当前位置:首页 > Kinh doanh > Nhận định, soi kèo APOEL vs AEK Larnaca, 23h30 ngày 2/4: Khách sa sút 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Tâm lí vị thành niên hay cá tính “người hùng”?
Điểm nóng của dư luận về bạo lực học đường trước tiên là chuyện học sinh đánh nhau, làm nhục nhau như một cảm hứng. Nguyên cớ khá đơn giản, thậm chí rất vớ vẩn. Các cá nhân hoặc các nhóm khích bác nhau, cá nhân hoặc nhóm này không thực hiện được yêu cầu của cá nhân hoặc nhóm kia dẫn đến choảng nhau và lăng nhục nhau.
Xem xét tính chất của các sự vụ đánh nhau, tôi dám chắc không phải bây giờ mới có. Hiện nay do thời đại văn minh internet, sự vụ không còn đóng kín mà công khai, bé càng bị xé ra to nên trở thành nghiêm trọng.
Tất nhiên, đánh nhau và quay phim để khoe trên mạng thì gần đây mới có. Hành vi này chỉ báo cho sự lây lan như một niềm cảm hứng của đám đông. Đó là mặt tiêu cực của mạng. Nhưng không thể phủ nhận, chính mạng lại tích cực ngăn chặn bạo lực tốt nhất bởi vai trò tương tác ngược của dư luận. Rõ nhất là, bạo lực mới diễn ra một phía từ kẻ mạnh và bị ngăn chặn kịp thời để không phải chứng kiến sự phản kháng bằng những đòn trả thù khốc liệt.
Chuyện học trò đánh nhau được quy cho sự khủng hoảng tâm lí của tuổi vị thành niên. Hẳn nhiên. Đó là cái tuổi bùng phát năng lượng, khi chưa có cơ hội giải phóng chính đáng tất yếu sẽ giải phóng thành bạo lực. Bạo lực trở thành niềm vui của không ít thanh thiếu niên khi chúng không tìm thấy niềm vui trong học tập và sáng tạo.
Theo tôi, động cơ của những vụ học sinh đánh nhau là tâm lí thích làm “người hùng”. Sự bắt chước người hùng trong các phim bạo lực là có. Nhưng cũng phải thấy, ngay trong nội dung giáo dục, nhiều bài học đã vô tình nuôi dưỡng động cơ ấy.
Trong hàng loạt những bài học về đạo đức, lối sống, chính bài học về “đạo đức anh hùng ca” lại tiêm nhiễm vào tuổi trẻ nhanh nhất, mạnh nhất. Thật khó hiểu khi các sách giáo khoa văn chương của ta giảng dạy anh hùng ca không chuẩn. Chính việc nêu gương các nhân vật anh hùng thời cổ đại trong anh hùng ca như đánh nhau vì tình yêu, vì danh dự và tự trọng đã tạo ra các nhân cách lệch lạc, méo mó.
Học sinh bắt chước người hùng để biểu dương quyền lực, danh dự và tự trọng khi không nhận rõ đó chỉ là sản phẩm cường điệu của thời đại hoang dã. Trong khi, chính Engels (trong Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước) xem anh hùng ca chỉ là sản phẩm của cuộc đấu tranh hoang dã trong thời chiếm hữu nô lệ.
Tính chất của những sự vụ đánh nhau và cổ vũ đánh nhau mà người ta thường cho là vô cảm thực chất lại là sản phẩm đầy cảm hứng bạo lực mà học sinh học được từ phim hành động và từ anh hùng ca thời hoang dã.
Người lớn cũng đánh nhau thì thuộc hiện tượng gì?
Trong nghĩa rộng, bạo lực học đường không chỉ giới hạn ở việc học sinh đánh nhau mà còn có sự tham gia của người lớn: giáo viên đánh học sinh, phụ huynh đánh giáo viên. Chẳng lẽ đó cũng là tâm lí vị thành niên? Nếu là tâm lí vị thành niên thì rõ là người lớn chưa vượt qua giai đoạn khủng hoảng năng lượng thừa khi không biết dịch chuyển vào đâu để thay cho bạo lực?
Phải nói là thời tôi đi học, chuyện giáo viên đánh học sinh không phải ít xảy ra. Hình ảnh ông thầy cầm cây thước quyền lực trong tay, không gõ vào đầu học sinh những khi nóng giận mới là chuyện lạ. Nhưng học sinh đánh lại người thầy, kéo theo phụ huynh cũng tấn công thầy là hoàn toàn không có.
