Tôm hùm từ lâu đã được xếp vào nhóm hải sản cao cấp với mức giá đắt đỏ trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên,nhíđổi lịch âm dương những ngày gần đây, trên các trang mạng xã hội - chợ online, tôm hùm "nhí" với mức giá chỉ từ 15.000-20.000 đồng/con đang được rao bán tràn lan, kèm cam kết "bao tươi, chắc thịt".
Theo khảo sát của phóng viên Dân trí, tôm hùm baby loại 15-20 con/kg có giá dao động 280.000-300.000 đồng. Tương đương, mỗi con khoảng 50-100gram được bán với giá 15.000 đồng.
Chị T., chủ đầu mối chuyên cung cấp tôm hùm tại TPHCM, tiết lộ rằng tôm hùm giá rẻ là tôm ngộp đã được cấp đông, không phải tôm sống. "Hàng cấp đông giá rẻ hơn nhiều, nhưng vẫn đảm bảo độ tươi. Loại tôm nhỏ này đang bán rất chạy, có ngày tôi bán hơn 20kg" chị chia sẻ.
Theo chị T., ban đầu khi nhập hàng từ tỉnh khác tưởng phải cấp đông cả tuần mới bán hết. Nhưng chưa đầy một ngày khách đã mua sạch, thậm chí hàng chưa về tới đã có khách đặt hết.
Thực chất, loại tôm hùm trên 100gram/con nếu còn sống có giá bán lên tới hơn 100.000 đồng/con. Tuy nhiên, đây là hàng mới ngộp được cấp đông nên có giá thành mềm hơn, người bán hàng này nói.
Chị H. (ngụ tại quận Tân Phú, TPHCM) cho biết, vì tò mò với mức giá quá rẻ nên chị cũng mua về ăn thử.
Tôm hùm tươi thường nghe tên là nghĩ đến mức giá cả triệu đồng/kg, hay thậm chí tôm đông lạnh cũng dao động vài trăm nghìn đồng/kg. Vậy mà trên mạng bán chỉ 15.000 đồng/con, giá rẻ nhưng chất lượng khác xa với lời giới thiệu, chị H. than thở.
Theo chị H., loại tôm hùm nhí, kích cỡ nhỏ, sau khi bóc vỏ, phần thịt chẳng khác mấy so với tôm thẻ. Thịt tôm không dai, có con còn bị bở, chị nói.
Chủ một cửa hàng chuyên kinh doanh hải sản ở TPHCM cho rằng, nhiều đầu mối quảng cáo tôm hùm baby nhưng thực chất là tôm hùm xanh hoặc tôm hùm tre bị ngộp hoặc đã chết. Tôm hùm chủ yếu nặng ở phần đầu nên khách mua loại có trọng lượng trên 300gram mới có nhiều thịt. Còn với loại nhỏ, đa phần là vỏ.
"Hơn nữa, loại tôm nhỏ này hầu như là bị bệnh hoặc chết do mưa bão, hoặc bị xâm nhập nước ngọt nên mới được bán ra ngoài", anh nhận định.
Thực tế, tôm hùm kích cỡ lớn thường có nhiều thịt hơn, chất lượng thịt cũng chắc và đậm vị hơn so với loại nhỏ. Vì vậy, người tiêu dùng cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định mua các loại tôm hùm giá rẻ, tránh rơi vào tình cảnh "tiền mất tật mang".
Mới đây, NTK Hà Thanh Việt đã cho ra mắt BST mang tên White Plan Resort 2022 và nàng thơ được lựa chọn chính là hoa hậu Tiểu Vy. Vẫn mang tinh thần thời trang nữ tính nhẹ nhàng, thanh lịch đặc trưng trong các thiết kế của Hà Thanh Việt, BST đem đến cho những nàng thơ vẻ sang chảnh thông qua những thiết kế với 2 gam màu đen trắng tối giản.
Trong BST của Hà Thanh Việt, hoa hậu Tiểu Vy mang vẻ đẹp ngọt ngào gợi hình ảnh quý cô trứ danh nước Pháp. Mỗi thiết kế xuất hiện trong BST lần này đại diện cho một góc nhìn duy mỹ đã được NTK Hà Thanh Việt biến tấu phần nào.
Hà Thanh Việt vẫn lựa chọn 2 gam màu chính của BST đó chính là trắng - đen - hai tone màu huyền thoại của thời trang. Nhiều người yêu thích gam màu đen còn đến từ sự sạch sẽ, không dễ dính bẩn. Sắc thái này dễ dàng phối hợp với tất cả tông màu khác. Ngoài ra, gam đen còn trở thành một lời tuyên bố mạnh mẽ về sự nữ quyền trong thời trang. Màu trắng là đại diện của sự trung tính và thuần khiết. Trắng cũng là gam màu chưa bao giờ có dấu hiệu lỗi mốt.
