Bóng đá

Giếng cổ chưa từng cạn nước, đêm giao thừa phải đóng miệng, mùng 3 Tết mới mở ra

字号+ 作者:NEWS 来源:Giải trí 2025-01-17 00:07:14 我要评论(0)

Clip: Giếng cổ không bao giờ cạn nước trước miếu Ngũ HànhTrăm năm giếng cổSâu trong con hẻm ngoằn ngket qua bong da tay ban nhaket qua bong da tay ban nha、、

Clip: Giếng cổ không bao giờ cạn nước trước miếu Ngũ Hành

Trăm năm giếng cổ

Sâu trong con hẻm ngoằn ngoèo của phường 1 (quận Phú Nhuận,ếngcổchưatừngcạnnướcđêmgiaothừaphảiđóngmiệngmùngTếtmớimởket qua bong da tay ban nha TP.HCM) có ngôi miếu Ngũ Hành thuộc sở hữu, quản lý của gia đình ông Võ Văn Nở (56 tuổi). Tuy nhiên, ông Nở và các thành viên trong gia đình đều không nhớ rõ miếu được xây dựng từ năm nào.

Ông Nở cho biết, miếu có từ thời ông nội của mình. Ngoài thông tin miếu được sửa chữa lần đầu tiên vào năm 1949, ông không còn lưu giữ bất kỳ ghi chép, tài liệu nào. Dẫu vậy, ông và người dân địa phương vẫn nhớ như in những ký ức đẹp về ngôi miếu nhỏ cùng cái giếng nằm ở phía trước.

W-gieng-co-1-3.jpg
Giếng cổ phía trước ngôi miếu Ngũ Hành được người dân sinh sống trong hẻm khẳng định có tuổi đời ngoài trăm năm

Theo ông Nở, khởi đầu miếu thờ Ngũ Hành nương nương hay còn gọi là 5 mẹ Ngũ Hành. Về sau, miếu thờ thêm Phật Bà Quan Âm, Bà Chúa Xứ…

Vào ngày vía Ngũ Hành nương nương, những người nằm trong ban quản lý miếu tổ chức lễ cúng rất lớn để cầu cho cuộc sống người dân ấm no, hạnh phúc, công việc làm ăn phát đạt. Mỗi khi tổ chức lễ cúng, miếu có hát bóng rỗi, diễn hát bội... thu hút người dân đến xem rất đông.

Ông Nở kể: “Xưa kia, miếu có ban, hội là những người cao tuổi, có uy tín trong làng trông giữ, lo việc cúng bái. Sau này, ban, hội tan rã. Bây giờ, tôi là người tiếp quản, nhận nhiệm vụ trông giữ miếu".

W-gieng-co-2-3.jpg
Nước trong giếng chưa bao giờ cạn...

"Xưa kia, không riêng gì ngày lễ, miếu luôn có đông người đến hương khói, lấy nước từ giếng cổ. Tôi được người xưa kể lại rằng, giếng này còn có trước cả miếu Ngũ Hành. Thế nên tôi đoán giếng đã hơn 100 tuổi và là nguồn cấp nước cho những hộ dân sinh sống xung quanh", ông Nở nói thêm.

Các bậc cao niên sinh sống xung quanh ngôi miếu nhỏ nói rằng, trước đây, khu vực này có nhiều giếng đào. Mỗi giếng phục vụ nước sinh hoạt cho khoảng 4 dãy nhà. Tuy vậy, giếng trước miếu Ngũ Hành lớn và có nhiều nước hơn cả.

Đặc biệt, bất kể các giếng nhỏ xung quanh thường xuyên cạn trơ đáy vào mùa khô, giếng trước miếu Ngũ Hành mùa nào cũng đầy ắp nước và luôn trong mát. Khi các giếng nhỏ dần cạn nước hoặc nhiễm phèn, giếng cổ càng trở nên quan trọng.

W-gieng-co-3-3.jpg
Vợ ông Nở cũng có nhiều năm gắn bó với giếng cổ

Chị Võ Thị Cẩm Nhung (SN 1973) là người sinh ra và lớn lên gần giếng cổ. Chị cho biết: “Lúc trước, khi chưa có nước máy, hầu hết dân xung quanh hẻm đều phụ thuộc vào giếng này để có nước sinh hoạt, tưới tiêu hoa màu.

