Nhận định, soi kèo Shanghai Shenhua với Beijing Guoan, 18h35 ngày 13/4: Cửa trên ‘ghi điểm’
本文地址:http://pay.tour-time.com/html/873e598642.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Ngày 16/7, theo thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 tỉnh Tiền Giang, tỉnh đã ghi nhận thêm 3 bệnh nhân tử vong.
">Thêm 18 ca Covid
Một hôm, chồng tôi đi làm về trễ hơn mọi ngày, bảo gặp lại bạn cũ. Những ngày sau anh có vẻ ít nói và như đang có điều gì đó phải suy nghĩ, hỏi thì anh chỉ lặng im. Cuối cùng, anh cũng mở lời với tôi, chỉ có điều, tôi như đã được sắp đặt sẵn trong "kế hoạch cuộc đời" của anh. Chồng tôi bảo mình ly hôn hình thức, để anh kết hôn (cũng chỉ là hình thức) với cô bạn cũ đang định cư cùng gia đình bên Úc. Cô ấy sẽ bảo lãnh cho anh sang đó, lo công ăn việc làm cho anh, khi nào ổn định anh sẽ đón hai mẹ con qua. Tất nhiên tôi không đồng ý, nhưng anh kiên trì thuyết phục. Anh nhẹ nhàng phân tích cho tôi nghe đủ mọi điều tốt đẹp, hợp lý. Anh còn bảo, cô bạn ấy là bạn cũ từ hồi đi học, thấy hoàn cảnh bạn bè khó khăn thì giúp vô tư chứ không có ý gì. Không hiểu sao lúc đó tôi nghe những lý lẽ của anh thật thuyết phục. Rồi tôi cũng đồng ý.
Chúng tôi làm thủ tục ly hôn nhưng thực tế vẫn là vợ chồng, khi đó con trai tôi mới năm tuổi. Anh sang Úc gửi tiền về đều đặn nên cuộc sống của mẹ con tôi tốt hơn rất nhiều. Khoảng cách giữa chúng tôi như cũng không xa cách lắm vì vợ chồng, cha con vẫn thường liên lạc, trò chuyện với nhau qua webcam, voice chat... Mỗi năm anh về thăm mẹ con tôi một lần vào dịp Tết, rồi lại đi. Thời gian cứ thế trôi, anh luôn động viên hai mẹ con ráng chờ ngày đoàn tụ. Chờ đợi ngày đó là mục đích bao trùm lên cuộc sống của mẹ con tôi trong suốt một thời gian dài vắng anh. Nhưng, đến Tết vừa rồi anh mới lo được thủ tục bảo lãnh. Tôi chưa kịp mừng thì anh bảo chỉ bảo lãnh được mình con trai. Anh giải thích, chỉ bảo lãnh được cho từng người, dặn tôi hãy ráng chờ thêm. Tôi nghe hụt hẫng vô cùng, nhưng biết phải làm sao khi tất cả như đã an bài. Tôi nhận ra mình thật dại dột khi đặt hết lòng tin vào những điều chỉ nghe mà không thể thấy, không thể biết.
Trước đây, khi tôi chấp nhận kế hoạch của anh, gia đình tôi đã cản, bảo tôi nên suy nghĩ thật kỹ, nhưng tôi tin anh. Sau khi anh đi được vài năm, có người còn bảo anh đang sống hạnh phúc với cô người yêu cũ bên đó cùng một bé gái con của họ. Nhưng, mỗi lần anh về thăm, tôi hỏi thì anh phủ nhận. Tình cảm vợ chồng vẫn mặn nồng, anh đã xóa tan những nghi ngại trong tôi...
Gần tám năm qua, mẹ con tôi chờ đợi anh với niềm tin về một tương lai tốt đẹp. Giờ đây, khi con trai đi rồi, còn lại một mình, nhớ con quắt quay, tôi mới cảm nhận mình đã mất hết. Tôi còn biết bấu víu vào đâu để tin rằng anh sẽ quay lại? Năm nay tôi đã 42 tuổi, còn cơ hội nào để có thể đoàn tụ với chồng con?
(Theo Phunuonline)
">Cho chồng kết hôn với người cũ
Hai chiếc đàn guitar, một chiếc trống châu Phi, lều bạt, túi ngủ, xoong nồi, chút thuốc men - đó là hành trang trong chuyến đi chưa hẹn ngày về của đôi bạn Hạ Tương Mân và Lương Thành (ở Chu Châu, Hồ Nam, Trung Quốc).
Trên chiếc xe Van cũ, ông Hạ (54 tuổi) chở bạn mình tới vùng biển Quảng Tây. Cả hai xuất phát vào ngày 2/10 và dự kiến sẽ đi du lịch khắp Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên.
Ông Hạ dáng người cao lớn, khỏe mạnh, còn ông Lương dù ít hơn 2 tuổi nhưng lại rất gầy gò, ốm yếu. Lý do là bởi, vào đầu tháng 9 năm nay, ông nhận tin “sét đánh” bị ung thư lưỡi giai đoạn cuối.
Trước đó, ông Lương thường thấy mình có các vết loét trong miệng. Ban đầu, ông nghĩ đó chỉ là biến chứng của bệnh tiểu đường nên không mấy quan tâm. Khoảng 6 tháng trở lại đây, vết loét ngày càng lớn, phát triển thành khối u, khiến miệng ông luôn lộm cộm, vô cùng khó chịu. Điều trị ở bệnh viện tuyến dưới không mấy hiệu quả, khi lên tuyến trên, ông Lương mới biết mình bị ung thư.