Trên nền chất liệu Organza, Leca, tơ xốp…, vẻ cao cấp của mỗi bộ trang phục còn đến từ việc ứng dụng hàng loạt kĩ thuật cắt may với độ khó cao, từ bắt ly, kéo sợi tua, cho đến may đè ly và thêu ren trực tiếp.
Bên cạnh đó, Hà Thanh Việt khéo léo Mix and match màu trắng đen, khai thác triệt để sự tối giản để tạo điểm nhấn cho bộ trang phục.
Hà Thanh Việt cho biết: “Tôi đi tìm sự tối giản trong thời trang, tôi nghĩ rằng sự tối giản chưa bao giờ là nhàm chán. Sự tối giản cũng chính là điểm chạm của vẻ đẹp tinh tế, chính vì vậy tôi luôn hướng đến những trang phục tối giản trong trang phục ready to wear. BST White Plan Resort 2022 lần này cũng vậy, vẫn là tinh thần của một bộ sưu tập nhẹ nhàng nhưng mang đầy hơi hướm của quý cô Pháp thanh lịch nền nã, sang chảnh và thanh khiết. Và hoa hậu Tiểu Vy đã giúp tôi thổi hồn tinh thần đó với những cảm xúc tươi mới, trẻ trung đầy nữ tính".
BST mang theo nét đẹp nữ tính đầy chất thơ, hoa hậu Tiểu Vy chính là nguồn cảm hứng hoàn hảo để Hà Thanh Việt truyền tải trọn vẹn câu chuyện thời trang lần này của mình đến công chúng yêu thời trang.
Một giờ học của học sinh miền núi. Ảnh: Lê Anh Dũng
Do đó, ngoài các câu hỏi, bài tập dạng truyền thống (bài tập tự luận), các tác giả có đưa vào SGK các dạng bài tập trắc nghiệm với các hình thức đặc thù như điền khuyết, lựa chọn đúng/sai, cặp đôi (nối kết)…
Do đặc thù của môn học, ngoài các câu hỏi, bài tập dạng truyền thống (bài tập tự luận), đối với một số SGK, nhất là SGK Toán 1, Tiếng Anh, các tác giả có đưa vào các dạng bài tập trắc nghiệm và các dạng bài tập khác với “câu lệnh” ngắn gọn, dễ hiểu và rõ ràng như: Điền/Viết vào chỗ chấm hoặc ô trống, lựa chọn Đúng/Sai, Nối, Khoanh, Vẽ, Đánh dấu, Tô màu,…
Bộ GD-ĐT cũng dẫn ra các so sánh với quá khứ và so sánh với các nước khác để cho thấy cách thiết kế bài học như trên đã từng xuất hiện.
Chẳng hạn, các SGK Toán 1 xuất bản giai đoạn 1976-1979; sách Toán 2 xuất bản giai đoạn 1980-1989; sách Toán 1 xuất bản giai đoạn 1990-2002, đều có các dạng câu hỏi, bài tập trên.
Các SGK Toán của các nước tiên tiến trên thế giới cũng đều thiết kế các dạng bài học với hình thức tương tự.
Tuy không yêu cầu học sinh làm bài hay viết trực tiếp vào SGK mà cần làm vào vở viết hoặc vở bài tập nhưng nếu giáo viên không hướng dẫn ngay từ đầu năm học và nhắc nhở thường xuyên thì các em sẽ có thói quen viết trực tiếp vào SGK, gây lãng phí dư luận phản ánh.
Sẽ sửa thiết kế khi làm SGK mới để tránh lãng phí
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho hay: Về quan điểm chỉ đạo, Bộ GDĐT xác định: SGK cần được sử dụng, bảo quản tốt để có thể sử dụng lại được khi cần thiết, tránh lãng phí cho gia đình học sinh, xã hội.
Trong sách giáo viên có yêu cầu nhắc nhở học sinh không viết vào sách để SGK có thể sử dụng được nhiều lần.
Cụ thể, trong phần thông tin gửi cho báo chí, Bộ GD-ĐT đã liệt kê các văn bản để minh chứng cho việc đã chỉ đạo các cơ sở sử dụng SGK tiết kiệm.
Chẳng hạn, ngay từ năm học đầu tiên (2002-2003) triển khai thay SGK mới ở lớp 1, cùng với việc quán triệt trong các khóa bồi dưỡng, tập huấn giáo viên, CBQL chuẩn bị cho việc thực hiện SGK mới, Bộ GD-DT đã có Công văn số 6176/TH ngày 19/7/2002 về việc Hướng dẫn thực hiện mục tiêu, kế hoạch dạy học lớp 1 theo Chương trình và SGK mới.
Trong Công văn (mục 4. Thiết bị dạy học) có nêu rõ: “Các trường cần xây dựng tủ sách dùng chung để tạo điều kiện cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn sách. SGK cần được luân chuyển sử dụng trong nhiều năm”.