Người ta sẽ quy cho sự mất tôn ti dẫn đến rối loạn các mối quan hệ truyền thống là có cơ sở. Nhưng cũng không phải vì thế mà ngược dòng trở về cái thời thầy giáo được độc quyền đánh học sinh. Luật Giáo dục đã cấm thầy giáo hành xử bạo lực là một sự tiến bộ lớn trong giáo dục hiện đại.
Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, chính chủ trương giáo dục “lấy người học làm trung tâm” là bi kịch của tình thế lộn ngược khi nội dung triết lí kia không được hiểu đến nơi đến chốn. Khi dân trí không có nền tảng vững chắc, sự chuyển hóa từ thái cực này sang thái cực khác, vai trò người thầy bị hạ bệ và người thầy bị bạo hành là chuyện đương nhiên.
Trong khi triết lí lấy người học làm trung tâm ở phương Tây không bị hiểu như ở Việt Nam, thậm chí đã thay thế thành triết lí tương tác đa tâm. Không có chuyện lấy người học làm trung tâm là vai trò người thầy bị phế bỏ.
Tính chất đa tâm thể hiện ở sự tương tác giữa các nhóm trò với trò, giữa trò với thầy trong mối quan hệ bình đẳng, tôn trọng cá nhân và sáng tạo. Sự tương tác này dẫn đến hoạt động của các chủ thể với mối quan hệ kiểm soát lẫn nhau để phát triển và điều chỉnh nhân cách, năng lực.
Đánh thầy giáo cũng là một lối hành xử theo bản năng hoang dã khi các cá nhân bị hoang tưởng mình đang được đóng vai trò trung tâm thống trị toàn bộ hoạt động giáo dục.
Giải pháp nào chống bạo lực học đường?
Vạch được nguyên nhân trên cũng là tìm ra giải pháp phòng chống bạo lực học đường.
Theo tôi, đạo đức tối thiểu vẫn là sống và làm việc theo pháp luật. Khi pháp luật không đủ sức răn đe thì sự thực thi pháp luật đang có vấn đề.
Bạo lực học đường thực chất là một vấn đề xã hội, bởi học đường không phải là thánh địa tách khỏi xã hội. Hàng ngày có bao nhiêu thông tin về bạo lực: chém, giết, cướp, hiếp nhưng việc xử lí không phải bao giờ cũng nghiêm minh, công bằng. Khi pháp luật không nghiêm minh và công bằng thì con người có khả năng buông thả và hành xử ngoài vòng pháp luật.
Điều này chẳng khác nguyên nhân mà thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến nói. “Thứ nhất là gia đình không quan tâm con cái, thứ hai là nhà trường thiếu trách nhiệm, không quan tâm, để các cháu muốn làm gì các cháu làm. Những mâu thuẫn trong các nhóm học sinh, nhà trường lại không biết được, thậm chí là có những thờ ơ khi có một số cháu lên phản ảnh với trường hoặc về tâm sự với bố mẹ thì lại được cho đấy là chuyện vặt nên dẫn đến sự bùng phát lớn như thế. Vậy nên phải phát hiện sớm để có cái biện pháp giải quyết”. Thiếu tướng nói trong phạm vi học đường mà quên rằng, học đường bây giờ đã không còn là thánh địa mà chỉ là bản sao của đời sống xã hội.
Tất nhiên, ở học đường, với tâm lí tuổi vị thành niên, theo tôi, giải pháp phòng chống bạo lực từ gốc vẫn là liệu pháp tâm lí.
Tuổi trẻ bộc phát năng lượng thừa cần được dịch chuyển thành năng lực của niềm vui học tập, sáng tạo. Đây là vấn đề khó, đòi hỏi cải cách căn bản và toàn diện giáo dục, biến áp lực thành động lực thật sự trong học tập.
Áp lực từ cha mẹ, áp lực từ thầy cô, áp lực từ nội dung và phương pháp dạy học sáo mòn, áp lực từ đánh giá chất lượng, thành tích là điều kiện cho bản năng bạo lực phát sinh mà những nguyên cớ đánh nhau vớ vẩn kia chỉ là bề mặt.
