当前位置:首页 > Kinh doanh > Nhận định, soi kèo Tokyo Verdy vs FC Tokyo, 17h00 ngày 2/4: Bất phân thắng bại 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Liên quan đến sai phạm trong quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, ngoài vụ án xảy ra tại khu đất số 8 -12 Lê Duẩn, Q.1, ông Nguyễn Thành Tài - Nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM còn trực tiếp dính líu đến vụ hoán đổi trái quy định khu đất công 185 Hai Bà Trưng, Q.3 của nữ đại gia Dương Thị Bạch Diệp.
Nhà đất số 185 Hai Bà Trưng, P.6.Q.3 được UBND TP.HCM giao cho Trung tâm Ca nhạc nhẹ (đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thành phố) quản lý, sử dụng từ năm 1998.
Do cơ sở vật chất xuống cấp nên từ năm 2007, Trung tâm Ca nhạc nhẹ hợp tác với một số đơn vị để cải tạo, trong đó có Công ty TNHH BĐS Diệp Bạch Dương, doanh nghiệp do bà Dương Thị Bạch Diệp làm giám đốc.
Khi đó, nữ đại gia Bạch Diệp đề xuất sử dụng một BĐS khác có giá trị tương đương để hoán đổi lấy "đất vàng" 185 Hai Bà Trưng. Nếu được hoán đổi, công ty bà Bạch Diệp sẽ hợp khối các địa chỉ 179 bis, 181 và 183 Hai Bà Trưng với 185 Hai Bà Trưng thành thửa đất lớn để xây tổ hợp khách sạn 5 sao.
Khu đất hợp khối 179 bis, 181, 183 và 185 Hai Bà Trưng, Q.3 hiện nay. |
Được lãnh đạo Trung tâm Ca nhạc nhẹ ủng hộ, bà Bạch Diệp mua được nhà đất số 57 Cao Thắng, P.3, Q.3 phù hợp với yêu cầu hoán đổi. Đầu năm 2008, nữ đại gia này 2 lần gửi đơn đến UBND Thành phố và các sở ngành đề nghị hoán đổi nhà đất 57 Cao Thắng lấy nhà đất 185 Hai Bà Trưng, đồng thời sẽ hỗ trợ Trung tâm Ca nhạc nhẹ 5 tỷ đồng.
Do không có quy định hoán đổi giữa tài sản Nhà nước và tài sản tư nhân, cũng như đây chỉ là đề nghị đơn phương của Công ty Diệp Bạch Dương, nên UBND TP.HCM có văn bản “không chấp thuận phương án hoán đổi vì không có cơ sở xem xét giải quyết”.
Sau đó, bà Bạch Diệp tiếp tục gửi đơn đến ông Nguyễn Thành Tài đề nghị hoán đổi 2 cơ sở nhà đất trên kèm theo phí sửa chữa, tu bổ Trung tâm Ca nhạc nhẹ 20 tỷ đồng.
Mặc dù UBND TP.HCM chưa có ý kiến gì về việc này nhưng Trung tâm Ca nhạc nhẹ đã tổ chức họp để thống nhất phương án hoán đổi, ra nhiều văn bản đề xuất thực hiện.
Sau khi hoàn tất thủ tục pháp lý mua và cấp giấy chứng nhận nhà đất 57 Cao Thắng, bà Bạch Diệp đưa những giấy tờ này cho giám đốc Trung tâm Ca nhạc nhẹ để chứng minh quyền sở hữu hợp pháp.
Tuy nhiên tháng 12/2008, bà Bạch Diệp đã “âm thầm” ký hợp đồng vay 21.860 lượng vàng với Agribank TP.HCM, tài sản thế chấp là nhà đất 57 Cao Thắng. Việc thế chấp này lãnh đạo Trung tâm Ca nhạc nhẹ không hề hay biết. Tháng 4/2009, công trình tại 57 Cao Thắng được UBND Q.3 cấp giấy phép xây dựng.
“Đất vàng” 185 Hai Bà Trưng trị giá bao nhiêu?
Đến tháng 7/2009, bà Bạch Diệp tiếp tục làm công văn và gặp mặt trực tiếp ông Nguyễn Thành Tài để trình bày nguyện vọng hoán đổi nhà đất. Được Chủ tịch UBND TP.HCM khi đó là ông Lê Hoàng Quân chấp thuận, ông Tài giao Văn phòng UBND đề xuất giao sở ngành liên quan nghiên cứu, xử lý cho hoán đổi.
