Nhận định, soi kèo Hoffenheim vs Augsburg, 21h30 ngày 29/3: Tiếp đà bất bại
本文地址:http://pay.tour-time.com/html/930a498964.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Thu hút với vị trí đắc địa
Trước thông tin dự án Him Lam Vạn Phúc tọa lạc tại trục giao thông huyết mạch Lê Văn Lương - Tố Hữu sắp ra mắt, thị trường BĐS phía tây Thủ đô bắt đầu “nóng” lên, sàn giao dịch BĐS Him Lam Land cũng trở nên nhộn nhịp, ghi nhận lượng lớn khách hàng đầu tư và ở thực tới thăm quan, tìm hiểu dự án.
222 căn shophouse tại Him Lam Vạn Phúc được thiết kế 2 mặt tiền, 6 tầng |
Sở hữu 222 căn shophouse được thiết kế 2 mặt tiền, 6 tầng tại vị trí trung tâm quận Hà Đông, Him Lam Vạn Phúc là sự kết hợp giữa vẻ đẹp của kiến trúc cùng giá trị thương mại, đầu tư linh hoạt và cơ hội sinh lời hấp dẫn.
Cư dân Him Lam Vạn Phúc có khả năng kết nối giao thông thuận tiện về mọi hướng: Vạn Phúc - Đại Mỗ, Tố Hữu - Lê Văn Lương, Lê Trọng Tấn, Đại lộ Thăng Long, Nguyễn Trãi... Dễ dàng tiếp cận 2 hệ thống giao thông công cộng hiện đại như tuyến buýt nhanh BRT, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông. Đặc biệt, thuận tiện cho việc di chuyển về các tỉnh miền Bắc như Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng... và chỉ mất 30 phút để kết nối đến hồ Hoàn Kiếm.
Với phong cách kiến trúc cổ điển Haussmann (Pháp), Him Lam Vạn Phúc cho thấy đẳng cấp sống và gu tinh tế của chủ nhân, khi sở hữu không gian kinh doanh thuận tiện cùng không gian sống thời thượng, tiện nghi, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, vừa quen thuộc vừa mới mẻ.
Sản phẩm được kỳ vọng tái hiện châu Âu hoa lệ tại Phố Lụa Hà Đông. Tất cả các căn shophouse được thiết kế thông minh, bố trí khoa học để có thể đón không khí và nguồn sáng tự nhiên, mang lại sự thông thoáng, mát mẻ và tiết kiệm nguồn năng lượng.
Đại diện Him Lam Land bày tỏ: “Sở hữu vị trí đắc địa tại quận Hà Đông - cửa ngõ phía tây của Hà Nội, Him Lam Vạn Phúc được coi là “món hời” lớn cho người mua. Lý do là bởi sở hữu nhiều ưu thế vượt trội, đồng thời theo nghiên cứu của chuyên gia, doanh thu từ việc cho thuê shophouse tại các khu vực đông dân cư khá cao. Không chỉ vậy, nơi đây vừa là nơi an cư hiện đại, tiện nghi vừa là "của để dành" với giá trị gia tăng theo thời gian”.
“Hàng hiếm” giữa bối cảnh nguồn cung hạn chế
Đại diện dự án cho biết, một lý do khác tạo nên sức hấp dẫn của shophouse Him Lam Vạn Phúc là yếu tố pháp lý đầy đủ. Him Lam Vạn Phúc sở hữu sổ đỏ lâu dài và sẽ được tách sổ bàn giao cho khách hàng đúng cam kết.
![]() |
Các căn shophouse Him Lam Vạn Phúc đang dần hoàn thiện các hạng mục thi công xây dựng |
Về tiến độ xây dựng, các căn shophouse tại đây đang dần hoàn thiện các hạng mục thi công xây dựng. Khách hàng có thể tới tận nơi để quan sát, đánh giá về chất lượng công trình cũng như hạ tầng tiện ích, thiết kế, dễ dàng kiểm chứng và đánh giá được hiệu quả sinh lời thực tế tại dự án.
Bên cạnh đó, với mong muốn hỗ trợ tối đa khách hàng trong việc sở hữu shophouse Him Lam Vạn Phúc, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt áp dụng chính sách ưu đãi vay lên đến 70% trong thời gian tối đa 35 năm, lãi suất chỉ từ 7,5%/năm, ân hạn nợ gốc 24 tháng.
Có thể thấy, tại thời điểm nguồn cung khan hiếm như hiện nay, các dự án như Him Lam Vạn Phúc trở thành “hàng hiếm” bởi sở hữu vị trí đắc địa, thuận tiện cho giao thương buôn bán, hạ tầng xã hội hoàn thiện. Hơn nữa, nhà phố thương mại từ lâu trở thành một sản phẩm có tính thanh khoản cao và tỷ suất sinh lợi hấp dẫn, đây là lý do Him Lam Vạn Phúc hút khách hàng và nhà đầu tư.
Mọi thông tin chi tiết, liên hệ: Hotline: 1900 099 939 Website: www.himlamvanphuc.com |
Ngọc Minh
">Sắp ra mắt dự án Him Lam Vạn Phúc
Năm năm sau, Hạ Vân chuyển công tác về Đại học Văn hóa Hà Nội. Hiện cô là thạc sĩ, có 10 năm giảng dạy thanh nhạc, đào tạo nhiều thế hệ trẻ tài năng.
Gần đây, Hạ Vân chuyển hướng sang dòng nhạc bolero, phần vì thấy có duyên, phần lại cảm nhận đã có đủ trải nghiệm vui buồn trong cuộc sống, phù hợp để hát những nhạc phẩm đầy chất tự sự như bolero.
"Tôi được bung hết cảm xúc khi hát bolero, là phương tiện để tôi tâm sự, sẻ chia với khán giả", cô bày tỏ.
Từ khi chuyển sang bolero, Hạ Vân khá đắt show giám khảo cuộc thi:Thần tượng Bolero Ninh Bình, Giọng ca vàng Bolero mùa 6 (2023) và mùa 7 (2024).
Để khẳng định với dòng nhạc này, Hạ Vân đang thực hiện dự án hát những nhạc phẩm bất hủ của nhiều tác giả như: Ngô Thụy Miên, Lam Phương, Vũ Thành An… phát hành trên kênh YouTube cá nhân.
Gần đây, ca khúc Điệu buồn chia xa(nhạc sĩ Duy Khánh) do Hạ Vân thể hiện bất ngờ hot trên TikTok. Nhiều khán giả không chỉ nghe mà còn sử dụng làm nhạc nền trong các video.