Các nhà soạn sách giáo khoa và những nhà giáo đến lúc cần nghiêm túc nhìn nhận lại cách hiểu và dạy anh hùng ca đúng nghĩa với định hướng tích cực tâm lí “người hùng” cho tuổi vị thành niên; thay bằng khuếch trương chủ nghĩa anh hùng là gia tăng lí tưởng nhân văn: sống hòa hợp, yêu thương.
Cuối cùng, cần giải định kiến cực đoan cả lấy người thầy làm trung tâm lẫn lấy người học làm trung tâm.
Giáo dục thế giới đã thay lí thuyết một trung tâm cực đoan thành đa tâm.
Quan hệ bình đẳng và tôn trọng khác biệt là điều kiện phát triển tự do sáng tạo cá nhân, đồng thời cũng ràng buộc cá nhân vào trong những quan hệ tất yếu để phòng chống bạo lực như hiện tượng của bản năng hoang dã. Sự duy trì bạo lực, dù ở bất cứ quan hệ nào, không bao giờ là chỉ báo cho một sự văn minh.
TS. Chu Mộng Long
" alt="Bạo lực học đường: Một góc nhìn khác"/>Nhạc sĩ Lân Cường giải thích, bài Sau lời tuyên thệ là tiết mục nằm trong hợp xướng được trình diễn tại Đại hội Hội liên hiệp VHNT Hà Nội năm 2022. Bài hát được phổ từ bài thơ Lời tuyên thệ của Lê Cảnh Nhạc. Khi phổ nhạc cho bài Lời tuyên thệ, nhạc sĩ Lân Cường đã thêm từ chữ "sau" vì theo ông, sau lời tuyên thệ đã có nhiều Đảng viên không giữ trọn lời tuyên thệ của mình để cho tiền bạc, hư danh, cám dỗ, đã quật ngã biết bao đồng chí trên dọc đường đi những ngày qua, đó là thực tế đau xót.
Nhạc sĩ Lân Cường cho rằng, âm nhạc ca ngợi cái đẹp của cuộc sống, nhưng âm nhạc cũng đồng thời phải có tiếng nói đấu tranh với những điều sai trái. Trong một đại hội của văn nghệ sĩ thủ đô, bản hợp xướng này được trình bày không có gì sai trái khi Đảng ta đang đẩy mạnh chống nạn tham nhũng.
“Bài hợp xướng như một lời cảnh tỉnh cho tất cả Đảng viên không trừ một ai”, nhạc sĩ Lân Cường chia sẻ. Chính vì thế, việc đưa ảnh các nhân vật đang vướng vào vòng lao lý theo nhạc sĩ là để dẫn chứng về những Đảng viên sa ngã, đồng thời sau đó phải lấy đấy làm gương.
Nhạc sĩ Lân Cường cho biết, lúc đầu ông cũng cân nhắc có nên dùng gạch chéo trên những hình ảnh minh họa đó hay không. Tuy nhiên, ông nghĩ rằng những kẻ đã làm mất hàng ngàn tỷ của nhân dân thì phải bị lên án, bị nhận diện rõ ràng.
Ông chia sẻ thêm, để tránh sự hiểu lầm, tránh để bị lợi dụng bởi những người có ý đồ xấu làm ảnh hưởng tới tâm huyết của mình cũng như ý nghĩa đấu tranh trực diện của bài hát, ông sẽ biên tập và chỉnh sửa phần minh họa này.
" alt="Nhạc sĩ Lân Cường lên tiếng vụ minh hoạ bài hát bằng hình ảnh nhân vật nhạy cảm"/>Nhạc sĩ Lân Cường lên tiếng vụ minh hoạ bài hát bằng hình ảnh nhân vật nhạy cảm
Ghi kỉ lục với 16 giờ phát sóng liên tục trong ngày 20/11, chương trình truyền hình đặc biệt của MobiTV phối hợp với Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình VTC nhằm tri ân các thầy cô giáo trên cả nước đã để lại nhiều ấn tượng mạnh cho khán giả cả nước. Mobifone là nhà tài trợ kim cương của chương trình.
Hàng ngàn khán giả, thầy cô cảm ơn “Ngày thầy trò”
Trong suốt thời gian phát sóng trực tiếp vào ngày 20/11, hàng ngàn tin nhắn cũng như những comment ở phần livestream trên facebook của Truyền hình MobiTV từ khán giả gửi về đã khiến những người làm chương trình vô cùng xúc động, phấn chấn.
