Nhận định, soi kèo Leicester City với West Brom, 18h30 ngày 20/4: Tin vào The Foxes
本文地址:http://pay.tour-time.com/news/032e099484.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
TIN BÀI KHÁC
Choáng với Audi R8 mạ vàng óng ả
Trong những ngày cuối cùng của năm 2019, cháu Lưu Hương Giang (9 tuổi, quê Thường Tín, Hà Nội) nghĩ về 1 năm đau đớn nhất cuộc đời mình. Thời điểm bạn bè xúng xính quần áo chuẩn bị được đón năm mới, Giang mới được bệnh viện cho nghỉ ít hôm để làm thủ tục chuyển bảo hiểm.
Những cơn đau đầu giờ đây trở thành một phần cuộc sống của đứa trẻ mới 9 tuổi. Giang lặng lẽ nhìn ra ngoài ô cửa sổ, đón những ánh bình minh bắt đầu cho một ngày dài triền miên chịu sự hành hạ từ căn bệnh ung thư não.
Bé Lưu Hương Giang 9 tuổi bị ung thư não |
Tháng 1/2019, Giang bị đau đầu, buồn nôn nên gia đình nhanh chóng đưa cháu xuống bệnh viện Bạch Mai cấp cứu. Các bác sĩ phải tiến hành ca mổ để lấy sinh thiết đồng thời mổ tiếp để làm dẫn đường ống não thất.
Mọi kết quả đều cho thấy cháu mắc bệnh ung thư não. Chỉ trong vòng 1 tháng, Giang phải trải qua 2 ca phẫu thuật.
Chỉ 3 tháng sau, khối u mọc lại ở vành sau não. Các bác sĩ chuyển cháu sang bệnh viện K Tân Triều (Hà Nội) và tiến hành mổ lần 3 vào tháng 7/2019.
Do khối u nằm tại vị trí phức tạp khu vực não bộ, tính mạng cháu Giang có lúc tưởng chừng bị đe doạ. Thoát khỏi tử thần qua ca mổ lần 3 cũng là lúc cháu thường xuyên đối mặt với những cơn đau.
Kể từ đó, hàng ngày, những cơn đau đầu cứ thế kéo đến. Thậm chí, cháu đau đến mức lăn lộn ra phòng bệnh khiến những người chứng kiến cảm thấy xót xa.
Bi kịch tâm hồn và bi kịch gia đình
Động viên con để bắt đầu thêm một ngày chiến đấu với căn bệnh, anh Lưu Thanh Bình (bố cháu Giang) thấy lo sợ khi con đang đối diện với nỗi đau một cách bình thản. Giang không còn biết kêu đau. Mỗi lần con đau chỉ ôm đầu chứ không gào thét như những bệnh nhi ung thư khác.
Bất giác, anh Bình nghĩ hay con đã mất đi cảm giác đau đớn. Anh sợ nhất thứ bi kịch đang ăn sâu vào tâm hồn trẻ thơ của con.
6 tháng mổ não 3 lần, bé Hương Giang đang rất cần được bạn đọc giúp đỡ |
Nhìn con nhà người khác khoẻ mạnh còn con gái mình lại chấp nhận sống chung cùng những đau đớn, anh Bình thấy buốt nhói tận trong tim. Rồi nghe con bảo: “Con chỉ muốn được làm người bình thường để đi học như bao bạn bè”, anh bất lực vô cùng.
Anh rất muốn tâm hồn con được như những đứa trẻ bình thường. Anh càng không muốn tuổi thơ con cứ trôi hoài trên những chiếc giường bệnh kia.
Khát vọng cứu sống con khiến anh biến mình thành con nợ. Gia đình anh vốn trông chờ vào vài sào ruộng để kiếm đủ cái ăn, giờ đây gánh thêm số nợ lên đến 300 triệu đồng.
Anh Bình chẳng biết làm đến lúc nào mới trả nổi. Bi kịch do căn bệnh ung thư đem lại khiến gia đình lao đao. Nhìn con ôm đầu, nhắm mắt chuẩn bị đón thêm 1 cơn đau nữa ập đến, anh lại thấy chua xót.
