Kamenya Omote được thành lập vào năm 2014 bởi Shuhei Okawara. Ảnh: Kamenya Omote.
Dự án thu hút rất nhiều người tham gia. Sau khi mặt nạ mẫu dựa trên khuôn mặt của chính Okawara bán hết, cửa hàng mời thêm ứng viên từ Tokyo, những người hứng thú với việc “bán” mặt của mình đổi lấy số tiền 40.000 yên (khoảng 383 USD).
*Lược dịch bài phỏng vấn của Okawara với tờ Vice về những suy nghĩ của đằng sau dự án in mặt nạ "That Face".
Hàng trăm USD cho mỗi sản phẩm
Chào Shuhei, ý tưởng đằng sau "That Face" là gì?
- Tôi thích việc thay đổi suy nghĩ của số đông về cái gọi là "cửa hàng mặt nạ". Vì là cửa hàng bán mặt nạ, nên việc mua và bán "mặt" nạ là điều đương nhiên.
Làm thế nào những chiếc mặt nạ trông chi tiết và thực tế đến vậy?
- Chúng tôi sử dụng công nghệ đặc biệt để làm ra chúng từ những khuôn nhựa in 3D lấy dữ liệu từ mặt người thật. Quá trình chi tiết là bí mật kinh doanh.
Giá hiện tại của những mặt nạ này là bao nhiêu?
- Chiếc mặt nạ đầu tiên lấy mẫu từ chính khuôn mặt tôi nên có giá 78.000 yên (khoảng 747 USD). Cái tiếp theo sẽ có giá 98.000 yên (khoảng 939 USD).
![]() |
Shuhei Okawara bên mặt nạ in hình gương mặt bản thân. Ảnh: Kamenya Omote. |
Tôi dự tính bán khuôn mặt một người nào đó ở Tokyo vì tôi tin những gương mặt vô danh thực sự có giá trị. Khuôn mặt của con người là loại giá trị biến đổi theo thời gian.
Trên trang bán hàng có lưu ý rằng mặt nạ sẽ chắn tầm nhìn và làm người đeo khó thở. Vì sao anh nghĩ khách hàng vẫn sẽ mua chúng bất chấp những bất tiện trên?
- Tôi lấy cảm hứng từ mặt nạ sân khấu, vốn có cấu trúc gây hẹp tầm nhìn và khó thở. Chỉ khi vượt qua khó khăn đó thì một gương mặt với tính cách khác biệt mới được hình thành. Mọi người không muốn một gương mặt hoàn hảo, cái họ cần là sự thay đổi. Người ta sẵn sàng chịu đau để biến đổi. Cũng giống việc xăm hình, dù đau đớn nhưng người ta vẫn tiếp tục xăm.
Như trong bộ phim The Mask, việc đeo mặt nạ nói chung khiến bạn cảm thấy lớn lao và tự do hơn bình thường, dù chỉ với chiếc khẩu trang y tế thường ngày.
![]() ![]() |
Shuhei Okawara xem sản phẩm của Kamenya Omote là những tác phẩm nghệ thuật. Ảnh: Kamenya Omote. |
Liệu có ai hứng thú việc “bán” mặt của mình để tạo ra mặt nạ? Tại sao họ lại muốn làm như vậy?
- Hiện tại đã có hơn 100 người sẵn sàng tham gia "That Face". Bạn đã bao giờ nghĩ nếu mình có anh em song sinh thì sẽ thế nào? Con người hiện vẫn chưa có khả năng nhìn vào chính khuôn mặt của mình mà không cần gương.
Người ta thường tự hỏi rằng liệu có ai đó giống mình đang tồn tại đâu đó, sống cuộc đời hoàn toàn khác với chúng ta? Những câu chuyện về “người song trùng” được sinh ra do những ước muốn như thế của con người.
Chúng tôi chỉ mua một số lượng khuôn mặt nhất định. Tôi không muốn bán nhân dạng của người khác mà muốn mua hơn. Nhưng để mua được thì tôi phải bán trước đã. Có nhiều người không cần tiền mà chỉ muốn "cho" khuôn mặt của mình. Nhưng tôi vẫn trả vì thích việc mua mặt này.
