Đã sang thế kỷ 21, vì sao người ta vẫn dùng sức ngựa để đo công suất?

Nhiều mẫu xe hơi hiện đại ngày nay vẫn sử dụng đơn vị mã lực để thể hiện sức mạnh của động cơ. Trên thực tế, mã lực vẫn được coi là một thông số kỹ thuật quan trọng để người mua xem xét và lựa chọn loại xe phù hợp, vì nó chính là thông số thể hiện trực tiếp đến hiệu suất của động cơ.
Bất chấp việc sử dụng sức ngựa trong thế kỷ 21 bị nhiều người xem là "lỗi thời", những câu hỏi về mã lực như một con ngựa có thể sản xuất bao nhiêu mã lực, hay mã lực chính xác thế nào, vẫn là điều được nhiều người quan tâm.
Mã lực là gì? Được sử dụng từ khi nào?
Mã lực - hay sức ngựa (viết tắt là HP - Horse Power) là một đơn vị dùng để đo công suất. Nó được định nghĩa là công cần thiết để nâng một khối lượng 75 kg lên cao 1 mét trong thời gian 1 giây hay 1HP = 75 kgm/s.
Để chuyển đổi nhanh chóng giữa các đơn vị "mã lực" và "kW" (kilô watt), người ta hay dùng các hệ số tương đối như sau:
- Ở Anh: 1 HP = 0,7457 kW
- Ở Pháp: 1 CV (mã lực) = 0,7355 kW
1 kW = 1,36 CV = 1,34 HP
Theo trang web Giáo dục Năng lượng của Đại học Calgary, công suất tối đa của một con ngựa thực sự gần với 15 mã lực. Trong khi đó, công suất từ một người khỏe mạnh bình thường có thể sản sinh ra đạt xấp xỉ 1 mã lực. Do vậy, một cái tên phù hợp hơn cho đơn vị này có thể là "sức người".
Mã lực được nhắc tới lần đầu tiên vào cuối những năm 1700 bởi James Watt, một kỹ sư người Scotland. Ông còn được nhớ đến với phát minh động cơ hơi nước mang tính biểu tượng và đóng góp nhiều cho ngành công nghiệp xe hơi. Để ghi nhận, người ta đã lấy tên của ông để đặt cho đơn vị công suất vào năm 1882.
Trở lại những năm 1700, trong bối cảnh Watt đang tìm kiếm tên gọi nhằm thể hiện một cách hiệu quả tính ưu việt của các động cơ hơi nước, ông chợt nghĩ ra một đơn vị đo lường nhắc đến một thứ mà đa số mọi người quen thuộc thời bấy giờ: ngựa.

James Watt là người sản sinh ra khái niệm "mã lực".
Từ quan sát cá nhân thay vì nghiên cứu khoa học, Watt xác định rằng một con ngựa kéo xe việc có thể quay bánh xe trung bình 144 lần mỗi giờ. Sử dụng con số này, ông ước tính rằng ngựa có khả năng đẩy 32.572 pound/foot mỗi phút, tương đương 14.774,41 kg/mét. Để thuận tiện hơn, ông đã làm tròn con số này lên đến 33.000 pound (14.968,55 kg), và đơn vị "mã lực" ra đời.
Thời bấy giờ, Watt không quan tâm nhiều đến độ chính xác của phép đo, mà chỉ biết rằng nó làm nổi bật những cải tiến năng suất mạnh mẽ của những động cơ hơi nước do ông chế tạo.
Kết quả là những động cơ này thực sự trở nên mạnh mẽ và đáng tin cậy hơn nhiều so với ngựa, khiến cho rất ít người đặt câu hỏi - hoặc quan tâm đến - tính xác thực của các tính toán của ông.
Đơn vị mã lực tồn tại đến tận ngày nay, và dường như chẳng ai buồn định nghĩa lại vì chúng đã trở nên quá phổ biến.
Theo Dân trí
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Mua xe nên chọn “mã lực” hay “mô men xoắn”?