Một năm mới lại sắp đến. Cha con anh Bình đã chuẩn bị tinh thần để đón chờ những khó khăn tiếp theo. Thế nhưng dù có chuẩn bị kĩ thế nào, thì họ vẫn không thể xua được những lo lắng, sợ hãi trước sự đe dọa của căn bệnh hiểm nghèo.
Phạm Bắc - Bá Định
Mọi đóng góp xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Anh Lưu Thanh Bình, thôn Quất Lâm, xã Quất Động, Thường Tín, Hà Nội. SĐT: 032 9723122. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.001 (bé Hương Giang) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 08 3818 1436 |
Bố mất sớm, mẹ bị viêm màng não, vôi não dẫn đến bại liệt phải nằm một chỗ. Bà ngoại lại bị bệnh chỉ nặng 25kg. Hai bé trai sinh đôi mới 10 tuổi ở Hà Tĩnh phải sống trong cảnh đói nghèo.
">6 tháng mổ não 3 lần, cháu bé ung thư đau đớn tột cùng
Bình Phước thu hút hàng loạt dự án tầm cỡ
Nhờ vị trí giáp biên giới và là cửa ngõ liên kết 2 vùng trọng điểm là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, nhiều dự án lớn, hàng ngàn doanh nghiệp đã chọn Bình Phước là nơi đặt nhà máy và làm khu công nghiệp. Dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chính là yếu tố góp phần giúp thúc đẩy thị trường BĐS tại Việt Nam nói chung và tại Bình Phước nói riêng.
Theo quy hoạch, đến năm 2030 Bình Phước sẽ trở thành “tỉnh công nghiệp” có GDP đứng đầu cả nước, đến năm 2050 sẽ phát triển thành tỉnh công nghiệp hiện đại với tốc độ phát triển bền vững. Nhờ đó, các nhà đầu tư dự đoán Bình Phước chính là “tâm điểm” để đầu tư BĐS trong làn sóng dịch chuyển công xưởng thế giới về Việt Nam sau đại dịch.
Để tạo điều kiện và đón đầu làn sóng đầu tư BĐS tại Bình Phước, hàng loạt dự án hạ tầng giao thông lớn đã và đang trở thành cú hích cho thị trường Bình Phước phát triển. Đáng kể nhất là dự án xây dựng, nâng cấp tuyến đường ÐT 753, khôi phục xây dựng cầu Mã Đà kết nối Bình Phước với sân bay Long Thành, cảng Cái Mép, Thị Vải (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) hay tuyến cao tốc Đắk Nông - Chơn Thành đã được thống nhất thực hiện trong giai đoạn 2021-2025. Nhờ các dự án trọng điểm này, thời gian di chuyển tới các tỉnh lân cận sẽ được rút ngắn, thúc đẩy kinh tế của tỉnh tăng tốc.
Tại thị trường BĐS Bình Phước, Chơn Thành là “điểm đến mới”. Một động lực không nhỏ giúp BĐS Chơn Thành “cất cánh” trong năm 2022 là việc Bộ Xây dựng đã có quyết định công nhận các khu vực dự kiến thành lập thị xã Chơn Thành đạt tiêu chí đô thị loại IV.
Bình Phước cũng kiến nghị cho phép điều chỉnh mở rộng và bổ sung quy hoạch các khu, cụm công nghiệp với diện tích 8.000 ha, đặt mục tiêu trong 5 năm tới sẽ đẩy mạnh lên 21 cụm công nghiệp với quy mô lên tới 583 ha, đến năm 2030 sẽ đạt 34 cụm công nghiệp cùng quy mô hơn 1000ha, tạo tiền đề cho sự phát triển của thị trường BĐS công nghiệp. Cùng với đó, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh thu hút lượng lớn người lao động nhập cư và chuyên gia nước ngoài, làm gia tăng nhu cầu nhà ở trên địa bàn tỉnh.