Ông Hạ gấp rút chuẩn bị chuyến đi trong 20 ngày. |
Các bác sĩ cho biết, với trường hợp của ông, họ sẽ thực hiện ca phẫu thuật cắt một phần lưỡi. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công của ca phẫu thuật chỉ là 50%. Lúc này, ông Lương đã không thể nói và nuốt bình thường được nữa.
Biết thời gian không còn nhiều, ông Lương từ chối nằm viện. Rời bệnh viện, ông Lương không về phòng trọ mà đến thẳng nhà người bạn họ Hạ. Câu đầu tiên ông nói với bạn mình là: “Anh Hạ! Em muốn ra ngoài và nhìn thấy thế giới lần cuối”.
Cuộc viếng thăm ngay khi từ viện về của Lương Thành đã khiến ông Hạ hiểu được sự gấp gáp của vấn đề. 20 ngày tiếp theo, ông gấp rút chuẩn bị cho chuyến đi.
Ngày 29/9, ông Hạ được người quen giới thiệu tới một tiệm sửa xe. Sau khi thỏa thuận giá cả, ông Hạ đồng ý mua chiếc xe cũ màu bạc với giá 25.000 tệ (khoảng 88 triệu đồng).
Chủ tiệm sửa xe đã thức cả đêm để bảo trì chiếc xe và một cảnh sát địa phương đã tích cực giúp đỡ ông hoàn tất thủ tục giấy tờ của chiếc xe. Ngày 30/9, sau khi đã vay nóng được một người bạn số tiền trên, ông Hạ đến lấy xe về.
Ông Hạ tháo ghế sau, lắp ván gỗ rồi mua 1 chiếc đệm để đặt trên xe. Người đàn ông này còn không quên mang theo dây sạc điện thoại và đèn pin.
Ngày lên đường, trong túi của ông Hạ chỉ có khoảng 3.000 tệ (hơn 10 triệu đồng). Một số bạn bè biết chuyện đã ủng hộ cả hai thêm 6.000 tệ nữa.
Ngày 2/10, họ lên đường từ sáng sớm, đến tối thì dừng chân ở Dương Sóc (Quảng Tây). Cả hai đậu xe, dựng lều, ăn bữa tối đơn giản. Ông Hạ dành chiếc đệm êm ái trên xe cho bạn còn mình ngủ trong lều. Dương Sóc là một vùng núi non sông nước hữu tình nhưng vì gần vào dịp nghỉ lễ Quốc khánh Trung Quốc nên nơi đây vô cùng đông đúc, chỗ nào cũng tắc đường, kẹt xe.
Đôi bạn quyết định rời đi vào buổi trưa hôm sau. Sau nửa ngày đường, họ đến thành phố Đông Hưng (Quảng Tây). Cả hai nhanh chóng tìm thấy một bãi biển vắng vẻ để dựng lều.
Ban ngày cả hai đi dạo và trò chuyện dọc bờ biển. Tối đến họ cùng ăn tối, đàn hát, ngắm sao. Vùng đất này dường như đã đáp ứng được sự mong đợi của họ bởi nước biển trong xanh, khung cảnh thanh bình, đẹp đẽ.
Thực ra, trước đây ông Hạ biết bạn mình luôn có ước muốn được đi du lịch bằng ô tô. Hồi đầu tháng 9, khi thấy sức khỏe của Lương Thành ngày một yếu, đi lại loạng choạng không vững, ông Hạ tự nhủ ngoài việc “lái xe và lên đường”, mình không thể làm gì khác.
Trên đường đi, ông Lương thường nằm trên tấm đệm phía sau xe. Dù có khó chịu đến đâu, ông cũng không than vãn nửa lời mà luôn tự mình chịu đựng.
“Tôi không bao giờ thuyết phục anh ấy. Tôi nghĩ đó là sự lựa chọn của riêng anh ấy và tôi luôn tôn trọng. Nhưng tôi nói với anh ấy rằng, khi nào anh cảm thấy không chịu đựng được nữa thì đừng ngần ngại, cứ nói với tôi một tiếng. Tôi sẽ lập tức đưa anh ấy trở về. Nếu anh ấy chết trên đường, tôi sẽ cõng anh ấy về. Anh ấy cũng đã viết sẵn di chúc. Ba mẹ anh ấy không còn. Anh ấy chỉ có 1 đứa con đang sống cùng người vợ đã ly hôn”, ông Hạ chia sẻ.
Từng dựng lều ở trong nhà bạn
Biết bạn bị căn bệnh tiểu đường đeo bám đã 10 năm, Hạ Tương Mân luôn chú ý xem chỉ số đường huyết của Lương Thành ra sao, có bị hoa mắt chóng mặt hay không.
Trên hành trình của mình, hai người bạn không đưa ra kế hoạch chi tiết, không chắc chắn sẽ dừng ở đâu. “Mục đích duy nhất trong chuyến đi là chúng tôi muốn được sống và sống những ngày tháng tươi đẹp nhất”, người đàn ông 54 tuổi nói.
Hạ Tương Mân và Lương Thành đều có chung sở thích đi du lịch tự túc. Trước đây, họ đã cùng nhau đi đến nhiều nơi trên đất nước Trung Quốc.
Khoảng 5 năm trước, cả hai đã dành hơn 20 ngày để đi xe máy từ Hồ Nam đến Quảng Đông, sau đó đến Phúc Kiến, Giang Tây và cuối cùng là quay lại Hồ Nam, trải qua chặng đường hơn 4.000 km.
Điểm đến của họ không phải là các danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà là các địa điểm còn hoang sơ, phong cảnh đẹp. Chi phí sinh hoạt ở những nơi này thường khá rẻ. Cả hai trực tiếp đến nhà người dân mua thức ăn và thường mất không quá 10 tệ (khoảng 35.000 đồng) một bữa.
