Mới đây,àtrườngvàphụhuynhphảibắttayngừabạolựchọcđườlịch thi đấu giao hữu quốc tế Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hậu Giang đã thông tin về vụ việc học sinh Trường THCS Vị Đông (huyện Vị Thủy) đánh nhau, quay video đưa lên mạng xã hội. Nhóm học sinh chặn đánh một em học sinh bằng mũ bảo hiểm và quay lại video gửi cho một số người khác. Sau đó đoạn video được phát tán lên mạng xã hội.
Ngày 5/9, tại Trường THPT Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị cũng xảy ra vụ bạo lực học đườngngay sau lễ khai giảng. Theo báo cáo của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111), trẻ em bị bạo lực trong nhà trường năm 2022 chiếm tỷ lệ 8,22%, tăng 0.86% so với năm 2021. Bốn tháng đầu năm 2023, số trẻ em bị bạo lực trong trường học chiếm 16,81%, tăng 10,97% so với cùng kỳ năm 2022.
Các vụ bạo lực học đường đều bắt nguồn từ những nguyên nhân vụn vặt ở lớp, mâu thuẫn với nhau trên mạng, tính hiếu thắng của tuổi học trò. Bạo lực học đường ảnh hưởng tới tâm lý của học sinh, gây bức xúc cho dư luận xã hội.
Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Thành Nam, Đại học Giáo dục (Hà Nội), cho biết, bạo lực học đường để lại hậu quả nặng nề. Học sinh đang sống trong thế giới phức tạp, có nhiều yếu tố mơ hồ. Các em có thể tham gia mạng xã hội 24/7, sức khỏe tinh thần bị bào mòn thế giới ảo. Bạo lực học đường kết hợp cả trên mạng và thực tế.
Bạo lực học đường bao gồm cả bạo lực thể chất và bạo lực tinh thần. Khi xảy ra bạo lực học đường không chỉ có nạn nhân cần tham vấn tâm lý mà ngay cả người gây ra bạo lực cũng cần được quan tâm.
Theo Phó giáo sư Nam, nạn nhân của bắt nạt sẽ luôn ở trong trạng thái căng thẳng, mất tự tin, lo lắng, sợ hãi, cảm thấy mình không đáng được yêu thương, không có giá trị và không tin tưởng vào người khác. Tất cả những trải nghiệm này dẫn đến cá nhân bị rơi vào lo âu, trầm cảm. Các em bị cô lập, tách biệt khỏi bạn bè và giáo viên. Thành tích học tập đi xuống, cá nhân không muốn đi học, mất tập trung trong học tập thậm chí có trẻ rơi vào con đường nghiện ngập.
Bạo lực học đường không được can thiệp giải quyết sớm, hành vi bắt nạt vẫn tiếp diễn và tăng cường độ. Nạn nhân có ý tưởng tự hại và tự sát sẽ xuất hiện do cá nhân cảm thấy tuyệt vọng, không còn lối thoát.
Ngoài nạn nhân, nhiều thủ phạm bắt nạt học đường cũng là nạn nhân của bạo lực khác. Các em có thể bị bạo hành trong gia đình, tiếp xúc với quá nhiều chất liệu bạo lực trong cuộc sống nên đã thay đổi niềm tin. Trẻ có xu hướng dùng bạo lực để bảo vệ điều mình muốn là chấp nhận được. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến 1 đứa trẻ bạo lực còn là thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề và quản trị cảm xúc. Vì vậy, nhà trường cần lưu tâm giáo dục học sinh kỹ năng này.
Để những đứa trẻ đến trường được an toàn về thể chất và tinh thần, phó giáo sư Nam cho biết trẻ cần được cung cấp kiến thức để học sinh hình thành thói quen vệ sinh sức khỏe thâm thần. Dạy nâng cao năng lực số để quản lý hành vi bắt nạt trên không gian mạng.
Học sinh cần được dạy kỹ năng kiểm soát cảm xúc, giải quyết vấn đề cho con, rà soát các ý tưởng tự hại hoặc tự sát. Các em cần biết tới kỹ năng ứng phó với bạo lực.
Ngoài ra, các nhà trường nên tổ chức tập huấn các kỹ năng dạy con cái cho cha mẹ giúp phụ huynh lập ra và truyền đạt các tiêu chí về hành vi bạo lực rõ ràng cho con cái qua hành động và lời nói. Gia tăng sự tham gia của phụ huynh vào sinh hoạt nhà trường. Phát huy các mô hình tư vấn tâm lý nhanh chóng hỗ trợ được học sinh để ngăn ngừa những mâu thuẫn trong học đường.
Căn bệnh phổ biến nhất ở học sinh TP.HCMThừa cân, béo phì, bệnh khúc xạ mắt, sâu răng... là các bệnh học đường phổ biến ở TP.HCM năm 2023. Chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại bệnh trên là thừa cân béo phì với 32,28%.