 là kỹ thuật điều khiển ô tô vào khoảng trống khi có vật cản hoặc các phương tiện khác chặn ở 2 đầu xe.</p><p>Theo đó, sau khi đỗ, ô tô phải ở vị trí song song với lề đường và thẳng hàng với các phương tiện ở phía trước và sau. Trong phần lớn các bài thi sa hình hạng B2, đỗ xe song song là phần thi bắt buộc. Ngoài ra, đây cũng là tình huống mà người điều khiển phương tiện thường gặp khi dừng, đỗ xe trên phố hoặc tại các bãi đậu xe công cộng.</p><table class=)

Đỗ xe song song là một kỹ thuật đưa xe vào khoảng trống khi 2 đầu bị chặn bởi vật cản hoặc các phương tiện khác. Nguồn: Vũ Tuấn
Các bước thực hành cách đỗ xe song song
Để thực hiện kỹ thuật ghép xe thành công, người điều khiển phương tiện có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Chọn vị trí để đỗ xe
Khi làm quen với cách đỗ xe song song, người lái nên chọn khoảng trống rộng rãi với chiều dài hơn 2m. Khi đã dần thành thạo thì có thể chuyển sang thực hành ở những không gian hẹp hơn. Tuy nhiên, khoảng trống đó cũng cần phải có chiều dài tối thiểu 1m để đảm bảo không gian lý tưởng với chiều dài của xe.
 |
Chọn vị trí đậu xe phù hợp là bước đầu tiên để học cách đỗ xe song song. Nguồn: Vũ Tuấn |
Trong các tình huống đỗ xe thực tế, người lái cần thực hiện đúng quy định, đồng thời đảm bảo an toàn cho mình và các phương tiện xung quanh. Nếu đỗ xe ở trong hoặc ngoài khu dân cư, người điều khiển cần quan sát biển báo cấm hoặc các khu vực không được phép dừng, đỗ ôtô. Chẳng hạn, người tham gia giao thông không được phép đỗ xe tại điểm dừng xe buýt, các đoạn đường giao nhau, trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc khuất tầm nhìn.
Ngoài ra, lái xe cũng cần đảm bảo an toàn trong quá trình ghép xe song song. Nếu phát hiện thấy vị trí đỗ nhiều chướng ngại vật, người lái cần ước lượng khoảng không gian còn lại tương thích với chiều dài của xe.
Bước 2: Điều khiển xe vào vị trí
- Bật đèn xi nhan trước khi đi vào vị trí chuẩn bị
Người lái nên nhìn kính chiếu hậu để quan sát các tình huống phía sau xe. Tiếp theo là bật đèn xi nhan phải để báo hiệu phương tiện đang di chuyển vào lề đường.
- Nhờ sự hỗ trợ của những người xung quanh
Những người lái ít kinh nghiệm đỗ xe song song hoặc gặp phải chỗ đậu chật hẹp thì có thể nhờ sự hỗ trợ của người ở gần đó hoặc người ngồi trên xe. Bên cạnh đó, người điều khiển vẫn nên chỉnh gương chiếu hậu ở vị trí đảm bảo tầm nhìn đủ rộng có thể quan sát lề đường khi cần thiết.
Trong trường hợp không có người hỗ trợ, người lái nên chủ động quan sát gương chiếu hậu và tận dụng hệ thống camera được trang bị trên xe để tính toán vị trí điều khiển xe chính xác.
 |
Trước khi điều khiển xe vào vị trí, người lái nên chỉnh gương chiếu hậu kết hợp quan sát camera kỹ lưỡng. Nguồn: Vũ Tuấn |
- Bắt đầu lùi xe
Trước khi lùi xe, người điều khiển nên quan sát xem có phương tiện nào chạy đến từ phía sau hay không để tránh xảy ra va chạm. Sau đó, người lái đặt xe vào số lùi và lùi đến khi ghế lái ngang hàng với đuôi xe nằm ở phía trước vị trí đỗ. Người điều khiển xoay vô lăng về phía cần đỗ sao cho thân xe tạo một góc lệch với mép xe phía sau 45 - 50 độ.
