Sau chiến thắng trước nhà đương kim vô địch Team Flash ở trận đấu tâm điểm của tuần trước, Saigon Phantom hừng hực khí thế gặp đội áp chót bảng xếp hạng là Heavy ở vòng 10 tuần 6 của ĐTDV mùa Đông 2020. Mặc dù không phải một đội tân binh nhưng Heavy vẫn còn rất non kinh nghiệm thi đấu sau khi được thâu tóm lại bởi streamer nổi tiếng Nguyễn Hữu Sang.
Điều này phần nào phản ánh qua thành tích thi đấu mà đội này đang sở hữu ở ĐTDV mùa Đông 2020 khi đứng áp chót bảng xếp hạng với -11 điểm qua 9 vòng đấu, chỉ hơn đội tuyển tệ nhất mùa này là EVOS với thành tích -17 điểm.
Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là Heavy không biết cách tạo ra bất ngờ, như chiến thắng 3-2 trước Team Flash ở tuần 4 vòng 6. Đến tuần này, thành tích đã được tái lập y chang nhưng với kịch bản kịch tính hơn rất nhiều.
Heavy thắng ván 1 bằng cách tắt điện Eland'orr trong tay thần đồng Lai Bângg nhưng không thể ngăn chặn thần rừng 19 tuổi tỏa sáng ở ván 2 để đem lại tỷ số một đều. Ván 3 là màn thi đấu ép sân hoàn toàn đến từ Heavy nhưng bản lĩnh của Lai Bângg lại một lần nữa được chứng tỏ ở ván 4.
Tỷ số 2-2 buộc Heavy và Saigon Phantom phải giải quyết trận đấu ở ván 5. Tuy nhiên, Heavy vẫn thể hiện một khả năng cấm/chọn tốt hơn từ đầu trận tới giờ, và ở ván 5 đã không có một nhân tố nào bên phía Saigon Phantom đủ xuất sắc để gánh đội. Kết quả, Heavy đã có chiến thắng chung cuộc 3-2 khi đồng hồ chưa kịp điểm qua 12 phút thi đấu.
Heavy đã tạo ra một thế trận áp đảo trước Saigon Phantom và hoàn toàn có thể giành chiến thắng 3-1. |
Kết quả trên có phần khiến các fan trung lập cảm thấy bất ngờ bởi đây mới chỉ là đội tuyển thứ hai đánh bại được Saigon Phantom ở mùa giải này. Trận thua đầu tiên của Bóng ma Sài thành đến từ cách đây khá lâu trước Team Flash ở tuần 2 vòng 3. Và Saigon Phantom sau đó đã giữ một mạch thắng giòn giã 3-0 hoặc 3-1 cho đến khi đụng độ kẻ ngáng đường khó chịu Heavy.
Dẫu vậy, một trận thua với tỷ số 2-3 không khiến Saigon Phantom quá lo lắng bởi cách biệt mà họ tạo ra với đội xếp thứ hai vẫn là rất lớn. Trong khi đó, chiến thắng giúp Heavy nhen nhóm phần nào cơ hội trụ hạng dù cách biệt của họ với đội xếp ngay trên cũng là khá xa.
Các trận đấu ở vòng 11 của ĐTDV mùa Đông 2020 sẽ tiếp tục diễn ra cuối tuần này, trực tiếp trên YouTube.
Phương Nguyễn
Trận đấu tâm điểm của ngày chủ nhật đã kết thúc một cách khá chóng vánh với chiến thắng xứng đáng dành cho đội tuyển thi đấu tốt hơn.
" alt=""/>Saigon Phantom thua sốc trước đột áp chót ĐTDV mùa Đông 2020Samsung phản bác thông tin trên bằng một bài đăng trên trang samsungtomorrow.com - trang blog chính thức của Samsung Electronics toàn cầu. Trong bài viết này, Samsung cho rằng Motion lighting là một thiết lập mặc định trên TV, có giá trị thực tế, chứ không phải chỉ là một tính năng mà hãng tạo ra trong phòng thí nghiệm. The Guardian cho rằng Motion lightning chỉ được dùng trong phòng thí nghiệm, nhằm can thiệp đến kết quả thử nghiệm mức tiêu thụ điện năng theo hướng có lợi cho Samsung.
Samsung khẳng định Motion lighting giúp tiết kiệm điện trong điều kiện thực tế. Chức năng này giúp giảm lượng tiêu thụ điện bằng cách giảm độ sáng màn hình khi mà hình ảnh trên màn hình đang chuyển động.
