" (Research, Development and Innovation hay Nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo) nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của sáng tạo trong cuộc sống hằng ngày. Việc có thêm chữ I (Innovation) là điều mà Việt Nam có thể học hỏi.
Bài học từ sự sụp đổ của Nokia cũng được Bộ trưởng đề cập. Dù từng được xem là một cú sốc lớn, sự sụp đổ của Nokia đã thúc đẩy Phần Lan không phụ thuộc vào một công ty duy nhất và khuyến khích sự ra đời của nhiều startup mới.
Hiện tại, với dân số chỉ 5,6 triệu người, Phần Lan đã có 12 kỳ lân công nghệ. Đây là minh chứng cho bài học tìm ra cơ hội để đứng lên từ trong thất bại.
Trong lĩnh vực viễn thông, Phần Lan dự kiến sẽ ra mắt sản phẩm Open RAN chạy trên cloud vào năm 2024 và có thể giới thiệu 6G vào năm 2028, sớm hơn 2 năm so với dự kiến. Phần Lan dự định đưa AI vào bên trong mạng lưới 6G. Mạng lưới này ngay từ đầu được thiết kế dựa trên AI.
Họ đặt ra nguyên tắc công suất tiêu thụ năng lượng của trạm 6G không cao hơn trạm cũ, nhưng dung lượng phục vụ tăng từ 3-5 lần. Bộ trưởng lưu ý rằng đây là những điểm quan trọng mà Việt Nam cần chú ý và học hỏi trong nghiên cứu 6G.
Về khởi nghiệp sáng tạo, việc thành lập các startup ở Phần Lan không tốn kém quá nhiều về vật chất. Nhiều người khởi nghiệp với số vốn chỉ vài chục nghìn USD, sau đó bán lại doanh nghiệp với giá hàng triệu USD, tạo nên một phong trào khởi nghiệp rộng khắp.
Trường đại học Aalto ở đây mỗi năm tạo ra từ 70-100 startup, thậm chí cho phép sinh viên tạm nghỉ học để theo đuổi dự án của mình. Trung tâm đổi mới sáng tạo tại Phần Lan không chỉ cung cấp không gian làm việc mà còn kết nối startup với nhà đầu tư, ngân hàng và doanh nghiệp lớn, giúp họ gọi vốn.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, chuyến công tác tới Phần Lan đã mang lại nhiều câu chuyện, góc nhìn mới mẻ. Việt Nam có những giá trị riêng mà các quốc gia khác không có và ngược lại. Bằng cách đi ra thế giới, đúc kết những kinh nghiệm quý báu, chúng ta có thể đưa dân tộc tiến lên. Do vậy, Bộ trưởng mong muốn các cán bộ khi đi công tác nước ngoài cần chú ý học hỏi, mang kiến thức mới về ứng dụng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Ông Trần Đăng Khoa được bổ nhiệm làm Thư ký Bộ trưởng Bộ TT&TTÔng Trần Đăng Khoa, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin được điều động và bổ nhiệm giữ chức danh Thư ký Bộ trưởng Bộ TT&TT kể từ ngày 1/10." alt="Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói về phát triển trợ lý ảo công chức">Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói về phát triển trợ lý ảo công chức
-
PGS Sơn thảo luận phương án mổ cong vẹo cột sống cho bé V.A. Ảnh: Võ Thu Vẹo cột sống không chỉ khiến bé bị lệch vai, thân người, xương chậu mà vùng tam giác cạnh thân (khi tay buông thõng) bên phải cũng rộng hơn hẳn so với bên còn lại. Để cải thiện cong vẹo, mấy tháng qua, bé phải liên tục tập đu xà, bàn tay đầy vết chai xước.
“Bé được phát hiện bệnh khá muộn, có chỉ định phẫu thuật để ngăn tiến triển cong vẹo”, PGS.TS Đinh Ngọc Sơn, Phó Viện trưởng Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Việt Đức, chia sẻ thông tin với gia đình ngày 22/5.