![]() |
Một khán giả ở nick Đức Huy nhắn: “Tôi vô cùng biết ơn MobiTV đã thực hiện chương trình này, chương trình đã cho tôi thấy niềm tin vào đất nước, vào những người làm giáo dục ở mọi nẻo đường Tổ Quốc, và tôi nhìn thấy thế hệ trẻ ngày mai thật tốt đẹp”
![]() |
Một khán giả tên Thanh Hương, ở Hà Giang, nhắn tin vào Tổng đài mở trực tiếp gửi lời chúc mừng của MobiTV: “Tôi đã không cầm được nước mắt khi xem chương trình, tôi cảm thấy yêu đất nước mình hơn, yêu những điều bình dị mà cao cả từ những người thầy, người cô mà chương trình mang đến. Chúc các thầy cô luôn mạnh khoẻ, luôn giữ nhiệt huyết về nghề giáo của mình”.
Hầu hết các khán giả xem truyền hình đều bày tỏ lời cảm ơn vì một chương trình mang ý nghĩa đặc biệt, đã cho thấy được toàn cảnh ngày 20/11 cũng như khắc hoạ về nền giáo dục Việt Nam hiện đại.
Cô giáo Hồng Nhung, đã gửi tin nhắn về từ TP.HCM: “Tôi là một nhà giáo bình thường dạy tiểu học, cũng có những lúc tôi nản với nghề vì miếng cơm manh áo của cuộc sống, nhưng xem chương trình, tôi thấy mình thật bé nhỏ so với biết bao đồng nghiệp đang vất vả, không quản ngại khó khăn vì học trò mà chương trình đã chuyển tải. Tôi cảm ơn vì chương trình đã cho chúng tôi nhìn thấy ngày của chúng tôi thật ý nghĩa, nghề của chúng tôi thật cao đẹp”.
![]() |
Có nhiều khán giả muốn được xem lại bởi quá ấn tượng với “Ngày thầy trò”. Tuy nhiên, theo thông tin từ MobiTV, do thời lượng dài nên Đài không thể phát sóng lại toàn bộ chương trình, mà sẽ phát sóng lại những lát cắt của chương trình trên các Đài truyền hình của MobiTV và gần 30 đài truyền hình đã tiếp sóng chương trình.
Nhìn lại những khoảnh khắc đong đầy cảm xúc
Khán giả có nick Nhạt Nắng đã comment trên fanpage của MobiTV: “Cảm ơn chương trình đã để lại cho tôi nhiều cảm xúc như Trường Tiểu học Tây Tiến, câu chuyện bà 2, anh Châu và vợ chồng cô Thiền, và còn nhiều câu chuyện khác nữa. Cám ơn chương trình đã làm nên một ngày 20/11 đầy tính nhân văn, nghĩa cử cao đẹp”.
![]() |
Cũng như khán giả Nhạt Nắng, rất nhiều khán giả đã bày tỏ về những dư âm đầy ám ảnh khi xem “Ngày thầy trò”, ám ảnh về những vất vả mà thầy và trò kiên trì vì sự học, ám ảnh về những tấm lòng tuyệt đẹp của các thầy cô khiến mỗi người đều cảm thấy mình nhỏ bé, muốn sống tốt đẹp hơn.
Phải nói, đến một trái tim sắt đá cũng khó có thể cầm lòng được khi xem loạt bộ phim tư liệu với “Điều mà Nhứ muốn”, “Trên đỉnh Sài Khao”…
Không chỉ bởi cảm thấy rưng rưng khi trên giấc mơ cháy bỏng của bà mẹ dân tộc là các con có mì gói ăn với thịt. Hình ảnh những người thầy với những bài giảng đơn sơ mà ấm áp cho người ta nhìn thấy một tương lai mới, mà còn bởi cuộc sống bám trụ với mảnh đất nghèo chỉ có cơm cá khô. Điện thoại chung nhau một chiếc treo ngoài cây đợi… “sóng” của các thầy.
