Glauber Contessoto, triệu phú Dogecoin. Ảnh: CNBC.
Từ đó, Contessoto từ chối việc bán ra bất kỳ đồng Dogecoin nào, dù tình hình thị trường hiện thời không mấy khả quan. Anh còn dự định trữ thêm đồng tiền mã hóa này cho đường dài.
Người đàn ông 33 tuổi có niềm tin mãnh liệt vào Dogecoin đến mức anh đã yêu cầu các bên đối tác làm ăn của mình phải trả công bằng tiền ảo. Cụ thể hơn, dự án blockchain Acria Network sẽ phải trả cho Contessoto 25.000 USD cho một chiến dịch quảng cáo trên YouTube.
"Tất nhiên, họ sẽ phải trả tiền cho tôi bằng Dogecoin. Tôi sẽ nhận một nửa trước và họ sẽ chuyển nửa còn lại sau khi video đã được hoàn thành", anh chia sẻ với CNBC.
Contessoto cũng đã nghỉ công việc cũ để tập trung 100% vào thương hiệu "triệu phú Dogecoin" của mình. Giờ đây, thu nhập chính của anh là làm việc trên mạng xã hội và bán phụ kiện từ trang web của mình.
![]() |
"Tôi sẽ mua hết đống Dogecoin đó sau khi giá giảm", triệu phú Dogecoin viết trên Twitter. Ảnh: Luxury Launches. |
Trong một tháng, anh kiếm được 28.000 USD từ các chiến dịch quảng cáo, phần lớn được trả dưới dạng Dogecoin.
"Số tiền này gấp 6 lần mức lương trước đây của tôi", anh chia sẻ.
Contessoto sẽ tiếp tục đầu tư thêm vào Dogecoin từ số tiền đã kiếm được, dù điều này là trái với cảnh báo từ nhiều chuyên gia. Anh cho rằng đây là cách mình tiết kiệm tiền. Tính đến ngày 6/7, tổng số coin Contessoto nắm giữ là khoảng 931.689 USD.
![]() |
Giá trị Dogecoin của Contessoto vào ngày 6/7 trên Robinhood. Ảnh: CNBC. |
Sau khi chạm đỉnh vào ngày 8/5 ở mức 0,73 USD, Dogecoin đã giảm xuống còn 0,47 USD ngay ngày hôm sau.
Nhiều chuyên gia tài chính cho rằng đầu tư vào Dogecoin hay tiền mã hoá nói chung là nước đi mạo hiểm. Họ nói Dogecoin là một đồng tiền thiếu đi sự khan hiếm và công nghệ, không như Bitcoin.
"Nhiều khả năng nhà đầu tư sẽ mất hết số tiền họ bỏ ra. Dogecoin không có giá trị thực tế nào và có thể biến thiên rất tuỳ ý", James Ledbetter, biên tập viên của FIN và CNBC cho biết.
TheoZing/CNBC
Siêu lừa Claudio Oliveira mà tự nhận là 'vua Bitcoin’ đã bị cảnh sát Brazil bắt giữ với cáo buộc lừa đảo 300 triệu USD theo kịch bản lấy người sau trả cho người trước.
" alt=""/>Triệu phú Dogecoin quyết không bán ra một đồngCác ngành có điểm đầu vào cao nhất của trường - ở mức 26 là ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
Trong đó, điểm chuẩn ngành Quản trị du lịch và lữ hành tăng tới 10,95 điểm so với năm ngoái, ngành Công nghệ thông tin tăng 10 điểm.
Một số ngành khác cũng tăng tương đối nhiều như Tài chính - Ngân hàng (tăng 10,05 điểm), Kinh doanh quốc tế (tăng 9,9 điểm), Công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử (tăng 9,5 điểm),Thiết kế đồ hoạ (tăng 9,1 điểm),...
