Nhận định, soi kèo Goteborg vs Sirius, 20h00 ngày 17/8: Cửa trên thất thế
相关文章
- 、
-
"> Năm 2016 vừa qua, Đột Kích có những sự kiện nào nổi bật? -
- Với "luồng gió mới" từ kết quả của đội tuyển U23 Việt Nam cùng những thay đổi hứa hẹn ở Chương trình giáo dục phổ thông mới, câu hỏi đặt ra là "liệu giáo dục thể chất trong nhà trường có cải thiện trong thời gian tới?". Từ đội tuyển U23 Việt Nam: Giáo dục thể chất trong nhà trường sắp tới có ‘vươn vai’?Chưa được quan tâm đúng mực
Ở chương trình phổ thông hiện hành, dù không ai nói thẳng ra, nhưng thể dục vẫn được xem như môn phụ, học sinh tham gia với tâm lý đối phó.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng. Giáo viên dạy thể dục tại một trường trên địa bàn Hà Nội cho hay:
“Từ trước đến nay, thể dục vẫn được coi như là một môn phụ, trong khi giáo dục thể chất là rất quan trọng trong các nhà trường. Ở chương trình hiện hành, học sinh tiểu học rất thích các hoạt động, nhưng thực sự ở cấp THCS và THPT, giáo dục thể chất đang tạo nên áp lực nhất định đối với các em. Bởi các em không được phép lựa chọn hoạt động phù hợp với thể lực, nguyện vọng của chính bản thân mình. Những hoạt động sẽ chỉ thoải mái với những em có năng khiếu, thích luyện tập chương trình mà nhà trường đưa ra, nhưng vẫn tạo những áp lực cho số còn lại”.
Trường của giáo viên này ở trung tâm Thủ đô, đất lại ít và không có phòng chức năng. Sân trường cũng rất nhỏ. Do đó, không triển khai được nhiều hoạt động cho học sinh ở trên đó.
“Nhiều trường khác sân còn bé hơn, khoảng 20-30m2, như vậy chỉ một lớp ra dàn hàng để vận động thôi đã rất khó khăn. Có khi ở vùng ven tuy không có phòng thể chất nhưng đổi lại có sân bãi rộng rãi”, thầy giáo này chia sẻ.
Ông Lê Trung Kiên, Phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (quận Long Biên, Hà Nội), vốn xuất phát điểm là giáo viên dạy thể dục, chia sẻ:
“Các trường trong nội thành đặc biệt khó khăn khi thiếu đất, thiếu cơ sở vật chất. Như trường tôi, triển khai chạy điền kinh cự ly từ trung bình trở lên là rất khó, mà chỉ có thể chơi bóng bàn, cầu lông… bởi những môn này không đòi hỏi điều kiện sân bãi quá rộng".
Báo cáo về kết quả công tác giáo dục thể chất và thể thao trường trường học năm 2017, Bộ GD-ĐT cũng cho biết cơ sở vật chất, trang thiết bị (sân tập, nhà tập…) phục vụ trường học “mới bước đầu được quan tâm”.
Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ GD-ĐT) nhìn nhận: “Tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao gặp nhiều khó khăn, kết quả tổ chức các hoạt động thể thao cho học sinh quá còn ít, chưa tạo được nhiều sân chơi bổ ích, chưa đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chơi giải trí của đông đảo học sinh. Công tác chỉ đạo triển khai nhiệm vụ giáo dục thể chất, thể thao trường học còn bị động dẫn đến nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao. Cùng đó, cơ sở vật chất trang thiết bị tập luyện thể dục và quỹ đất dành cho giáo dục thể chất và hoạt động thể dục trong nhà trường còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác xã hội hóa giáo dục thể chất và thể thao trường học còn thấp, chưa hiệu quả”.
Ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất chỉ rõ những nguyên nhân là do “Nhận thức về vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học của một số cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, cán bộ giáo viên và học sinh chưa đầy đủ. Nguồn lực đầu tư cho công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học còn nhiều hạn chế, chưa đảm bảo được điều kiện tối thiểu để thực hiện chương trình môn học. Các điều kiện chưa đáp ứng được yêu cầu, cơ sở vật chất thiếu thốn, lạc hậu…”.