Rồi chuyện những cô giáo dạy trẻ khuyết tật, kiên trì nhẫn nại dù đồng lương chẳng được bao nhiêu, những thầy cô ở vùng rốn lũ lo dọn dẹp trường học, lo lấy lại từng cái bảng, làm sạch bàn ghế, lo kéo các em học sinh đi học trở lại trước khi lo được cho gia đình mình, rồi có biết bao thầy cô ở mọi nơi, mọi hoàn cảnh đều vượt qua mọi khó khăn riêng vì thế hệ học trò của mình.
![]() |
Rồi những câu chuyện cảm động về thầy và trò, về những tâm tư sâu kín mà không phải ai cũng biết về người làm nghề giáo rất dễ làm người xem thấy nghẹn ngào...
Nói như nhà báo Trần Đăng Tuấn, tổng đạo diễn chương trình, “Ngày thầy trò” không muốn được nhìn về “tầm vóc” hay “quy mô”, mà đi vào tình cảm của người xem bằng những lát cắt bình dị nhất: “Mỗi câu chuyện trong chương trình là một bếp than hồng nhỏ ở khắp nơi gộp lại, tạo nên một sự chân thực ấm nóng”. Và những ngọn lửa nhỏ đó đã thực sự trở thành ngọn lửa có sức lan toả mạnh mẽ, tiếp thêm nhiệt huyết cho những người làm nghề giáo, hun lên niềm tin của xã hội vào giáo dục.
Để có thể thực hiện “Ngày thầy trò”, truyền hình MobiTV và các đối tác phối hợp đã có sự chuẩn bị kĩ càng, huy động đội ngũ những người làm truyền hình cả chuyên và không chuyên trên cả nước. Với tính tương tác cao nhờ vào công nghệ 4G của Mobifone, chương trình đã trở thành chương trình của toàn dân, nơi tất cả khán giả đều đóng góp chung vào thành công của chương trình.
Doãn Phong
" alt="Dư âm ám ảnh của ‘Ngày thầy trò’"/>Một vụ nổ nghiêm trọng đã xảy ra tại một nhà hàng ở Trung Quốc, làm 34 người bị thương.
" alt="Hai 'hot girl' về đồn cảnh sát vì quay video mạo hiểm"/>Xe điện đang là xu hướng điều tất yếu vào thời điểm này, do đó các quốc gia nắm giữ nguồn lực quan trọng trong sản xuất xe điện và các linh kiện của chúng, đều có cơ hội trở thành cường quốc ô tô tiếp theo của thế giới.
Indonesia là nơi có gần 1/4 trữ lượng niken trên thế giới, quốc gia đang nắm giữ những gì cần thiết nhất để đóng vai trò quan trọng trong kỷ nguyên giao thông vận tải bền vững. Để hiện thực hoá được điều này, Indonesia rất cần thu hút các nhà đầu tư và các nhà sản xuất ô tô sẵn sàng thiết lập sản xuất tại nước này.
“Đó vẫn là một cuộc bàn luận. Mọi thứ đều cần thời gian. Tôi không muốn nhanh chóng mà không có kết quả.”, ông Widodo bày tỏ sự cẩn trọng trước khi bàn luận với Tesla
Về phía Tesla, Elon Musk dường như đã sẵn sàng xem xét đặt một nhà máy Tesla ở Indonesia. Ông chủ Tesla đã tiếp đón các quan chức Indonesia tại Gigafactory Texas, và gặp trực tiếp tổng thống Jokowi. Các quan chức Indonesia đã mời Musk đến thăm đất nước vào tháng 11 tới, để tìm hiểu cơ hội cho Tesla tại quốc gia này.
Thái Hoàng(theo Batteries News)
" alt="Tổng thống Indonesia 'ngỏ lời' muốn Tesla tới đầu tư"/>Trong tổng số 65 người được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, ngành y có 7 người. Và có 114/638 người thuộc ngành y được công nhận đạt chuẩn chức danh phó giáo sư.
Đáng chú ý, trong số những người được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư, có một số là bác sĩ đang nắm giữ những vị trí lãnh đạo, trưởng phó khoa tại các bệnh viện lớn trong nước.
Đó là bác sĩ Trần Thị Thanh Hóa (sinh năm 1964), Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Bác sĩ Đặng Hồng Hoa (sinh năm 1964), hiện giữ chức Trưởng khoa Cơ - Xương - Khớp, Bệnh viện E, Hà Nội. Bác sĩ Lê Ngọc Tuyến (sinh năm 1974), Bệnh viện Răng hàm mặt TƯ. Trưởng khoa Xạ đầu cổ bệnh viện K, bác sĩ Ngô Thanh Tùng (sinh năm 1962).