Đại diện một chủ doanh nghiệp BĐS tại Bình Phước cho biết, từ cuối năm 2021 đến nay, thị trường BĐS Bình Phước trở nên nhộn nhịp hơn rất nhiều. Đặc biệt là sau thời gian giãn cách vì dịch Covid-19, nhiều nhà đầu tư đã đến địa phương này tìm kiếm cơ hội, trong đó chủ yếu là nhà đầu tư tại TP.HCM và Hà Nội.
Theo sóng hạ tầng, giá đất tại một số khu vực có sức bật về giao thông tại Bình Phước cũng tăng mạnh. Điển hình như giá BĐS tại tuyến đường ĐT 753 hay gần các khu công nghiệp đều có xu hướng tăng. Các giao dịch mua bán diễn ra nhộn nhịp, lượng giao dịch từ đầu năm 2022 tới nay tăng hơn so với thời điểm cuối năm 2021.
Các lợi thế về chính sách kêu gọi đầu tư, hạ tầng giao thông xây dựng mạnh mẽ cùng giá BĐS còn rẻ đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho Bình Phước trong mắt giới đầu tư địa ốc và công nghiệp. Thời gian gần đây, nhiều ông lớn đã đổ về Bình Phước để tìm hiểu cơ hội đầu tư và phát triển nhiều dự án tầm cỡ.
Các doanh nghiệp có tiềm lực và uy tín này đang mở ra một xu thế mới trong việc phát triển các dự án BĐS tại Bình Phước với việc tập trung vào giải quyết nhu cầu nhà ở thực chất, tiêu chuẩn chất lượng nhằm hình thành các khu dân cư sôi động, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và vùng lân cận.
Bùi Huy
">Bất động sản Bình Phước
Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng lực sản xuất bị suy giảm do bị hạn chế về hoạt động là khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp lớn bị ảnh hưởng mạnh ở việc thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu đầu vào và thị trường nước ngoài bị thu hẹp. Trong khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vướng mắc ở khâu dự đoán khối lượng dự trữ hàng hóa thích hợp, chậm trễ trong việc bảo trì, hỗ trợ kỹ thuật do các biện pháp hạn chế di chuyển và gặp khó trong việc giao tiếp để tìm kiếm khách hàng mới.
Khảo sát về tác động của Covid-19 đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Số liệu: VCCI |
Thời gian qua, số doanh nghiệp có mức doanh thu tăng đạt tỷ lệ rất thấp. Hơn 3/4 số doanh nghiệp được khảo sát có mức doanh thu giảm, trong đó, mức sụt giảm doanh thu từ 1-25% và từ 25-50% chiếm tỷ lệ cao. Khoảng 18% số doanh nghiệp giảm hơn 50% doanh thu bởi dịch bệnh.
Những con số này đã cho thấy Covid 19 đã có tác động nghiêm trọng như thế nào đến các doanh nghiệp. Đây cũng là “hồi chuông” cảnh tỉnh doanh nghiệp phải mau chóng bắt kịp xu thế chuyển đổi số để vượt qua đại dịch.
Thực trạng áp dụng công nghệ số của các doanh nghiệp Việt Nam. Số liệu: VCCI |
Có một thực tế là nhận thức về chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam đã có dấu hiệu thay đổi tích cực khi một tỷ lệ lớn doanh nghiệp áp dụng các công nghệ số ngay từ trước khi xảy ra đại dịch.
Báo cáo cũng chỉ ra những điểm đáng lưu tâm khi công nghệ số chỉ được doanh nghiệp áp dụng chủ yếu đối với hoạt động quản trị, logistic, marketing,... Trong khi đó, khâu quan trọng nhất là sản xuất lại chưa thực sự được chú trọng. Điều này khiến cho hàm lượng khoa học công nghệ chưa được chuyển hóa để tạo ra thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm.
Đánh giá về năng lực chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam. Số liệu: VCCI |
Tuy phần lớn các doanh nghiệp đã trang bị những năng lực nhất định để chuyển đổi số xong mới chỉ ở mức cơ bản và sơ khai. Tỷ lệ số hóa sản phẩm dịch vụ còn thấp, tỷ lệ đóng góp của các sản phẩm dịch vụ được số hóa trong tổng doanh thu không cao.