Trong các cuộc họp với các sở ngành sau đó, bà Bạch Diệp cung cấp các tài liệu pháp lý về nhà đất 57 Cao Thắng nhưng lại giấu nhẹm thông tin đã thế chấp nhà đất này cho Agribank TP.HCM.
Từ sự việc đã rồi như nói trên, UBND TP.HCM chấp thuận cho Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và công ty của bà Bạch Diệp hoán đổi nhà đất công 185 Hai Bà Trưng với nhà đất 57 Cao Thắng.
Về phương án hoán đổi, công ty bà Bạch Diệp có trách nhiệm đầu tư 25 tỷ đồng xây mới và hỗ trợ thêm 5 tỷ đồng cho Trung tâm Ca nhạc nhẹ mua sắm trang thiết bị. Đồng thời công ty phải thuê đơn vị thẩm định 2 nhà đất hoán đổi.
Đã nhận bàn giao và sử dụng nhà đất 57 Cao Thắng, thế nhưng Trung tâm Ca nhạc nhẹ vẫn chưa hoàn tất thủ tục pháp lý nhà đất này. |
Sau khi thẩm định, Sở Tài chính trình ông Nguyễn Thành Tài phê duyệt giá trị 2 nhà đất làm cơ sở thực hiện hoán đổi. Cụ thể, giá trị quyền sử dụng nhà đất 185 Hai Bà Trưng gần 187,3 tỷ đồng và nhà đất 57 Cao Thắng có giá 176,4 tỷ đồng.
Theo phương án hoán đổi, công ty bà Bạch Diệp không phải trả cho Nhà nước phần chênh lệch do đã đầu tư 25 tỷ đồng xây công trình tại 57 Cao Thắng. Nhưng do chi phí xây dựng chỉ 20,6 tỷ đồng nên công ty phải nộp 4,4 tỷ đồng vào ngân sách.
Khi công trình hoàn tất, đầu năm 2011 Sở TN&MT TP.HCM đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất số 57 Cao Thắng cho công ty bà Bạch Diệp. Do phải giao giấy chứng nhận bản chính này cho Agribank TP.HCM nên công ty không làm thủ tục chuyển giao cho Trung tâm Ca nhạc nhẹ được.
Ở chiều ngược lại, công ty bà Bạch Diệp nhận bàn giao nhà đất 185 Hai Bà Trưng vào tháng 1/2011. Sau khi được cấp giấy chứng nhận cho nhà đất này, bà Bạch Diệp đã thế chấp để vay 160 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam (nay là Sacombank).
Tính đến tháng 5/2018, khoản vay này còn dư nợ 222,8 tỷ đồng, thuộc loại nợ xấu (nhóm 5). Sacombank đã bán khoản nợ này cho Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).
Theo kết quả giám định tài sản, thời điểm tháng 1/2019, giá trị quyền sử dụng đất và tài sản trên đất tại nhà đất 57 Cao Thắng là 328,5 tỷ đồng. Nhà đất 185 Hai Bà Trưng có giá trị 352,8 tỷ đồng.
Trong vụ án này, bà Bạch Diệp thừa nhận sử dụng nhà đất 57 Cao Thắng đã thế chấp để hoán đổi nhà đất 185 Hai Bà Trưng mà không thông báo cho các cơ quan chức năng; khai báo thiếu thành khẩn khi đổ lỗi cho nhiều cá nhân, đơn vị tiếp nhận hồ sơ.
Là người chấp thuận chủ trương, chỉ đạo giải quyết việc hoán đổi nên ông Nguyễn Thành Tài phải chịu trách nhiệm về hành vi và hậu quả đã xảy ra. Tài liệu điều tra không xác định được ông Tài có vụ lợi hay động cơ cá nhân khác trong việc giải quyết hoán đổi này.
Để thu hồi tài sản cho Nhà nước trong vụ án gần 5.000m2 “đất vàng” ở trung tâm TP.HCM rơi vào tay tư nhân, cơ quan điều tra đã kê biên tài sản là nhà, đất của 4 bị can.
" alt="Nữ đại gia Bạch Diệp lừa lấy khu ‘đất vàng’ 185 Hai Bà Trưng như thế nào?"/>Nữ đại gia Bạch Diệp lừa lấy khu ‘đất vàng’ 185 Hai Bà Trưng như thế nào?