Hạ Vân cho biết: “Bài hát Điệu buồn chia xacó giai điệu trầm buồn nhưng cũng rất đẹp và ý nghĩa: 'Anh xa rời quê hương, không quên người yêu cũ/Bao năm dài phong sương, mang theo tình dang dở’.
Cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận lợi, đủ đầy, sẽ có nhiều lúc chúng ta gặp phải chuyện buồn về tình cảm hoặc mất mát đau thương. Tuy bài hát nói về sự chia ly trong tình yêu nhưng giai điệu cũng phù hợp với nhiều hoàn cảnh khác nhau. Tháng 6 mùa thi, màu của chia xa cuộc đời học sinh và mối tình đầu, lời bài hát như nói hộ nỗi lòng của người nghe nên dễ tìm được sự đồng cảm từ khán giả. Vì thế, rất nhiều người đã sử dụng bài hát của Hạ Vân làm nhạc nền trên TikTok”.
Nối tiếp dòng nhạc bolero, sắp tới Hạ Vân sẽ ra mắt nhiều bản tình ca. Trong đó, cô sẽ song ca với Quán quân Giọng ca vàng Bolero Việt Nam 2023 Trọng Đài.
“Trọng Đài gây ấn tượng bởi chất giọng ấm áp, dày và truyền cảm. Phong cách điềm đạm của anh phù hợp với dòng nhạc này. Chúng tôi có sự đồng cảm, ăn ý nên thường xuyên được bầu show, khán giả yêu cầu hát song ca”, Hạ Vân cho biết.
Hạ Vân thể hiện "Điệu buồn chia xa":
Ảnh: NVCC
Ca sĩ, giảng viên Hạ Vân bất ngờ chuyển hát nhạc bolero
Mỗi người trong bọn họ đều cố tìm cách thu vén nhiều nhất cho tổ ấm riêng của mình, điều này đã dẫn tới sự chênh lệch điều kiện sống giữa các gia đình. Chính hố ngăn cách khác biệt về đời sống vật chất và sự thụ hưởng các quyền lợi xã hội đã nuôi lòng đố kị, sau đó là sự thù hận nghiệt ngã giữa Thương và Ái.
Nhưng thông điệp quan trọng nhất mà tác giả muốn gửi gắm trong cuốn tiểu thuyết nặng ký của mình (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) là sự bất bình đẳng cơ hội vì văn hóa thân tộc, một người làm quan cả họ được nhờ của người Việt.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho rằng, cuốn sách dày hơn 600 trang đặt ra vấn đề lớn trong gia đình hiện đại. Ở đó có những điều tốt đẹp nhưng cũng có nhiều sự ích kỷ, hủ lậu, mưu mô...
"Bốn chị em gái đại diện cho bốn cách nhìn khác nhau về thế giới. Càng đọc càng thấy sự kinh hoàng trong đời sống. Là một độc giả, tôi thấy chính mình từng đi qua những cung bậc cảm xúc đó", ông Thiều nhận xét.
Còn nhà phê bình Nguyễn Hoài Nam cho rằng Gia đình có bốn chị em gáilà cuốn tiểu thuyết mà tác giả đã vượt lên sự quan tâm số phận cá nhân, để đặt mình vào sự quan tâm đến số phận cộng đồng và xã hội dân sự trong sự phát triển liên tục của nó.
Nhà văn Phạm Thị Bích Thủy sinh năm 1964, là thạc sĩ quản trị kinh doanh, cử nhân văn chương và tiếng Nga. Từ năm 1986 đến 2000, chị là giảng viên Văn học Nga tại Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Từ năm 2000 đến nay, Phạm Thị Bích Thủy làm việc cho các tổ chức quốc tế và tập đoàn đa quốc gia.
Chị có các tác phẩm từng xuất bản: truyện ngắnChạy trốn(2013),Zero(2017), tiểu thuyết Đồi cát bay (2014),Tiếng sáo lạc(2015),Đáy giếng (2015).
">Nhà văn Phạm Thị Bích Thuỷ bi kịch hóa câu chuyện của gia đình có bốn chị em gái
Hình ảnh những sản phẩm dễ thương bằng len, do chính tay Minh Tùng móc, đã thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội. Từ những cuộn len đa màu sắc, anh có thể tạo ra nhiều món đồ đáng yêu như mũ len, túi len, thú len...
Sự khéo léo, tinh tế của anh chàng lực lưỡng khiến nhiều người trầm trồ.
Minh Tùng bắt đầu học móc len từ cách đây hơn 1 năm. Sở thích đặc biệt này bắt nguồn từ một lời hứa đặc biệt với người cháu trai bị bệnh nan y.
Tùng có một người chị gái, hai chị em rất thân nhau. Năm 2010, chị gái Tùng sinh con trai đầu lòng. Lên 5 tuổi, em bé bị chẩn đoán mắc bệnh u màng não.
“Cháu mình rất thích gấu bông, thường để chúng bên cạnh hoặc ôm khi ngủ. Trong số đó, một em thỏ len được bé yêu quý hơn cả. Mình thấy vậy nên hứa hẹn, nhất định học móc len để móc tặng bé một căn phòng ngập tràn thú len.
Cuối năm 2023, mình vừa móc xong sản phẩm đầu tiên thì bé qua đời”, Tùng nghẹn ngào kể lại.
Dẫu vậy, Tùng vẫn luôn biết ơn cháu trai cũng như lời hứa đặc biệt ấy. Bởi nhờ đó, anh đã bắt đầu một niềm đam mê nuôi dưỡng tâm hồn.
Tùng học móc len qua các video được đăng tải trên những nền tảng mạng xã hội như YouTube, TikTok, Facebook... Trong hai tháng liền, anh ngồi miệt mài với cây kim móc và những sợi len.
Những mũi kim đầu tiên, Tùng lóng ngóng. Anh sai công thức, sai những bước tạo nên sản phẩm, móc chưa đều, chưa đẹp và gặp ti tỉ vấn đề khác nữa. Không nản lòng, Tùng dành 3-5 tiếng mỗi ngày để học móc len.
Anh tỉ mỉ, cẩn thận trong từng mũi kim để tránh sai sót.
“Để có được sản phẩm hoàn chỉnh và đẹp thì mọi công đoạn đều quan trọng. Công đoạn khó nhất với mình là định hình sản phẩm vì ở khâu này, chỉ cần lơ là một chút là phải làm lại từ đầu”, Tùng nói.