Năm học 2004-2005, Bộ GD - ĐT tiếp tục ban hành Công văn số 7590/GDTH ngày 27/8/2004 về việc Hướng dẫn giảng dạy các môn học ở lớp 3 cho các vùng, miền và các lớp dạy học 2 buổi/ngày. Trong Công văn (mục 4. Sử dụng sách) có yêu cầu: “Giáo viên căn cứ vào văn bản phân phối chương trình môn Tiếng Việt để thực hiện các bài dạy trong SGK Tiếng Việt 3, hướng dẫn học sinh sử dụng SGK một cách có hiệu quả (tận dụng cả kênh hinhg và kênh chữ) nhằm đạt được các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng của môn học. Cần nhắc nhở học sinh có ý thức giữ gìn (không được viết, vẽ,… vào sách) để sử dụng SGK được lâu bền”.
Để khắc phục tình trạng SGK chỉ sử dụng một lần, gây lãng phí như phản ánh của dư luận, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục tăng cường chỉ đạo, yêu cầu các địa phương, các nhà trường hướng dẫn học sinh không nên viết vào sách và giữ gìn, bảo quản sách cẩn thận để có thể sử dụng được lâu dài.
Giáo viên trong quá trình dạy học cần hướng dẫn học sinh làm bài tập, viết kết quả, trả lời câu hỏi vào vở viết, vở bài tập.
Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang yêu cầu Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam kiểm tra, rà soát đánh giá cụ thể việc in ấn và phát hành SGK để có đề xuất chỉnh sửa cụ thể thiết kế nhằm hạn chế tối đa việc học sinh ghi vào SGK, gây lãng phí.
Sắp tới, khi tổ chức biên soạn sách giáo khoa theo Chương trình GDPT mới, Bộ GD-ĐT sẽ quán triệt với các nhà xuất bản tham gia biên soạn SGK và các Hội đồng thẩm định quốc gia về vấn đề này để khắc phục tình trạng học sinh viết vào SGK, tránh lãng phí như hiện nay.
Chiều 21/9, ông Hoàng Lê Bách, Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục cho biết, từ năm 2011 đến nay giá SGK không tăng.
Thực tế mỗi năm có gần 35% lượng SGK cũ được học sinh sử dụng lại. Cụ thể, năm 2018 cả nước có gần 17 triệu học sinh. Theo danh mục SGK được Bộ GD-ĐT phê duyệt từ lớp 1 đến lớp 12 thì trung bình mỗi học sinh cần 10,5 bản sách. Nếu tất cả học sinh đều dùng SGK mới thì số lượng cần in là 170 triệu bản. Trong khi đó, năm 2018 số lượng SGK được NXB GD VN phát hành là 110 triệu bản, đáp ứng nhu cầu của gần 65% học sinh; số còn lại là sử dụng sách cũ, mượn thư viện hoặc dùng chung. Ông Bách cũng lưu ý cần phân biệt rõ SGK và sách tham khảo. SGK do Bộ GD-ĐT ban hành, sử dụng thống nhất trong toàn quốc, thông thường là sách học sinh và sách giáo viên. Còn sách tham khảo là học sinh chọn mua theo nhu cầu, ngoài NXB GDVN thì còn nhiều NXB khác cũng xuất bản.
Song Nguyên
"TP.HCM không soạn sách giáo khoa riêng cho thành phố"
Đại diện Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, đế đón đầu chủ trương "một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa (SGK)" trong những năm tới, địa phương này đang lấy SGK giáo khoa cũ viết lại theo phương pháp mới.
" alt="Bộ Giáo dục: 'Tái sử dụng sách giáo khoa để tránh lãng phí'"/>
Học sinh thi vào lớp 10 ở TP.HCM (Ảnh: Thanh Tùng)
Trường Trung học Thực hành, ĐH Sư phạm TP.HCM (Quận 5) có điểm chuẩn lần lượt ở các nguyện vọng là 39 – 39,5 – 39,5 điểm, tăng 2,25 điểm ở nguyện vọng 1 so với năm ngoái là 36,75 – 37,25 – 38 điểm.
Trường THPT Trưng Vương (Quận 1) có điểm chuẩn các nguyện vọng là 35 – 35,25 – 35,25 điểm, tăng 3 điểm ở nguyện vọng 1 so với năm ngoái (32 – 32,75 – 33,75 điểm).
Cũng tại Quận 1, Trường THPT Bùi Thị Xuân có điểm chuẩn 37 – 38 – 39 điểm, tăng 2,75 điểm ở nguyện vọng 1.
Điểm chuẩn nguyện vọng 1 ở Trường THPT Lương Thế Vinh năm nay tăng 3 điểm so với năm ngoái.