Bệnh viện Bạch Mai có 4 bác sĩ được công nhận đạt chuẩn phó giáo sư. Đó là Bác sĩ Mai Duy Tôn (sinh năm 1976), Khoa Cấp cứu; Bác sĩ Đào Hùng Hạnh, Phó trưởng khoa Khám bệnh theo yêu cầu; Bác sĩ Phạm Quốc Khánh (sinh năm 1958), Phó Viện trưởng viện Tim Mạch Quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai); Bác sĩ Lương Tuấn Khanh, Giám đốc Trung tâm Phục hồi Chức năng.
Bệnh viện Chợ Rẫy có 4 bác sĩ được công nhận đạt chuẩn phó giáo sư đợt này. Đó là Trưởng khoa Ngoại tiết niệu - Bác sĩ Thái Minh Sâm (sinh năm 1963); Bác sĩ Lê Văn Phước (sinh năm 1963), Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh; Bác sĩ Vũ Hữu Vĩnh (sinh năm1962), Trưởng khoa Ngoại Lồng ngực; Trưởng khoa Hồi sức Ngoại thần kinh là bác sĩ Trần Quang Vinh (sinh năm1960).
Bác sĩ Nguyễn Mạnh Khánh (sinh năm 1975), Phó viện trưởng viện trấn thương chỉnh hình, Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình I và Bác sỹ Nguyễn Đức Chính, Trưởng khoa phẫu thuật Nhiễm khuẩn là các bác sĩ của Bệnh viện Việt Đức được công nhận đạt chuẩn phó giáo sư năm 2016.
Bác sĩ Lê Hoàng (sinh năm 1968), Phó Giám Đốc Bệnh viện Phụ sản TƯ; Bác sĩ Nguyễn Tá Đông (sinh năm 1968), phó khoa Nội tim mạch, bệnh viện TƯ Huế; Bác sĩ Tạ Thị Tuyết Mai (sinh năm 1965), Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhân dân Gia Định... cũng là những người được công nhận đạt phó giáo sư đợt này.
Ngân Anh
" alt="Nhiều trưởng, phó khoa bệnh viện lớn được công nhận đạt chuẩn PGS"/>Nhiều trưởng, phó khoa bệnh viện lớn được công nhận đạt chuẩn PGS
Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Trần Quang Anh, Phó Giám đốc PTIT chia sẻ, Học viện kỳ vọng hội thảo này sẽ góp phần quan trọng để nhà trường thực thi chiến lược phát triển. “Chúng tôi hy vọng sự kiện sẽ mang đến những trải nghiệm tốt nhất, góp phần giúp cộng đồng các chuyên gia công nghệ, chuyên gia nghiên cứu và sinh viên trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ ngày càng phát triển lớn mạnh hơn nữa”.
Theo bà Nguyễn Thanh Thảo, Giám đốc Phát triển kinh doanh của Qualcomm Việt Nam, chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mới với 5G, trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) và điện toán đám mây (Cloud Computing). Đây là thời điểm thích hợp để Qualcomm đẩy mạnh các ý tưởng đổi mới sáng tạo, giúp Việt Nam sớm trở thành một cường quốc công nghệ của châu Á và khu vực. “Hợp tác với PTIT cũng là bước đầu tiên giúp chúng tôi hiện thực hóa tầm nhìn này”, bà Nguyễn Thanh Thảo nói.
Đáng chú ý, bàn về hạ tầng mạng viễn thông trong chuyển đổi số, ông Nguyễn Văn Thành, Giảng viên khoa Kỹ thuật Điện tử 1 của PTIT, Nhà sáng lập cũng là Giám đốc công nghệ Công ty Lansc Việt Nam nhận định: Chuyển đổi số đã và đang tạo ra nhiều thay đổi với người dùng, đó là sự thay đổi thói quen lưu trữ dữ liệu cũng như thói quen làm việc. Giờ đây văn phòng có thể ở khắp mọi nơi và dữ liệu được lưu trữ trên hạ tầng đám mây, thay vì lưu trữ trong thẻ nhớ, ổ cứng hay USB.