Thời còn ở Nhà hát Kịch Hà Nội, tôi làm phim nhiều vì có thời gian rảnh. Tối đi diễn thì ngày tôi vẫn có thể đi đóng phim. Nhưng khi chuyển qua công tác ở trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật Hà Nội tôi rất bận rộn. Tôi phải đảm trách việc gầy dựng khoa, gánh vác các công việc ở khoa và đào tạo bao thế hệ sinh viên. Vì thế, tôi không có nhiều thời gian dành cho phim ảnh dù niềm đam mê vẫn luôn chất đầy.
NSƯT Trần Đức đóng bố của Lã Thanh Huyền trong "Tình yêu và tham vọng"
Đến gần đây, khi nghỉ hưu, tôi lại được bên Trung tâm Sản xuất phim truyền hình (VFC) mời tham gia mấy bộ phim: Sống chung với mẹ chồng, Nhà trọ Balanha, Tình yêu và tham vọng…
Lúc về hưu, tôi nghĩ mình phải làm cái gì đó chứ không thể ngồi ở nhà được. Tôi mà ngồi ở nhà một tuần là cuồng chân, cuồng tay… không chịu nổi. Tôi quen làm việc từ ngày xưa rồi.
Nếu bắt buộc phải ở nhà thì cũng tập luyện thể dục thể thao, võ thuật… để nâng cao thể lực của mình và có thể dùng kỹ năng đó để đưa vào vai diễn.
Đối với tôi, được trở lại với phim ảnh là cảm thấy vui rồi. Tiền cát sê, thù lao đối với tôi không thành vấn đề. Vấn đề là mình được làm việc, được công chúng biết đến. Có những nghệ sĩ về hưu, chỉ một năm không đóng phim mà khi gặp lại trông già nua, lão hoá lắm.
Trở lại với phim ảnh khi đã có tuổi nên các vai của ông không còn được “hoành tráng” như trước. Ông có cảm thấy chạnh lòng không?
Với tôi, bây giờ cứ được đi đóng phim là vui rồi. Vai ngắn, vai dài, vai chính, vai phụ… không quan trọng. Truyền hình mời tôi dạng vai nào thì tôi đóng như thế. Nếu được mời đóng những vai dài hơi thì tôi vẫn cố gắng thu xếp thời gian để tham gia.
Tôi có tuổi rồi nên không thể đóng dạng vai đại gia, ông trùm… như trước mà đóng vai bố. Có ông bố hiền lành, có ông bố dữ tợn và có ông bố hào hoa, phong nhã…
Vai ông bố trong “Sống chung với mẹ chồng” dù chỉ là vai phụ thôi nhưng đã góp không nhỏ trong khung cảnh gia đình. Trong gia đình đó, có rất nhiều chuyện mà ông bố là người giữ cân bằng.
Trong “Nhà trọ Balanha” cũng là một vai mang tính chấm phá nhưng đã làm trọn vai trò của một người bố. Một người bố đứng sau đứa con mà đứa con ngay cả khi trưởng thành vẫn không biết bố đã luôn ầm thầm đi theo mình trong mọi bước đời. Ở phim này, tôi diễn bằng một lối diễn rất thoải mái, rất đời thường.
Nghệ sĩ Trần Đức đóng vai ông bố hào hoa, đa tình và hài hước trong "Nhà trọ Balanha".
Ông nhìn nhận như thế nào về vai ông bố trong phim “Tình yêu và tham vọng” đang phát sóng trên VTV3?
Đây là một vai rất thú vị, rất đời thường. Ông bố đầy toan tính nhưng sự toan tính đó xuất phát từ tình yêu dành cho đứa con gái duy nhất. Sự toan tính đó đôi khi không hợp với đạo lý nhưng rất gần với đời sống.
Ở ngoài đời, tôi cũng là ông bố có thể làm tất cả vì con của mình. Nhưng tôi khác nhân vật đó ở chỗ, ngoài đời tôi có con trai. Với con trai, tôi luôn muốn con đương đầu với thử thách chứ không đứng ra giúp.
Từ bé, tôi đã dạy con tự lập trong cuộc sống của mình. Nếu con không biết trèo cây thì tôi sẽ dạy con trèo cây, không biết tự vệ sẽ dạy cho cách biết tự vệ, không biết sửa điện nước sẽ dạy cho con biết sửa điện nước… Nghĩa là làm đàn ông phải biết làm tất cả mọi việc. Chứ không phải dạy một đứa con mà cái gì cũng đứng ra làm hộ con, làm hộ con là làm hỏng con. Tôi thích con phải tự bươn chải, tự đương đầu.