Tháng 11/2023, Tùng hoàn thành chú thỏ len đầu tiên. Anh vẫn kịp tặng người cháu yêu quý của mình, nhận lại lời cảm ơn và một nụ cười trong trẻo.
Công việc đem đến phút giây bình yên
Giờ đây, móc len đã trở thành thói quen của Tùng. Sau hơn 1 năm cần mẫn, anh không nhớ mình đã móc được bao nhiêu món đồ dễ thương từ len.
![]() | ![]() |
Tùy vào kích thước và độ khó của mỗi sản phẩm, thời gian hoàn thành sẽ khác nhau. Anh thường mất từ 4-15 tiếng đồng hồ để móc xong một món đồ cơ bản. Có những sản phẩm, anh dành cả tuần đan móc.
Chàng trai Đà Nẵng có niềm đam mê đặc biệt với sản phẩm gấu Teddy – một nhân vật trong bộ phim Mr.Bean. Đó cũng là món đồ được nhiều em bé yêu thích.
“Việc móc len giúp mình hình thành được tính tập trung, kiên nhẫn. Không những thế, khi móc len mình được tĩnh lại, giúp giảm căng thẳng sau những giờ làm việc”, Tùng chia sẻ.
Một ngày, Tùng nảy ra ý tưởng đăng video chia sẻ niềm đam mê móc len của mình lên TikTok. Sự khéo léo, tinh tế và những sản phẩm dễ thương của anh khiến mọi người trầm trồ. Những đơn hàng đầu tiên cứ thế tìm đến.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Sản phẩm của Tùng có giá từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng. Niềm đam mê trở thành một công việc giúp anh tăng thu nhập. Có những mẫu sản phẩm, anh bán hết sạch chỉ trong 1 ngày.
Nhưng không vì thế mà anh chạy theo số lượng, làm một cách công nghiệp. Với mỗi sản phẩm, Tùng muốn để lại dấu ấn riêng biệt, không trộn lẫn vì đó mới là cái hồn cốt của sản phẩm thủ công.
Những lời nhận xét tích cực của cộng đồng mạng cũng đã tiếp thêm cho anh động lực.
“Một em bé bị sụp mí mắt từng nhắn tin chia sẻ với mình rằng, em có rất ít bạn. Mình đã tặng em ấy một con thú len như món quà động viên.
Cũng có bạn bình luận, khi xem video của mình họ cảm thấy bình yên hơn, tĩnh lặng hơn giữa cuộc sống xô bồ. Điều tích cực ấy khiến mình thêm yêu những cuộn len”, Tùng chia sẻ.
Ảnh NVCC
Chàng trai Đà Nẵng cơ bắp lực lưỡng, miệt mài móc len thành món đồ hút khách
Với chủ đề “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ”, tọa đàm có sự tham dự của ông Trần An, đại diện Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN, Bộ KH&CN; PGS.TS Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và truyền thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội; ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty Lumi Việt Nam và đại diện một số doanh nghiệp.
Chia sẻ về lý do tổ chức tọa đàm, ông Võ Đăng Thiên, Phó Tổng biên tập báo VietNamNet cho biết: KHCN có vai trò rất quan trọng tạo sự bứt phá cho xã hội. Vì thế, các nước tiên tiến đều tập trung đầu tư cho KHCN để thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển bền vững. Ở Việt Nam, KHCN giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo những bước nhảy vọt cho sự phát triển. Vai trò này cũng được Đảng và Nhà nước khẳng định từ nhiều năm trước bằng nhiều nghị quyết, văn bản. Bên cạnh đó, việc đổi mới công nghệ là đòi hỏi cấp thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam.
![]() |
Ông Võ Đăng Thiên, Phó Tổng biên tập Báo VietNamNet |
Trong những năm qua có một thực tế rằng mỗi liên hệ giữa hoạt động nghiên cứu và thị trường, giữa nhà khoa học với doanh nghiệp chưa thực sự mạnh mẽ. Thực tế này khiến cả nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nước và người dân đều thiệt thòi, tiềm năng sẵn có không được phát huy. Nhiều sáng chế, giải pháp được nghiên cứu, nhưng gặp khó khăn về thương mại hóa.
Trước vấn đề này, Chính phủ đã nổ lực thúc đẩy kết nối giữa ba nhà gồm viện, trường - doanh nghiệp - nhà nước. Từ đó cải thiện chất lượng thị trường giao dịch, mối quan hệ cung cầu công nghệ, chuyển giao sản phẩm công nghệ mới được phát triển. Để hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, Bộ KH&CN đã có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ nghiên cứu KHCN. Bộ cũng thúc đẩy chuỗi phát triển thị trường KHCN phải bao gồm nghiên cứu - trung gian và chuyển giao. Trong đó, chương trình 2075 được coi là yếu tố trung gian hỗ trợ thương mại hóa các nghiên cứu trong nhà trường và của nhà khoa học.
Thời gian qua, dù thị trường KHCN đã được định hình và phát triển, nhưng nguồn cung về các giải pháp, thiết bị dịch vụ công nghệ còn hạn chế. Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị giao dịch công nghệ chung toàn nền kinh tế là 20,9%. Trong đó, mức độ đóng góp những nghiên cứu từ viện, trường vào công nghệ chủ lực còn thấp. Nguồn cung thị trường KHCN chưa cao do những công trình nghiên cứu tại các trường được trải qua nhiều bước sàng lọc trước khi xem xét tới khả năng thương mại. Bởi có một số nghiên cứu dù có kết quả nghiệm thu tốt nhưng chưa sẵn sàng chuyển giao và có đủ điều kiện, yếu tố thị trường để doanh nghiệp, thị trường đón nhận.
Theo kết quả khảo sát đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp thuộc dự án FIRST-NASATI thực hiện mới đây, có tới gần 85% doanh nghiệp tự tiến hành hoạt động nghiên cứu phát triển để có được các sản phẩm mới, chỉ có gần 14% doanh nghiệp đã phối hợp với đơn vị bên ngoài triển khai nghiên cứu đổi mới sản phẩm.
"Trên tinh thần đó, báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ” với sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý, viện nghiên cứu và doanh nghiệp để giải đáp thông tin chính sách của Nhà nước về thị trường KHCN; những thành tựu, kinh nghiệm mà doanh nghiệp và cơ quan nghiên cứu đã đạt được trong quá trình phát triển thị trường KHCN. Đây cũng là một trong những động lực và là đích đến của KHCN nước nhà, thương mại hóa và đưa các sản phẩm ra đời sống, phục vụ phát triển đất nước, phục vụ đời sống nhân dân, cũng là tự phát triển bản thân và khẳng định mình”, Phó Tổng Biên tập Võ Đăng Thiên cho biết.