Những rào cản chủ yếu khiến doanh nghiệp gặp khó trong việc chuyển đổi số là chi phí ứng dụng công nghệ số cao, thiếu cơ sở hạ tầng, sợ rò rỉ dữ liệu doanh nghiệp, thiếu nhân lực có trình độ,….Trong đó, chi phí ứng dụng công nghệ số là rào cản lớn nhất.
Rào cản chính trong chuyển đổi số đối với các doanh nghiệp. Số liệu: VCCI |
Để dễ dàng hơn trong chuyển đổi số, các doanh nghiệp đề xuất việc xây dựng các quy tắc, quy định thúc đẩy kinh doanh không dùng giấy tờ, hỗ trợ tài chính cho ứng dụng công nghệ số và minh bạch hóa các quy tắc, quy định về quản lý dữ liệu Đây là ba kiến nghị được kỳ vọng sẽ tạo ra sự thay đổi lớn trong xu thế chuyển đổi số tại Việt Nam thời gian tới.
Danh bạ trực tuyến các giải pháp chuyển đổi số Việt Nam
Để thúc đẩy chuyển đổi số, mới đây một danh bạ trực tuyến về các giải pháp chuyển đổi số Việt Nam đã được cho ra mắt. Giải pháp này được xây dựng nhằm tạo dựng nên một hệ sinh thái các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ.
Được khởi động từ tháng 9/2020 dưới sự bảo trợ của Bộ Thông tin & Truyền thông và Bộ Khoa học & Công nghệ, tới nay, Danh bạ các giải pháp chuyển đổi số Việt Nam (Digital Starts Showcase 2020) đã có hơn 100 giải pháp tham dự.
Danh bạ trực tuyến các giải pháp chuyển đổi số Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt |
Đây là tập hợp những giải pháp chuyển đổi số có tính ứng dụng cao, mang tính mới và sáng tạo nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ nâng cấp mô hình kinh doanh để tham gia vào nền kinh tế số.
Trong những năm tiếp theo, danh bạ sẽ được mở rộng và quảng bá với các nước ASEAN khác để cùng chung tay xây dựng một cơ sở dữ liệu chung về chuyển đổi số của khu vực.
Để cung cấp dịch vụ, tham gia và quảng bá sản phẩm chuyển đổi số của mình tới các khách hàng trong và ngoài nước, doanh nghiệp có thể tham gia đăng ký vào danh bạ trực tuyến tại địa chỉ www.digital-stars.vn.
Trọng Đạt
">Danh bạ trực tuyến các giải pháp chuyển đổi số Việt Nam
Cristiano Ronaldo khoe siêu xe 450.000 USD mới tậu
Tuần trước, hàng loạt thiết bị nhắn tin đã phát nổ trên khắp các thành trì của Hezbollah. Các vụ nổ đã giết chết 39 người và làm bị thương hơn 3.000 người. Li-băng và Hezbollah cho biết Israel đứng sau các cuộc tấn công. Israel không phủ nhận cũng không xác nhận sự liên quan.
Lực lượng IRGC có biên chế khoảng 190.000 nhân sự và đang áp dụng mã hóa đầu cuối trong hệ thống nhắn tin.
Có thông tin cho hay, quan chức của IRGC đã liên hệ với Hezbollah để đánh giá kỹ thuật và một số mẫu thiết bị phát nổ đã được gửi tới Tehran để các chuyên gia Iran kiểm tra.
IRGC là lực lượng chính trị, quân sự và kinh tế hùng mạnh ở Iran có mối quan hệ chặt chẽ với Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei.
Được thành lập sau Cách mạng Hồi giáo năm 1979 nhằm bảo vệ chế độ, IRGC có lực lượng bộ binh, hải quân và không quân riêng để giám sát vũ khí chiến lược của Iran.
Quân đội Iran sử dụng nhiều thiết bị liên lạc được mã hóa, bao gồm cả bộ đàm, để liên lạc an toàn. Mặc dù có mẫu mã và thương hiệu khác nhau, nhưng thiết bị liên lạc quân sự của Iran thường được phát triển trong nước hoặc có nguồn gốc từ sự kết hợp giữa các nhà cung cấp trong nước và nước ngoài.