Điểm chuẩn Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội năm 2021 như sau:
Trước đó, trường này cũng đưa ra mức điểm sàn tương đối cao. Ngành Quản trị Kinh doanh và Ngôn ngữ Trung Quốc là 2 ngành có điểm sàn xét tuyển cao nhất - 26 điểm. Sau đó là ngành Công nghệ thông tin với mức điểm sàn 25 điểm.
>>> Mời quý phụ huynh và học sinh tra cứu điểm chuẩn đại học năm 2021
Thúy Nga
Nếu như năm 2020, điểm chuẩn đại học ‘bùng nổ’ khiến nhiều thí sinh ngỡ ngàng thì năm nay, điểm chuẩn nhiều ngành tiếp tục xác lập kỷ lục mới. Có những ngành mà điểm chuẩn đã tăng đến 9 - 11 điểm, mức tăng từ 2- 4 điểm cũng không hiếm.
" alt=""/>Điểm chuẩn Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội năm 2021Kết quả từ hệ thống tính điểm trực tuyến của Ban tổ chức tại trang final.ascis.vn cho thấy, chung cuộc, đội UIT.Wolf_Brigade của Đại học CNTT, Đại học Quốc gia TP.HCM có tổng điểm cao nhất là hơn 19.801; 3 đội có điểm số cao tiếp theo lần lượt là ISIT-DTU1 của Đại học Duy Tân, UIT.Oppenheimer cũng đến từ Đại học CNTT, Đại học Quốc gia TP.HCM và KMA.NOT2BAD của Đại học Kỹ thuật Mật mã.
Theo quy chế, tương tự như hệ thống giải thưởng Jeopardy đã được trao tại vòng chung khảo diễn ra ngày 28/10, sẽ có 20 giải hạng mục ‘Tấn công và phòng thủ’, gồm 1 giải Nhất, 3 giải Nhì, 5 giải Ba và 11 giải Khuyến khích.
Đối chiếu bảng điểm và cơ cấu giải thưởng cho thấy, đội UIT.Wolf_Brigade gồm 4 sinh viên Lê Phú Đức, Lê Mậu Anh Phong, Lê Khắc Trung Nam và Nguyễn Hữu Dương của Đại học CNTT, Đại học Quốc gia TP.HCM là đội sẽ được Ban tổ chức, Ban giám khảo trao giải Nhất cuộc thi ‘Sinh viên với An toàn thông tin năm 2023’.
Trước đó, trong năm 2022, vượt qua 19 đội thi khác của các trường đại học, học viện của 7 nước ASEAN, đội UIT.pawf3ct gồm 4 sinh viên Đại học CNTT, Đại học Quốc gia TP.HCM đã xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi 'Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN'.
Các đội ISIT-DTU1 (Đại học Duy Tân), UIT.Oppenheimer (Đại học CNTT, Đại học Quốc gia TP.HCM) và KMA.NOT2BAD (Học viện Kỹ thuật Mật mã) sẽ được trao giải Nhì cuộc thi năm nay.
Năm giải Ba của cuộc thi năm nay sẽ thuộc về các đội KMA.APTX-4869 của Học viện Kỹ thuật Mật mã); NUS GreyMeows của Đại học Quốc gia Singapore; Nu_RobinHust và Nu_ph1sher cùng đến từ trường CNTT-TT, Đại học Bách khoa Hà Nội; HCMACT-Akatsuki của phân hiệu Học viện Kỹ thuật Mật mã tại TP.HCM.
Dự kiến, lễ trao giải thưởng hạng mục ‘Tấn công và phòng thủ’ của cuộc thi ‘Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN’ sẽ diễn ra trong khuôn khổ sự kiện Ngày An toàn thông tin Việt Nam năm nay được VNISA tổ chức vào cuối tháng 11.
Cùng với việc trao giải cho 20 đội thi chung kết hạng mục ‘Tấn công và phòng thủ’, cũng tại Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2023, Bộ GD&ĐT sẽ trao Bằng khen của Bộ trưởng cho thành viên của những đội thi Việt Nam đạt các giải Nhất, Nhì, Ba.