Gù vẹo cột sống khá phổ biến. Số trẻ em bị bệnh chiếm 0,5-1% dân số. 80% trường hợp chưa tìm ra nguyên nhân. Số còn lại có thể do nhiễm trùng, chấn thương, ngồi lệch tư thế hoặc mắc các dị tật đốt sống từ khi còn trong bào thai (bẩm sinh).
Theo PGS Sơn, bệnh cần phát hiện sớm, nếu không can thiệp sẽ ảnh hưởng nặng nề sự phát triển của cột sống, phổi (khiến trẻ dễ suy hô hấp), tim mạch, lồng ngực, hệ tiêu hóa...
Phát hiện sớm dấu hiệu trẻ cong vẹo cột sốngkhông quá khó, nhất là khi trẻ biết ngồi, biết đi. Người lớn chỉ cần quan sát kỹ khi trẻ đứng, đặc biệt là khi tắm, vệ sinh cho trẻ.
- Trẻ ở tư thế đứng, nhìn từ phía sau, quan sát 2 vai có cân bằng hay không. Nếu vai cao, vai thấp là bất thường.
- Quan sát thân người có thẳng trục hay không, có dáng chữ S, chữ C; hai bên hông, 2 tay, 2 chân (khi bước đi) có bị lệch không.
- Nghiệm pháp ADAM: Trẻ đứng, đầu gối thẳng, người cúi về phía trước, tay đặt lên gối, trẻ cong vẹo cột sống thường có vai cao vai thấp tương đối rõ; Xuất hiện ụ gồ vùng lưng.
- Thân mình, vùng lưng, thắt lưng trẻ có thể có đám da đổi màu (màu bã cà phê).
Dù dấu hiệu nhận biết khá rõ, nhưng trong 2 đợt khám, tư vấn miễn phí bệnh này tại Bệnh viện Việt Đức tổ chức từ ngày 17-19/5 và ngày 22-26/5, nhiều trẻ phát hiện bệnh muộn, có biến chứng. Thậm chí, có bệnh nhân 16 tuổi góc vẹo cột sống lên đến 120 độ, ảnh hưởng chức năng hô hấp, rối loạn thông khí phổi...
Điều trị cong vẹo cột sống ở trẻ khác người lớn
Theo PGS Sơn, điều này do đặc điểm giải phẫu sinh lý của trẻ là cột sống còn tiếp tục phát triển. Với người trưởng thành bị cong vẹo sẽ được nắn chỉnh, hàn xương để xương vẹo không phát triển nữa. Tuy nhiên, ở trẻ, nếu hàn xương cố định sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển chung của cột sống, gây ra hội chứng phát triển lệch.
Xương trẻ phát triển nhanh, vì thế việc khám, theo dõi định kỳ 6 tháng/lần rất quan trọng. Trẻ phát hiện sớm, mức độ nhẹ, có thể điều trị bảo tồn như thay đổi tư thế ngồi, tích cực tập vận động, đu xà, tích cực chơi thể thao, mặc áo chỉnh hình, tập phục hồi chức năng.
Nặng hơn, nếu phải phẫu thuật (thường cho trẻ từ 4 tuổi trở lên), Bệnh viện Việt Đức sử dụng hệ thống nẹp tăng trưởng giúp kiểm soát bệnh không nặng lên, cải thiện đáng kể tình trạng cong vẹo, đồng thời cột sống bé tiếp tục phát triển hài hòa. Trẻ vẫn đạt chiều cao như bình thường.
Thanh rọc trượt vít theo cột sống trẻ sẽ dài ra theo sự phát triển của trẻ. Trẻ được hạn chế mổ hơn, 3-4 năm mới phải đi khám lại để thay mới (phương pháp truyền thống là 6-9 tháng). Khi trưởng thành, cột sống ổn định, có thể trẻ không phải phẫu thuật lại. Trường hợp cần, thầy thuốc xem xét phương án mổ nắn chỉnh, đóng cứng như với người lớn.