Ông Hạ và ông Lương vốn là bạn học cấp 2 nhưng ngày đó họ không mấy thân thiết. Những năm tháng trưởng thành, họ thi thoảng chỉ chào nhau xã giao khi tình cờ gặp mặt.
![]() |
Ông Hạ mua chiếc xe cũ bằng số tiền vay nóng bạn bè. |
Khoảng 8 năm trước, một lần thấy Lương Thành đi qua nhà nên ông Hạ mời bạn vào chơi. Lần ấy, ông Hạ nhận ra giữa hai người có khá nhiều điểm chung. Ông Lương là một người khá hay chuyện chứ không ít nói, lạnh lùng như mình nghĩ.
Sau đó, ông Lương thường xuyên ghé nhà anh Hạ chơi. Trong 6 chiếc chìa khóa của nhà mình, ông Hạ dành riêng một chiếc cho bạn hiền để ông Lương có thể đến nhà mình bất cứ lúc nào.
Ba năm trước, ông Hạ ly hôn. Ngày ký đơn, ông bước ra đường với một chiếc túi xách trên tay. Dù có nhiều bạn bè nhưng ông Hạ chỉ đủ tự tin đến tìm Lương Thành.
Về phần mình, ông Lương cũng đã ly hôn 10 năm nên thuê một căn nhà nhỏ để ở. Khi ông Hạ đến sống cùng, ông Lương ngủ trong phòng riêng, còn ông Hạ dựng một cái lều trong phòng khách để ngủ. Họ sống theo cách này trong một năm rưỡi, sau đó tách ra đi thuê trọ riêng.
Ông Hạ sau đó mở một bếp ăn để bán đồ ăn. Thu nhập chỉ đủ duy trì cuộc sống eo hẹp. Ông chăm chỉ kiếm tiền và thi thoảng thong dong trên những hành trình khám phá của riêng mình.
Vào ngày thứ 8 của chuyến đi này, cả hai bị mắc kẹt ở thành phố Đông Hưng do ảnh hưởng của bão. Không thể sống tiếp trên bãi biển, họ ở tạm trong khách sạn của một người bạn.
Những ngày này, ông Hạ mua ít cá biển của người dân địa phương rồi hầm nhừ thành súp cho bạn ăn. “Về cơ bản anh ấy không nhai được nữa nên việc ăn cá lúc này là phù hợp nhất. Tôi đã mang theo một chiếc túi ngủ để có thể ngủ trong thời tiết âm 20 độ C. Tôi đã sẵn sàng để trải nghiệm với anhấy”, ông Hạ chia sẻ.
Hồng Hạnh(Theo The Paper)
Để thoát khỏi cuộc sống gò bó vì dịch Covid-19, anh Trọng đã cải tạo chiếc xe tải thành "ngôi nhà di động", đưa vợ con vừa đi du lịch vừa kết hợp bán cà phê.
">Vay nóng tiền mua xe, đưa bạn thân bị ung thư du lịch khắp đất nước
"Tưởng tượng vợ mình ở cùng người khác tác động sâu sắc tới một số nam giới. Hình ảnh những người vợ không chung thủy rất phổ biến trong các chủ đề phim nóng mà đàn ông thích xem nhưng trong đời thật - khi vợ mình là nhân vật chính - thì việc đó lại cực kỳ quá thể" - tiến sĩ Mark Epstein nói thêm.
"Chỉ vì tôi không thể tống được hình ảnh đó ra khỏi đầu mình", một bệnh nhân của nhà tâm lý kể. Và ông đã nói với anh này rằng "Anh có thể. Chỉ là anh không muốn làm điều đó thôi".
Mỗi người đàn ông có phản ứng khác nhau khi vợ ngoại tình nhưng có vẻ như khi gặp tình huống dưới đây, không nhiều người đủ độ lượng để có thể thực sự tha thứ và quên đi.
Andrew Jones và vợ Rhianon ở làng Nantgaredig, hạt Carmarthenshire, Anh. Ảnh: Wales News Service.
Andrew Jones (53 tuổi) và Michael O'Leary (55 tuổi) là bạn thân của nhau suốt 25 năm tại làng Nantgaredig, phía tây nam xứ Wales. Bi kịch là Michael O'Leary lại lén lút qua lại với vợ của Andrew là Rhianon (51 tuổi). Phát hiện điều này Andrew rất sốc, thậm chí Rhianon còn nói với chồng rằng bà thích lên giường với người tình hơn với chồng, khiến cho Andrew vô cùng đau khổ.
Mặc dù sau đó Rhianon nói với chồng cuộc tình vụng trộm của họ đã kết thúc vì Michael sẽ không bỏ vợ. Tuy nhiên, cặp tình nhân vẫn tiếp tục qua lại và dùng điện thoại bí mật để hẹn gặp nhau.
Biết được điều đó, Andrew đã gài bẫy Michael bằng cách sử dụng điện thoại "bí mật" của vợ để hẹn gặp nạn nhân tại trang trại Cyncoed. Khi Michael đến nơi, ông mới biết người hẹn mình không phải là Rhianon mà là Andrew với khẩu súng trường trên tay. Andrew đã nã súng vào Michael rồi dùng máy xúc để chuyển thi thể nạn nhân đến một giàn thiêu bằng gỗ và đổ xăng lên rồi châm lửa đốt.
Michael O'Leary (phải) trước khi bị giết vì ngoại tình với vợ bạn thân. Ảnh: Wales News Service.