Mã lực và mô men xoắn đều biểu trưng cho sức mạnh của động cơ nhưng giữa chúng lại có sự khác biệt lớn.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
Lễ phát động và công bố thể lệ cuộc thi được tổ chức vào ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5). Đối tượng dự thi là sinh viên tất cả các Học viện, trường Đại học và Cao đẳng trên toàn quốc.
ROBOBAY là giải đấu thiết kế, chế tạo và trình diễn máy bay không người lái dành cho các bạn sinh viên. Việc trình diễn phương tiện bay không người lái (UAV) cất và hạ cánh thẳng đứng dùng động cơ cánh quay (Drone) được tổ chức tại trường quay Đài truyền hình Việt Nam. Trong khi đó, các loại máy bay UAV cánh cố định được thi đấu trên thao trường không gian mở.
Theo ban tổ chức, bộ đề thi sẽ được hội đồng khoa học chia thành các mức khác nhau để phù hợp với trình độ và khả năng tiếp cận của các trường Đại học, Cao đẳng.
Các nhóm trường không thuộc khối Kỹ thuật như Kinh tế, Luật, Thương mại, Xã hội và Nhân văn, Nghệ thuật có thể chọn bảng thi (khối thi) không yêu cầu trình độ thiết kế, chế tạo và tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm. Thay vào đó, các thí sinh thuộc nhóm ngành này phải đáp ứng yêu cầu cao về tính ứng dụng trong kinh doanh, đời sống và nghệ thuật.
Hội Hàng không - Vũ trụ Việt Nam (VASA) là nơi hội tụ của gần 200 nhà khoa học và kỹ thuật hoạt động trong lĩnh vực hàng không vũ trụ trên cả nước. Ban tổ chức dự kiến nhận hồ sơ đợt 1 từ ngày 18/6/2021. Trận đấu loại đầu tiên dự kiến tổ chức vào ngày 2/9/2021 và các trận chung kết, bán kết sẽ tổ chức từ 20/4/2022 - 18/5/2022.
Ngay sau khi thể lệ cuộc thi được công bố và chốt danh sách thí sinh, VASA sẽ tổ chức các lớp đào tạo huấn luyện từ xa và thành lập tổ tư vấn kỹ thuật hướng dẫn các đội tham dự.
Trong trường hợp các đội chưa kịp đào tạo phi công hoặc khi gặp bài thi bay trình diễn phức tạp, ban tổ chức sẽ chuẩn bị sẵn đội phi công để trợ giúp.
Tham vọng của ban tổ chức là biến ROBOBAY Việt Nam lần thứ nhất trở thành ngày hội khoa học công nghệ của thế hệ trẻ Việt Nam. Xa hơn nữa, giải đấu này được kỳ vọng sẽ mở rộng ra khu vực Đông Nam Á và các nước Châu Á.
Trọng Đạt
" alt="Việt Nam lần đầu tổ chức giải đấu máy bay không người lái" />Nam sinh Võ Tuấn Tú bị thương rất nặng khi nấu cơm cho các em Nghe tiếng nổ lớn, hàng xóm chạy sang kiểm tra thì phát hiện Tú đang đau đớn vật vã, bên cạnh là nồi thức ăn nấu dở. Mọi người nhanh chóng đưa em đi bệnh viện cấp cứu, nhưng do vết thương quá nặng, em được chuyển vào Bệnh viện Trung ương Huế để tiếp tục chữa trị.
Nhận được tin dữ, anh Võ Huy Hoàng đang làm phụ hồ ở gần nhà tức tốc chạy lên bệnh viện thăm con.
"Lúc lên đến nơi, nhìn thấy mắt và bàn tay của con, tôi choáng váng cực độ nhưng cố nén lòng, hỏi vay anh em bạn bè chút tiền đưa con đi Huế. Giờ bác sĩ bảo con đã hỏng hoàn toàn một mắt, mắt còn lại chỉ thấy khoảng 50%, khớp tay trái bị tháo bị không thể gắn lại được nữa", anh Hoàng đau khổ cho hay.
Hai em của Tú còn quá nhỏ Tú là con trai thứ 2 trong gia đình có 4 anh em. Anh trai Võ Tuấn Anh hiện là sinh viên năm 2, theo học một trường Đại học ở Đà Nẵng. Em trai Võ Tuấn Đạt lại mắc bệnh, đã 6 tuổi nhưng chưa thể nói chuyện.