Con trai tôi, lúc đầu tôi để cho tự bươn chải, rồi đến khi thất bại về nhà nói tôi mới giúp. Tôi xin cho con vào Nhà hát Tuổi trẻ mà không xin vào Nhà hát Kịch Hà Nội vì tôi sợ con tôi sẽ dựa hơi bố. Với lại, phong cách của nó trẻ trung, hợp với Nhà hát Tuổi trẻ hơn. Cứ thế, cu cậu trưởng thành rồi trở thành đạo diễn, bây giờ theo nghiệp bố đi dạy ở các trung tâm rồi đi dạy ở trường điện ảnh.
Trong gia đình, bà xã có tác động nhiều đến cách dạy con của ông?
Bà xã có cách dạy con của bà ấy, tôi có cách dạy con của tôi. Mỗi người đều nỗ lực dạy con trưởng thành và đều muốn con tự lập trong cuộc sống. Không như những gia đình khác là cái gì cũng phải đến tay bố mẹ. Thậm chí, đến bây giờ, vợ chồng tôi ở riêng, các con ở riêng. Lúc nào thích thì qua chơi với ông bà, lúc nào cần thì có mặt.
Ngoài đời tôi là người mềm mỏng, chiều vợ chứ không thô như trong phim. Nhưng khi vào nhân vật thì mình phải đôn nhân vật lên theo tư duy và sự hiểu biết của mình. Cái này xuất phát từ nghiên cứu, sáng tạo của diễn viên… chứ không phải là ngoài đời tôi như thế.
Dù đã về nghỉ hưu nhưng nghệ sĩ Trần Đức vẫn say mê nghề diễn.
Trong phim “Tình yêu và tham vọng”, ông đóng nhiều nhất với Lã Thanh Huyền. Ông nhìn nhận gì về diễn viên trẻ này?
Lã Thanh Huyền thì tôi không lạ vì cô bé là học trò khoá đầu tiên do tôi đào tạo. Năm tôi về công tác tại trường thì bắt tay gầy dựng khoa Sân khấu - Điện ảnh và sau đó tổ chức tuyển sinh. Năm ấy, Lã Thanh Huyền đội một cái mũ nồi đến đứng ở góc tường gần văn phòng khoa, trông xinh lắm. Tôi đi qua thấy cô bé cầm tập hồ sơ đứng im, mặt buồn rười rượi. Tôi chủ động hỏi: “Con đứng đây có việc gì thế?”, cô bé thưa: “Thư thầy, con đến nộp hồ sơ để thi vào khoa nhưng hết hạn nên phòng Đào tạo không nhận nữa!”.
Tôi thấy cô bé xinh xắn, có thần thái làm diễn viên nên mới cầm hồ sơ của Lã Thanh Huyền vào phòng Đào tạo nói khó nhờ họ nhận hộ. Tôi bảo đây là cháu tôi. Bên phòng Đào tạo họ nển mình nên nhận hồ sơ. Ba ngày hôm sau cô bé đến thi thì đúng như con mắt nhìn của tôi, cô bé rất có năng khiếu. Ba năm học ở trường Lã Thanh Huyền và Khuất Quỳnh Hoa luôn có thành tích học tập xuất sắc. Cả hai thường xuyên được giao các vai chính trong những vở diễn của trường.
Làm việc với học trò cũ đã trưởng thành và thành danh qua nhiều bộ phim tôi thấy rất vui. Tôi thấy các diễn viên trẻ ngày nay có niềm đam mê lớn lắm. Các bạn ấy bây giờ làm nghề khiếp lắm, mỗi lần ra phim trường chuẩn bị 2 - 3 vali to đùng, trong khi mình mang một cái vali bé con đã thấy khó chịu rồi.
Ở các bạn ấy có một cái gì đó rất nghiêm túc, say sưa với vai diễn. Đó là điều khiến mình cảm thấy rất vui mừng. Thậm chí, bây giờ các bạn ấy còn có điều kiện hơn để chăm chút cho vai diễn của mình vì quần áo, phục trang, phụ kiện… đa phần diễn viên phải tự sắm. Niềm đam mê của giới trẻ bây giờ rất đáng phấn khởi và đặt nhiều hy vọng.
(Theo Dân trí)
Nhan Phúc Vinh thừa nhận cảnh Minh đau khổ nói chuyện với Tuệ Lâm trước cửa nhà sau khi phát hiện ra sự thật là một trong những cảnh khó nhất trong phim của anh.