Quan chức của IRGC cho biết lực lượng vũ trang của Iran đã ngừng sử dụng máy nhắn tin trong hơn hai thập kỷ. Bên cạnh đó, Tehran đã phát triển các hệ thống truyền thanh cấp quân sự riêng thông qua ngành công nghiệp quốc phòng nội địa để tránh phụ thuộc vào hàng nhập khẩu nước ngoài, đặc biệt là do các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt đối với Tehran liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này.
Iran từng nhập khẩu các thiết bị liên lạc từ các quốc gia như Trung Quốc, Nga và Nhật Bản.
(Tổng hợp)
Công nghệ giúp Israel khắc chế đợt tấn công bằng drone của IranTrước đợt tấn công trực tiếp chưa từng có từ Iran, phía Israel cho biết, hệ thống phòng không của họ đã đánh chặn thành công tới 99% trong số 300 máy bay không người lái (drone), tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo nhằm vào lãnh thổ nước này.">Lực lượng Vệ binh Hồi giáo Iran dừng sử dụng mọi loại thiết bị liên lạc kỹ thuật
Cụ thể, trong báo cáo kết quả xếp hạng Chính phủ điện tử năm 2020 theo đánh giá của Liên hợp quốc, Bộ TT&TT đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, giao Bộ đôn đốc các bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai Chính phủ điện tử, nâng cao chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam theo phương pháp đánh giá của Liên hợp quốc. Tập trung chỉ đạo, đôn đốc nâng cao chỉ số Dịch vụ trực tuyến và chỉ số Hạ tầng viễn thông.
Trình Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành Chiến lược phát triển Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó rà soát nội dung để các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với những xu thế phát triển Chính phủ số và xây dựng Kế hoạch phát triển Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2023 nhằm cụ thể hoá Chiến lược này.
Khẩn trương phát triển các hệ thống kỹ thuật nền tảng quốc gia hỗ trợ cung cấp dịch vụ công trực tuyến, mở dữ liệu của cơ quan nhà nước, trước hết là: Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia; Hệ thống hỗ trợ thanh toán dịch vụ công trực tuyến toàn quốc; Cổng dữ liệu quốc gia…
Đồng thời, liên hệ chặt chẽ với các cơ quan của Liên hợp quốc để cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời phục vụ khảo sát, đánh giá xếp hạng Chính phủ điện tử; đẩy mạnh công tác truyền thông, công khai trực tuyến những kết quả đạt được về triển khai Chính phủ điện tử Việt Nam để các tổ chức, cá nhân học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm.
Bộ TT&TT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GD&ĐT tập trung phát triển nguồn nhân lực đáp ứng công cuộc chuyển đổi số quốc gia, chú trọng phát triển kỹ năng số cho mọi người dân để không ai bị bỏ lại phía sau.
Nâng cao chỉ số Nguồn nhân lực theo phương pháp đánh giá Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc. Trong đó, tập trung tăng tỷ lệ nhập học từ cấp Tiểu học đến cấp Trung học phổ thông, tăng số năm đi học trung bình của người trưởng thành, tạo môi trường thuận lợi để xã hội học tập và học tập suốt đời.
Bộ TT&TT cũng đề xuất Bộ GD&ĐT ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục và đào tạo, trở thành một trong các lĩnh vực đi đầu trong chuyển đổi số. Cung cấp thông tin đầy đủ về chỉ số Nguồn nhân lực phục vụ khảo sát, đánh giá xếp hạng Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc.
Với các bộ, ngành, địa phương, theo đề xuất của Bộ TT&TT, cần ưu tiên nguồn lực để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đặt ra tại Nghị quyết 17 ngày 7/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025. Cụ thể, hoàn thành dứt điểm các chỉ tiêu đặt ra trong năm 2020, đặc biệt là chỉ tiêu cung cấp 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; thực hiện cách làm mới, đẩy nhanh tiến độ, hướng tới cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ cao ngay trong năm 2021.
Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương cần đẩy mạnh thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; chú trọng phát triển Chính phủ số, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số, cung cấp hiệu quả các dịch vụ số phục vụ thiết thực cuộc sống người dân như về y tế, giáo dục, an sinh xã hội, việc làm, pháp luật.