Andrew bị kết tội giết người và sau đó bị kết án tù chung thân với thời hạn tối thiểu xét ân xá là 30 năm.
Nên làm gì khi phát hiện vợ ngoại tình?
Đa phần mọi người đàn ông đều cảm thấy nóng nảy, mất kiểm soát và có những hành động thiếu suy nghĩ khi phát hiện vợ ngoại tình. Và chính những hành động không đáng có này rất có thể sẽ làm tổ ấm gia đình bị sụp đổ hoàn toàn. Câu chuyện của Andrew Jones là một ví dụ.
Là người đàn ông, bạn hãy nhớ càng mất bình tĩnh, càng nóng giận thì mọi chuyện càng trở nên rối hơn, đồng thời người chịu đau khổ cuối cùng không ai khác chính là bạn. Vì thế, hãy cố gắng giữ bình tĩnh, không nóng giận và thẳng thắn đối mặt với sự thật. Không nên nhút nhát hoặc lảng tránh những phản ánh tiêu cực từ người vợ của mình.
"Nếu bạn nghĩ gia đình đang hạnh phúc và bạn lại phát hiện vợ có nhân tình, điều cần làm có lẽ không phải là ghen tuông hay trả đũa, mà là nói về mọi việc đã xảy ra một cách cởi mở và chân thành", theo Steven Nock, một giáo sư xã hội tại Đại học Virginia và tác giả cuốn Marriage in Men's Lives. "Những người có thể thực sự trò chuyện về những gì đã xảy ra, họ sẽ dễ vượt qua và hàn gắn hôn nhân. Nhưng việc này cần rất nhiều dũng cảm".
Dũng cảm bởi, trước hết, người chồng đó sẽ phải giữ cái đầu lạnh. Cơn giận dữ bốc lên phải được làm nguội với việc tư vấn, chia sẻ. Đó cũng là cách tốt nhất để tống bỏ những hình ảnh hằn sâu ra khỏi đầu mình.
Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bạn cũng cần hoàn thành tốt trách nhiệm của một người chồng. Hãy cứ bình tĩnh, cởi mở và chỉ cho cô ấy thấy được rằng những người đàn ông kia chỉ đang trục lợi cô ấy mà thôi.
Trong những hoàn cảnh như lúc này, rất cần những khoảng thời gian để hai vợ chồng ngồi lại và nói chuyện, tâm sự cùng chia sẻ với nhau về tình cảm của hai vợ chồng. Để qua đó, bạn sẽ hiểu thêm về những khó khăn mà vợ của bạn đang gặp phải.
Lắng nghe vợ chia sẻ để cùng nhau tìm ra hướng giải quyết tốt nhất là một trong những điều nên làm khi phát hiện vợ ngoại tình.
Sự phản bội của người vợ có thể là một dấu hiệu hay một giọt nước tràn ly của những vấn đề nào đó. Nhưng với nhiều đôi nó chỉ là một sự nhắc nhở về sự gắn kết mỏng manh trong hôn nhân.
"Hôn nhân đầy những thất vọng", tiến sĩ Mark Epstein nói. "Đó là điều chúng ta phải đối mặt và dự trữ sẵn phần "tha thứ" trong mình. Với nam giới, sự thất vọng nhìn chung đến khi họ phát hiện ra bạn đời cũng chỉ là người bình thường và không dành riêng cho mình. Cả cuộc đời cô ấy không thực sự hướng về bạn, như bạn mong đợi.
Vượt qua ngoại tình đôi khi là nhận ra sự khác biệt của nhau. Phản bội một người có thể không phải là cách tốt nhất để nhắc họ về một thực tế cuộc sống, về nhu cầu và bản sắc riêng của bạn. Tha thứ cho họ mới thực sự đáng nể.
Theo Gia đình và Xã hội
Một người chồng gửi bức thư tâm sự về những điều đang khiến anh mất ăn mất ngủ. Anh chưa bao giờ hết yêu vợ nhưng lại "chẳng may" rơi vào cảnh có bồ. Giờ anh lo sợ vợ mình sẽ biết.
">Cái kết của người đàn ông ngoại tình với vợ bạn thân
Trong đoạn clip do người đi đường quay lại bằng điện thoại, có thể thấy hàng dài từ ô tô con đến xe khách xếp hàng chờ lần lượt...leo dốc. Theo người quay Đặng Chương, con dốc này khi có mưa thì gần như ô tô người dân không thể đi qua được, còn lúc đường khô, những xe dẫn động cầu trước rất vất vả do bánh xe khó bám đường. Nhiều chủ xe đã nghĩ ra cách đi lùi để tăng lực đẩy, giúp xe không bị trôi.
Xem clip từng ô tô thể hiện kỹ năng leo dốc đất ở Kon Tum:
Đáng chú ý, trong đoạn clip có thể thấy một số xe đời mới như Mazda CX5, Kia Sorento, Chevrolet Captiva leo dốc thua xa chiếc xe đời "ơ kìa" như Toyota Cressida. Có lẽ, với những đoạn dốc đất khó bám đường như trên sẽ là thử thách đáng nhớ đối với các tài xế lần đầu đi qua, nhất là "lái mới".