" alt="NSƯT Trần Đức: “Ngoài đời tôi chiều vợ… chứ không thô như trên phim”"/>NSƯT Trần Đức: “Ngoài đời tôi chiều vợ… chứ không thô như trên phim”
Cuộc thi “Ý tưởng Trẻ thơ”
Cuộc thi “Ý tưởng Trẻ thơ” được Honda triển khai lần đầu tại Nhật Bản năm 2002, và 2016 là năm thứ 9 cuộc thi được phối hợp tổ chức tại Việt Nam. Cuộc thi được phổ biến tại các trường tiểu học trên cả nước nhằm khuyến khích các em nhỏ thể hiện khả năng tư duy, quan sát, sáng tạo và dám mơ ước thông qua các ý tưởng, phát minh mà các em gửi gắm qua tranh vẽ.
![]() |
Ông Kiwamu Kayano - Phó TGĐ Công ty Honda Việt nam trao tặng trang thiết bị thư viện cho trường Chế Cu Nha tại tỉnh Yên Bái |
Trong năm 2016, số lượng tranh dự thi gửi về tiếp tục là con số kỷ lục với gần 450.000 bức. Qua các vòng thi, Ban tổ chức đã chọn và trao giải thưởng cho các em trong tháng 8 vừa qua. Để nhân rộng thông điệp ý nghĩa Cuộc thi, Honda Việt Nam đã trích ra số tiền 2,5 tỷ đồng giành tặng cho các hoạt động khuyến học ý nghĩa bao gồm trao tặng 680 suất học bổng cho 68 trường tiểu học có số lượng tranh dự thi hợp lệ cao nhất của 63 tỉnh trên cả nước và hỗ trợ trang thiết bị thư viện cho 12 trường tiểu học nghèo thuộc 12 tỉnh bao gồm Yên Bái, Nam Định, Thừa Thiên Thuế, Quảng Trị, Lâm Đồng, Gia Lai, Tây Ninh, An Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Sóc Trăng, và Bạc Liêu.
Đây là năm thứ 5 chương trình trao tặng thư viện “Ý tưởng trẻ thơ” đến với các trường nghèo trên cả nước, nâng tổng số trường nhận thư viện lên con số 48 trường. Các trường được hỗ trợ thư viện mới đều là các trường còn khó khăn và thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học. Việc có thêm tủ sách mới khang trang, đẹp đẽ, phòng đọc rộng rãi cùng tivi, máy tính sẽ cho các em có thêm động lực tới trường mỗi ngày. Những thư viện mới với nhiều đầu sách sẽ mở ra cho các em những thế giới mới diệu kỳ.
![]() |
Đại diện HVN chia sẻ niềm vui cùng các em học sinh tiểu học TT Giồng Trôm thuộc tỉnh Bến Tre |
Mở rộng số lượng trường được trao tặng
Để nhân rộng hoạt động ý nghĩa và nhân văn này, Ban Tổ chức Cuộc thi “Ý tưởng trẻ thơ” quyết định mở rộng số lượng trường được trao tặng từ 10 trường năm 2015 lên 12 trường năm 2016, bao gồm: PTDTBT TH&THCS Chế Cu Nha (huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái); Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (huyên Ia Pa, tỉnh Gia Lai); Tiểu học Vinh Hà (huyện Phú Vang, Thừa Thiên-Huế); Tiểu học Trị trấn Giồng Trôm (huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre); Tiểu học Tà Rụt (huyện Đăkrông, tỉnh Quảng Trị);
![]() |
Ông Kiyokazu Sasabe - Phó TGĐ HVN cắt băng khánh thành thư viện tại trường tiểu học ở Vĩnh Long |
Tiểu học Tân Mỹ A (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long); Tiểu học Phước Vinh (huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh); Tiểu học Tuân Tức 1 (huyện Thanh Trị, tỉnh Sóc Trăng); Tiểu học Cửu Long 2 (huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu); Tiểu học A Nhơn Hội (huyện An Phú, tỉnh An Giang); Tiểu học Trực Đạo (huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định); Tiểu học Liêng Srônh (huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng).