Nhiều năm nay, mẹ của Tú mắc chứng bệnh trầm cảm, thường xuyên bỏ nhà đi lang thang. Để bố yên tâm đi phụ hồ kiếm tiền, sau giờ học, Tú lại tranh thủ cơm nước, dọn dẹp việc nhà, chăm sóc các em.
Em Võ Tuấn Đạt đã 6 tuổi nhưng chưa thể nói chuyện. "Vợ bị bệnh nên một mình tôi gồng gánh, làm thuê đủ nghề để có thêm tiền nuôi các con ăn học. Tú ngoan lắm, thay mẹ chăm em, nhưng sao số con khổ quá. Nhìn con đau đớn, tôi ước có thể chịu đau thay con. Giờ quan trọng nhất là kinh phí chạy chữa cho con còn tốn nhiều mà tôi không xoay sở được", anh Hoàng bất lực.
Căn nhà mới sửa lại cho đỡ dột nát còn chưa trả hết nợ, dự định cho Tuấn Đạt đi khám bệnh chậm nói cũng đành gác lại, cả nhà tìm đủ mọi cách lo cho Tuấn Tú.
Bác sĩ cho biết, một mắt của Tú đã bị hỏng hoàn toàn. Nhận hung tin cậu học trò ngoan hiền gặp nạn, cô Dương Thị Hồng Minh, giáo viên chủ nhiệm của Tú vô cùng bàng hoàng.
"Nghe tin dữ về em mà tôi không cầm được nước mắt. Suốt 2 năm lớp 10 và 11, Tú nhiều lần đi học muộn nhưng cô không nỡ trách phạt vì biết em phải chờ cho các em ăn, chở 2 em đến trường trước rồi anh mới đi học được. Mẹ mắc bệnh, Tú phải làm thay vai trò người mẹ cho các em. Giờ tai hoạ ập đến, mong mọi người làm phước, giúp đỡ để gia đình có thêm phần kinh phí cho Tú chữa trị", cô Hồng Minh tha thiết.
Bố phải theo anh trai vào viện, hai em nhỏ gửi lại nhờ hàng xóm coi sóc. Ông Võ Văn Lễ, Chủ tịch UBND xã Phúc Đồng cho biết, hoàn cảnh của em Võ Tuấn Tú hết sức đáng thương.
"Mẹ em mắc phải bệnh trầm cảm, một mình bố đi làm thợ xây nuôi 4 người con. Tuấn Tú rất chăm ngoan, trong lúc nấu ăn cho các em thì bình gas mini phát nổ khiến em bị thương rất nặng. Ngôi nhà các em đang ở do ngân hàng hỗ trợ mấy chục triệu, bố vay nợ để xây thêm, hiện giờ vẫn chưa trả được nợ thì con lại gặp nạn",ông Lễ nói.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Anh Võ Huy Hoàng, xóm 3, xã Phúc Đồng, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. SĐT: 0328.322.645
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2023.202(em Võ Tuấn Tú)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Vietinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamNet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081.
" alt="Nổ bình gas, nam sinh bị mù mắt, dập bàn tay khi thay mẹ nấu cơm cho các em" />
- ·8X Việt học nhờ máy tính trở thành tiến sĩ công nghệ, dạy ở ĐH Hàn Quốc
- ·Gây chấn thương nặng, Hải Quế vẫn được "nạn nhân" tha thứ
- ·Bùi Tiến Dũng thừa nhận sự thật phũ phàng sau thất bại của Viettel
- ·Lịch phát sóng vòng 1 V
- ·Biệt thự sinh thái phong cách Ý giữa lòng TP. Thanh Hóa
- ·Nhận định Đà Nẵng vs Viettel 17h00, 24/02 (V
- ·Vợ Kwon Sang Woo trấn an fan về sức khỏe của chồng sau khi nối gân
- ·Trần Tiến muốn mang phim về cuộc đời mình sang thế giới bên kia
- ·Huawei mang bất ngờ lớn đến ngành ôtô, tuyên bố vượt Tesla
- ·Nhiều hoạt động sôi nổi kỷ niệm 50 năm ra đời mèo máy Doraemon
Bạn đọc ủng hộ anh Bính hơn 62 triệu đồng. Tai họa ập đến vào ngày 14/6, trong lúc đang phụ hồ, anh Bính không may trượt chân, ngã từ độ cao 7m xuống mặt đất. Ngay lập tức, anh được đưa đi sơ cứu tại bệnh viện tỉnh rồi chuyển tuyến lên Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội).