Đình Quý(video: Đặng Chương)
Bạn đã từng gặp tình huống thót tim khi lái xe? Hãy chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Một gia đình ở miền nam Trung Quốc đang ăn tất niên dịp Tết Nguyên đán thì bị gián đoạn sau khi một chiếc ô tô lao vào nhà của họ.a
">Con dốc ở Kon Tum bỗng thành bài thử bản lĩnh tài xế ngày đầu năm
“Là mẹ chồng, tôi ủng hộ việc con dâu về ăn Tết nhà ngoại”
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Áp lực một chốn, bốn quê
Những gia đình một chốn bốn quê Tết nào cũng phải tất tả ngược xuôi lo tàu xe, quà biếu Tết, sắm Tết… và rất nhiều việc phải làm, cần tốn thời gian, sức lực, tiền bạc và phải vận dụng cả trí thông minh, sự khéo léo để có bữa cơm sum vầy hoặc bên nội, hoặc bên ngoại.
Chị Hạnh là bác sĩ ở một bệnh viện lớn ở Hà Nội vẫn sợ cảnh ăn Tết một chốn bốn quê năm đầu làm dâu mới. Tết đó chị tất bật mua sắm, dọn dẹp bên nhà chồng, rồi theo chồng đi chúc Tết, ra mắt họ hàng từ nhà này sang nhà khác, hết làng này đến làng khác. Về Tết quê ngoại cũng đi chúc Tết ra mắt họ hàng hai bên. Mấy ngày Tết hai vợ chồng ở ngoài đường suốt, không được nghỉ ngơi, ăn uống thì qua loa... mệt rũ cả người.
![]() |
Ảnh minh họa |
Năm sau 29 Tết vợ chồng mới về đến quê, mới vào cửa mẹ chồng đã mát mẻ: “Ở quê Tết rất nhiều việc. Dâu mới chờ mẹ lo hết rồi mới về à?”. Nhìn giỏ quà mẹ chồng trách tiếp: “Con dâu về quê chỉ xách được giỏ quà thế này ư, còn bao nhiêu bác, rồi các cậu quanh đây nữa?”. Mẹ chồng không thông cảm là tàu xe ngày Tết đi lại chật chội, khó khăn, nên ngoài vali quần áo và giỏ quà, chồng bảo sẽ biếu bố mẹ tiền cho gọn nhẹ. Mấy ngày Tết ở quê chồng chị quanh quẩn trong bếp và đón khách liên tục cho cả nhà đi chơi, còn mình chẳng được nghỉ ngơi, dạo chơi cùng chồng.
Năm sau mẹ chồng xằng sặc bắt con dâu đưa cháu nội về quê. Thương vợ con anh đành thuê xe tự lái về. Tiền thuê thì cao, đem xe về để mấy ngày chẳng đi đâu. Đã thế mẹ chồng còn đón cô em chồng mới sinh về nhà chăm sóc. Nhà có hai trẻ mới sinh, mẹ chồng hớn hở, còn nàng dâu mệt mỏi, buồn phiền: Sao mẹ chồng đón con gái về nhà ăn tết, còn “bắt” con gái người về nhà chồng bằng được?
Hãi vì nấu nướng, tiếp khách
Xưa nàng dâu về nhà chồng phải biết làm cơm, nấu cỗ. Ngày nay việc bếp núc nhẹ hơn, nên Tết đến nhiều nàng dâu hiện đại “khiếp sợ” nếu phải lo cơm nước cho cả nhà chồng, hầu Tết mấy ngày liền không được nghỉ ngơi, không được về nhà ngoại.
Vợ chồng chị Phương ở Nam Định sống cùng bố mẹ chồng. Nhà bố mẹ đẻ chị xa khoảng 30km, thi thoảng có thể về ngoại ăn uống, ngủ qua đêm. Nhưng Tết nào chị cũng phải ở nhà chồng, vì mẹ chồng kiêng không cho về ông bà ngoại ngủ dịp Tết, sợ mất lộc. Hóa vàng xong mới được về ngoại. Mấy năm nay hai đứa em chồng học trên Hà Nội về nghỉ nửa tháng trời, mẹ chồng sợ con mệt, không cho hai đứa làm gì. Thế là chị cứ nai lưng ra hầu cả nhà chồng, chờ hóa vàng để về nhà ngoại, bức bối như bị giam lỏng trong nhà chồng.
Tết trước cô em gái ở Đức đưa chồng con về nhà ngoại ăn Tết. Chị xin phép được về sum vầy đón giao thừa ở nhà bố mẹ đẻ. Mẹ chồng không đồng ý, chồng thì mắng vợ trẻ con. Chiều mồng một anh đưa vợ về chúc Tết ông bà ngoại, được nửa tiếng đã giục chị về. Mẹ chồng năm ấy mãi mồng 5 mới hóa vàng, làm chị tủi thân mãi, chẳng lẽ con gái đi lấy chồng là chỉ có nhà chồng thôi ư?
![]() |
Ảnh minh họa |
Chị Xuân (Lạc Long Quân, Hà Nội) kể, Tết này chị tính trả osin 20 triệu đồng dịp Tết để không “mất điểm” với nhà chồng. Tết quê chồng suốt ngày ăn uống vì bố mẹ chồng là trưởng họ, ngày Tết là phải chén chú chén anh, riêng cỗ bàn đã là nỗi kinh hoàng, chưa kể phải chịu nhiều ức chế khác. Năm nào về quê chồng, thì từ sớm 30 chị đã phải lo gói nem, chuẩn bị đồ cúng 30 và sáng mùng 1. Đến tối cả nhà quây quần xem Gặp nhau cuối năm thì chị phải tranh thủ mổ 4-5 con gà và làm cơm cúng, dọn dẹp lần nữa để đón giao thừa. 3 ngày Tết mới cực, bởi hết tốp khách này đến đoàn khách khác tới, chị cứ cuống lên pha trà nước, lấy bánh kẹo đón khách. Tốp nào bố mẹ chồng cũng co kéo mời ăn uống, chỉ làm phép thôi, nhưng ăn một miếng thì chị cũng khổ vì dọn rửa, cứ cuống cả lên.