![]() |
Thư viện mới ở tiểu học Tân Mỹ A, tỉnh Vĩnh Long được trang bị đầy đủ bàn ghế, máy tính, ti vi, đầu DVD và đa dạng các đầu sách |
Mỗi thư viện sẽ được trang bị đầy đủ các thiết bị đồng bộ và đảm bảo chất lượng, bao gồm: bàn ghế học sinh, bàn ghế máy tính, bàn ghế thủ thư, tivi và đầu đĩa DVD, máy tính bàn, kệ sách, cùng khoảng 2.300 đầu sách với nội dung đa dạng, hấp dẫn dành cho lứa tuổi thiếu nhi, trị giá cho mỗi thư viện lên đến 180 triệu đồng.
Sau ngày thư viện mới chính thức được mở cửa, mỗi ngày tới trường với các em nhỏ sẽ trở nên ý nghĩa hơn khi được khám phá với nhiều đầu sách khác nhau, từ sách giáo khoa, sách khoa học, truyện cổ tích, đến những sách về kĩ năng sống, câu chuyện về những nhân vật, tâm gương điển hình... Các em cũng sẽ được thầy cô hướng dẫn sử dụng thư viện đúng cách, lựa chọn và đọc sách hiệu quả.
![]() |
Ông Nguyễn Đức Hữu-Vụ phó Vụ GD Tiểu học, Bộ GD&ĐT (giữa) cắt băng khánh thành thư viện tại tiểu học Trực Đạ |
Hy vọng thư viện sẽ không chỉ đơn thuần là nơi đọc sách mà sẽ là “góc học tập” yêu thích. Ban Tổ chức tin rằng, việc xây dựng thói quen đọc sách mỗi ngày sẽ giúp các em nhỏ học thêm nhiều kiến thức bổ ích, nuôi dưỡng tâm hồn, từ đó hoàn thiện bản thân và hình thành kĩ năng sống, chuẩn bị những hành trang tốt nhất cho tương lai.
Minh Ngọc
" alt="Ý tưởng trẻ thơ 2016: 12 thư viện cho trường tiểu học"/>Gareth Hollingsworth và Lamorna Hollingsworth cải tạo xe buýt thành nhà ở. Ảnh: Andrew Crowley. |
"Khi trở về sau kỳ nghỉ trăng mật, chúng tôi nhanh chóng lên ý tưởng mua một chiếc xe lớn hơn. Tôi luôn muốn xây một ngôi nhà và xe buýt là bước đi đúng hướng. Đó không phải là việc dễ dàng, nhưng chúng tôi thích thử thách", Gareth nói.
Cặp vợ chồng chọn xe buýt vì muốn có đủ không gian để sống thoải mái nhưng vẫn có khả năng di chuyển. "Điều quan trọng đối với chúng tôi là phải hoàn toàn tự cung tự cấp".
Gareth và Lamorna đã dành gần 2 năm cải tạo chiếc xe buýt. Tổng cộng chi phí ước tính là 27.000 USD, bao gồm mua xe buýt với giá 5.413 USD, chi thêm 5.413 USD để lắp các tấm pin năng lượng mặt trời và 1.350 USD để học, thi bằng lái.
Việc cải tạo bao gồm loại bỏ hoàn toàn sàn, trần, tường và bộ tản nhiệt cũ của chiếc xe buýt, bổ sung thêm các thiết bị, nội thất, trong đó có một bồn nước cung cấp nước sinh hoạt hàng ngày.
![]() |
![]() | |
|
Tầng dưới của xe buýt có nhà bếp với lò nướng cỡ lớn, bồn rửa, tủ đông lạnh, tủ đựng thức ăn có nắp trượt, kho nhà bếp trên cao, lò sưởi đốt củi để giữ ấm cho hai tầng và nhà vệ sinh.
Tầng trên là một văn phòng và khu vực tiếp khách đa chức năng cùng với một giường đôi, tủ quần áo và các tấm pin mặt trời trên mái.
"Mọi công việc đều mất nhiều thời gian hơn bạn nghĩ. Chúng tôi đã tái sử dụng, tái chế, mua sắm trực tuyến và tự mình làm mọi thứ để tiết kiệm chi phí".
Cặp vợ chồng nói rằng họ cảm thấy "ngứa chân" nếu ở quá lâu một chỗ mà không đi du lịch. Hiện cả hai rất mong đợi chuyến đi sắp tới. Điểm đến cuối cùng dự kiến là Tây Ban Nha hoặc Bồ Đào Nha.
"Mọi người hoặc là ghen tị hoặc là nghĩ rằng chúng tôi điên. Nhưng việc sở hữu một ngôi nhà trên bánh xe và tự do ngắm nhìn thế giới là điều rất tuyệt diệu", Gareth nói.