Đến viện ngay nếu có triệu chứng cột sống nhiều người trẻ tuổi gặpNếu thấy đau vùng cổ, vai, gáy, lan xuống tay, bạn cần cẩn thận vì đó có thể là dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Nhiều người mới 20-30 tuổi đã bị bệnh này." alt="Quan sát con khi tắm có thể giúp phát hiện sớm bệnh lý phổ biến này ở trẻ">
Quan sát con khi tắm có thể giúp phát hiện sớm bệnh lý phổ biến này ở trẻ
-
Bài viết đang được chia sẻ với tốc độ chóng mặt, thu hút hàng chục ngàn like và bình luận. Tài khoản này giới thiệu mình là cựu sinh viên Trường ĐH Ngoại thương, chia sẻ thực sự vô cùng bế tắc và tuyệt vọng cả một thời gian dài nhưng vì bị đe doạ quá mức nên quyết nói hết về “bộ mặt thật” của một thầy giáo.
Thầy giáo mà nữ sinh này tố cáo là Tiến sĩ N.N.Đ - giảng viên dạy Marketing của Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, từng là Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Quốc tế và hiện là Phó khoa Đào tạo Quốc tế của Trường ĐH Ngoại thương.
Tài khoản này cho hay, cách đây mấy năm, mình và một số bạn được thầy Đ. hướng dẫn khoá luận tốt nghiệp.
Sau khi tốt nghiệp, em lại tiếp tục học thạc sĩ tại trường và gặp lại thầy Đ.
“Ít nhiều thầy trò biết nhau rồi nên thầy hay rủ uống cafe ở ngoài trường. Chuyện chẳng có gì nếu chỉ có vậy, nhưng không ít lần, không biết thầy vô tình hay cố ý nhưng thường xuyên đụng chạm vào tay, đùi em. Em đã phản ứng lại thì thầy nói thầy chỉ vô tình thôi. Thầy rất hay nhắn tin cợt nhả và những hình ảnh khá nhạy cảm. Em còn lưu những tin nhắn của thầy Đ. Việc quấy rối này còn diễn ra nhiều lần nữa cả bằng lời nói, hành động và tin nhắn”, tài khoản này viết.
Chưa hết, theo người viết, thời gian làm luận văn có liên quan đến việc chạy khảo sát, thống kê, thầy Đ. có nói với em không cần phải lo hay phải làm gì vì thầy sẽ xử lý giúp việc này.
“Em cũng rất ngại nhưng thầy bảo mất chút tiền thôi. Thấy em do dự nên thầy kể tên một số thầy cô ở trong trường và trường khác mà thầy đã giúp “làm luận án” và “viết hộ bài báo” để em yên tâm. Em cũng sợ chuyện lộ ra ngoài thì không hay nhưng thầy bảo việc này yên tâm vì thầy làm việc này nhiều rồi, không phải lo. Thầy cũng cho em xem một số bài báo đăng trên tạp chí quốc tế mà thầy đứng tên chung với mọi người.
Sau đó mấy ngày, thầy Đ. nhắn tin rủ em uống cafe ở quán dưới chân công ty em. Thầy khoe vừa giúp một anh làm luận án thành công mà không mất nhiều công sức và gợi ý xem em có muốn về làm giảng viên ở Trường ĐH Ngoại thương không? Em nói là rất thích nhưng sợ không được vì trình độ còn yếu và không quen biết ai cả. Thầy bảo chỉ cần em muốn, việc ở trường thì đơn giản do thầy quen hết lãnh đạo trường. Cửa nào thầy cũng lo được. Tuy nhiên phải mất tiền. Em có hỏi mất tầm bao nhiêu thì thầy bảo mất mấy trăm triệu”.
“Thầy bảo những người khác còn mất nhiều hơn, nhưng do em là học sinh cũ nên thầy giúp,… Trong mấy hôm đó, thầy liên tục gọi điện và nhắn tin giục và bảo nếu không nhanh thì mất thời cơ. Sau 1 tuần, em đưa đủ số tiền theo lời thầy bảo. Thầy nhận tiền và hứa chắc sẽ xử lý nhanh.