Trên thực tế, các trường song ngữ, trường quốc tế có mức học phí cao khá chú trọng tới giáo dục thể chất. Các trường này triển khai đa dạng, tập trung cho sự phát triển toàn diện của học sinh.
Vài năm nay, trường ngoài công lập như phổ thông liên cấp Wellspring tự tin là trường có đội bơi mạnh nhất Hà Nội.
Nhà trường đã đầu tư đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại (bể bơi trong nhà có nước ấm vào mùa đông, 2 sân bóng đá cỏ nhân tạo, 2 sân bóng rổ, nhà thi đấu đa năng...); thời khoá biểu học tập ngoài giờ chính khoá có giờ câu lạc bộ, cùng đó là chế độ dinh dưỡng phù hợp cho học sinh.
“Ngoài thưởng học sinh đạt giải tại các giải thi đấu, chúng tôi có cả chế độ đãi ngộ, khen thưởng kịp thời với các giáo viên huấn luyện. Do đó, năm 2017, trường có rất nhiều học sinh đạt các giải bơi, bóng rổ ở các cuộc thi trên thành phố...”, đại diện nhà trường cho hay.
Kỳ vọng có thêm nhiều thế hệ trẻ như đội tuyển U23
Một trong những động thái cho thấy Bộ GD-ĐT đang quan tâm hơn đến vấn đề này là trong cơ cấu sắp xếp lại các đơn vị quản lý, năm 2017, Bộ đã tách và mở ra thêm Vụ Giáo dục thể chất từ Vụ Công tác Học sinh - Sinh viên trước đây.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng. Còn ở chương trình giáo dục phổ thông mới đang xây dựng, Bộ GD-ĐT xác định Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12.
TS Đặng Ngọc Quang, Chủ biên chương trình môn học này, cho hay tới đây giáo dục thể chất sẽ được chú trọng hơn ngay từ lớp 1.
“Ở Chương trình hiện hành, lớp 1 chỉ có 35 tiết/ năm, nhưng Chương trình mới tăng thêm 35 tiết, thành 70 tiết /năm. Đặc biệt đến cấp THPT, học sinh hoàn toàn được tự chọn để dự hướng, định hướng nghề nghiệp”.
“Điểm rất mới là phần tự chọn không bị giới hạn trong chương trình như trước đây mà được tùy theo từng địa phương, vùng miền, theo thế mạnh của mỗi nhà trường để có thể lựa chọn nội dung môn học phù hợp nhất. Qua đó phát huy, đáp ứng được nguyện vọng của học sinh, của người dạy, của cơ sở vật chất,...
Ví dụ ở vùng núi phía Bắc, họ không thể chọn được những môn như bơi lội chỉ thích hợp nơi có được cơ sở vật chất tốt. Vì vậy, chúng tôi có hướng mở là hình thức tự chọn giúp cho các nhà trường không bị “trói lại”.
Trước đây, ví dụ chỉ quy định là bóng đá, bóng chuyền, bơi lội, cầu lông… thì các trường buộc phải chọn trong những môn đó. Giờ đây mở là có thể tự chọn võ cổ truyền dân tộc, thậm chí là kể cả những môn thể thao của dân tộc hay thể dục nhịp điệu, khiêu vũ thể thao… Tức là nơi nào phát triển phong trào gì thì có thể lựa chọn môn đó”.
Theo ông Quang, Chương trình mới sẽ sắp xếp nội dung theo một mạch kiến thức. Trên cơ sở đó, nhà trường, địa phương và giáo viên cũng chủ động hơn chứ không cứng nhắc như trước đây.
Ông Lê Trung Kiên thì nhận định để thực hiện được Chương trình phổ thông mới không chỉ cần bổ sung cơ sở vật chất thiếu thốn ở các nhà trường mà còn cần thay đổi trong tư duy toàn hệ thống, thoát khỏi nền giáo dục ứng thí.