Theo ZingNews
Mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Sau nhiều tháng lao động cần cù, đội ngũ sản xuất đã hoàn thành chiếc Porsche 918 Spyder, được so sánh như người anh em song sinh với phiên bản đến từ thương hiệu Đức.
" alt="Chi 27 nghìn đô để biến xe buýt thành nhà sau tuần trăng mật"/>Chi 27 nghìn đô để biến xe buýt thành nhà sau tuần trăng mật
Để đảm bảo thuận lợi cho thí sinh thực hiện thanh toán trực tuyến, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ - cơ quan quản lý Cổng Dịch vụ cổng quốc gia và 15 ngân hàng và tổ chức trung gian thanh toán trong phân luồng, hỗ trợ thí sinh trong thực hiện các thủ tục.
Bộ GD&ĐT cũng cho biết, trong những ngày đầu tiên thực hiện thanh toán trực tuyến, hệ thống kết nối các nền tảng có một số thời điểm chưa ổn định, thí sinh phải truy cập lại nhiều lần. Việc thanh toán trực tuyến lần đầu tiên được thực hiện cũng bỡ ngỡ đối với một số thí sinh và phụ huynh khi lần đầu tham gia hình thức này.
Những ngày qua, bộ phận kỹ thuật của 15 ngân hàng và Cổng Dịch vụ công quốc gia đã thường trực hỗ trợ 24/7 để đảm bảo kết nối thông suốt và hỗ trợ thí sinh kịp thời. Hiện nay, hệ thống kết nối thanh toán trực tuyến đã hoạt động ổn định, thời điểm cao nhất, trong 1 giờ hệ thống thực hiện thành công gần 10.000 giao dịch thanh toán.
Một số thí sinh có phản ánh đã thực hiện giao dịch nhưng chưa được ghi nhận thành công hay thực hiện thanh toán 2 lần… Những vấn đề này sẽ được hỗ trợ để đảm bảo tất cả thí sinh tham gia thanh toán trực tuyến đều hoàn thành và được ghi nhận giao dịch trên hệ thống. "Các trường hợp thí sinh thanh toán 2 lần trở lên sẽ được hệ thống đối soát và hoàn trả tiền sau ngày 31/8/2022", đại diện Bộ GD&ĐT cho hay.
Với số lượng lớn thí sinh sẽ thực hiện thanh toán lệ phí xét tuyển đại học trực tuyến, đây là cơ hội để các kênh thanh toán trên toàn quốc cải tiến chất lượng dịch vụ thanh toán trực tuyến.
Đồng thời, đây cũng là dịp để các thí sinh, phụ huynh dần làm quen với phương thức thanh toán mới. Qua đó, tạo chuyển biến về nhận thức và kỹ năng số, thúc đẩy hình thức thanh toán trực tuyến trong xã hội, góp phần phát triển xã hội số theo Chương trình chuyển đổi số quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ tháng 6/2020.
Vân Anh
Bộ GD&ĐT vừa thông tin về kết quả phân tích trên cơ sở dữ liệu của 315.993 thí sinh ban đầu có dự kiến đăng ký xét tuyển vào đại học năm 2022 nhưng sau đó không nhập nguyện vọng đăng ký xét tuyển lên hệ thống.
" alt="Hơn 1/3 thí sinh đã thanh toán online thành công lệ phí xét tuyển đại học 2022"/>Hơn 1/3 thí sinh đã thanh toán online thành công lệ phí xét tuyển đại học 2022
Chia sẻ trong chương trình Talk cuối tuần phát trên VTV1 trưa 7/8, NSND Trung Anh nói vai Trần Giang thực sự là một thử thách. "Khi đọc kịch bản và được tư vấn thêm tôi mới hiểu công việc của công an kinh tế thực sự khó khăn", nam diễn viên nói. Tuy nhiên may mắn là khi làmĐấu trí các diễn viên có các chiến sĩ công an theo đoàn hỗ trợ. NSND Trung Anh kể hôm nào cũng có sĩ quan cao cấp đi theo tư vấn cho đoàn phim, từ kịch bản đến thoại sao cho phù hợp.