Tại đây, bác sĩ xác định anh bị chấn thương sọ não nặng, tụ máu DMC, dập não đa ổ G 8 điểm, phải mổ sọ não và cấy ghép mô sọ. Đến nay, anh Bính vẫn chưa tỉnh lại. Hàng ngày, sau khi trừ chi phí được bảo hiểm hỗ trợ, gia đình anh phải chi trả hơn 3 triệu đồng viện phí và 12 triệu đồng tiền thuốc nằm ngoài danh mục.
Được biết, gia đình anh Bính thuộc vào diện khó khăn ở xã. Quanh năm làm lụng vất vả nhưng cuộc sống lúc nào cũng thiếu thốn. Chính vì vậy, anh đi khắp nơi phụ hồ kiếm thêm thu nhập, mong nuôi các con ăn học đàng hoàng.
Trong lúc đang đi làm phụ hồ, anh Bính không may bị ngã nguy kịch tính mạng. Trong nhà không lúc nào có tiền dư giả, để lo cho anh, người thân đã phải vay mượn đến 200 triệu đồng.
Sau khi Báo VietNamNet đăng tải bài viết, gia đình anh Bính nhận được nhiều sự sẻ chia, động viên trên khắp mọi miền Tổ quốc. Thông qua tài khoản của báo, các nhà hảo tâm đã gửi về ủng hộ anh hơn 62 triệu đồng.
Đón nhận tình cảm của mọi người, chị Dương Thị Huyền Chang xúc động: "Hiện tại chồng em vẫn đang điều trị hồi sức cấp cứu. Các bác sĩ đánh giá tình trạng phục hồi của anh rất khả quan nhưng vẫn cần lâu dài. Gia đình em vô cùng biết ơn đến sự kết nối của Báo VietNamNet. Số tiền này là món quà quý giá giúp gia đình có thêm điều kiện chữa chạy cho anh Bính".
" alt="Trao hơn 62 triệu đồng đến anh Nguyễn Văn Bính bị chấn thương sọ não" />“Quá khứ cần được ghi nhớ và tự hào. Tuy nhiên, bạn không thể sống dựa vào nó”, nhà du hành vũ trụ Fyodor Yurchikhin chia sẻ trong cuộc phỏng vấn năm 2020 về ngành công nghiệp vũ trụ của Nga.
Cách đây 60 năm, ngày 12/4/1961, Yuri Gagarin trở thành người đầu tiên du hành vào vũ trụ. Chuyến bay dài 108 phút đã đi vào lịch sử thế giới, đánh dấu thành công của Liên Xô cũ trong ngành công nghiệp vũ trụ.
Trước khi đưa Gagarin vào vũ trụ, Liên Xô đã phóng Sputnik 1, vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới vào tháng 10/1957, động thái khiến các nước phương Tây bất ngờ. Đến tháng 1/1958, Mỹ mới phóng vệ tinh đầu tiên tên Explorer 1.
Kỷ nguyên của Nga trong lĩnh vực công nghiệp vũ trụ đang đến hồi kết? Ảnh: AFP.
Vai trò của Nga đang kết thúc?
Hiện nay, dù Tổng thống Vladimir Putin không đam mê du hành vũ trụ, có lẽ ông vẫn cảm nhận tác động quân sự và địa chính trị của một chương trình không gian. Vị thế của Nga trong ngành vũ trụ thế giới đã không còn như trước. Lệnh trừng phạt từ nước ngoài, cách vận hành của chính phủ không phải điều kiện tốt nhất để các tập đoàn vũ trụ trong nước phát triển.