Tiếp theo, người lái thực hiện lùi xe cho đến khi bánh sau cách lề đường khoảng 30cm và đuôi xe nằm cách xe đằng sau tầm 1m. Nếu bánh xe chạm lề đường thì người điều khiển nên chuyển về số 1 để nhích xe lên phía trước.
- Trả thẳng vô lăng khi xe lùi
Quan sát gương chiếu hậu bên trái, nếu thấy xe phía sau càng gần và nằm chính giữa gương thì người thực hiện tiến hành trả thẳng lái và tiếp tục lùi. Ở thời điểm này, thân xe sẽ tạo thành 1 góc 45 độ so với lề đường.
Khi xe cách vỉa hè khoảng 20 - 30cm, người thực hiện đánh hết lái về bên phải, tiếp tục lùi chậm và quan sát liên tục để tránh va chạm với xe phía sau. Nếu quan sát thấy thân xe đã song song với lề đường, người thực hiện tiến hành trả hết lái để đưa xe và vị trí.
Bước 3: Quan sát trước khi mở cửa xe
Sau khi đưa xe vào đúng vị trí, người lái nên cẩn thận quan sát trước khi mở cửa xe, đảm bảo không có phương tiện nào đang di chuyển đến. Ngoài ra, người lái cũng nên chú ý không để cửa xe va chạm lề đường hoặc các vật cản trên đường.
Theo Lao động
Bạn có kinh nghiệm nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Những lỗi thường gặp lái xe cần tránh kẻo ‘dông’ cả năm
Nếu tự lái xe đi chúc Tết, du xuân, bạn cần chú ý những điều sau để có hành trình hanh thông, thuận lợi, đồng thời tránh bị cảnh sát giao thông “tuýt còi” và xử phạt nặng ngay những ngày đầu tiên của năm mới.
" alt="Hướng dẫn đỗ xe song song dễ dàng và chính xác"/>
Hướng dẫn đỗ xe song song dễ dàng và chính xác

Thương là cô gái được sinh ra trong một gia đình thuần nông nghèo khó. Vớiquyết tâm đổi đời, tốt nghiệp cấp ba cô không chọn con đường học đại học mà theohướng xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc. Bươn trải 5 năm nơi đất khách, cô trở vềnước, miền quê nghèo Quế Võ, Bắc Ninh với số tiền đủ để xây nhà cho bố mẹ và locho 3 em đang đi học.
Thế nhưng, đến khi đi xin việc, vì không có bằng cấp trong tay nên Thươngđành xin vào làm công nhân tại một công ty có 100% vốn Hàn Quốc với ý định có cơhội sẽ phấn đấu dần lên vị trí cao hơn…
Một thời gian sau, nhờ vẻ bề ngoài cao ráo, xinh xắn cộng với tính cách hoạtbát, thông minh, Thương từ một công nhân quèn đã lên làm tổ trưởng của một dâychuyền sản xuất trong nhà máy. Ở đó, Thương cũng lọt vào “mắt xanh” của baochàng trai trong công ty nhưng cô chưa đồng ý bất cứ ai. Thương bảo “Cứ mãi làmcái chị tổ trưởng thì chả bao giờ em ngóc đầu được lên cả. Kiếp nghèo mãi chỉ cóvậy thôi sao? Em không cam tâm, em cần thay đổi”.
 |
Không cam tâm là một công nhân quèn, Thương tìm mọi cách để được thăng tiến. Ảnh M.A |
Nửa năm sau khi lên tổ trưởng, Thương luôn tìm cách tiếp cận trưởng phòng sảnxuất. Rồi cô cặp kè với anh. Anh trưởng phòng sản xuất đã giúp đỡ và cất nhắcThương lên làm chân văn phòng chuyên giấy tờ sổ sách. Từ đó, mối quan hệ của côvới trưởng phòng càng trở nên “mật thiết” hơn. Anh còn tạo điều kiện cho cô đihọc lớp tại chức quản trị kinh doanh để nâng cao trình độ. Thế nhưng, sau mộtthời gian cặp bồ với anh trưởng phòng sản xuất thì trong công ty có sự thay đổinhân sự. Giám đốc sản xuất mới là một anh người Hàn 35 tuổi, cao ráo và lịchlãm.