“Để giáo dục thể chất phát triển, cần thay đổi tư duy từ xưa đến nay của cả giáo viên lẫn học sinh quan niệm đó là môn phụ, học chủ yếu chỉ để thi cho qua. Hiện nay, học sinh đối phó cũng một phần bởi môn được học không phù hợp năng khiếu và sở thích. Ở Chương trình mới, cần làm sao cho giáo viên, học sinh và toàn xã hội nhận thức được việc học để rèn luyện sức khỏe, học theo sở thích, đam mê, thậm chí định hướng nghề nghiệp..., chứ không phải như một dạng văn hóa - học chỉ để thi cho qua”, ông Kiên nói.
Thanh Hùng
Dự thảo môn Giáo dục thể chất chương trình giáo dục phổ thông mới
Dưới đây là dự thảo môn Giáo dục thể chất chương trình giáo dục phổ thông mới.
"> -
NSND Lê Khanh làm mẫu áo dàiNTK Xuân Thu vừa giới thiệu BST áo dài và áo chần bông mang tên Trang phục mời trầu và mời NSND Lê Khanh là "nàng thơ". Bên cạnh NSND Lê Khanh còn thêm cô con gái rượu 14 tuổi của NTK.
Ban đầu, BST dự kiến được thể hiện bằng lăng kính của ngôn ngữ phim tài liệu, dài cỡ 15 phút, do đạo diễn Lê Đức Tiến - nguyên Giám đốc hãng phim truyện Việt Nam thực hiện. Nhưng do tình hình dịch bệnh kéo dài, đạo diễn và NTK đã quyết định đổi sang hình thức thể hiện bằng hình ảnh.
Chia sẻ về ý tưởng BST này, NTK Xuân Thu cho biết: NSND Lê Khanh và con gái Nguyên Khanh chính là hình tượng hóa của câu chuyện văn hóa mặc và bản thân tôi từ khi còn nhỏ. Trong ý tưởng ban đầu của phóng sự tài liệu, NSND Lê Khanh giống như mẹ dạy cho tôi thời bé, đi chợ hoa ngày Tết mặc gì, vào chùa mặc thế nào và đi chúc Tết mặc ra sao.
"Qua đó, người xem sẽ hiểu trang phục được làm như thế nào, để phục vụ mục đích gì chứ không phải mặc một cách tự nhiên, tùy tiện. Quá trình hình thành bộ trang phục là một nền tảng văn hóa của người Việt được bồi đắp qua nhiều năm. Rất tiếc là do tình hình dịch bệnh phức tạp nên bộ phim không thực hiện được đúng theo tiến độ mong muốn, vì thế tôi và đạo diễn Lê Đức Tiến quyết định nói bằng hình ảnh", NTK chia sẻ.
Với áo chần bông, NTK đem nét đẹp xưa hòa vào xu hướng hiện tại để gửi gắm thông điệp của mình. Chiếc áo bông do NSND Lê Khanh mặc là áo chần bông hồng kết hợp với áo dài lụa tạo nên một bộ trang phục có lớp có lang. Hoạ tiết gốm hoa nâu trên áo là sự sáng tạo độc đáo mà chưa NTK nào khai thác.
NTK cho biết, để có thể làm ra một bộ trang phục mang trong mình nét đẹp thời đại như vậy, các công đoạn đều phải được thực hiện theo cách chỉn chu nhất.
Ngân An
NSND Lê Khanh, Diễm My 'ăn gian' tuổi với đồ đôi
3 nghệ sĩ danh tiếng của làng nghệ thuật Việt Nam: NSND Lê Khanh, NSND Bạch Tuyết, Diễm My diện trang phục với hai màu trắng, đen làm chủ đạo mang đến vẻ ngoài sang trọng, quý phái, trẻ trung.