Cần nỗ lực mạnh mẽ hơn để thay đổi thứ hạng quốc gia
Trung tuần tháng 7/2020, Liên hợp quốc đã công bố Báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử (EGDI) năm 2020. Theo Báo cáo này, Việt Nam tăng 2 bậc, xếp hạng 86/193 quốc gia trên thế giới, 24/47 nước châu Á và 6/11 nước ASEAN. Chỉ số tổng hợp của Việt Nam là 0,6667, cao hơn chỉ số trung bình thế giới và khu vực, thuộc nhóm quốc gia ở mức Cao.
Phân tích về kết quả xếp hạng, Bộ TT&TT nhận định, việc duy trì tăng hạng liên tục từ năm 2014 đến nay, từ vị trí 99 lên vị trí 86, phản ánh được những nỗ lực của Việt Nam.
Tuy nhiên, thứ hạng của Việt Nam trong khu vực ASEAN vẫn chưa thay đổi. Đáng lưu ý, khoảng cách giữa Việt Nam và các quốc gia xếp sau trong khu vực như Indonesia, Campuchia bị thu hẹp đáng kể; Nhiều quốc gia có sự tăng hạng mạnh như Indonesia tăng 19 bậc, Thái Lan tăng 16 bậc, Myanmar tăng 11 bậc. Cả 5 quốc gia xếp trên Việt Nam gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan, Brunei, Phillipines và quốc gia xếp ngay sau Việt Nam là Indonesia đều đã tuyên bố Chiến lược phát triển Chính phủ số.
“Vì vậy, muốn thay đổi thứ hạng quốc gia, Việt Nam phải quyết tâm và nỗ lực mạnh mẽ hơn nữa”, Bộ TT&TT nhấn mạnh.
Bộ TT&TT cũng cho biết, tại Nghị quyết 02 ngày 1/1/2020, Chính phủ đặt mục tiêu cải thiện thứ bậc của Việt Nam trên bảng xếp hạng Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc từ 10 đến 15 bậc. Vì vậy, ngay từ đầu năm 2020, Bộ TT&TT đã đẩy mạnh điều phối trên phạm vi toàn quốc. Những nỗ lực này của Việt Nam sẽ có tác động đến bảng xếp hạng lần tới, dự kiến công bố vào năm 2022.
Nhấn mạnh phát triển Chính phủ số là xu thế tất yếu, Bộ TT&TT cho biết, Chính phủ số không phải là một khái niệm thay thế Chính phủ điện tử, cũng không phải là một khái niệm tách rời không liên quan đến Chính phủ điện tử. Chính phủ số bao hàm Chính phủ điện tử, nhưng thể hiện một sự thay đổi về mặt nhận thức, một mức độ trưởng thành lớn hơn, phát triển cao hơn so với Chính phủ điện tử. ">Bộ TT&TT đề xuất các giải pháp đẩy mạnh phát triển Chính phủ số
Trong vụ án, cơ quan điều tra cũng đề nghị truy tố 6 cán bộ về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng vì có liên quan đến sai phạm của ông Lê Thanh Thản. Trong đó có các bị can Nguyễn Duy Uyển - Chủ tịch UBND phường Kiến Hưng, quận Hà Đông; Vương Đăng Quân - nguyên Phó chánh Thanh tra Xây dựng quận Hà Đông và Mai Quang Bài - cán bộ Đội quản lý trật tự xây dựng quận Hà Đông và 3 người khác gồm Bùi Văn Bằng, Nguyễn Văn Nam, Đỗ Văn Hưng về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại khoản 2, Điều 285 BLHS năm 1999.
Hiện, cơ quan cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội đã chuyển toàn bộ hồ sơ của các bị can đến Viện KSND TP Hà Nội.
Tổng giám đốc từng liên quan vụ nữ nhà báo bị phạt tù được xác định lừa đảo hàng trăm người với số tiền hơn 160 tỷ đồng.
">Ông Lê Thanh Thản bị đề nghị truy tố tội lừa dối khách hàng
友情链接