Năm ngoái chị đi công tác nước ngoài dịp Tết nên thoát. Năm nay mẹ chồng giắng từ tháng trước là Tết này muốn chị về phục vụ cả Tết để mừng thọ. Chị “hãi” quá, bởi mọi năm chỉ làm mâm cỗ cúng và nấu ăn gia đình đã mệt… Mừng thọ ăn tới 3 ngày, mỗi ngày nấu chục mâm cỗ chắc… là “mất điểm” người phụ nữ mẫu mực. Cứ nghĩ mấy ngày Tết phải nai lưng, hoa mắt vì giết gà vịt, làm cỗ bàn, bếp núc mà sợ. “Trốn” không được, mà làm thì… không xong. Chị nảy ý định đưa cô giúp việc về quê cùng, với mức thuê 20 triệu đồng tháng đó. Người giúp việc gật đầu, nhưng chồng chị thì cau có. Chị Xuân gọi điện về quê xin phép mẹ chồng, với lý do tế nhị là nhà cô ấy ở quá, không mua được vé tàu về Tết, nên sẽ đưa cô ấy về ăn Tết cùng. Mẹ chồng không thích, nhưng vẫn phải đồng ý. Chị thì mừng rỡ, chỉ có chồng là xót ruột vì tiếc tiền.
Đau đầu tìm quà biếu
Chuyện biếu xén quà Tết cũng làm nàng dâu khiếp vía… Chị Lê Thị Mát (Đông Anh, Hà Nội) chia sẻ, giáp Tết nào chị phải sấp ngửa mua quần áo, giày dép mới cho hai bên bố mẹ. Quà Tết phải sắm sửa đủ nội, ngoại bốn bên. Mẹ chồng được cái nhớ dai, thiếu một suất là mấy năm sau vẫn bị trách.
Chị Trâm ở Hưng Yên chia sẻ, từ ngày lấy chồng Tết nào chị cũng đau đầu vì phải tính toán sắm Tết thế nào, bao nhiêu tiền, và xoay sao để đủ tiền sắm Tết. Tết nào về quê chồng cũng phải sắm quà biếu, biếu ít quá thì không ổn, biếu nhiều thì ngoài khả năng. Chưa kể phải mừng tuổi con cháu bốn quê mà dè sẻn thì cũng… khó coi. Vợ chồng chị rất sợ Tết, và cứ Tết xong là chồng gầy xọp, chị sụt hẳn 4kg. Năm nay thưởng Tết ít, nghĩa là không đủ tiền lo Tết cho nhà mình và hai bên bố mẹ, chưa kể tiền biếu xén, quà cáp họ hàng hai bên. Chị tính vay mượn mấy chỗ, nhưng bạn bè cũng khó khăn. Những khoản có thể cắt giảm thì không thể, như con còn nhỏ, đi xe khách thì chật chội, lại khó chen lấn, xô đẩy… nên dù thiếu thốn vẫn cần an toàn cho con đã. Riêng tiền đi taxi đã hết hơn 1 triệu đồng. Khoản mua quà biếu xén cũng… khó cắt, bởi mỗi năm có một cái Tết mà biếu xén không ra gì sẽ mất mặt lắm. Áp lực Tết từ phía nhà chồng không biết làm sao cho vẹn tròn. Trong khi nhà đi thuê, con cái còn nhỏ, tiền lương thì có hạn.
Cái khó là ở lòng người với cái TÂM một chốn quê để về
Theo Chuyên gia tâm lý Võ Thị Minh Huệ, Công ty Tâm lý trẻ: Ngày Tết mới có dịp được ăn ngon, mới có thời gian nghỉ ngơi và thăm hỏi nhau. Ngày nay Tết đến nhiều nhà đã giảm bớt những thủ tục bếp núc rườm rà, ăn uống đơn giản để dành thời gian đi chơi, du lịch. Tết truyền thống thì phải duy trì, giữ gìn nét Việt riêng, nhưng nên chọn lọc những điều tốt đẹp để phát huy. Giảm bớt những điều phiền hà, khó chịu, mệt mỏi không còn phù hợp.
Giữ không khí gia đình vui vẻ ngày Tết rất quan trọng, trong khi chọn nơi ăn Tết của những cặp vợ chồng hai, ba, bốn quê là quyết định nhạy cảm, bởi ai cũng muốn ăn Tết ở quê mình. Không ít mẹ chồng nặng tư tưởng cũ hay đòi hỏi nàng dâu phải "trực chiến" 100% tại nhà chồng, đã gây áp lực lớn cho nàng dâu. Thậm chí nhiều nàng dâu có dâu còn chịu áp lực bị chỉ trích vì không được lòng mẹ chồng, người nhà chồng. Bố mẹ vợ thì ý thức con gái là con người ta… đã vô tình làm "lệch cán cân" sum vầy, hiếu đạo khi Tết đến, xuân về, khiến nhiều nàng dâu “sợ” Tết quê chồng.
Dâu nào cũng muốn thể hiện trách nhiệm để cả nhà vui vẻ sum vầy, có đủ con trai, con dâu và cháu “đích tôn” nữa. Nếu quê không xa, đường sá dễ đi và có điều kiện hay cố gắng thuê tắc xi về ăn Tết sẽ vui vẻ, ấm áp hơn. Ở quê không đầy đủ như ở phố, có thể thiếu thốn vất vả chút ít, song các nàng dâu, và đặc biệt là con cái sẽ được dành những điều kiện tốt nhất để vui Tết. Mọi người sống trong sự yêu thương, đùm bọc của cả đại gia đình.