Trước đó, NSND Trung Anh từng được yêu mến với vai ông Sơn trong Về nhà đi convà gần đây là ông Hùng trongThương ngày nắng về.Còn ngoài đời NSND Trung Anh tự nhận mình là ông bố có tuổi và quan sát nhiều bạn bè, hàng xóm để có vốn sống thể hiện nhiều vai ông bố khác nhau. Nam diễn viên chia sẻ khi con gái ông xem Về nhà đi con có nhận xét vui rằng hình như bố yêu các chị trên phim hơn yêu mình.
Khi được MC Thuỵ Vân đề nghị chia sẻ về vợ mình, NSND Trung Anh nói bà xã hy sinh quá nhiều vì chồng vì con. "Mình có đạt được gì đi chăng nữa thì công của người vợ đằng sau cũng rất lớn. Không chỉ có danh hiệu mà có lẽ tất cả những gì mình giành được đều muốn dành tặng cho vợ".
Vợ "ông bố quốc dân" không cùng nghề với chồng và luôn âm thầm phía sau hỗ trợ cho NSND Trung Anh suốt 25 năm qua. Vợ chồng anh có hai con 1 trai và 1 gái đều đang học tập và làm việc ở nước ngoài.
Quỳnh An
" alt="NSND Trung Anh: Vợ tôi đã hy sinh quá nhiều vì chồng con"/>![]() |
Em Đỗ Tuấn Linh bị hơn 40 học sinh trong lớp tát vào mặt dưới sự cho phép của cô Đ.D.T, giáo viên Trường Tiểu học Ninh Sở, Hà Nội. |
Trao đổi với VietNamNetvề việc cô giáo Trường Tiểu học Ninh Sở cho 43 học sinh trong lớp tát bạn, ông Dũng cho biết, sau khi có báo cáo của nhà trường, Phòng GD-ĐT đã yêu cầu cô giáo làm giải trình, kiểm điểm. Cùng đó yêu cầu cô giáo có trao đổi, chia sẻ với gia đình học sinh để phụ huynh và học sinh yên tâm hơn.
“Phòng GD-ĐT huyện Thường Tín đã yêu cầu nhà trường có văn bản đề xuất kỷ luật. Thứ nhất sẽ đình chỉ việc đứng lớp của cô giáo Đ.D.T và bố trí giáo viên khác giảng dạy thay thế. Thứ hai trên cơ sở báo cáo của trường sẽ tổ chức hội đồng kỷ luật và thấp nhất là có hình thức cảnh cáo đối với giáo viên này”, ông Dũng nói.
Theo ông Dũng, cụ thể, trước mắt sẽ đình chỉ cô giáo Đ.D.T một học kỳ (học kỳ 2 tới đây) và chuyển sang diện giáo viên dự trữ. Thời gian được quay trở lại vị trí của cô D.T sẽ tùy thuộc vào nhà trường đề xuất và nỗ lực của bản thân cô giáo.
Chiều 30/12, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết cũng đã nắm được thông tin về vụ việc do phòng GD-ĐT báo cáo. Sở GD-ĐT Hà Nội cũng yêu cầu phòng GD-ĐT nhanh chóng thành lập hội đồng kỷ luật để đưa ra biện pháp chấn chỉnh giáo viên.
Trước đó, VietNamNettừng phản ánh việc cô giáo Đ.D.T (Trường Tiểu học Ninh Sở) đã cho 43 học sinh trong lớp tát vào mặt em Đỗ Tuấn Linh để xử lý kỷ luật vì cho rằng em này chửi bậy. Sự việc diễn ra ngày 26/12 tại lớp 4A Trường Tiểu học Ninh Sở do cô giáo Đ.D.T chủ nhiệm.
Em Tuấn Linh kể lại nguyên nhân dẫn đến sự việc: “Bọn cháu cãi nhau sau đó bạn lớp trưởng nói dối với cô là cháu chửi bạn ấy, cô giáo không hỏi rõ đầu đuôi và cho 43 bạn lên bảng vả vào mặt cháu. Bạn lớp trưởng còn cào vào mặt cháu. Cô giáo bảo là chửi bạn thì cô cho vả như thế nào cũng được”.
Theo Tuấn Linh, đây là lần thứ hai em bị như thế này. Lần đầu tiên diễn ra cách đây 2 tháng. Hiện, em học sinh này cho biết rất sợ đến lớp vì bị các bạn đánh.
Thanh Hùng
" alt="Cô giáo cho hơn 40 học sinh tát bạn bị đình chỉ ít nhất một học kỳ"/>Cô giáo cho hơn 40 học sinh tát bạn bị đình chỉ ít nhất một học kỳ