Từ đó, Thương “trở mặt” với anh bồ cũ và đưa sếp người Hàn vào trong “tầmngắm”. Khi cơ hội đã đến, công ty tuyển trợ lý cho vị giám đốc này, Thương đãứng tuyển và thành công vì khả năng nói tiếng Hàn khá tốt. Tiếp sau đó, cô lênkế hoạch rất chu đáo cho chiến lược “cua sếp” sắp tới của mình.
Đầu tiên, Thương thay đổi trong cách ăn mặc, xinh xắn, sành điệu và sexy hơn.Cô luôn biết tận dụng tối đa các cơ hội để được “xúc tác” nhẹ da thịt vào sếp.Lần thì chạm tay vào sếp, lần “vô tình” va vào sếp, lần thì quên tập tài liệutrong phòng sếp… Và cứ thế, Thương gây ấn tượng dần với sếp. Tất cả các buổi dựtiệc, thương thuyết làm ăn của sếp cô đều được đi theo. Có cô, dường như cácthương vụ làm ăn trở nên suôn sẻ hơn nên cô càng được trọng dụng hơn. Biết sếp ởchung cư, cô còn cố ý thuê phòng ngay cạnh phòng của sếp. “Lửa gần rơm lâu ngàycũng bén”, mỗi khi có chuyện, sếp thường xuyên tìm Thương để dốc bầu tâm sự.Thương cũng luôn sẵn sàng song hành cùng sếp đi đến bất cứ đâu, tiếp bất cứkhách nào.
Thế nhưng, cặp kè chừng gần một năm, lúc tình cảm đã trở nên gắn bó, Thươngnhắc đến chuyện kết hôn thì mới tá hỏa vì sếp đã có vợ con bên Hàn. Rồi chuyệncặp với sếp vỡ lở, khắp công ty xì xào bàn tán. Mọi người nhìn Thương với ánhmắt ghẻ lạnh và khinh bỉ. Thương bị cô lập. Chỗ này “Loại người có mới nới cũ,ăn cháo đã bát thì không tốt đẹp đâu” chỗ kia “Con này nó đáo để thật, cua hẳnsếp Hàn cơ đấy. Giờ thì ê mặt rồi, ông ấy có vợ đẹp con ngoan bên Hàn rồi. Ngồiđấy mà mơ thôi. Chả khác gì như đứa qua đường thôi. Ông ấy chơi chán thì bỏ…”khiến Thương càng thêm ê chề nhục nhã. Đã thế, để tránh hậu quả, anh sếp Hàn cònlàm đủ mọi cách cho Thương nghỉ việc.
Sau đó, Thương phải xin sang làm việc văn phòng ở một công ty khác. “Em quaylại với Cường (trưởng phòng sản xuất công ty cũ) và anh ấy chấp nhận sự quay lạicủa em. Chúng em qua lại sống với nhau như vợ chồng. Anh ấy cũng vẽ cho em viễncảnh tương lai rất tươi sáng... Nếu không có cái ngày đen tối ấy…”. Thương gạtnước mắt lăn dài trên gò má vẫn còn những vết thâm tím nói tiếp: “Một lần tìnhcờ em thấy Cường dẫn một cô gái lạ vào nhà nghỉ. Hai người tỏ ra rất thân mật.Em đi theo và vào tận nơi mới biết hắn và cô ả đã qua lại rất nhiều lần. Em ậpvào thì thấy cảnh họ đang âu yếm nhau. Ức không chịu được em nhảy vào ẩu đả vớicon bé đó… Cường không bênh vực em mà còn tát em một cái như trời giáng. Emkhông bao giờ quên câu nói của hắn “Đó là cái giá của kẻ phản bội! Nhục nhã quáchị ạ”.