Nếu giá lạnh quá, nàng dâu hãy khéo gọi điện tâm sự với ông bà nội rằng muốn đưa cháu về ăn Tết, nhưng giá lạnh quá, cháu lại bé, tàu xe khó khăn… Biết đâu ông bà tới ăn Tết cùng các con. Hoặc ông bà xót cháu, cho phép nàng dâu để ra giêng ấm áp hãy đưa con về.
Cái khó là ở lòng người, và quan trọng là tâm tốt, biết nghĩ về cha mẹ hai bên. Cha mẹ cũng nên thông cảm với khó khăn, đừng chấp nệ con dâu thì khó khăn mấy cũng vượt qua. Chẳng thế dù quê xa, ra nhà ga, bến xe ngày giáp Tết sẽ thấy khối cặp vợ chồng trẻ tay xách nách mang từ miền Nam ra Bắc ăn Tết, hoặc từ Bắc về Nam đón Tết cùng gia đình, gương mặt ai cũng rạng ngời vì còn có quê để đi về.
(Theo Trà Giang/Giadinh.net)
">Vì sao nàng dâu sợ ăn Tết quê chồng?
"Từ": Nghĩa là thương yêu.
"Thiện": Nghĩa là tốt lành, là hiền lành, không làm điều gì trái với đạo đức và pháp luật.
Như vậy có thể hiểu, "Từ thiện" có nghĩa là làm việc tốt xuất phát lòng yêu thương, nó có thể là những việc giúp đỡ những người yếu kém, thiếu may mắn. Những hành vi, việc làm tốt mà không xuất phát từ lòng thương thì không được gọi là "Từ Thiện".
Một trong những đặc điểm của "Từ thiện" là thường xuất phát từ lòng tự nguyện, nên không có những nguyên tắc bắt buộc nào. Tuy nhiên, theo quan điểm chung thì từ thiện là hành vi giúp người nhưng không phải tất cả hành động giúp người nào cũng được gọi là từ thiện. Từ thiện thường phải đi chung với bất vụ lợi (làm không vì lợi ích riêng) và thiện nguyện (tự nguyện làm vì điều tốt).
Phong trào “người người làm việc thiện, nhà nhà làm việc thiện, ngành ngành làm việc thiện” được dấy lên trong giai đoạn cả nước chống đại dịch Covid-19 để hỗ trợ y bác sĩ tuyến đầu và người dân phải cách ly, hay người bị mất việc làm. Ở đâu cũng thấy hoạt động nhân đạo từ thiện, từ Chính phủ đón công dân đang bị kẹt ở nước ngoài về nước đến quân đội đón người cách ly.
Nhân dân cả nước cũng đã chung tay giúp người dân miền Trung vượt qua khó khăn trong thảm họa thiên tai ở miền Trung với thiệt hại nặng nề về người và của. Nhiều cơ quan, tổ chức đến với vùng thiên tai chung tay góp sức sẻ chia khó khăn, đã để lại hình ảnh đẹp về tinh thần “tương thân tương ái” của người Việt Nam.
Thông tin về các hoạt động từ thiện, hỗ trợ hoàn cảnh khó khăn bởi đại dịch COVID-19 được chia sẻ mạnh mẽ. Nhưng bên cạnh ý nghĩa đầy nhân văn vẫn có những mặt trái cảnh tỉnh chúng ta cần tỉnh táo hơn với hoạt động này, ể lòng tốt được đặt đúng chỗ và để những giá trị tốt đẹp được lan tỏa xứng đáng.
Hiện nay, thường khi thấy kêu gọi từ thiện là mọi người chuyển khoản mặc dù chưa biết rõ nguồn gốc thông tin đó có chính xác không. Để rồi khi phát hiện ra có trường hợp gian dối thì nhiều người có suy nghĩ tiêu cực đối với việc từ thiện. Điều ấy cho thấy tầm quan trọng của việc xác nhận và tìm hiểu thông tin về người cần giúp đỡ từ những kênh chính thống, những cơ quan, tổ chức đáng tin cậy trước khi cùng chung tay giúp đỡ.
Mục đích của từ thiện là tăng ý thức quan tâm đến những người xung quanh trong cộng đồng, liên kết những tấm lòng hảo tâm với những người có hoàn cảnh khó khăn. Thay vì cho “con cá”, tại sao ta không cho “cầu câu”? Từ thiện bằng nhiều cách và tùy vào từng đối tượng chứ không nhất thiết phải cho tiền, tặng quà.
Các hoạt động từ thiện ở Việt Nam chủ yếu chỉ tập trung vào từ thiện nhân đạo để đáp ứng nhanh những nhu cầu cấp bách của cộng đồng người bị nạn thông qua một thiên tai địch họa, rồi thôi.
Tuy nhiên, từ thiện phát triển mới là mục tiêu chúng ta cần hướng đến, để giúp cộng đồng không chỉ đứng dậy được sau khó khăn hôm nay mà còn đủ năng lực và nguồn lực chống chọi với những thiên tai sẽ xảy ra trong tương lai.
Từ thiện phát triển ngoài lòng tốt, sự tử tế, còn cần phải có cả sự chuyên nghiệp - ngoài trách nhiệm minh bạch thì còn cần những báo cáo về hiệu quả của những đồng tiền từ thiện mà nhà tài trợ đã bỏ ra.
Từ thiện phát triển phải tạo được năng lực và bản lĩnh cho người được hỗ trợ để dần dần giúp họ có thể đứng trên đôi chân của mình và tự nắm lấy trách nhiệm của cuộc đời mình. Nếu những người nhận hỗ trợ mà năm này qua năm khác vẫn phải nhận hỗ trợ thì hoạt động từ thiện, hỗ trợ đó là chưa thành công.