Trong khi Nga đang chật vật thì Trung Quốc - đất nước phóng vệ tinh đầu tiên 13 năm sau Liên Xô - đã trở thành nước thứ 2 cắm cờ trên Mặt Trăng sau Mỹ, bên cạnh hàng loạt sứ mệnh đưa tàu thăm dò lên Hỏa tinh.
Hàng chục năm trôi qua, Yuri Gagarin vẫn được nhắc đến là anh hùng dân tộc của nước Nga. Thành tựu của Liên Xô trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh căng thẳng là chiến thắng lớn về mặt công nghệ lẫn chính trị, không quan trọng lợi nhuận bao nhiêu.
Stephen Walker, tác giả cuốn sách Beyondkể lại hành trình lên vũ trụ của Yuri Gagarin, từng ghi rằng mọi chuyện có thể đã khác nếu Mỹ không trì hoãn sứ mệnh du hành vũ trụ của Alan Shepard, do chuyến bay thử nghiệm cạn nhiên liệu sớm hơn nửa giây.
Nga vẫn là một trong ít quốc gia được tin tưởng đưa người vào vũ trụ. Trong hơn 10 năm qua, tàu vũ trụ Soyuz của Nga vẫn được Mỹ sử dụng để chở người lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Tuy nhiên, vai trò của Soyuz đối với Mỹ đang kết thúc.
Những thế hệ tên lửa mới của Nga gặp khó khăn về nhiều mặt: kỹ thuật, kinh phí và sự sáng tạo. Sứ mệnh phóng tàu thăm dò Phobos-Grunt lên Hỏa tinh của Nga năm 2011 đã thất bại. Cùng năm đó, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phóng thành công tàu thăm dò Curiosity lên bề mặt hành tinh đỏ.
Yuri Gagarin trên đường đến bãi phóng Vostok 1 ở Kazakhstan (Liên Xô cũ) ngày 12/4/1961. Ảnh: Sputnik.
SpaceX - đối thủ mới
Không phải Nga, cái tên mới đang được NASA tích cực hợp tác là SpaceX, công ty khai phá không gian của tỷ phú Elon Musk. Dmitry Rogozin, Giám đốc Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) từng nhiều lần phủ nhận các nỗ lực của SpaceX.
Năm 2014, Rogozin mỉa mai rằng Mỹ sẽ dùng bạt lò xo để đưa người lên ISS sau khi Washington ban hành lệnh trừng phạt lên nhiều quan chức Nga, trong đó có ông.
Tháng 11/2020, Elon Musk đáp trả "bạt lò xo đã hoạt động" khi tàu vũ trụ Crew Dragon của SpaceX lần đầu đưa 4 phi hành gia lên ISS. Ngay sau đó, Rogozin nêu ý kiến cho rằng đó là chiến thắng của SpaceX trước hãng Boeing (cũng của nước Mỹ), không phải Musk đã hạ bệ người Nga.
Chi phí đưa người lên vũ trụ rẻ hơn của SpaceX cũng khiến Rogozin nghi ngờ. Giám đốc Roscosmos cho rằng Musk đang dùng thủ thuật bán phá giá nhưng không bị trừng phạt. Đáp trả lại, vị tỷ phú cho biết tên lửa SpaceX có thể tái sử dụng, trong khi của Nga thì không.
Theo thống kê của Bloomberg, chi phí phóng tàu Falcon Heavy của SpaceX là 1.500 USD/kg, Falcon 9 là 2.600 USD/kg, trong khi với tàu Soyuz của Nga lên đến 17.900 USD/kg.
Ảnh mô phỏng tàu vũ trụ Crew Dragon của SpaceX kết nối với ISS, đưa 4 phi hành gia lên Trạm Vũ trụ Quốc tế. Ảnh: NASA.
Tiền cũng chính là vấn đề của Roscosmos. Theo nhà phân tích độc lập Pavel Luzin, chi phí của Nga cho các chương trình không gian, bãi phóng tên lửa và hệ thống định vị GLONASS trong năm 2020 là 2,4 tỷ USD, chỉ bằng một nửa so với năm 2013.
Việc Mỹ không thường xuyên trả tiền thuê tàu Soyuz chở người lên ISS cũng góp phần khiến chi phí các chương trình không gian của Nga sụt giảm. Nói cách khác, SpaceX và Elon Muskđang đe dọa ngành công nghiệp vũ trụ của Nga.