![]() |
Thưa ông, Bộ KHCN đã đưa ra chương trình 2075 được coi là yếu tố trung gian hỗ trợ thương mại hóa các nghiên cứu trong nhà trường và của nhà khoa học. Vậy chương trình này hoạt động đã đem lại kết quả ra sao thưa ông?
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN: Chương trình phát triển thị trường KH và CN đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2075/QĐ-TTg ngày 8-11-2013 và bắt đầu triển khai từ năm 2015, Chương trình đã đạt được một số kết quả như sau:
Tổ chức trung gian có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thị trường khoa học và công nghệ vì vậy thông qua Dự án “Xây dựng hệ thống liên kết các sàn giao dịch công nghệ và thiết bị trực tuyến vùng duyên hải Bắc Bộ nhằm thúc đẩy thị trường công nghệ tại Việt Nam” đã góp phần kết nối 05 sàn giao dịch công nghệ của 05 tỉnh/thành Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình ứng dụng CNTT trong việc kết nối mua bán công nghệ, đẩy mạnh quá trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ.
![]() |
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN (Bộ KHCN) |
Đối với tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020, đã có hơn 25 sản phẩm được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt từ dự án thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ của Chương trình, đã góp phần nhằm làm tăng số lượng sản phẩm công nghệ được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ và tạo động lực gia tăng giá trị giao dịch mua bán tài sản trí tuệ bao gồm (giải pháp, quy trình, bí quyết công nghệ).
Hàng năm, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức các sự kiện về xúc tiến chuyển giao công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ; phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ; Chợ chợ công nghệ và thiết bị; Trình trình diễn kết nối cung - cầu công nghệ; ngày hội khởi nghiệp công nghệ và các sự kiện về đổi mới sáng tạo; triển lãm sáng chế, triển lãm sản phẩm khoa học và công nghệ tiềm năng thương mại hóa ở trong nước và nước ngoài. Các sự kiện này tổ chức hàng năm quy mô vùng, quốc gia và quốc tế đã thúc đẩy hoạt động giao dịch công nghệ và thiết bị, tạo được hiệu ứng tích cực đối với thị trường KH&CN.
Có một thực trạng là việc liên kết giữa nghiên cứu và thị trường, giữa nhà khoa học và doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Vậy chúng ta đã có những giải pháp gì để giải quyết bài toán này?
Ông Trần An: Việc thúc đẩy liên kết và chuyển giao công nghệ giữa viện, trường với doanh nghiệp vẫn là một bài toán khó. Chỉ 5,7% doanh nghiệp được hỏi cho biết tìm đến viện, trường khi có nhu cầu ứng dụng đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy cần tập trung hoàn thiện thể chế chính sách để phát triển thị trường khoa học và công nghệ trong bối cảnh mới; phát triển các tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, chú trọng phát triển hạ tầng quốc gia của thị trường khoa học và công nghệ; thúc đẩy phát triển nhu cầu về hàng hóa khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực hấp thụ, tiếp thu, làm chủ và áp dụng công nghệ tại các doanh nghiệp; thúc đẩy phát triển nguồn cung hàng hóa khoa học và công nghệ trên thị trường khoa học và công nghệ; tăng cường các hoạt động xúc tiến thị trường khoa học và công nghệ; đẩy mạnh việc xã hội hóa các sự kiện thúc đẩy kết nối cung - cầu công nghệ với sự tham gia của khu vực tư nhân…
Tôi muốn đặt câu hỏi cho ông Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và truyền thông (Đại học Bách Khoa HN). Theo đánh giá của ông thì các mô hình mà nhà nước hỗ trợ cho việc nghiên cứu KHCN và thương mại nó ra sao?
PGS.TS Tạ Hải Tùng: Để hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu trở nên hiệu quả thì có mấy vấn đề. Một là: ta phải có kết quả nghiên cứu tốt, có thể giải quyết được bài toán thị trường. Hai là đôi khi chúng ta nghĩ mọi nghiên cứu phải đi đến thị trường ngay song thực ra nghiên cứu có nhiều sứ mệnh. Nếu nghiên cứu cơ bản, nó để phát triển tri thức, các nhà khoa học luôn phải làm để đóng góp cho kho tàng tri thức nhân loại, ngoài ra các nhà khoa học còn có thêm nhiệm vụ đào tạo. Nghiên cứu cơ bản đóng góp rất tốt cho tri thức và đào tạo, nếu đi tới thị trường cần quá trình dài.
Về nghiên cứu ứng dụng, phải định hướng thị trường. Chúng ta mong muốn từ một đề tài ra thẳng thị trường, các nước cũng không làm được điều đó.
Do đó, đầu tiên, chúng ta phải xác định rõ vai trò và sứ mệnh của nghiên cứu khoa học. Thứ hai, chất lượng chúng ta không thể nào chuyển giao và doanh nghiệp không tìm đến nếu chất lượng không đáp ứng được.
Khi có quản lý tốt rồi mới nghĩ tới sự hỗ trợ của bước đi ra thị trường. Nhà nước nên đầu tư mạnh hơn nữa cho nghiên cứu vì bao giờ cũng thế, lượng đổi chất sẽ đổi đặc biệt trong bối cảnh chất lượng còn tương đối thấp. Tuy nhiên, hiện tại, làn sóng các bạn trẻ trở về nước, cung cấp đủ kinh phí họ làm nghiên cứu để từ đó ra sản phẩm… Cần trợ lực hơn nữa để có thể bùng nổ.
![]() |
Ông Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và truyền thông (Đại học Bách Khoa HN) |
Chương trình sẽ tốt hơn nếu doanh nghiệp đặt hàng cho các nhà khoa học. Vấn đề đến từ hai phía nhưng chúng ta có vẻ đang tập trung vào phía đưa nghiên cứu từ ngăn tủ ra thị trường. Vấn đề ngược lại là từ doanh nghiệp đến nhà khoa học, tôi kỳ hơn vào chiều này.
Các chương trình hỗ trợ chỉ có thể đến điểm bùng nổ nếu kết quả đủ tốt. Hai bên không có gì để gặp nhau, nếu ép gặp cũng khó. Nếu sản phẩm đủ tốt, thị trường có nhiều quỹ, doanh nghiệp, tập đoàn, cá nhân sẵn sàng bỏ tiền vào làm.
Thưa ông, tại Viện Công nghệ thông tin và truyền thông của ông có gặp phải khó khăn nào khi nghiên cứu và thương mại hóa các sản phâm công nghệ?