Minh Anh
" alt="Kết cục bi thảm của nữ công nhân âm mưu cặp bồ với sếp"/>
Kết cục bi thảm của nữ công nhân âm mưu cặp bồ với sếp
Sống ngày nào lo lắng ngày đóNgay trung tâm sầm uất TP.HCM, chung cư Nguyễn Công Trứ , P.Cầu Ông Lãnh, Q.1 được xây dựng từ trước năm 1975. Xây dựng trên khu đất có diện tích đất chỉ 268m2, đây là nơi sinh sống của 28 hộ gia đình.
Có tuổi thọ hơn 40 năm, hệ thống kỹ thuật của chung cư Nguyễn Công Trứ hiện đã quá xuống cấp, nhiều hạng mục hư hỏng nặng, môi trường vệ sinh ẩm thấp khiến cho chất lượng cuộc sống của những cư dân tại đây không được đảm bảo, tâm trạng bất an.
 |
Hàng lang chung cư Nguyễn Công Trứ, Q.1. |
Sống tại căn hộ 25, tầng 2 chung cư Nguyễn Công Trứ mấy chục năm qua, bà Trần Thị Mỹ Lệ cho hay, cơ sở vật chất của toà nhà đã xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt mảng tường ngoài ban công có nhiều vết nứt hiện rõ.
“Thỉnh thoảng, nằm trong nhà nghe cái rầm chạy ra thì thấy trần nhà rơi xuống, nhất là những khi trời mưa, không ai dám ra ban công vì sợ sập lúc nào không hay. Còn bình thường chỉ dám ra phơi đồ rồi chạy vội vào, sống ngày nào lo lắng ngày đó”, bà Lệ nói.
 |
Bê tông bị bong tróc, lộ lõi thép tại chung cư Nguyễn Công Trứ. |
Men theo dãy hành lang tối với đồ đạc để lộn xộn hai bên, PV VietNamNetgặp ông Nguyễn Hoàng Hùng, cư dân tại tầng 4 chung cư. Ông Hùng chia sẻ, hiện tại trong chung cư có nhiều trường hợp 1 căn hộ 30-40 m2 có tới 2-3 gia đình sống chung. Đáng nói, có những gia đình sống trong phòng trước đây là nhà vệ sinh, sau đó cải tạo lại thành phòng để ở, chật chội, bí bách vô cùng.
 |
Đây là căn phòng của một hộ gia đình được cải tạo từ nhà vệ sinh. |
“Mỗi khi trời mưa, mùi hôi thối bốc lên rất kinh khủng. Mặc dù sống ngay trung tâm thành phố hiện đại thế nhưng điều kiện sống của các cư dân nơi đây rất tệ”,bà Tài Thị Hiệp, cư dân tại tầng 1 chung cư Nguyễn Công Trứ cho biết thêm về trình trạng xuống cấp của chung cư.
 |
Căn hộ chưa đầy 40m2 này tại chung cư Nguyễn Công Trứ, Q.1 là nơi sinh sống của 2 gia đình. |
 |
Lối đi chung cư Nguyễn Công Trứ, Q.1 được ngăn ra, là nơi sinh sống của hai người vô gia cư. |
Tương tự, cũng nằm ngay trung tâm Q.1, chung cư Lê Thị Riêng hiện đang trong tình trạng xuống cấp khiến các cư dân tại đây bất an.