Tôi cho rằng đối với những hoàn cảnh thiếu thốn tiền bạc, bệnh tật thì tặng tiền để họ chữa bệnh là hợp lý. Còn đối với những người khó khăn mà có sức khỏe thì nên tạo công ăn việc làm, hỗ trợ vốn, tìm đầu ra để họ yên tâm làm ăn.
Từ thiện dù ở góc độ nào cũng đều mang tính nhân văn, vì vậy chúng ta đừng vì sợ “thương nhầm” mà không dám sẻ chia, đừng vì một số cá nhân lợi dụng từ thiện để “trục lợi” mà không vào cuộc chung tay chia sẻ với những mảnh đời khó khăn. Quan trọng là trước khi làm từ thiện, chúng ta nên tìm hiểu về đối tượng mà mình muốn giúp đỡ, rồi mới nên có quyết định làm gì cho họ. Bởi vì làm từ thiện là đem niềm vui cho người khác chứ không phải chỉ làm vì chúng ta.
Để tránh bị kẻ xấu lợi dụng lòng tin để trục lợi, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua việc kêu gọi từ thiện, các nhà hảo tâm nên lựa chọn các quỹ, chương trình từ thiện do Nhà nước, đoàn thể, quỹ xã hội, quỹ từ thiện được cơ quan có thẩm quyền cấp phép đứng ra tổ chức. Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, cần báo cho cơ quan công an để kịp thời xử lý.
Chúng ta cần nâng cao cảnh giác trước các thủ đoạn kêu gọi ủng hộ từ thiện để lừa đảo trên mạng xã hội. Cần thận trọng tìm hiểu, kiểm chứng kỹ các thông tin đăng tải kêu gọi ủng hộ từ thiện trên các trang mạng xã hội; yêu cầu công khai, minh bạch thông tin về người cần giúp đỡ hoặc liên hệ với chính quyền địa phương, bệnh viện nơi họ điều trị để kiểm chứng thông tin.
Thời gian gần đây, vấn đề minh bạch trong hoạt động từ thiện đang nhận được quan tâm rất lớn của xã hội, bởi ngày càng có nhiều chương trình thiện nguyện tiếp nhận quyên góp từ cộng đồng với số tiền rất lớn, nhưng trong vận hành hoạt động và tổ chức lại bộc lộ không ít bất cập.
Việc đòi hỏi sự minh bạch trong hoạt động từ thiện là chính đáng và cần thiết, nhằm bảo đảm sự phát triển đúng hướng, đồng thời cũng là điều kiện tiên quyết để các hoạt động tương thân tương ái thật sự phát huy hiệu quả trên thực tế.
Trên thực tế, việc minh bạch thông tin cũng như công khai các khoản thu chi của nhiều chương trình từ thiện lâu nay vẫn còn không ít bất cập. Sự việc ngày càng nóng lên khi một số hoạt động từ thiện do các cá nhân tổ chức bị dư luận có ý kiến về dấu hiệu khuất tất.
Thay vì trả lời rõ ràng kèm bằng chứng cụ thể, có người chỉ lên mạng xã hội hứa hẹn chung chung về việc sẽ công khai sao kê ngân hàng; người thanh minh, khóc lóc; người cho rằng bị vu khống; người lớn tiếng tự bênh vực nhưng không đưa ra bằng chứng cho thấy việc đã dùng số tiền quyên góp từ thiện vào những nội dung gì…
Đây rõ ràng không phải là cách làm việc chuyên nghiệp. Bởi vì, về nguyên tắc, người tham gia các chương trình từ thiện có quyền yêu cầu giải ngân số tiền họ đã đóng góp và người nhận tiền quyên góp phải có trách nhiệm giải trình, nhất là khi số tiền quá lớn thì việc giám sát, công khai tài chính là rất cần thiết. Thực tế trên cho thấy để hoạt động thiện nguyện thực chất và hiệu quả, xây dựng được niềm tin vững chắc trong cộng đồng thì yêu cầu về tính minh bạch cần phải được đặt ra như một nguyên tắc hàng đầu.
Chính phủ cần có hướng dẫn cụ thể các bước thực hiện quy trình cứu trợ theo từng nhóm đối tượng tham gia, lực lượng nào tham gia bước nào, quy định nào bắt buộc, quy định nào địa phương phải xây dựng cho phù hợp với điều kiện địa phương. Các tổ chức, cá nhân tham gia ở bước nào, theo quy trình nào..., để không xảy ra hiện tượng cứu trợ tự phát, vừa nguy hiểm, vừa không hiệu quả, lãng phí công sức và không công bằng, minh bạch.
Làm từ thiện có cần quảng bá không? Có, nhưng cần được thực hiện một cách tinh tế với sự trung thực, tự nguyện..., tuyệt đối tránh khoa trương. Quảng bá để kêu gọi, cổ vũ những người khác tham gia làm từ thiện, cũng là một cách tích thiện cho bản thân và xã hội, chứ không phải để đánh bóng bản thân mình.
Thế nào là văn hóa từ thiện? Đó là, hãy làm công việc từ thiện một cách văn hóa.
TS. Vũ Thị Minh Huyền(Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam)
4 năm trước, Thắng mượn đất, xây nhà đón người già neo đơn về chăm sóc, phụng dưỡng. Dịch bệnh bùng phát, anh mở chợ, bếp cơm 0 đồng, mua xe cấp cứu chở bệnh nhân miễn phí.
">'Văn hoá từ thiện cũng phải học'
友情链接