PGS.TS Tạ Hải Tùng: Chúng tôi có nhiều sản phẩm đưa ra thị trường nhưng quy mô còn hạn chế. 3 năm gần đây, tình hình khởi sắc hơn nhiều vì đầu tư của nhà nước gửi anh em đi học nước ngoài, nhiều người trở về.
Trình độ phát triển cũng có sự thay đổi về bản chất, chúng ta dần nhận ra câu chuyện nền công nghiệp chỉ dựa vào gia công không còn nhiều dư địa phát triển, do đó phải đầu tư nghiên cứu khoa học. Khi đầu tư chắc chắn sẽ có thành quả. Khi có kết quả tốt, lại có câu chuyện các bạn tự tìm tòi đưa sản phẩm đến thị trường.
Chúng tôi chưa có dự án nào dựa vào hệ thống hỗ trợ của nhà nước mà đa phần các bạn tự triển khai. Ví dụ, các bạn đi thi các giải thưởng như Nhân tài Đất Việt, sau đó các bạn đi gặp quỹ đầu tư hoặc quỹ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, lập nhóm để startup hoặc spinoff. Tôi thấy có 4, 5 nhóm như vậy và họ có sản phẩm độc đáo.
Cái hay là để một doanh nghiệp đầu tư cho R&D để nuôi được 5 tiến sĩ từ nước ngoài về như vậy, mỗi tháng phải bỏ ra tối thiểu 1 tỷ, 1 năm chưa ra được gì mất khoảng 12 tỷ. Song, chỉ mất khoảng 2 tỷ nếu hợp tác với các trường. Đó là vì anh đến, nhìn kết quả của họ có phù hợp với bài toàn hay không, anh đặt hàng chỉnh sửa cho phù hợp. Tôi cho rằng việc doanh nghiệp tìm đến trường đã xảy ra chính vì nhu cầu tự thân của doanh nghiệp, chi phí đỡ tốn kém hơn.
Cuối cùng vẫn là câu chuyện chất lượng nghiên cứu, đầu bài, mọi thứ phát triển hơn sẽ bảo đảm.
Tôi được biết Viện CNTT - TT có được nhận nguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu khoa học các quỹ trong đó có Vingroup. Ông có so sánh gì từ việc hỗ trợ của các tổ chức này và nguồn vốn của nhà nước?
PGS.TS Tạ Hải Tùng: Tôi về nước năm 2011 có gần 10 năm làm KHCN trong nước, đã nhìn thấy sự thay đổi ấn tượng trong 10 năm nay. Trước đây 10 năm, ở trong trường, hồi đó đi dạy mới có thu nhập. Để apply một đề tài nhà nước chắc 2-3 năm mới được 1 đề tài, khi được phê duyệt cũng hết vấn đề nóng. Các bạn trẻ khả năng tiếp cận đề tài nhà nước gần như không có.
Gần đây, chúng tôi thấy sự tiếp cận mạnh và nhanh chóng của các quỹ, tập đoàn nước ngoài như Samsung, IBM, Naver… họ có cách tiếp cận rất hiện đại. Để xin một đề tài của nhà nước, từ lúc đề xuất đến lúc ký hợp đồng mất khoảng 1 tới 1,5 năm. Nếu apply đề tài từ quỹ của Vingroup chỉ mất 3,4 tháng để ký hợp đồng tài trợ… Cách tiếp cận từ lúc nộp hồ sơ, xét duyệt, ký hợp đồng, hỗ trợ… rất hiệu quả.
Nhà khoa học chỉ chuyên tâm nghiên cứu thay vì phải làm nhiều câu chuyện liên quan tới quản lý, dự án, đề tài, giải ngân và thủ tục hành chính khác. Đang có xu hướng trong đơn vị là bỏ qua nguồn kinh phí của nhà nước vì quá phức tạp và bất cập, chỉ tập trung vào quỹ nước ngoài và tập đoàn trong nước. Tôi nghĩ rằng đây là xu hướng hay và cơ quan quản lý sẽ phải nhìn lại cách đánh giá, vận hành chương trình của mình nếu không các nhóm nghiên cứu trẻ, năng động sẽ dồn hết sang quỹ nước ngoài.
![]() |
Theo ông, Nhà nước nên làm gì trong việc hỗ trợ đề tài khoa học trước bối cảnh như vậy?
PGS.TS Tạ Hải Tùng: Câu chuyện tự chủ đại học, nhiều người cho rằng cái gì cũng nên xã hội hóa, dựa vào nguồn nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân. Song, khi tìm hiểu, kể cả ở Mỹ, nguồn đầu tư cho nghiên cứu khoa học nhiều nhất vẫn là từ nhà nước. Riêng đối với trường đại học, thống kê của họ cho thấy nhà tài trợ lớn nhất là nhà nước. Vì có những nghiên cứu không ra sản phẩm trực tiếp, các quỹ tập đoàn sẽ không tài trợ, họ chỉ tài trợ cho dự án nào gắn bó chặt chẽ với hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ. Còn nhà nước vẫn phải làm vai trò nghiên cứu khoa học cơ bản, mang tính chất định hướng, dự báo, kể cả không "hot". Do vậy, nhà nước không thể nào bỏ qua việc tài trợ.
Nhưng chúng ta phải thay đổi hệ thống đánh giá, xét duyệt, vận hành quy trình để các quỹ mang tính chất dài hơi hơn, hiệu quả hơn. Ví dụ, để một nhà khoa học đề xuất đề tài, họ phải đề xuất chủ đề nghiên cứu, lại có hội đồng xét duyệt chủ đề ấy rồi mang đi đấu thầu. Như vậy là không đúng vì chưa chắc người đề xuất đề tài ấy được thực hiện dự án đó. Nhà nước đã lấy cái đó làm đầu bài của nhà nước.
Tại sao không kết hợp hai cái làm một là đề xuất luôn chủ đề nghiên cứu và đề xuất luôn tôi sẽ làm dự án đó. Quy trình ấy nhiều năm nay vẫn tồn tại. Chính vì năng lực ra đầu bài không tốt nên huy động các nhà khoa học ra đầu bài. Đáng lẽ người ra đầu bài thực hiện luôn lại dùng nó để đi đấu thầu, tôi thấy chưa hợp lý. Tôi đề nghị nên thay đổi.
Ngoài ra, nhà nước cố gắng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, khi nhà khoa học chuyển giao lo ngại nhất là mất quyền sở hữu trí tuệ. Họ sẽ phải đi đăng ký bằng sáng chế nhưng hiện tại do số lượng chuyên gia xét duỵet chưa được nhiều, thời gian lâu. Thời gian sau xảy ra tranh chấp, nên có hệ thống hỗ trợ họ.