Đáng chú ý, như VietNamNetđã thông tin, sau 24 tiếng tranh tài về kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin mạng với các đội sinh viên và kỹ sư trẻ khác của các nước ASEAN, đội Nu_RobinHust gồm 4 sinh viên Đinh Thái Sơn, Trịnh Thăng Việt Anh, Vũ Chí Thành và Nguyễn Hoàng Huy đến từ trường Đại học CNTT-TT, Đại học Bách khoa Hà Nội đã mang về cho Việt Nam giải Nhì cuộc thi Cyber SEA Game 2023. Nu_RobinHust là đội đã dẫn đầu ở pha 1 của vòng Chung khảo cuộc thi ‘Sinh viên với An toàn thông tin năm 2023’.
Giải Nhì mà Nu_RobinHust vừa mang về là giải Nhì thứ tư của các đội Việt Nam tại Cyber SEA Game. Bên cạnh đó, qua các lần tham gia sân chơi này, các đội Việt Nam còn giành được 2 giải Nhất vào các năm 2015 và 2022, 2 giải Ba vào các năm 2017 và 2018, 3 giải Nhì trong các năm 2019, 2020 và 2021.
Năm 2023 là năm thứ 16 cuộc thi ‘Sinh viên với An toàn thông tin’ được Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam – VNISA chủ trì tổ chức tại Việt Nam và là lần thứ 5 mở rộng cho sinh viên các nước ASEAN khác tham gia. Cuộc thi tiếp tục nhận được sự bảo trợ của 2 bộ TT&TT và GD&ĐT.
Trong năm nay, Ban tổ chức cuộc thi đã có một số điều chỉnh trong quy chế thi. Theo đó, cuộc thi ‘Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN’ năm 2023 chỉ gồm 2 vòng khởi động và chung khảo, thay vì 3 vòng thi như các năm trước. Những đội vượt qua vòng khởi động đều được quyền tham gia vòng chung khảo. Các đội thi chung khảo được phân loại để tranh giải theo 2 hạng mục: Giải ‘Jeopardy’ và giải ‘Attack- Defend’ (tấn công và phòng thủ). Đại diện Ban tổ chức cho hay, sự thay đổi này tạo cơ hội để tất cả các đội thi dù mạnh hay yếu đều có cơ hội và mục tiêu phấn đấu phù hợp trong suốt thời gian thi.
Chủ tịch VNISA Nguyễn Thành Hưng, trong phát biểu tại vòng chung khảo cuộc thi ‘Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN’ năm 2023, đã khẳng định: Góp phần phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin tại Việt Nam là một định hướng, chủ trương hoạt động quan trọng của Hiệp hội trong suốt những năm vừa qua.
Qua các năm, cuộc thi ‘Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN’ không chỉ tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin ở các cơ sở giáo dục đại học, mà đã phát hiện nhiều tài năng trong lĩnh vực an toàn thông tin. Đồng thời, thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao về an toàn thông tin, tạo sân chơi để tăng cường khả năng giao lưu, trao đổi kiến thức của sinh viên các trường đại học, học viện kỹ thuật trong các nước ASEAN.
Trong buổi lễ trao giải cuộc thi Sinh viên Việt Nam - những câu chuyện đẹp tối 10/5, Vừ Mí Kỵ, học viên Học viện An ninh Nhân dân chính là nhân vật trong tác phẩm đạt giải Nhì cuộc thi.
Vừ Mí Kỵ sinh năm 1996 là người dân tộc Mông, ở xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
![]() |
Vừ Mí Kỵ tại lễ trao giải cuộc thi viết và sáng tác ca khúc Sinh viên Việt Nam - những câu chuyện đẹp tối 10/5. (Ảnh: Văn Chung). |
Năm Kỵ lên 3 tuổi thì mẹ mất, nhà có 8 anh chị em, gia cảnh nghèo khó. Bố Kỵ đi thêm bước nữa và sinh thêm 4 người con. Cuộc sống quanh năm chỉ bám lấy nương rẫy, chỉ trồng được ngô, khó gieo hạt lúa nên từ bé, mấy anh chị em Kỵ chỉ biết đến mèn mén thay cơm.