" alt=""/>Samsung bác bỏ những cáo buộc về chế độ tiết kiệm điện trên TVTrong buổi làm việc mới đây với Bộ TT&TT, VNPT đã đưa ra đề xuất cho phép VNPT được sở hữu 20% vốn điều lệ của Tổng công ty MobiFone. Bên cạnh đó, VNPT cũng xin được sử dụng một phần số tiền thu được từ bán cổ phần của Tổng công ty MobiFone sau khi cổ phần hóa nhằm hỗ trợ về nguồn vốn cho VNPT trong các hoạt động của hệ thống VINASAT-1 và VINASAT-2.
Cũng tại buổi làm việc này, VNPT còn đề xuất sử dụng một phần số tiền thu được từ bán cổ phần của Tổng công ty MobiFone để bổ sung vốn điều lệ cho VNPT khi thực hiện việc điều chuyển các đơn vị (Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, MobiFone, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Bưu điện Trung ương, 2 Trường trung học BCVT&CNTT) về các bộ, ngành và các UBND tỉnh, thành phố mà chưa thực hiện cơ chế bù đắp.
Trước đó, hồi tháng 4/2014, nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son cho biết, Thủ tướng quyết định chỉ tách riêng MobiFone ra khỏi VNPT chứ không kèm theo 62 doanh nghiệp yếu kém của tập đoàn này để sẵn sàng cổ phần hóa MobiFone. Sau khi cổ phần hóa MobiFone sẽ lấy nguồn lực để quay lại đầu tư cho VNPT.
"Khi MobiFone tách ra sẽ khó khăn với VNPT vì gánh nặng để lại cho VNPT rất lớn. Các đơn vị, ban, ngành thuộc Bộ TT&TT cần chia sẻ với VNPT, tìm cách tháo gỡ khó khăn cho phù hợp", nguyên Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nói. Nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son cũng chia sẻ rằng về mặt tâm tư tình cảm và kể cả về mặt kinh tế thì VNPT sẽ không muốn tách mạng nào ra cả. Tách MobiFone ra khỏi VNPT là sự hi sinh lớn của tập đoàn này.
" alt=""/>VNPT đề xuất được sử dụng một phần tiền sau khi cổ phần hóa MobiFoneNhu cầu sử dụng “đám mây” của DN
Ứng dụng công nghệ đám mây đang trở thành một xu hướng của các DN trên toàn cầu. Thế nhưng, tại Việt Nam, có khá nhiều DN vẫn còn hoài nghi đối với điện toán đám mây.
Các chuyên gia cho rằng, nhiều DN nhỏ đã bắt đầu công việc kinh doanh của họ trong điện toán đám mây nhưng không hề để ý đến điều đó. Khi bắt đầu việc kinh doanh, họ mua máy tính, có thể là tạo một địa chỉ thư điện tử, tạo một trang web, nhưng phần lớn DN nhỏ không có máy chủ. Vậy khi việc kinh doanh phát triển, họ có yêu cầu cấp thiết đòi hỏi phải mua máy chủ chuyên dụng để chạy máy chủ thư điện tử, thậm chí máy chủ web của DN.
Thực tế, không ít DN đã bỏ ra rất nhiều chi phí cho việc đầu tư hệ thống máy chủ riêng và những phần mềm quản lý nội bộ. Mức chi phí đầu tư ban đầu quá lớn dành cho những ứng dụng văn phòng sẽ trở thành một trong những vấn đề nan giải, vì gây ảnh hưởng đến dòng tiền của DN. Vì vậy DN nhỏ vừa mới kinh doanh bắt đầu trong điện toán đám mây và khi công việc kinh doanh được mở rộng hơn thì DN luôn cần đến các ứng dụng có tính đồng bộ dữ liệu cao với các thiết bị, quản trị hệ thống thư điện tử hiệu quả và khả năng làm việc nhóm lớn, lúc đó đòi hỏi DN phải tìm kiếm giải pháp công nghệ tốt nhất cho mình. Tuy nhiên, giải pháp này phải chi phí đầu tư hợp lý, đảm bảo tính bảo mật, có thể đảm bảo làm việc ở mọi nơi và việc quản trị dễ dàng.