Cũng nhờ giếng này mà người lao động nghèo ở đây có thêm nghề gánh nước thuê. Vào mùa khô, không trữ được nước mưa, những gia đình khá giả thường thuê người dân xung quanh giếng kéo nước lên, gánh đến nhà cho họ.

Nếu tôi nhớ không nhầm thì ngày ấy, các bà, các cô thường gánh nước thuê từ giếng đến tận đường Cô Bắc, Cô Giang cho người ta. Đặc biệt, vào dịp Tết, việc gánh nước thuê càng náo nhiệt”.

Tập tục đóng nắp giếng kỳ lạ

Chị Nhung nhớ như in, từ lúc lên 10 đã được mẹ giao nhiệm vụ kéo nước từ giếng cổ lên đổ vào thùng trữ trong nhà. Ngày trước, miệng giếng còn thấp, nước bên trong không sâu mà chỉ cách miệng 1-2m.

Chị chỉ cần thả dây có cột chiếc thùng nhựa xuống giếng rồi kéo nước lên. Lúc ấy, nước sinh hoạt trong gia đình đều được lấy từ giếng cổ. 

W-gieng-co-4-3.png
Để an toàn, bây giờ miệng giếng được nâng cao, có nắp đậy kiên cố

Thời điểm ấy, mỗi ngày vào đầu giờ sáng hoặc chiều tối, quanh miệng giếng lại tấp nập người đến lấy nước về nhà, hoặc gánh thuê cho người khác. Thời gian khác trong ngày, giếng được nghỉ ngơi.

Vào dịp Tết, khu vực giếng cổ đông vui, náo nhiệt hơn cả. Dịp này, người dân xung quanh thường cùng nhau đến quanh miệng giếng lấy nước rửa lạt, lá gói bánh tét, nguyên liệu làm mứt…

Đặc biệt, những ngày 28, 29 tháng Chạp, quanh miệng giếng bỗng nhiên đông đúc, náo nhiệt gấp nhiều lần ngày thường. Người người đem theo thùng, vật dụng đến giếng kéo nước, gánh về dự trữ trong nhà.

W-gieng-co-5-3.jpg
Chị Nhung nhớ mãi chuyện vào dịp Tết, người dân đua nhau đến giếng gánh nước về nhà dự trữ, sinh hoạt

Mọi người xếp hàng, đứng quanh miệng giếng chờ đến lượt lấy nước rồi hối hả gánh về để kịp quay lại lấy chuyến sau. Nếu không, rất có thể họ sẽ không có nước dùng trong 3 ngày Tết. Bởi, đúng đêm 30, giếng sẽ đóng miệng, không phục vụ nhu cầu lấy nước của người dân nữa.

Ông Nở lý giải: “Ngày còn nhỏ, tôi đã biết đến lễ đậy nắp giếng cổ trước miếu Ngũ Hành vào đêm 30 Tết. Vào đêm giao thừa, ông từ của miếu Ngũ Hành cũng là ông nội tôi sẽ soạn lễ, thắp nhang rồi dùng vỉ sắt đặt lên miệng giếng.

Từ lúc đậy miệng giếng, không ai được mở ra, lấy nước. Đến sáng mùng 3 Tết, ông nội tôi lại soạn lễ, thắp nhang để xin mở nắp giếng. Lúc này, mọi người mới được phép đến giếng lấy nước về dùng.

Tôi không rõ lễ đậy nắp giếng ấy có từ bao giờ, cũng như nguyên nhân như thế nào. Tuy nhiên, khi tôi hỏi, ông nội nói rằng bà Thủy (vị thần cai quản vùng sông nước - PV) đã làm việc cả năm nên ba ngày Tết phải để bà nghỉ ngơi”.

W-gieng-co-6-3.png
Hiện, một số người dân vẫn sử dụng nước giếng này

Hiện nay, các hộ dân sinh sống xung quanh giếng cổ đã có nước máy sạch mát, tiện lợi. Tuy nhiên, gia đình ông Nở, gia đình chị Nhung vẫn tiếp tục gìn giữ, bảo quản giếng cổ.