Ở Quận 3, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, có điểm chuẩn 38,25 – 39 – 39,5, tăng 2 điểm ở nguyện vọng 1.
Trường THPT Lê Quý Đôn có điểm chuẩn là 37 – 38 – 39 tăng 2,5 điểm ở nguyện vọng 1 so với năm ngoái 34,5 – 35,25 – 36.
Năm nay điểm chuẩn ở Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (Quận 6) là 37,25 – 38,25 – 39,25 điểm, tăng 3,5 điểm so với năm ngoái. Trong đó, điểm chuẩn nguyện vọng 2 và 3 tăng tới 4,5- 5,5 điểm.
Riêng Quận Phú Nhuận, Trường THPT Phú Nhuận có điểm chuẩn cao nhất với 37,5 – 37,5 – 38 điểm, điểm nguyện vọng 1 tăng 3,25 điểm so với năm ngoái.
Trường THPT Trần Phú (Tân Phú) có điểm chuẩn 38,25 – 38,75 – 39 tăng ở nguyện vọng 1 là 3 điểm so với năm ngoái 35,25 – 36,25 – 37,25.
Ở quận Thủ Đức, Trường THPT Nguyễn Hữu Huân có điểm chuẩn cả 3 nguyện vọng là 36,75 tăng ở nguyện vọng 1 mức 2,75 điểm so với năm ngoái là 34 – 34,5 – 35 điểm.
Riêng ở ngoại thành, Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu (huyện Hóc Môn) có điểm chuẩn cao nhất theo các nguyện vọng là 36,75 – 37,75 – 38,75 điểm, tăng 2,75 điểm ở nguyện vọng 1 so với năm ngoái (34- 34,25- 35,25 điểm).
Trường ngoại thành có khởi sắc
Năm nay, điểm chuẩn vào lớp 10 công lập các trường ngoại thành ở huyện Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Hóc Môn, Cần Giờ cũng tăng so với năm ngoái.
4 trường có điểm chuẩn thấp nhất thành phố với mức 16 điểm gồm THCS-THPT Thạnh An, THPT Bình Khánh, THPT Cần Thạnh, THPT An Nghĩa (Huyện Cần Giờ). Tuy nhiên, so với năm ngoái điểm chuẩn nguyện vọng 1 ở những trường này đã tăng 0,25 đến 1 điểm.
Đặc biệt, Trường THPT Phong Phú (huyện Bình Chánh) có điểm chuẩn 20 -20,25 – 20,25 điểm, tăng 5 điểm ở nguyện vọng 1 so với năm ngoái.
Thấy gì từ điểm thi lớp 10 năm 2020?
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay điểm chuẩn lớp 10 công lập ở TP.HCM cho thấy biểu đồ đề thi lớp 10 các năm tương đối ổn định.
Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thời gian nghỉ kéo dài, học sinh phải chuyển qua học trực tuyến nhưng kết quả thi rất khả quan. Đề thi vào lớp 10 hướng đến sự đổi mới dạy học, vận dụng kiến thức liên môn.
Theo ông Hiếu, TP.HCM duy trì tỷ lệ 70% học sinh tốt nghiệp lớp 9 vào học công lập lớp 10. Do vậy, hàng năm có khoảng 20.000 học sinh không đỗ vào 3 công lập. Tuy nhiên, các em không thiếu chỗ học bởi các trường nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường tư thục tuyển hơn 35.000 chỉ tiêu.
Về mức điểm điểm chuẩn thấp ở một số trường khu vực ngoại thành, ông Hiếu nhìn nhận, trước đây có những trường chỉ lấy 13 – 14 điểm, nhưng năm nay thấp nhất là 16.
“Thực tiễn phổ cập bậc trung học là huy động 85% học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT. Ở các huyện ngoại thành gần như học sinh không có điều kiện học nào ngoài học THPT, vì vậy tỉ lệ tuyển sinh các trường ở ngoại thành là 90%. Nếu học sinh không nộp đơn đăng ký vào học thì phải đảm bảo ít nhất tuyển 85% học sinh THCS để phổ cập trung học, vì vậy điểm chuẩn các trường ngoại thành thấp.
Riêng các trường huyện ngoại thành Hóc Môn có điểm chuẩn cao, do có sự chia sẻ từ Quận 12, Tân Bình, Bình Tân bởi khu vực này học sinh quá đông. Ở Quận 8 (nội thành) nhưng Trường THPT Nguyễn Văn Linh có điểm chuẩn thấp do trường nằm ở cuối đường, khó đi, học sinh đăng ký ít và chủ yếu là nguyện vọng 3”- ông Hiếu giải thích.
Lê Huyền
TP.HCM công bố điểm chuẩn vào lớp 10 công lập
Chiều 10/8, Sở GD-ĐT TP.HCM công bố điểm chuẩn vào lớp 10 công lập.