Khó khăn của nước Nga
Bản thân Roscosmos đã tìm cách thay đổi, nhưng các kế hoạch của họ không diễn ra như mong muốn. Tổ hợp bãi phóng tên lửa Vostochny tại Viễn Đông được xây dựng để giảm sự phụ thuộc của Nga với bãi phóng Baikonur ở Kazakhstan. Tuy nhiên, những chuyên gia cho biết địa hình và đại dương xung quanh có thể gây nguy hiểm cho các đợt hạ cánh khẩn cấp. Việc tổ hợp chậm tiến độ, bê bối biển thủ tiền khiến Tổng thống Putin không hài lòng.
Họ tên lửa đẩy siêu nặng Angara, sau hơn 25 năm phát triển đang gặp khó khăn lớn về kinh phí. Andrei Ionin, thành viên Học viện Vũ trụ Nga cho rằng Angara khó cạnh tranh với tên lửa Falcon 9 của SpaceX. Với tình hình này, việc chế tạo ra tên lửa tái sử dụng, chi phí phóng thấp trong thời gian ngắn của Nga như SpaceX là rất khó.
Nếu Nga không có sự thay đổi phù hợp, Yuri Gagarin vẫn mãi là di sản duy nhất của ngành vũ trụ nước này. Ảnh: Renderspeed.
Môi trường, cách vận hành của Nga hiện tại khiến việc tạo ra một "SpaceX của Nga" gặp nhiều trở ngại. Các công ty tư nhân bị ràng buộc trong một "vùng đất không người quản lý", theo lời mô tả của người trong cuộc. Ngay cả nỗ lực của Nga nhằm tạo ra cụm công ty công nghệ, startup không gian như Thung lũng Silicon cũng chứng kiến thất bại nhiều hơn thành công.
Khi mối quan hệ Mỹ - Nga trong lĩnh vực vũ trụ đang bị đe dọa, một số bình luận gợi ý đến cái tên Trung Quốc. Tháng 3 vừa qua, Nga và Trung Quốc đã ký bản ghi nhớ về việc cùng xây dựng trạm nghiên cứu chung trên Mặt Trăng. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn có những tham vọng lớn lao riêng của họ.
"Về lâu dài, tài năng sẽ chiến thắng nhờ kinh nghiệm và văn hóa tổ chức, không phải các di sản", một nhà nghiên cứu chia sẻ về cách SpaceX thu hút nhân tài trong cuốn sách Liftoffcủa tác giả Eric Berger. Nếu Nga không có sự thay đổi phù hợp, Yuri Gagarin vẫn mãi là di sản duy nhất của ngành vũ trụ nước này.
Theo Zing/Bloomberg
Xem vệ tinh Starlink của Elon Musk nối đuôi nhau bay trên bầu trời đêm
60 vệ tinh Starlink của SpaceX tạo một vệt sáng dài trên bầu trời đêm khi bay qua dãy núi Alps, Thụy Sĩ ngày 25/3.
" alt="Elon Musk đã bỏ xa đối thủ trong cuộc đua vũ trụ" />
- ·Toà nhà đắc địa bậc nhất TP.HCM được thế chấp để vay gần 30.000 tỷ đồng thế nào?
- ·Gây chấn thương nặng, Hải Quế vẫn được "nạn nhân" tha thứ
- ·Nhiều hoạt động sôi nổi kỷ niệm 50 năm ra đời mèo máy Doraemon
- ·'Vua bánh mì' tập 45: Nguyện từ bỏ cuộc thi để cứu Gia Bảo
- ·Không có người phụ nữ này, TQ có thể đã thua trong cuộc đua máy tính
- ·Soi kèo phạt góc Bayern Munich vs Hoffenheim, 20h30 ngày 15/4
- ·Kết quả vòng 1 V
- ·Soi kèo phạt góc Aston Villa vs Newcastle, 18h30 ngày 15/4
- ·Khám phá Rolls
- ·Đồng Ánh Quỳnh thay thế Ngô Thanh Vân làm đả nữ màn ảnh Việt