Chỉ vào các bức tường đầy rong rêu và loang lổ các vết thấm nước, cư dân ở đây cho hay tình trạng này đã xảy ra nhiều năm nhưng đến nay vẫn chưa được khắc phục, lối lên xuống cầu thang lúc nào cũng có nước dột, phải lau liên tục.
 |
Bức tường chi chít vết thấm và nứt tại chung cư Lê Thị Riêng, Q.1. |
Ông Vũ Đức Minh Phú, cư dân ở tầng 2 chung cư Lê Thị Riêng cho hay, hệ thống điện của chung cư không đảm bảo ở mức cơ bản. Lối đi ở tầng trệt luôn trong tình trạng tối om, có căn hộ không có ánh sáng tự nhiên, phải bật đèn 24/24. Tường bị thấm nước lâu ngày, gõ tay vào nghe tiếng lộp cộp không biết đổ sập lúc nào?
Di dời chậm trễ, không đồng nhất
Là chung cư được xác định cấp D, tức nguy hiểm cần di dời khẩn cấp nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho cư dân, tuy nhiên chung cư Trúc Giang nằm trên đường Lê Văn Linh, Q.4 mới chỉ di dời được khoảng 10/100 hộ dân.
Cầm quyết định phê duyệt bố trí tạm cư tại địa chỉ mới, bà Thành mừng rỡ cho biết, cuối cùng gia đình bà cũng được chuyển đến chỗ ở mới. Nhiều năm qua, gia đình bà Thành phải sống trong nơm nớp, lo sợ toà nhà sập. Ngoài ra, tình trạng rỉ nước, bốc mùi hôi thối do rò rỉ đường ống thoát nước ảnh hướng đến sức khoẻ.
Theo một số hộ dân khác ở chung cư Trúc Giang, trong thời gian chờ cải tạo chung cư, họ đã đăng ký tạm cư nhưng vẫn chưa được giải quyết. Vì không có điều kiện thuê nhà nên những hộ dân vẫn phải tiếp tục cuộc sống trong chung cư xuống cấp này.
 |
Dù đã xuống cấp nghiêm trọng, tại chung cư Trúc Giang vẫn còn nhiều hộ dân chưa được bố trí tạm cư. |
Tính đến năm 2016, trên địa bàn TP.HCM có 474 chung cư cũ được xây dựng trước năm 1975. Phần lớn những chung cư này đã xuống cấp, hư hỏng. Không được bảo trì, sửa chữa nên ảnh hướng đến kết cấu chịu lực công trình, không đảm bảo an toàn.
Theo UBND TP.HCM, tình trạng pháp lý sở hữu căn hộ tại những chung cư này phức tạp, vừa có sở hữu riêng của tư nhân, sở hữu nhà nước cho thuê, lấn chiếm, chuyển nhượng sang tay bất hợp pháp. Hầu hết các hộ dân trong chung cư đều là người có thu nhập thấp.
Giai đoạn 2016 – 2019, TP.HCM đã tháo dỡ 9 chung cư cũ (3 chung cư cấp D) và sửa chữa, cải tạo 116 chung cư. Tổng cộng đã cải tạo, sửa chữa hoặc đã tháo dỡ chuẩn bị khởi công 125/237 chung cư, đạt tỷ lệ 52,74% so với mục tiêu giai đoạn 2016 – 2020.
Năm nay, TP.HCM phấn đấu hoàn tất cải tạo hoặc tháo dỡ đầu tư xây mới 114 chung cư. Trong đó, hoàn tất di dời tại 9 chung cư cấp D để tháo dỡ đầu tư xây mới, đảm bảo hoàn thành kế hoạch đề ra.
Mặc dù UBND TP.HCM đã có cơ chế, giải pháp như ban hành tiêu chí điều chỉnh tăng chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc tại chung cư cũ và phân cấp cho UBND quận thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng, tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn.
Những chung cư có kết quả kiểm định không phải cấp D nhưng đã xuống cấp cần tháo dỡ để xây mới, theo quy định có 2 phương án giải quyết, đó là phải có 100% chủ sở hữu đồng ý tháo dỡ, xây dựng mới hoặc triển khai như một dự án đầu tư xây dựng thông thường theo phương thức chỉnh trang đô thị.