![]() |
Theo một khảo sát mới đây của Vmware khảo sát với trên 64 nhà quản lý CNTT và lãnh đạo DN tại Việt Nam thì có tới 52% DN Việt Nam mong muốn áp dụng điện toán đám mây vào hạ tầng công nghệ thông tin. Có tới 87% DN tham gia khảo sát cho biết họ tin tưởng vào vai trò của điện toán đám mây trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo. 44% DN Việt được khảo sát cảm thấy chi phí vẫn luôn là một trong những rào cản hàng đầu khi muốn ứng dụng công nghệ.
Theo chỉ số NWOW (New way of Work - làm việc theo phương thức mới) vừa được Microsoft công bố, có tới 59% nhân sự trong các DN vừa và nhỏ tại Việt Nam cho biết họ không được trang bị đầy đủ thiết bị công nghệ để phù hợp với phương thức hiện đại, có thể làm việc mọi lúc mọi nơi. Điều này cho thấy, khả năng tiếp cận đến dịch vụ điện toán đám mây của các DN vừa và nhỏ tại Việt Nam vẫn còn rất hạn chế.
DN dùng “đám mây khó hay dễ”?
Mới đây, Microsoft Việt Nam và CMC Telecom đã ký kết biên bản ghi nhớ xác nhận việc CMC Telecom trở thành đối tác chiến lược cung cấp dịch vụ điện toán đám mây cấp I của Microsoft tại Việt Nam. Theo biên bản này, toàn bộ dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây của Microsoft sẽ được CMC Telecom trực tiếp phân phối và cung cấp tại thị trường Việt Nam cho khách hàng DN trong và ngoài nước.
![]() |
Ông Ngô Trọng Hiếu - Tổng giám đốc CMC Telecom cho biết, hiện tại Việt Nam có rất nhiều DN quy mô chỉ có 30- 50 người. Nếu bỏ tiền thiết lập hệ thống CNTT sẽ mất chi phí rất lớn. Thế nhưng, hầu hết các DN Việt Nam có 2 nhu cầu chính là email và chia sẻ dữ liệu lớn. Thế nhưng, các DN này thường xuyên phải đối mặt với việc gửi email không được vì dung lượng lớn. Bên cạnh đó, vấn đề bảo mật cùa DN cũng hết sức cần thiết khi mà nguy cơ chia sẻ dữ liệu trên các dịch vụ như drop box có thể làm lộ bí mật của DN. Khi đó CMC Telecom với vai trò là nhà cung cấp hạ tầng mạnh với đường truyền tốc độ cao và Microsoft đưa ra các giải pháp, dịch vụ CNTT hoàn chỉnh cho khách hàng DN với dịch vụ Office 365. Việc kết hợp này có thể đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng dịch vụ CNTT cho DN vừa và nhỏ.
Ông Vũ Minh Trí, Tổng giám đốc Microsoft Việt Nam cho biết, Office 365 là bộ dịch vụ điện thoái đám mây cho các DN trải nghiệm các dịch vụ CNTT cao cấp. Microsoft Office 365 tích hợp đầy đủ từ trọn bộ Office Pro Plus; Exchange Online (dịch vụ quản lý thông tin cá nhân/tin nhắn lưu trữ trên đám mây); Skype for Business (ứng dụng họp trực tuyến), Sharepoint Online (Portal online nội bộ cho DN), OneDrive for Business (hệ thống lưu trữ trực tuyến), Yammer (mạng xã hội riêng cho DN), Sway (trình bày, tạo slide trình chiếu, share slide nhanh chóng); Video với hệ thống chia sẻ chuyên nghiệp và Thư ký ảo Delve.
Giải pháp Microsoft có thể giúp DN vừa và nhỏ hợp tác năng suất mọi nơi với những trải nghiệm quen thuộc trên máy tính, tablet, thiết bị di động. Ví dụ, với Office 365 có thể sử dụng toàn bộ thiết bị hiện có trên môi trường làm việc hiện đại với những dịch vụ luôn được cập nhật để hoàn thiện công việc.
Ông Trí cho rằng, nếu mỗi DN vừa và nhỏ triển khai dịch vụ này phải mất vài tháng xây dựng hạ tầng CNTT và nguồn nhân lực. Thế nhưng, với dịch vụ Office 365 thì hầu hết các DN đều có thể dễ dàng sử dụng dịch vụ CNTT để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của DN mình.
Thúy Ngà
" alt=""/>DN được gì thời công nghệ ‘đám mây’ ?