Thêm nữa, làm thế nào để câu chuyện sử dụng hàng Make in Vietnam thực chất hơn thì doanh nghiệp tìm đến nhà khoa học nhiều hơn.
Tôi muốn đặt câu hỏi cho ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty Lumi Việt Nam - một công ty chuyên về thiết bị chiếu sáng thông minh. Khi phát triển các sản phẩm công nghệ của mình Lumi có tiếp cận được có được tiếp cận các nguồn lực từ phía nhà nước như vốn đầu tư, cơ chế hỗ trợ khoa học công nghệ… hay không?
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Lumi ra đời từ năm 2012 tự lực là chủ yếu, Bộ KH&CN cũng có một số hỗ trợ như về sản phẩm đưa ra thị trường, hỗ trợ quảng bá ở các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. Lumi đánh giá sự hỗ trợ này khá là thiết thực.
Ngoài ra việc đăng ký sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghệ, Lumi cũng có sự hỗ trợ từ Viện Sáng chế. Chúng tôi cũng được hỗ trợ bảo hộ sở hữu trí tuệ để đảm bảo không có xung đột với nước ngoài.
Năm nay, Lumi còn được chứng nhận doanh nghiệp KH&CN, đây là vinh dự rất lớn để Lumi có nguồn lực tốt hơn đầu tư mạnh cho nghiên cứu & phát triển (R&D).
![]() |
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty Lumi Việt Nam |
Vậy ông đánh giá sản phẩm ra thị trường hiện gặp vấn đề gì?
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Chúng tôi gặp nhiều khó khăn ở chỗ ý tưởng này có chưa, có xung đột về mặt sở hữu trí tuệ hay không. Chúng tôi đánh giá phải có thông tin về việc này nếu không sẽ rất rủi ro cho doanh nghiệp.
Bởi khi dành nhiều công sức cho sản phẩm, các nguồn lực khác sẽ bị hạn chế. Bộ KH&CN có thể hỗ trợ được nhưng một sản phẩm công nghệ phải đủ nhanh để ra thị trường (thông thường 6 tháng đến 1 năm), mất 2-3 năm xin tài trợ là quá muộn. Ngoài ra, Bộ có thể hỗ trợ doanh nghiệp mang sản phẩm công nghệ ra nước ngoài, được lắng nghe, phản hồi cải tiến đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là những khó khăn mà chúng tôi đánh giá Nhà nước có một phần hỗ trợ được.
Cụ thể Nhà nước phải hỗ trợ như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Về phần công nghệ lõi sâu, các nhà trường và Viện nghiên cứu nắm khá sâu, Lumi hay các doanh nghiệp dành thời gian nghiên cứu là rất khó khăn do bị hạn chế về nguồn lực và thời gian. Việc giúp Lumi kết nối các Viện, đứng vai trò doanh nghiệp như Lumi cần gì, hỗ trợ nguồn lực nghiên cứu sâu. Đây là những việc mà viện nhà trường nghiên cứu có thể làm được để kết nối.
Để một sản phẩm thương mại hóa ra thị trường, về mặt phần cứng, ví dụ như khuôn, chi phí là rất cao. Vì thế rất mong Bộ KH&CN có phương pháp giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường nhanh nhất.
Ngoài ra, hỗ trợ doanh nghiệp chứng thực đây là sản phẩm công nghệ Make in Vietnam, từ đó tạo được niềm tin cho người tiêu dùng.
Ngoài ra Bộ KH&CN tổ chức các sự kiện truyền thông online/offline giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, kết nối các đối tác và doanh nghiệp nước ngoài.
Hỗ trợ đánh giá về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, bởi các thị trường nước ngoài như Mỹ, Nhật Hàn không quá quan tâm về thuế mà phải đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, những việc này doanh nghiệp như Lumi không nắm đầy đủ. Đây là việc mà các Viện nghiên cứu tư vấn đầu mối có thể hỗ trợ được doanh nghiệp khi đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài.
Mục đích cuối cùng là hỗ trợ để tạo ra thành quả tốt nhất, sản phẩm bán được ra thị trường thì tất mọi người hỗ trợ trong các khâu đều được hưởng lợi.
![]() |
Tôi quay trở lại câu hỏi với đại diện Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN, với các đề xuất của các doanh nghiệp và viện nghiên cứu như trên thì Bộ KHCN hiện nay có thể hỗ trợ được thế nào để có thể thúc đẩy việc thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm.
Ông Trần An: Về phía Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục triển khai chương trình phát triển thị trường khoa học công nghệ đến năm 2030 với mục tiêu chính: Tiếp tục triển khai bên cung bên cầu để chuyển hóa kết quả nghiên cứu thành sản phẩm. Chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát kiện toàn chính sách có liên quan về thị trường KHCN để có sự đồng bộ thống nhất khi triển khai. Bên cạnh đó, sẽ phát triển các công cụ hỗ trợ phát triển công nghệ trong đó tập trung các tổ chức trung gian với vai trò kết nối bên cung bên cầu không chỉ chương trình 2075 và một số chương trình khác như 592, 68, đặc biệt quan tâm đến hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ. Thực tế bản thân các doanh nghiệp đã chủ động tham gia hoạt động KH&CN nhưng cũng có hạn chế khi chưa có bộ phận nghiên cứu chuyên ngiệp. Vì vậy doanh nghiệp gặp nhiều rào cản khi tham gia các chương trình KHCN theo quy định pháp luật. Vì vậy chưa tiếp cận được nên nhiều sự hỗ trợ của nhà nước.
Trong thời gian tới, trọng tâm của chương trình là: Tiếp tục thúc đẩy tăng giá trị giao dịch trên thị trường KHCN từ kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ; Kết nối thị trường khoa học và công nghệ Việt Nam với thuế giới, thúc đẩy tính sẵn sàng chuyển giao của công nghệ Việt Nam ra nước ngoài, vào thực tiễn; Gia tăng sự tham gia của các hiệp hội ngành nghề đặc biệt là nhóm ngành có giá trị cao có đóng góp cao cho nên kinh tế.
Thưa ông Nguyễn Tuấn Anh, ở góc độ doanh nghiệp, ông đánh giá chính sách mà Bộ KHCN đưa ra hiện nay như thế nào?
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Cần phải đưa ra chính sách rất nhanh bởi công nghệ rất dễ lạc hậu, đứng vai trò Bộ KH&CN cần giúp giải quyết vấn đề thực sự nhanh và hiệu quả, ví dụ như trình đề án cần rút xuống một quý để các nhà khoa học như Lumi nộp dự án. Nếu để 6-7 tháng thì mọi thứ đã thay đổi, thành sản phẩm mới mất rồi.
Vậy Lumi cũng đã được công nhận là doanh nghiệp khoa học công nghệ, điều này sẽ tác động như thế nào đến công ty thưa ông?
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Lumi được nhận hỗ trợ về thuế rất lớn, ví dụ có lợi nhuận không phải nộp lại nhiều. Nhờ đó Lumi có thể đầu tư lại cho nghiên cứu & phát triển (R&D) hay hợp tác với trường hay Viện nghiên cứu, giúp Lumi tiếp cận nhanh và đi nhanh với sản phẩm công nghệ. Giải pháp mới cung cấp cho khách hàng, sản phẩm công nghệ phải đưa ra kịp thời đến khách hàng, nếu không chậm chân sẽ bị loại bỏ khỏi thị trường.
Tôi làm việc tại một Bộ ở Hà Nội, tôi thấy trong cơ quan tôi có rất nhiều đề tài khoa học nghên cứu nhận tiền xong thì cất ngăn kéo. Vậy Bộ KHCN có biện pháp gì để giải quyết vấn đề này? ( Độc giả Nguyễn Nam – Hà Nội)
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN: Chính phủ đã ban hành Nghị định 70/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước. Nghị định đã quy định phương án xử lý tài sản sau khi nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Vì vậy, các kết quả sau khi kết thúc nhiệm vụ mà phải có phương án xử lý nhất định như tiếp tục nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản phẩm công nghệ, ứng dụng, thương mại hóa.
![]() |
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN. |
Tôi là một nhà khoa học độc lập và sính sống tại Việt Nam, vậy tôi có thể tiếp cận với nguồn kinh phí hỗ trợ nghiên cứu KHCN hay không, nếu có thì làm cách nào? (Độc giả Bình Minh – TP.HCM)
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN: Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 đã quy định chính sách khuyến khích cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước đã ban hành các chương trình, đề án hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp cá nhân tham gia hoạt động khoa học và công nghệ.
Độc giả quan tâm đến vấn đề này xin gửi câu hỏi theo địa chỉ toasoan@ictnews.vn
Nhóm PV
">Tọa đàm “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ”
Cô gái trẻ người Hàn Quốc đã trở thành nạn nhân của một vụ lừa tình lừa tiền. Thủ phạm sử dụng công nghệ deepfake để giả mạo tỷ phú Elon Musk.
Cô đã chia sẻ vụ việc trên một chương trình truyền hình của Hàn Quốc nhằm cảnh báo mọi người về nguy cơ lừa đảo ngày càng tăng do sự phổ biến của công nghệ này.
Cô cho biết kẻ lừa đảo đã tạo một tài khoản mạng xã hội vào tháng 7/2023. Anh khéo léo thuyết phục cô tin rằng mình chính là Elon Musk.
Anh ta đã mô tả chi tiết về cuộc sống cá nhân và gia đình, như việc đưa con đến công ty SpaceX vào mỗi cuối tuần, hoặc việc anh thường đi trực thăng riêng đến Texas - nơi có nhà máy Tesla và Florida - nơi đặt trụ sở của SpaceX. Anh chia sẻ hình ảnh hộ chiếu cũng như ID "Công dân của sao Hoả" của mình.
Cô gái ban đầu còn nghi ngờ, nhưng sau đó đã tin tưởng khi những gì kẻ lừa đảo nói trùng khớp với thông tin trên các phương tiện truyền thông. Sự tin tưởng của cô được củng cố khi kẻ lừa đảo gọi điện video và có ngoại hình giống Elon Musk đến mức kinh ngạc.
Kẻ lừa đảo đã dùng lời nói ngọt ngào và tình cảm để thu hút cô gái. Thậm chí, anh ta còn nói: "Anh yêu em, em có biết không?".
Cô gái nhẹ dạ cả tin cho rằng mình đang nói chuyện với tỷ phú thực sự. Anh đã giới thiệu cho cô một cơ hội đầu tư, tuyên bố sẽ làm giàu cho những người hâm mộ của mình.
Anh ta giải thích rằng mình liên lạc ngẫu nhiên với người hâm mộ và cảm thấy hạnh phúc khi mọi người cùng giàu lên.
Vào tháng 8/2023, cô đã nhiều lần chuyển khoản vào tài khoản của kẻ lừa đảo. Tổng trị giá khoảng 50.000 USD. Anh ta hứa sẽ giúp cô đầu tư sinh lời, mang lại sự giàu có.
Trong khi đó, đội ngũ nhân viên của chương trình truyền hình Hàn Quốc đã cố gắng liên lạc với kẻ lừa đảo qua điện thoại, nhưng chỉ nhận được câu trả lời là: "Hiện tại ở Mỹ đang là sáng sớm".
Một đoạn ghi âm giọng nói được gửi đến với nội dung: "Tôi là Elon Musk. Tôi hy vọng đoạn ghi âm này giúp bạn yên tâm". Các chuyên gia đã phân tích đoạn ghi âm và xác nhận nó được làm ra nhờ trí tuệ nhân tạo.
Những hình thức lừa đảo như vậy cũng ngày càng trở nên phổ biến ở Trung Quốc. Câu chuyện của cô gái trẻ lan truyền nhanh chóng, thu hút sự quan tâm của người dùng mạng ở đất nước tỷ dân.
"Tôi cũng gặp kẻ mạo danh như vậy trên nền tảng Xiaohongshu. Chúng tôi đã trò chuyện nhiều lần. Anh ta rất quyến rũ. Nhưng sau đó tôi đã báo cáo tài khoản của anh ta"; "Những người như cô gái này không bao giờ xem tin tức hay sao vậy? Làm gì có miếng bánh nào từ trên trời rơi xuống"... người dùng mạng bình luận.
Sau lời tỏ tình ngọt ngào, tỷ phú giả nhận 50.000 USD từ cô gái trẻ
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bị cấm diễn 9 tháng vì bộ trang phục gắn huy hiệu "lạ"
Sau khi nhận quyết định xử phạt hành chính từ UBND TP HCM với hình thức phạt là cấm diễn 9 tháng và nộp phạt hành 27,5 triệu đồng, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã khóa bình luận fanpage có 6,5 triệu người theo dõi.