Trong khi phương án 1 rất khó đạt được thì phương án 2 lại mất nhiều thời gian để nhận được sự đồng thuận của người dân trong khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Ngoài bất cập trong việc bố trí quỹ nhà tạm cư tại khu vực có chung cư cũ, vướng mắc khác là UBND TP.HCM không kêu gọi được nhà đầu tư xây mới chung cư cũ. Bởi phần lớn chung cư cấp D có diện tích đất nhỏ (dưới 1.000m2), nếu xây mới thì quy mô công trình mới không đủ để bố trí tái định cư tại chỗ và thu hồi vốn.
Giải pháp là cần phải mở rộng ranh, trong đó nếu kế cận các khu đất công sản thì có thể thực hiện. Tuy nhiên, theo UBND TP.HCM, trình tự thủ tục để sử dụng, giải phóng mặt bằng các khu đất công là rất lâu.

Mưa lớn, dân chung cư cũng tát nước như ở nhà phố
Sống trên các tầng cao nhà chung cư nhưng nhiều hộ dân vẫn phải vất vả tát nước ra khỏi căn hộ khi trời mưa lớn. Chuyện lạ này xảy ra tại chung cư Tecco Town Bình Tân, quận Bình Tân, TP.HCM.
" alt="Sống trong nhà vệ sinh, lối đi ở chung cư ‘chờ sập’ ngay trung tâm TP.HCM"/>
Sống trong nhà vệ sinh, lối đi ở chung cư ‘chờ sập’ ngay trung tâm TP.HCM

Hàng loạt sự kiện giới thiệu những nét tinh hoa văn hoá truyền thống độc đáo sẽ được tổ chức để hướng tới Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11).Cao Bằng chuẩn bị đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO
Đẹp nao lòng hình ảnh các di sản vật thể ở Việt Nam
Vẻ đẹp văn hoá phi vật thể của Việt Nam dưới góc nhìn nhiếp ảnh
BQL Phố cổ Hà Nội sẽ phối hợp cùng các tổ chức - cá nhân, tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11 với chủ đề “Nét xưa”. Thời gian khai mạc vào 19h30 ngày 23/11 tại TT Giao lưu văn hóa Phố cổ Hà Nội.
Vào hồi 14h ngày 18/11 tại địa điểm này sẽ diễn ra sự kiện tọa đàm và trình diễn nghệ thuật Hát Xẩm. Sự kiện này hội tụ các CLB Hát Xẩm đến từ các địa phương: Hà Nội, Ninh Bình, Hải phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa... Có sự tham dự của các nghệ sỹ, nghệ nhân gạo cội của nghệ thuật hát Xẩm.
Tại sự kiện này, lịch sử phát triển nghệ thuật hát xẩm, những đặc điểm của nghệ thuật hát xẩm, những vấn đề về bảo tồn nghệ thuật hát xẩm sẽ được các nghệ sĩ, nghệ nhân, các nhà nghiên cứu và công chúng cùng trao đổi. Nhiều bài hát xẩm đặc sắc sẽ được biểu diễn tại chương trình này.
 |
Lịch sử phát triển nghệ thuật hát xẩm, những đặc điểm của nghệ thuật hát xẩm, những vấn đề về bảo tồn nghệ thuật hát xẩm sẽ được các nghệ sĩ, nghệ nhân, các nhà nghiên cứu và công chúng cùng trao đổi tại TT giao lưu văn hoá Phố Cổ. |
Trong khuôn khổ sự kiện, từ ngày 23/11 đến 2/12 sẽ có phần giới thiệu, trình diễn trang phục áo dài và giao lưu âm nhạc truyền thống giữa hai miền Bắc – Trung với chủ đề: “Hương sắc Cố đô”.
Từ ngày 23/11 - 2/12, tại tầng 1 - Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội còn có trưng bày hiện vật giới thiệu về mỹ thuật Huế, y phục xưa, một số hiện vật cổ có những nét đặc trưng và phong cách Huế và nhạc cụ Cung đình Huế, Nhạc khí Nhã nhạc Cung đình Huế.