Tại sao anh không thích bán mà lại muốn mua?
- Việc mua hàng khiến tôi thấy hứng khởi hơn việc bán. Là người kinh doanh nghệ thuật, tôi định giá thành quả của nghệ sĩ dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng chung quy vẫn là để người khác mua được tác phẩm. Chính người mua mới tạo ra thị trường chứ không phải người bán. Việc mua một thứ gì đó vì bạn cảm thấy thích và đáng giá, thú vị hơn nhiều so với việc bán đi thứ bạn nghĩ sẽ đắt hàng.
Các khuôn mặt vô danh có giá trị nhưng chúng biến đổi tùy lúc. Có những gương mặt, như mặt của người nổi tiếng, có thể chứa giá trị nào đó, nhưng cũng có gương mặt dù được trả tiền cũng không ai muốn mua. Giá trị của chúng không phải do tôi mà chính người mua quyết định.
Nếu phải tìm một lý do cụ thể, tôi sẽ nói rằng bán đi không có gì thú vị, dù tôi biết trên thế giới có nhiều người bán loại mặt nạ phỏng theo mặt các tổng thống, chính khách nổi tiếng.
![]() |
Shuhei Okawara yêu thích việc mua những khuôn mặt người hơn là bán chúng. Ảnh: Kamenya Omote. |
Mặt nạ của anh có độ tỉ mỉ và chi tiết rất giống bản gốc, vậy chúng có vượt qua được hệ thống nhận dạng gương mặt không?
- Công nghệ nhân bản khuôn mặt đã có từ rất lâu. Công nghệ của chúng tôi đang được dùng để tăng độ chính xác của hệ thống nhận dạng khuôn mặt. Vài năm trước, một nhà phát triển của hệ thống đã từng dùng mặt nạ để xem nó có qua được hệ thống nhận dạng hay không. Kết quả là hệ thống đã mở khóa do không nhận ra đó là mặt nạ.
Nếu vậy, giả sử như có người dùng mặt nạ này cho mục đích phi pháp, liệu Kamenya Omote có phải chịu trách nhiệm?
Tôi nghĩ nếu làm như vậy, họ sẽ bị bắt ngay lập tức. Người ta có ngừng bán mũ trùm đầu mấy tên cướp hay đội không? Nhà sản xuất quần áo có thể chịu trách nhiệm khi gây ô nhiễm môi trường, nhưng nếu buộc tội họ vì người mua quần áo phạm pháp thì thật vô lý.
Trước nhu cầu "bán" mặt cao như vậy, anh có nghĩ đến việc nhận mua từ những người sống ngoài Tokyo không?
- Hiện đã có rất nhiều yêu cầu như thế và tôi nghĩ việc này có thể xảy ra. Nếu dự án ở Tokyo tiến triển tốt, tôi có thể sẽ thực hiện nó ở những nơi khác.
Theo Zing
IBM, Amazon và Microsoft đều tuyên bố ngừng phát triển công nghệ nhận dạng hoặc ngừng cung cấp cho các cơ quan chính phủ cho đến khi có quy định cụ thể. Vậy công nghệ nhận dạng có ảnh hưởng gì đến quyền riêng tư của con người?
" alt=""/>Mặt nạ người thật giá hàng trăm USD/chiếc ở Nhật BảnTuy nhiên, tay vợt người Thụy Sỹ đã quyết định rút lui vì lý do sức khỏe. "Tàu tốc hành" muốn dồn sức cho Wimbledon - Grand Slam trên mặt sân cỏ khởi tranh vào ngày 28/6.
![]() |
Federer rút lui để dồn sức cho Wimbledon 2021 |
"Sau khi thảo luận với đội ngũ, tôi quyết định rút khỏi Roland Garros 2021" - Federer chia sẻ trên Twitter cách đây ít giờ.
Federer giải thích lý do xin rút lui: "Sau khi phẫu thuật hai đầu gối và hơn 1 năm phải tập phục hồi chức năng, điều quan trọng là Tôi nên lắng nghe cơ thể của mình và không cố thúc ép bản thân quá mức trên con đường hồi phục.
