Thời kỳ bé còn trong bào thai, dinh dưỡng của bé phụ thuộc vào dinh dưỡng của mẹ. Nguồn dinh dưỡng từ mẹ sẽ theo máu qua nhau thai cung cấp cho con. Dinh dưỡng đúng và đầy đủ sẽ giúp mẹ có sức đề kháng tốt, tránh mắc bệnh, đủ sức để sinh con, mau phục hồi sức khỏe sau sinh, có đủ sữa cho con bú.
Mẹ có dinh dưỡng tốt từ trước và trong khi mang thai giúp con không bị suy sinh dưỡng bào thai, không bị suy thai, không bị chậm phát triển tâm thần, vận động.
Nhu cầu năng lượng trung bình ở phụ nữ là 2.200 kcal/ngày. Phụ nữ mang thai cần tăng nhu cầu năng lượng thêm trên 300kcal/ngày (mức tăng có thể dao động tùy thuộc vào cân nặng và tình trạng sức khỏe của mẹ trước và trong quá trình mang thai). Dinh dưỡng cho mẹ bầu cần được cung cấp từ một chế độ ăn uống cân bằng, giàu đạm, đầy đủ vitamin và khoáng chất, hạn chế chất đường…
Hãy nhắc nhở bản thân luôn chú trọng dinh dưỡng thai kỳ, vì đây chính là nền tảng quan trọng giúp bé yêu khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt, phát triển tốt sau khi chào đời.
Tìm hiểu rõ về quá trình chuyển dạ và sinh nở
Nếu mang thai lần đầu tiên, đây sẽ là một trải nghiệm “lần đầu vô giá” mà bạn cần chuẩn bị tinh thần thật chu đáo từ trước đó. Lý tưởng nhất là nên tham gia vào các lớp học tiền sản uy tín. Bằng cách này, bạn sẽ được các bác sĩ, nữ hộ sinh hướng dẫn chi tiết về quá trình chuyển dạ, cách thức rặn sinh cũng như các bước để chăm sóc cho bé sơ sinh mới chào đời.
Quá trình chuyển dạ và sinh nở bao gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn cổ tử cung có sự xóa mở, giai đoạn thai nhi sổ ra ngoài, và giai đoạn sổ nhau. Quá trình một cuộc đau bụng chuyển dạ sinh kéo dài trung bình 16 tiếng ở những mẹ có thai lần đầu tiên, và 8 tiếng ở những mẹ đã sinh lần thứ 2 trở đi.
Hãy tìm hiểu kỹ về những quá trình này, chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết cho quá trình sinh nở, chọn bệnh viện để trải qua kỳ sinh nở… Việc chuẩn bị càng chu đáo, bạn càng thấy hành trình vượt cạn thuận lợi hơn.
Nâng niu 72 giờ vàng đầu tiên của bé
72 giờ đầu sau sinh được gọi là khoảng thời gian vàng để tăng cường sức đề kháng cho bé, kết nối giữa mẹ và bé. Sữa non của mẹ chỉ tồn tại cho đến hết 72 giờ đầu ngay sau sinh, do đó lượng sữa non mà bé bú được trong khoảng thời gian này được ví quý như vàng.
Trong sữa non có chứa hàm lượng bạch cầu khá cao, lượng bạch cầu này giúp trẻ chống lại một số loại virus, vi khuẩn có hại và bảo vệ bé tránh khỏi các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, các bệnh về dạ dày, một số bệnh viêm nhiễm, nhiễm trùng…
Trong 72 giờ đầu sau sinh, bé cũng sẽ được “da kề da” với mẹ. Ngoài việc gắn kết tình cảm mẹ con, điều này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bé. Đồng thời, da kề da sau sinh còn giúp kích thích tuyến sữa của mẹ, mẹ sớm có sữa, bé có thể bú sớm.
Bạn cần đến sự hỗ trợ của gia đình, các bác sĩ, nữ hộ sinh… để tranh thủ thật nhiều thời gian bên con trong 72 giờ vàng này.
Tìm một kênh thông tin hữu ích về kiến thức chăm sóc, nuôi con
Lần mang thai và sinh nở đầu tiên thường đi kèm với vô vàn những thắc mắc, hoang mang, những lo âu, bỡ ngỡ. Bên cạnh việc trao đổi trực tiếp với các bác sĩ trong những lần thăm khám, bạn rất cần có một kênh thông tin hữu ích, khoa học, chính xác để cập nhật thường xuyên những kiến thức về chăm sóc, nuôi dạy trẻ.
Một trong những kênh thông tin khoa học rất đáng tin cậy mà mẹ có thể tham khảo là website Mẹ Có Biết - https://similac.com.vn/mecobiet của Abbott và Similac xây dựng. Đây là kênh thông tin tổng hợp những kiến thức thực tế, được hỗ trợ bởi chính các nhà khoa học, các bác sĩ và chuyên gia Abbott.
Trên kênh thông tin Mẹ Có Biết - https://similac.com.vn/mecobiet, bạn có thể tìm thấy đầy đủ những kiến thức được cập nhật liên tục về quá trình mang thai, sinh nở, các lớp học tiền sản, cũng như việc chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 0-6 tuổi.
Ưu điểm của kênh thông tin này là có cách trình bày rất rõ ràng, diễn đạt dễ hiểu, giúp mẹ tiếp cận và thao tác rất thuận tiện. Bên cạnh đó, toàn bộ nội dung và thông tin trên kênh thông tin đều được Abbott kiểm soát chặt chẽ, với sự hỗ trợ của các chuyên gia, giúp mang đến cho mẹ bầu và bà mẹ nuôi con nhỏ những kiến thức khoa học, chính xác, hỗ trợ cho quá trình chăm sóc bé thuận lợi hơn.
Sách Sử bịa: 101 điều chưa từng xảy ra trong lịch sử. Ảnh: PT.
Sử bịa nguy hiểm như thế nào?
Jo Hedwig Teeuwisse là một nhà nghiên cứu lịch sử nổi tiếng người Hà Lan, có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong các bảo tàng, triển lãm, và các dự án lịch sử quốc tế. Bà được biết đến với cái tên The Fake History Hunter - Thợ Săn Sử Bịa, với hàng loạt bài viết vạch trần những “sự thật” lịch sử trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Ngay ở phần mở đầu của cuốn sách, bằng kinh nghiệm của một chuyên gia trong lĩnh vực phân tích và xác thực tư liệu lịch sử, Hedwig Teeuwisse đã chỉ cho chúng ta sử bịa là gì và nó nguy hiểm như thế nào.
Theo bà, sử bịa rất giống tin giả, ngoại trừ việc đó là những tin đã khá cũ. Một số tin bịa đặt này có vẻ hài hước hoặc khá vô hại nhưng cũng có không ít tin bịa đặt khác lại thực sự gây hại và nguy hiểm.
Chẳng hạn: những huyền thoại, những trích dẫn sai lệch và những bức ảnh mô tả không đúng sự thật được chia sẻ trong đại dịch Covid-19. Mọi người sử dụng những câu chuyện về Cái chết Đen, dịch cúm Tây Ban Nha và những điều rất thương tâm có liên quan, được cho là bắt nguồn từ những bộ óc thông minh trong quá khứ để kêu gọi đeo khẩu trang, tuân thủ các quy tắc phong tỏa, hay lưu tâm đến Covid-19, hoặc để cố gắng thuyết phục người khác làm điều ngược lại.
Lịch sử cũng bị lạm dụng một cách nghiêm trọng bởi những người đang cố gắng hạ thấp hoặc đề cao nền văn minh nào đó, chẳng hạn bằng cách tuyên bố người châu Phi không biết bánh xe là gì cho đến khi thực dân châu Âu đến, hoặc người châu Âu không biết tắm rửa và xà phòng cho đến khi người Moor (người Berber, người châu Phi da đen, người Ả Rập có nguồn gốc Bắc Phi) biến họ trở thành thuộc địa.
Theo Hedwig Teeuwisse lý do khiến sử bịa tràn lan trên mạng hiện nay là bởi phương tiện truyền thông xã hội có thể làm cho người làm những nội dung này giàu có; việc tạo ra nội dung được chia sẻ phổ biến chính là phi vụ làm ăn lớn... Do vậy, ta không thể ngăn các tài khoản X, Facebook… hám lợi, cũng như những người quyền lực khác sử dụng và lạm dụng lịch sử. Nhưng ít nhất, ta có thể làm điều gì đó để ngăn không cho họ truyền bá sử bịa - tất cả những gì mà ta cần là khảo cứu và kiến thức.
Bên cạnh những thông tin sử bịa tràn lan trên mạng, theo tác giả sách cũng có những huyền thoại được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác mà không bị nghi ngờ. Ngay cả những thông tin chúng ta tìm hiểu được trong viện bảo tàng thì không phải lúc nào cũng đúng. Hầu hết chúng ta đều có ký ức về một số câu chuyện thực sự kỳ lạ và xa vời từ những người hướng dẫn ở bảo tàng hoặc lâu đài, mà hóa ra, về sau ta mới biết là hoàn toàn sai sự thật.
"Thợ săn sử bịa" Jo Hedwig Teeuwisse. Nguồn: historischnieuwsblad.
Lật tẩy những lầm tưởng lịch sử
Điều gì sẽ xảy ra nếu những câu chuyện được xem là biểu tượng của lịch sử lại chỉ là những câu chuyện được bịa đặt tinh vi? Trong cuốn sách Top of Form, Hedwig Teeuwisse đã chỉ cho chúng ta 101 câu chuyện về lịch sử tưởng thật nhưng hóa ra không.
Điển hình trong số đó là câu chuyện về Napoléon Bonaparte và chiếc mũi tượng Nhân Sư.
Từ lâu, người ta truyền tai nhau rằng trong chuyến viếng thăm Ai Cập, Napoléon đã cho binh lính bắn phá chiếc mũi tượng Nhân Sư vì cho rằng nó không mang dáng dấp châu Âu.
Thế nhưng, Teeuwisse chứng minh rằng chiếc mũi của tượng Nhân Sư đã bị hư hại từ trước khi Napoléon ra đời. Thực tế, nhiều ghi chép từ thế kỷ 15 đã đề cập đến tình trạng hư hại của bức tượng, và các nhà khảo cổ cũng phát hiện dấu vết hư hỏng có từ hàng thế kỷ trước. Câu chuyện về hành động phân biệt chủng tộc của Napoléon đã bị bóp méo để làm công cụ tuyên truyền, chứ hoàn toàn không có thật.
Một câu chuyện khác, đầy ấn tượng và phổ biến không kém, là phát ngôn nổi tiếng của Nữ hoàng Pháp Marie Antoinette với câu nói “Hãy để họ ăn bánh ga-tô!” khi nghe tin dân chúng không có bánh mì để ăn.
Thực tế, không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy Marie Antoinette đã nói câu này. Nhiều khả năng, câu nói đó thuộc về một công chúa khác thời bà còn rất nhỏ, và câu chuyện đã được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành biểu tượng của sự vô cảm và xa rời thực tế.
Teeuwisse khẳng định rằng đây là ví dụ rõ nét cho cách truyền thông có thể bóp méo và lan truyền một cách sai lệch về cuộc sống của người nổi tiếng để tạo ra những câu chuyện hấp dẫn.
Bên cạnh các câu chuyện cụ thể, Teeuwisse nhấn mạnh rằng sử bịa là dấu hiệu cho thấy xã hội hiện đại dễ bị tác động ra sao trước những thông tin gây tranh cãi.
Trong thời đại mà chỉ cần một cú nhấp chuột là có thể truyền đi hàng triệu tin tức, sách Sử bịalà lời cảnh báo về sự nguy hiểm của việc tiếp thu thông tin mà không kiểm chứng. Jo Hedwig Teeuwisse hy vọng rằng, qua cuốn sách này, độc giả sẽ ý thức hơn về việc tra cứu và tự mình xác minh các thông tin trước khi tin tưởng vào chúng.
Cuốn sách còn chỉ ra rằng lịch sử không phải là một mảng kiến thức cố định. Qua thời gian, những phát hiện khảo cổ mới, sự phát triển của khoa học và công nghệ giúp chúng ta hiểu biết sâu hơn và đôi khi thậm chí phải viết lại lịch sử.
Điều đó không chỉ mở ra cơ hội để chúng ta tìm hiểu về những điều mới mẻ, mà còn yêu cầu chúng ta phải thận trọng với những thông tin cũ kỹ, và đặc biệt là các lầm tưởng tưởng chừng vô hại.
Những hiểu biết sai lệch này có thể dẫn đến những hệ lụy không lường trước, và sách Sử bịachính là công cụ để độc giả tự trang bị khả năng nhận diện và phân tích thông tin một cách cẩn thận.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@znews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Cũng trong buổi giới thiệu, Đỗ Thị Hà thể hiện phần múa trong vòng 30 giây với trang phục dân tộc cho phần thi Dances of the worldtại Miss World sắp tới.
Hoa hậu Việt Nam 2020cũng giới thiệu với các khán giả về dự án nhân ái đem đến Hoa hậu Thế giới,mang tên"Những ngôi nhà bình yên". Dự án xây mang lại 18 căn nhà cho người dân huyện Nam Trà My, Quảng Nam bị ảnh hưởng bởi trận lũ lụt vào năm ngoái. Bên cạnh đó, Đỗ Thị Hà cũng tặng những đồ dùng cần thiết cho bà con và hỗ trợ 100 triệu đồng để sửa sang trường tiểu học ở địa phương.
Xuất hiện lại trên sân khấu, Đỗ Thị Hà thể hiện phần chơi đàn T'rưng trên nền nhạc bài hát Cô gái vót chông.Đây chính là phần chuẩn bị của mỹ nhân 20 tuổi cho phần thi Tài năng tại Miss World 2021.Dù mới tiếp xúc với đàn T'rưng, cô cố gắng học để truyền tải được âm nhạc truyền thống Việt Nam tới bạn bè thế giới.
Bên cạnh đó, Miss World Vietnam 2021cũng có màn trình diễn 2 bộ trang phục dạ hội mang đến Puerto Rico dự thi với màu sắc chủ đạo là hồng và trắng. Đỗ Hà ngày càng tự tin, bản lĩnh sau một năm đăng quang.
Đỗ Thị Hà trình diễn một trong hai trang phục dạ hội chính thức.
Chia sẻ với VietNamNet, Đỗ Thị Hà cho biết: "Tôi gần như đã chuẩn bị xong các hành trang, các hạng mục quan trọng trước 5 ngày lên đường dự thi. Tôi luôn giữ tâm thế hoàn toàn tự tin, thoải mái".
Trong vài ngày sắp tới, Đỗ Thị Hà sẽ có thêm buổi học và rèn luyện kỹ năng phỏng vấn cho phần thi Head to Head Challenge."Vì dịch bệnh, tôi vào Sài Gòn hơi trễ nên dù chỉ còn một, hai ngày hay vài giờ, tôi cũng luôn trân trọng", cô tâm sự.
Nói về mục tiêu, Hoa hậu Việt Nam đặt quyết tâm lọt Top 12. Thành tích Top 12 vào năm 2019 của Lương Thuỳ Linh từ áp lực đã chuyển thành động lực để cô cố gắng. "Tôi hy vọng mọi người hãy công nhận sự cố gắng của tôi và luôn ủng hộ để tôi thêm tự tin trong hành trình sắp tới", Đỗ Thị Hà trải lòng.
Hiện tại, nàng hậu xứ Thanh đang gấp rút chuẩn bị những khâu cuối cùng để ngày 20/11 lên đường đi thi Miss World 2021.Cuộc thi năm nay được tổ chức tại Puerto Rico, với hơn 120 đại diện của các quốc gia tham dự.
Đức Thắng
Miss World nhầm tên 'Đỗ Thị Hà’ thành 'Đỗ Thị Há'
Trang chủ của Miss World mắc lỗi khi nhập nhầm tên Hoa hậu ‘Đỗ Thị Hà’ thành 'Đỗ Thị Há'.
评论专区