Ngày 23/11, tại tuyến phố đi bộ Đào Duy Từ sẽ giới thiệu trình diễn giao lưu trang phục áo dài và âm nhạc truyền thống hai miền Bắc – Trung.
Ngày 24/11, tại tầng 3 - Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội sẽ diễn ra chương trình đặc biệt chào mừng ngày Di sản văn hóa Việt Nam với chủ đề “Ai vô xứ Huế, Ai ra Bắc thành”.
Xứ Huế và Bắc Thành là hai trung tâm văn hóa của Việt Nam với những nền âm nhạc đặc trưng tiêu biểu. Huế là đất đế kinh của vương triều nhà Nguyễn, Bắc thành là tên gọi của đất Thăng Long, Đông Đô được đặt ra bởi Gia Long Hoàng Đế vào đầu thế kỷ 19. Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.
Bắc thành với sự kế thừa văn hóa của Thăng Long – Đông Đô có vốn cổ âm nhạc đa dạng với các lối hát cửa đình, hát tuồng bắc, hát chèo, hát chầu văn và hát xẩm.
Buổi trình diễn âm nhạc của hai miền đất văn hiến mang tựa đề “Ai vô xứ Huế, ai ra Bắc thành” là một món quà ý nghĩa nhân kỷ niệm 14 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam và cũng là 15 năm Nhã nhạc Cung đình Huế được UNESCO ghi tên vào Danh mục Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, nhằm giới thiệu tới khán giả Việt Nam và quốc tế những giá trị tinh hoa trong âm nhạc cổ truyền Việt Nam.
Câu chuyện âm nhạc của xứ Huế và Bắc thành sẽ được thể hiện bởi những bậc thầy ca nhạc hai miền: giọng ca Huế trữ tình, quyền quý của nghệ nhân Thanh Tâm cùng hòa quyện với giọng ca Bắc của NSND Thanh Hoài, tiếng hồ xẩm ấm áp của NSND Xuân Hoạch cùng vang vọng với giọng nhị Huế trầm tư của nghệ nhân Trần Thảo…
Các nghệ sĩ, nghệ nhân cổ nhạc nguyên gốc xứ Huế đến từ câu lạc bộ Nhã nhạc và ca Huế Phú Xuân, phần nhạc cổ đồng bằng Bắc Bộ sẽ được thể hiện bởi các nghệ sĩ, nghệ nhân của nhóm Đông Kinh cổ nhạc như: NSND Mẫn Thu, NSND Minh Gái, NSƯT Kiều Oanh, NSND Xuân Hoạch, NSND Thanh Hoài, NSND Mạnh Phóng, NSƯT Thúy Ngần, NSƯT Kim Liên với các bài tuồng bắc, ca trù, xẩm, chèo cổ, chầu văn.
Tọa đàm “Tục thờ Tổ nghề ở Việt Nam dưới góc nhìn đạo Hiếu” và triển lãm ảnh một số nghề truyền thống gắn với các Đình tổ Nghề trong khu phố cổ Hà Nội. Thời gian diễn ra tọa đàm vào 9h ngày 24/11 tại Đình Kim Ngân – 42 Hàng Bạc, Hà Nội.
Nhân dịp này, BQL Phố cổ Hà Nội phối hợp với nhà nghiên cứu trà Cao Sơn tổ chức hoạt động văn hóa với chủ đề: “Nét nhạc thanh trong lòng phố thị” giới thiệu tới du khách về các thú chơi tao nhã của người Hà Nội: thú chơi cây cảnh, thú chơi chim, văn hóa trà Việt. Thời gian từ ngày 23/11 đến 25/11tại Ngôi nhà di sản - 87 Mã Mây, Hà Nội.
Tình Lê
" alt="Hà Nội tổ chức loạt sự kiện văn hoá hướng tới Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam"/>
Hà Nội tổ chức loạt sự kiện văn hoá hướng tới Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam