Dòng iPhone 12 dự kiến có giá từ 649 USD. Ảnh: EverythingApplePro.
Tiếp theo là iPhone 12 Pro và 12 Pro Max. GSMArena cho biết Apple có thể loại bỏ phiên bản bộ nhớ 64 GB, và 128 GB sẽ là dung lượng thấp nhất cho bộ đôi iPhone 12 Pro.
Theo @a_rumors1111, iPhone 12 Pro màn hình 6,1 inch dự kiến có giá 999 USD cho bản 128 GB, 1.099 USD cho bản 256 GB và 1.299 USD cho bản 512 GB. Phiên bản iPhone 12 Pro Max màn hình 6,7 inch có 3 tùy chọn bộ nhớ giống iPhone 12 Pro, giá sẽ đắt hơn 100 USD.
Như vậy, giá của dòng iPhone 12 sẽ trải dài từ phân khúc cận cao cấp đến cao cấp, thấp nhất là 649 USD cho iPhone 12 mini 64 GB, cao nhất là 1.399 USD cho iPhone 12 Pro Max 512 GB.
Mới được tạo vào tháng 4 nhưng @a_rumors1111 đã rò rỉ khá nhiều thông tin về các sản phẩm của Apple. Tài khoản này từng tiết lộ chính xác bản nâng cấp của iPad 10,2 inch với chip xử lý A12 Bionic, gói dịch vụ Apple One trước khi được công bố chính thức trong sự kiện ra mắt sản phẩm ngày 15/9.
Tin rò rỉ của @a_rumors1111 cũng được nhiều trang báo quốc tế đăng tải như GSMArena hay TechRadar.
Cả 4 mẫu iPhone 12 dự kiến trang bị màn hình OLED, thiết kế mới, Face ID được nâng cấp và chip xử lý A14 Bionic. Chỉ có iPhone 12 Pro Max được trang bị mạng 5G với băng tần mmWave, trong khi 3 mẫu còn lại sử dụng băng tần Sub-6GHz (tốc độ thấp hơn, vùng phủ sóng rộng hơn 5G mmWave). Apple được cho sẽ không tặng củ sạc và tai nghe trong hộp iPhone 12.
Theo AppleInsider, một nhân viên nhà mạng tại Hà Lan cho biết Apple sẽ tổ chức sự kiện ra mắt iPhone 12 vào ngày 13/10. Hãng bắt đầu nhận đơn đặt hàng sản phẩm từ 16/10 và giao đến tay người dùng sau đó một tuần.
(Theo Zing)
Chính phủ Singapore vừa thông báo gỡ bỏ hạn chế đối với du khách Việt Nam. Điều này giúp dân buôn iPhone 12 có cơ hội đưa máy về sớm hơn.
" alt=""/>iPhone 12 có giá từ 649 USDNgày biết tôi không phải là giọt máu của bố, ông bà nội tôi sốc nặng. Ông bà gọi mẹ tôi ra giữa nhà để tra khảo, chì chiết bằng những lời lẽ cay nghiệt nhất.
Họ muốn biết tôi là "dòng giống của ai", mẹ tôi đã "lang chạ, bôi tro trát trấu vào dòng họ" nhà ông bà tự bao giờ?
Lúc ấy, mẹ tôi quỳ gối trên nền đá hoa cương lạnh ngắt. Bên cạnh, bố tôi cũng quỳ, cúi đầu như kẻ đồng phạm.
Thời trai trẻ, bố tôi yêu mẹ hơn tất cả những gì ông có. Tình yêu của ông dành cho mẹ tôi lớn đến nỗi, ông thà ở lại Việt Nam để theo đuổi bà chứ không chịu xuất ngoại học lên tiến sĩ.
Dẫu vậy, đối với bố, trái tim mẹ tôi hoàn toàn nguội lạnh. Bà đã trót yêu và dành trọn tình cảm cho anh thợ sửa đàn mandolin.
Cả hai tưởng đã cưới nhau nếu như bố tôi không xuất hiện. Ông bà ngoại tôi áp lực, buộc mẹ phải cưới bố tôi như một cách cám ơn ông vì đã thay mình trả những món nợ khổng lồ.
Về nhà chồng, dẫu không yêu bố nhưng mẹ tôi vẫn luôn giữ trọn đạo làm dâu, làm vợ. Bố tôi vẫn biết mẹ còn thương nhớ người cũ nên hết mực yêu chiều.
Ông hy vọng tấm chân tình của mình sẽ khiến mẹ dần quên đi anh sửa đàn nơi xóm cũ. Thế mà chỉ một lần gặp lại nhau sau 2 năm đi lấy chồng, mẹ tôi lại ngã vào lòng anh thợ sửa đàn.
Tôi là kết quả của phút yếu lòng duy nhất ấy của mẹ. Ngày bị bố mẹ chồng tra khảo, mẹ tôi kể lại câu chuyện trên trong nước mắt.
Nhưng những giọt nước mắt ấy không làm vơi dịu cơn thịnh nộ, uất ức của ông bà nội tôi. Cả hai yêu cầu bố tôi chấm dứt cuộc hôn nhân oan trái. Mẹ và tôi không được ở lại trong ngôi nhà này.
Bố tôi nghe xong cũng khóc. Sau ít phút nghĩ suy, ông dìu mẹ tôi đứng dậy. Ông cúi đầu xin phép cha mẹ để được nói chuyện với mẹ tôi.
Ông nói: “Sau hôm nay, sẽ không còn ai trong gia đình nhắc đến chuyện này. Em vẫn sẽ là vợ anh, Linh vẫn sẽ là con của chúng ta nếu em quên đi anh ta, nếu em chỉ sống vì con và gia đình này”.
“Còn nếu không, em cứ ra đi. Anh luôn trọng quyết định của em. Nhưng nếu em chọn lựa chọn này, hãy để anh được chăm sóc, nuôi dạy con cùng với cha ruột của bé”.
Lúc ấy mẹ tôi chỉ biết khóc rồi ôm lấy bố tôi. Sau cùng, bà không chơi đàn mandolin nữa. Bà cũng xin nghỉ việc ở nhạc viện để ở nhà chăm sóc chồng, con.
Và sau đó, bố cho tôi đến thăm, chơi cùng ông thợ sửa đàn. Vào dịp sinh nhật, lễ, Tết, tôi luôn có 2 món quà đặc biệt. Bên ngoài một trong 2 món quà này luôn dán hình ảnh chiếc đàn mandolin.
Cho đến tận bây giờ, bố tôi và ông thợ ấy vẫn giữ mối quan hệ bạn bè tốt đẹp. Tôi luôn biết ơn bố. Nhờ ông, tôi có thêm những tình yêu thương thật khác, thật đặc biệt từ ông thợ sửa đàn.
Tôi vẫn nhớ lời ông nói với tôi năm tôi 18 tuổi. “Bố của con không phải là người cha vĩ đại như con nghĩ đâu. Bố vẫn ích kỷ khi ước ao con là giọt máu của mình, là con của chỉ mình bố thôi”.
“Thế nhưng, ở đời không phải lúc nào ta cũng có được điều mình muốn. Sau cùng, bố chỉ muốn con có được tình yêu trọn vẹn và biết được nguồn cội của mình”.
Bây giờ, mỗi dịp Ngày của cha, tôi đều nhớ như in lần bố dẫn tôi đến gặp ông thợ sửa đàn. Đó là lần đầu tiên tôi biết mình có đến 2 người bố. Cũng như bố, "ông thợ sửa đàn" cho mẹ tôi ngày nào không bao giờ đòi hỏi, thúc ép tôi chọn lựa phải về sống với ai.
Ông và bố tôi đều để tôi tự do sống với tình cảm của mình. Tôi có thể thoải mái đến ở, thăm, chăm sóc hai người bất cứ lúc nào. Mỗi lúc buồn, bế tắc trong cuộc sống, hai người vẫn ở bên và cho tôi những lời khuyên bằng chính những trải nghiệm của mình.
Đến bây giờ, tôi mới cảm nhận hết tình yêu thương và sự hy sinh của bố dành cho mình. Tình yêu thương và sự hy sinh ấy không chỉ cho tôi cuộc sống vật chất đủ đầy mà còn giúp tôi có 2 người cha.
Tôi vẫn hay tự hào và khoe với chúng bạn rằng mình có đến hai "ngọn núi Thái Sơn" nên sẽ chẳng bao giờ cô đơn hay sụp đổ.
Độc giảN.S.
"Em tự hào khi là người đầu tiên của trường được giải", Tiên, 21 tuổi, nói.