Tuy nhiên, sau khi đưa tiền, em đợi mãi cả mấy tuần mà không thấy thầy liên hệ lại. Em suốt ruột nên gọi điện để hỏi thì thầy bảo nhà trường thay đổi chính sách không tuyển thạc sỹ trong nước nữa, chỉ ưu tiên thạc sỹ nước ngoài, tiến sỹ hoặc ít là nghiên cứu sinh.
Thầy bảo cứ yên tâm và phân tích cho em lợi ích của việc làm tiến sĩ và giảng viên của Trường ĐH Ngoại thương”.
Theo thông tin trên Facebook, người này liên tục nhắn tin đòi tiền nhưng nhiều lần không được, thậm chí bị chặn điện thoại, tin nhắn... Cuối cùng, người này đành đến trường gặp trực tiếp để đòi tiền.
“Thầy bảo luôn là giờ thầy không có tiền, lúc nào thầy có thì thầy trả, còn không thì em muốn làm gì thì làm. Thầy cũng doạ là việc này em có làm um lên thì chỉ có em thiệt chứ vị trí và uy tín của thầy ở trường là vững lắm rồi, các lãnh đạo đều là chỗ thân tình”.
Trường Ngoại thương nói gì?
Trao đổi với VietNamNettrưa 13/12, đại diện truyền thông của Trường ĐH Ngoại thương cho hay, nhà trường không nhận được bất cứ đơn thư, tố cáo nào theo hình thức trực tiếp, song đã nắm bắt được thông tin sự việc thông qua các trang mạng xã hội.
“Từ sáng, nội dung tố cáo được đăng tải trên các trang mạng, diễn đàn bằng tài khoản phụ. Nhà trường muốn nghe cụ thể từ 2 phía. Qua rà soát cũng đã liên hệ tới cựu sinh viên này nhưng chưa nhận được hồi âm, do đó chưa liên hệ trực tiếp được để tìm hiểu và xác minh các vấn đề liên quan”.
Theo vị này, Trường ĐH Ngoại thương dành sự ưu tiên cao nhất cho 5 đảm bảo về: môi trường sư phạm; kỷ cương học đường và nói không với tiêu cực; chất lượng giảng dạy; tính chính trực; quyền lợi của người học.
Do đó, quan điểm của nhà trường sẽ vào cuộc quyết liệt vụ việc này. Nếu vụ việc có thật, thì dù nữ sinh không có đơn tố cáo thì nhà trường vẫn sẽ xử lý. Còn nếu sự việc không có thật thì nhà trường cũng sẽ phải có biện pháp để các trang mạng, diễn đàn không lợi dụng để đưa những thông tin gây ảnh hưởng đến uy tín của trường và danh dự của giảng viên.
Sáng nay, Trường ĐH Ngoại thương cũng đã yêu cầu thầy giáo có liên quan đến nội dung tố cáo làm giải trình.
Nhà trường đã đề nghị cơ quan công an vào cuộc xác minh, làm rõ.
“Nếu sự việc có thật, quyền lợi của sinh viên bị ảnh hưởng thì chúng tôi sẽ xử lý nghiêm. Còn nếu không có thật, chúng tôi cũng đề nghị cơ quan điều tra xác minh động cơ, mục đích của người phát thông tin”, vị này cho hay.
Thanh Hùng
Vụ giảng viên Ngoại thương bị tố quấy rối, lừa tiền nữ sinh: Đề nghị công an vào cuộc
Liên quan đến vụ việc một giảng viên bị tố quấy rồi, lừa tiền nữ sinh, đại diện Trường ĐH Ngoại thương cho biết đã mời công an vào cuộc để xác minh, làm rõ thực hư.
" alt="Giảng viên Đại học Ngoại thương bị nữ sinh tố quấy rối, lừa tiền">Giảng viên Đại học Ngoại thương bị nữ sinh tố quấy rối, lừa tiền