Kỵ cũng là người con duy nhất được học hành đến nơi đến chốn. Dưới Kỵ có hai em nhỏ đang học tiểu học, còn lại đều không được đến trường.
Học hết lớp 1, 2 ở điểm trường tại làng, lên lớp 3 Kỵ đi bộ 5km đường, vượt qua những mỏm đá cheo leo để đến trường ở trung tâm xã học nội trú. Kỵ không nhớ đã bao lần chân tay trầy xước, rớm máu vì phải vượt qua đoạn đường đó mỗi lần đi học hay cuối tuần về thăm nhà, phụ giúp gia đình.
Là người dân tộc Mông, lại ở vùng sâu vùng xa rồi xung quanh anh chị em đều nói tiếng Mông nên đến đầu năm lớp 9, tiếng Kinh Kỵ vẫn chưa nói sõi, nhiều lần cô hỏi phải viết câu trả lời ra giấy.
Không nản lòng, cộng thêm sự giúp đỡ của bạn bè và chăm chỉ luyện phát âm, đến học kỳ 2 lớp 9 Kỵ được chọn tham gia học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử. Nhờ tình yêu quê hương, khát khao khám phá truyền thống dân tộc, cội nguồn đất nước đã giúp Kỵ giành giải Nhì ở cuộc thi này.
Với những nỗ lực đó, Kỵ được xét tuyển vào Trường Vùng cao Việt Bắc. Trường cách nhà hơn 350km nên Kỵ chỉ về nhà được vào dịp hè và Tết vì điều kiện khó khăn.
"Học ở đây mình được miễn phí ăn, ở. Mỗi lần cầm bát cơm lên mình lại nhớ nhà, nhớ bố mẹ và anh chị em quanh năm chỉ biết đến mèn mén, mọi điều tốt đẹp họ đã dành cả cho mình" - Kỵ tâm sự.
"Họ cũng như bao bạn bè cùng trang lứa với mình vì khó khăn mà chẳng thể tới trường, lo cái ăn từng bữa. Nhìn họ mình nghĩ mình phải thay đổi, trước hết để bản thân mình tốt hơn, sau sẽ quay lại cùng với họ giúp thay đổi bản làng, quê hương" - Kỵ nói.
Nhờ chăm chỉ học hành, Kỵ giành được 2 huy chương bạc tại kỳ thi Olympic duyên hải - đồng bằng Bắc Bộ và kỳ thi Hùng Vương, đoạt giải Nhì kỳ thi HSG quốc gia ở môn Lịch sử - Kỵ được tuyển thẳng vào khoa Sư phạm Lịch sử (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội).
Nhưng khi ước mơ thành hiện thực, nỗi lo cơm áo gạo tiền những ngày xa gia đình về thủ đô học tập lại đè nặng lên suy nghĩ của Kỵ.
Cuối cùng Kỵ làm hồ sơ thi vào Học viện An ninh Nhân dân.
Với tổng điểm 29 ở khối C (23,5 điểm thi, cộng thêm 5,5 điểm ưu tiên, Kỵ đỗ vào ngành Điều tra trinh sát của trường (lấy điểm chuẩn 21 điểm cho nam khối C) năm 2014. Kỵ cũng là người đầu tiên của xã thi đỗ vào Học viện An ninh nhân dân.
Giờ đây nhìn lại, Kỵ cho rằng, đôi khi mình thấy sự không may mắn, thiệt thòi của bản thân lại là động lực để đứng lên và cố gắng.
"Mình nhận ra rằng nếu mỗi người biết vượt lên chính mình, kiên trì hành động theo con đường mình đã vạch ra thì một ngày nỗ lực của bạn được ghi nhận và đền đáp xứng đáng" - Kỵ chia sẻ.
Văn Chung