Hàng ngày, những gia đình này và một số hộ dân xung quanh vẫn đến giếng lấy nước về sinh hoạt.

Chị Nhung tâm sự: “Để an toàn, bây giờ miệng giếng được nâng cao, có nắp đậy kiên cố. Hàng ngày, tôi vẫn thả gàu xuống giếng, kéo nước lên sinh hoạt vừa để tiết kiệm vừa như một cách ôn lại kí ức tuổi thơ.

Nhất là những ngày cận Tết, hình ảnh mọi người nô nức đến bên giếng thả gàu kéo nước, gánh về nhà trong không khí tươi vui, đầm ấm trong tôi lại hiện về”.

Nhớ những ngày giáp Tết thời thơ ấu, mỏi nhừ chân theo bố đi khắp đồng quê

Nhớ những ngày giáp Tết thời thơ ấu, mỏi nhừ chân theo bố đi khắp đồng quê

Nhân cuối năm các anh sang cát cho bác dâu cả, mình mới có dịp về quê từ sớm. Xong phần lễ, đứng trước mộ mẹ một lúc, mình bỗng nhớ lại bao kỷ niệm, muốn đi bộ về để hồi tưởng thời thơ ấu.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Thông tin từ Đại học RMIT Việt Nam vừa cho hay, ngày 13/12, Studio • V - Trung tâm hỗ trợ và tiếp cận các vấn đề xã hội và môi trường tại Việt Nam của trường đã được ra mắt. Đây là sáng kiến nhằm kết nối sinh viên và cán bộ giảng viên trường - qua hàng loạt dự án sáng tạo nhằm hỗ trợ và tiếp cận cộng đồng - với đối tác trong các ngành, các cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức phi Chính phủ cũng như những nhóm khác trong cộng đồng, nhằm có thể hỗ trợ các vấn đề xã hội và môi trường tại Việt Nam.

Giáo sư Rick Bennett, Trưởng khoa Truyền thông và Thiết kế của RMIT Việt Nam khẳng định, trong hơn 16 năm hiện diện tại Việt Nam, Đại học RMIT đã đóng góp cho đất nước qua việc tái đầu tư cũng như bằng việc giáo dục hàng ngàn bạn trẻ Việt Nam, những người đang không ngừng trưởng thành trong công việc.

“Tuy nhiên, chúng tôi thấy có thể đóng góp hơn thế nữa bằng cách hỗ trợ các vấn đề xã hội và môi trường trọng yếu tác động đến Việt Nam hiện nay. Studio • V muốn tập hợp những dự án hỗ trợ và tiếp cận xã hội và môi trường bằng cách kết nối sinh viên, những người làm công tác giáo dục, các ngành nghề, chính phủ và cộng đồng địa phương qua hàng loạt dự án của trường mà theo tôi đơn thuần là đáng làm hơn”, Giáo sư Rick Bennett chia sẻ.

Trong khuôn khổ Studio • V, sinh viên Đại học RMIT Việt Nam đã thực hiện một số dự án, bao gồm xây dựng chiến dịch truyền thông cho tổ chức Chữ thập đỏ Pháp để nâng cao nhận thức của cộng đồng thiểu số về đối phó với khủng hoảng thiên tai; làm việc cùng Bộ phận Truyền thông và Bộ phận Bảo vệ trẻ em của ChildFund Việt Nam trong dự án “Kết nối và Tạo ra những người đứng đầu” tại các tỉnh Hoà Bình, Bắc Kạn và Cao Bằng; và giúp xây nhà cho một người mẹ bị khuyết tật cùng gia đình bà, đồng thời dùng những trải nghiệm này chia sẻ với cộng đồng về cách tổ chức Habitat for Humanity làm việc với cộng đồng địa phương vì những điều tốt đẹp hơn và vì tương lai.

" alt="Game trên di động “Anh hùng Rùa Xanh” giúp thay đổi hành vi xả rác của trẻ em Việt" width="90" height="59"/>

Game trên di động “Anh hùng Rùa Xanh” giúp thay đổi hành vi xả rác của trẻ em Việt

Conte đạt thỏa thuận dẫn dắt Chelsea mùa tới