Tôi rất phấn khích khi đã đi qua được 3 trận đấu tại Roland Garros. Không có cảm giác nào vui sướng hơn là được quay trở lại sân đấu. Hẹn sớm gặp lại tất cả các Bạn!”
BTC Pháp mở rộng 2021 cũng đã xác nhận thông tin này.
Trước đó, hạt giống số 8 đã giành chiến thắng 3-1 (7-6(5), (4)6-7, 7-6(4), 7-5) trước Koepfer sau 3 giờ 35 phút.
Trận đấu bào mòn rất nhiều thể lực của tay vợt sắp bước sang tuổi 40.
Nếu tiếp tục thi đấu và vượt qua Berrettini ở vòng 4, tay vợt sở hữu 20 danh hiệu Grand Slam nhiều khả năng sẽ chạm trán số 1 thế giới, Novak Djokovic ở tứ kết.
Video Federer 3-1 Dominik Koepfer:
Thiên Bình
Federer có trận đấu đầy vất vả trước Dominik Koepfer, hạt giống số 8 cần tới 3 loạt tie-break để giành vé vào vòng 4 Roland Garros 2021 với tỉ số 7-6(5), (4)6-7, 7-6(4), 7-5.
" alt=""/>Federer rút lui khỏi Roland GarrosViệc HLV Philippe Troussier chưa nặng về thành tích hay kết thúc các bài kiểm tra nhân sự suốt thời gian khá dài có thể khiến nhiều người sốt ruột, hoài nghi.
Tuy nhiên, những gì mà ông thầy người Pháp đang làm là không sai, bởi thực tế dù cầm quân tới 6 tháng nhưng cũng chỉ mới có đúng 2 trận giao hữu ở dịp FIFA Days hồi tháng 6 - số lượng quá ít trong quá trình làm mới tuyển Việt Nam.
nhưng cần phải… kêu
Nhìn lại những trận giao hữu của tuyển Việt Nam rồi tới U23 Việt Nam với vòng loại châu Á, SEA Games 32 dưới thời HLV Philippe Troussier công bằng mà nói đang mang đến tín hiệu đáng mừng.
Nhưng đằng sau mặt tích cực vẫn còn khá nhiều vấn đề mà HLV Philippe Troussier cùng các cộng sự cần thay đổi mạnh mẽ hơn nếu như muốn góp mặt ở World Cup 2026 hay ít nhất bước qua ranh giới giữa khu vực với châu lục.
Cụ thể lối chơi tấn công cần ổn định, chất lượng, hiệu quả hơn thay vì thất thường như từng thấy ở chặng đường vừa qua từ 2 trận giao hữu tới SEA Games 32.
Hàng phòng ngự cũng như thế, với thắng gần nhất gặp U23 Yemen ở vòng loại U23 châu Á chẳng hạn, khi còn quá nhiều âu lo, sai số…
Đương nhiên, hiểu rằng giai đoạn hiện tại HLV Philippe Troussier cùng các cộng sự vẫn đang đi tìm đáp án cuối cùng cho đôi nhà có nghĩa thử nghiệm tối đa từ con người tới lối chơi… nhưng sẽ rất dễ mất niềm tin nếu mọi chuyện vẫn “trúc trắc” như đã thấy.
Tính đến vòng loại World Cup 2026 chẳng ngắn, nhưng không phải quá dài khi tuyển Việt Nam chỉ trông vào đợt tập trung vào tháng 10 tới với một số trận giao hữu. Thế nên ngay từ giờ cần định hình được bộ khung cùng khả năng vận hành lối chơi một cách rõ ràng nhất có thể may ra mới kịp.
Do vậy, tuyển Việt Nam và HLV Philippe Troussier nên có màn trình diễn bắt mắt, cùng kết quả khả quan hơn nữa (về nhân sự, lối chơi) ở trận gặp Palestine so với chiến thắng từng giành được trước Syria cũng tại Thiên Trường hồi tháng 6.
Nói thử nhưng cần phải kêu là vì thế!
" alt=""/>HLV Troussier thử nghiệm trong trận giao hữu Việt Nam vs Palestine