"> -
- Tân giáo sư trẻ nhất năm 2017 sinh năm 1982, năm nay tròn 36 tuổi. Anh từng là phó giáo sư trẻ nhất năm 2011, khi mới 29 tuổi. Đó là anh Phạm Hoàng Hiệp, quê ở Hải Dương, hiện công tác tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Anh Phạm Hoàng Hiệp tốt nghiệp đại học và thạc sĩ ngành Toán học tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Năm 2008, anh bảo vệ luận án tiến sĩ Toán học với sự hướng dẫn của giáo sư Urban Cegrell, tại ĐH Umea, Thụy Điển. Năm 2013, anh bảo vệ luận án Tiến sĩ khoa học tại Pháp.
Tân giáo sư trẻ nhất năm 2017 năm nay tròn 36 tuổi (ảnh: Phạm Phượng) Trước khi về công tác tại Viên toán học, tân GS Hiệp từng công tác giảng dạy tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Năm 2011, anh Hiệp được phong là PGS trẻ nhất khi tròn 29 tuổi.
Anh Hiệp được xem là nhà toán học Việt Nam ở trong nước đầu tiên có bài đăng trên tạp chí Acta Mathematica - tạp chí được xếp hạng cao nhất theo chỉ số ảnh hưởng và chỉ số trích dẫn năm năm trong danh mục 302 tạp chí ngành toán lý thuyết của cơ sở dữ liệu ISI.
Tính tới nay, anh và cộng sự đã có 38 bài báo khoa học xuất bản trên các tạp chí khoa học chuyên ngành và một quyển sách chuyên khảo. Hiện nay, anh Hiệp đang tham gia như là một thành viên trong Ban biên tập của tạp chí Acta Mathematica Vietnamica.
Trong một chia sẻ trên Tạp chí Tia Sáng khi nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2015, anh Hiệp cho biết dù đến với toán học khá muộn nhưng luôn dành tình yêu đặc biệt cho môn học này.
Phải đến năm lớp 9, sau khi tình cờ đọc một cuốn sách về số học được bố mua cho từ rất lâu, cậu bé Hiệp mới phát hiện mình có thêm niềm đam mê với toán. Dù lỡ cơ hội thi vào lớp chuyên toán của tỉnh Hải Dương, nhưng Hiệp vẫn nuôi mơ ước được đi thi toán quốc tế. Thời gian sau đó, Hiệp say sưa tìm giải các đề thi toán trong tạp chí Toán học và Tuổi trẻ. Đôi lần, lời giải của cậu được tạp chí chọn đăng...
Tân GS trẻ nhất năm 2017 từng mơ ước vào học Khoa Toán, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, để nếu không được nghiên cứu toán thì cũng được giảng dạy toán.
Những năm theo học Lớp chất lượng cao của Khoa Toán, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đóng vai trò quan trọng trong cuộc đời nghiên cứu của anh. Tại đây, anh Hiệp đã dành phần lớn thời gian để đọc và nghiền ngẫm các tài liệu về toán học, tạo cho mình một nền tảng vững chắc.
Môi trường này đã tạo cơ duyên cho anh Hiệp được gặp nhiều vị GS nổi tiếng, sau này là thầy của anh như GS. Nguyễn Văn Khuê, và tạo cầu nối với GS. Urban Cegrell, Thụy Điển - người giúp anh bảo vệ luận án tiến sĩ tại nước này.
Trên Báo Công an nhân dân, tân GS trẻ nhất năm 2017 từng đưa ra quan điểm độc đáo về tuổi trẻ: "Tuổi trẻ là lúc chúng ta có sức khỏe, lòng nhiệt huyết và sự tiếp thu kiến thức nhanh nhạy nhất. Tuổi trẻ trôi qua rất nhanh, do đó mỗi người phải biết tranh thủ thời gian này để học tập kiến thức, nâng cao trí tuệ của bản thân. Tùy theo khả năng của mình, mỗi người sẽ chọn lĩnh vực, ngành nghề phù hợp. Làm giỏi một nghề nghiệp nào có ích cho xã hội cũng sẽ mang lại vinh quang và hạnh phúc cho chính mình”.
Lê Huyền
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đạt chuẩn giáo sư năm 2017
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đạt chuẩn giáo sư năm 2017- theo danh sách công bố những người đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư do Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước công bố.
"> Tân giáo sư trẻ nhất từng là phó giáo sư trẻ nhất