![]() |
Ông Nguyễn Văn Thành, Nhà sáng lập, Giám đốc công nghệ Công ty Lansc Việt Nam |
Nhận định chuyển đổi số đang đặt ra yêu cầu thay đổi đối với hệ thống mạng, ông Nguyễn Văn Thành cho biết, cấu trúc mạng giờ đây cũng cần thay đổi. Cấu trúc mạng truyền thống không còn phù hợp, do tồn tại nguy cơ mất an toàn thông tin, hiệu suất giảm, khó kiểm soát và vì thế làm tăng chi phí. Theo ông Thành, 2 giải pháp quan trọng trong hệ thống mạng thời chuyển đổi số là SD-WAN (Software Defined Wide Area Networking) và SASE (Secure Access Service Edge).
Trong đó, SD-WAN là một kiến trúc mạng ảo cho phép các tổ chức, doanh nghiệp nâng cao hiệu quả của các dịch vụ mạng truyền dẫn. Với SASE, sự kết hợp mạng và an ninh mạng của cấu trúc này sẽ đáp ứng các thách thức về chuyển đổi kinh doanh kỹ thuật số, điện toán biên và tính di động của nhân lực. “Hai yêu cầu cơ bản với hệ thống mạng trong chuyển đổi số là mô hình mạng phải hiện đại và an toàn thông tin được ưu tiên hàng đầu”, ông Nguyễn Văn Thành nêu quan điểm.
Vị chuyên gia đến từ Công ty Lansc Việt Nam dẫn nghiên cứu của Viettel Security, nêu ra những nguy cơ mất an toàn thông tin của các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam trong chuyển đổi số, đó là: Tấn công lừa đảo - Phishing tăng gấp nhiều lần, lỗ hổng bảo mật tăng hơn 20%, tấn công từ chối dịch vụ phân tán - DDoS liên tục tăng. Các loại mã độc ransomware và trojan cũng tăng liên tục, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ và tài chính. Đặc biệt, lộ lọt tài nguyên lớn hơn 23 triệu bản ghi, “backdoor” (cửa hậu) được cài đặt trong nhiều thiết bị mạng. Bối cảnh trên đặt ra yêu cầu Việt Nam phải làm chủ công nghệ.
Trao đổi tại hội thảo, Tiến sĩ Hoàng Hưng Hải, Giám đốc Sản phẩm Qualcomm Việt Nam cho hay, điểm đặc biệt của Qualcomm là đội ngũ kỹ sư chiếm tới hơn 70% nhân viên. Là công ty toàn cầu nhưng Qualcomm đang định nghĩa doanh nghiệp mình là một startup, luôn thích ứng với những sự thay đổi. “Nhiệm vụ của chúng tôi ở Việt Nam là thúc đẩy, hỗ trợ các công ty trong nước, startup, trường đại học phát triển công nghệ, triển khai các ứng dụng vươn ra thế giới”, ông Hoàng Hưng Hải nói.
Cũng theo ông Hoàng Hưng Hải, 4 lĩnh vực chính Qualcomm đang tập trung nghiên cứu, phát triển gồm có Mobile, Automotive, IoT và Network.
Tại PTIT, Qualcomm đã tài trợ 100.000 USD (gần 2,3 tỷ đồng) đồng thời hỗ trợ nghiên cứu 4 dự án chuyên ngành thuộc các lĩnh vực 5G, AI, IoT và UAV. Các dự án được tài trợ gồm: Hệ thống máy bay không người lái (UAV) phát hiện hư hỏng đường bộ sau lũ quét sử dụng GPS, bản đồ số và thị giác máy tính bằng công nghệ học sâu; phát triển kiến trúc Internet vạn vật trên nền 5G hiệu suất cao, độ trễ thấp, an toàn; điện toán biên cho IoT; phát triển các giải pháp chăm sóc sức khỏe số dựa trên Internet of Medical Things (IoMT) và Trí tuệ nhân tạo (AI). Các dự án sẽ được các nhóm nghiên cứu thực hiện trong 12 tháng.
Vân Anh
Khoảng 100.000 học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở tại 80 trường học nông thôn đã được trang bị các nền tảng kỹ thuật để phát triển các kỹ năng cần thiết.
" alt="Chuyển đổi số đang buộc các hệ thống mạng viễn thông phải thay đổi"/>Chuyển đổi số đang buộc các hệ thống mạng viễn thông phải thay đổi