Động thái này của Đàm Vĩnh Hưng là dễ hiểu khi dưới nhiều bài đăng trên trang fanpage (có tích xanh chính chủ), cư dân mạng thể hiện sự cợt nhả khi bình luận vụ việc anh bị cấm diễn 9 tháng.
Hình ảnh nam ca sĩ mặc trang phục cài huy hiệu "lạ" trong show diễn Ngày em thắp sao trời(diễn ra ngày 4/5) bị đào lại, kèm bình luận tiêu cực.
Ngày 18/7, fanpage đăng poster Đàm Vĩnh Hưng diễn show "Người tình Bolero" tại Mỹ. Đêm nhạc diễn ra ngày 13/7, có sự góp mặt của các ca sĩ Tố My, Giang Hồng Ngọc, Bạch Công Khanh...
Ngoài ra, nam ca sĩ còn cập nhật lịch diễn ngày 14/7, 18/7, 20/7, chủ yếu là tại Mỹ. Với lịch diễn này, nhiều suy đoán ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng sẽ tiếp tục biểu diễn vì lịch diễn của ca sĩ đã có từ khá lâu.
Việc bất ngờ nhận mức xử phạt hành chính là cấm diễn trong 9 tháng có thể ảnh hưởng ít nhiều đến lịch làm việc có sẵn của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng.
Nhiều ý kiến cho rằng có lẽ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cũng đang ở thế "khó xử" bởi lịch làm việc đã có sẵn và phải hoàn thành nó nếu không muốn đền hợp đồng. Trong khi đó, theo quyết định xử phạt của UBND TP HCM, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng phải thực hiện lệnh phạt ngay sau khi nhận quyết định (ngày 16/7 công bố công khai trên truyền thông).
Nhất cử nhất động của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đều được quan tâm
Chính vì vậy, mọi động thái lúc này của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đều nhận được sự quan tâm. Cư dân mạng cho rằng ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bị cấm diễn 9 tháng nhưng là trên sân khấu trong nước.
Vì vậy, nếu ở sân khấu nước ngoài thì Đàm Vĩnh Hưng vẫn có thể diễn vì không nằm trong phạm vi cấm của quyết định xử phạt.
Dù phỏng đoán này có phần có lý và được xem là giải pháp cho Đàm Vĩnh Hưng lúc này nhưng điều này cũng tạo nên luồng dư luận trái chiều.
Nhiều ý kiến cho rằng nếu "nghỉ hát ở Việt Nam 9 tháng nhưng vẫn hát ở sân khấu nước ngoài, e rằng cảm tình của khán giả dành cho Đàm Vĩnh Hưng sẽ vơi đi ít nhiều. Bởi đó là sự cố chấp, lắt léo án phạt". Tuy nhiên, tất cả những điều này chỉ là phỏng đoán của cư dân mạng.
Tính đến thời điểm hiện tại, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng vẫn chưa lên tiếng về mức phạt dành cho mình dù được truyền thông hỏi han. Trước đó, UBND TPHCM đã ký quyết định xử phạt hành chính ông Huỳnh Minh Hưng (ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng) sau vụ cài huy hiệu "lạ" trong liveshow Ngày em thắp sao trời tại TP HCM vào tháng 5/2024.
Sau buổi thẩm định ngày 12/6, Hội đồng nghệ thuật của Sở Văn hóa - Thể thao TP HCM nhận định việc ông Huỳnh Minh Hưng sử dụng trang phục gắn phụ kiện trên ngực áo biểu diễn trước khán giả là vi phạm hành chính biểu diễn nghệ thuật sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong mỹ tục.
Theo quy định tại điểm b, khoản 5, Điều 11 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, ông Huỳnh Minh Hưng bị phạt tiền với mức 27,5 triệu đồng.
Hiện anh chưa có phản hồi nào về mức phạt của mình
Ngoài ra, ông Huỳnh Minh Hưng bị đình chỉ hoạt động biểu diễn 9 tháng theo quy định tại điểm b, khoản 9, Điều 11 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ. Thời hạn thực hiện hình thức xử phạt bổ sung là kể từ ngày nhận được quyết định, không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ.
Trước đó, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng lên làm việc với Sở Văn hóa - Thể thao TP HCM, giải thích về huy hiệu "lạ" gắn trên áo trong liveshow Ngày em thắp sao trờitối 4/5. Trước khi lên làm việc với cơ quan chức năng, Đàm Vĩnh Hưng nói huy hiệu là phụ kiện bình thường, mang tính chất trang trí, để bộ trang phục thêm bắt mắt, không có ẩn ý khác. Anh cũng 2 lần xin lỗi trước sự chỉ trích của khán giả.
(Theo Người Lao Động)
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng vẫn đi diễn dù có lệnh cấm diễn 9 tháng?
Han Kang, 54 tuổi, là nữ văn sĩ Hàn Quốc đầu tiên giành giải thưởng danh giá này. Bà nổi tiếng quốc tế với tiểu thuyết The Vegetarian,từng đoạt giải Man Booker Quốc tế năm 2016.
Ủy ban Nobel nhấn mạnh: "Han Kang có nhận thức độc đáo về mối liên hệ giữa thể xác và tâm hồn, giữa người sống và người chết. Với phong cách thơ ca và thử nghiệm, bà trở thành nhà cải cách trong văn xuôi đương đại".
Sinh năm 1970 trong gia đình có truyền thống văn chương, Han Kang tốt nghiệp ngành Văn học Hàn Quốc tại Đại học Yonsei. Sự nghiệp văn chương của bà khởi đầu với giải thưởng truyện ngắn của nhật báo Seoul Shinmun. Sau đó, bà còn giành nhiều giải thưởng văn học uy tín khác của Hàn Quốc.
The Vegetarian, tác phẩm đưa tên tuổi Han Kang vươn ra quốc tế, kể về một phụ nữ trẻ quyết định ăn chay sau những cơn ác mộng đẫm máu. Quyết định này đã đẩy cô vào tình cảnh bị xã hội và gia đình ghẻ lạnh, phản ánh sâu sắc các vấn đề xã hội tại Hàn Quốc.
Giải Nobel Văn học năm nay một lần nữa khẳng định xu hướng đa dạng hóa của Viện Hàn lâm Thụy Điển, sau nhiều năm bị chỉ trích vì tập trung quá nhiều vào các tác giả châu Âu và Bắc Mỹ. Han Kang là người phụ nữ thứ 19 trong tổng số 121 người từng đoạt giải.
Minh Phi
">Nhà văn nữ Hàn Quốc giành giải Nobel Văn học 2024
友情链接