当前位置:首页 > Giải trí > Nhận định, soi kèo Alaves vs Real Madrid, 21h15 ngày 13/4: Phải thắng thôi Los Blancos 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
Theo báo cáo mới nhất từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số phân khúc xe đa dụng giảm tới 34,7% trong tháng 8. Hai dòng xe SUV và Crossover bán ra 2.860 chiếc, chiếm 45,9% tổng doanh số xe du lịch bán ra của toàn thị trường trong tháng 8/2021.
![]() |
Top 5 xe đa dụng bán chạy tháng 8/2021 |
Top 5 xe bán chạy nhất phân khúc xe đa dụng tháng vừa qua chứng kiến sự xáo trộn ở nhiều vị trí đầu. Đáng kể nhất là KIA Seltos bất ngờ tăng trưởng ấn tượng và chiếm vị trí số 1, đẩy Hyundai SantaFe xuống 2 bậc trong bảng xếp hạng.
Những cái tên còn lại vẫn là các mẫu Toyota Corolla Cross, Mazda CX-5 và Honda CR-V nhưng với doanh số giảm đáng kể so với tháng 7.
Dưới đây là 5 mẫu xe đa dụng bán chạy nhất tháng 8/2021:
1. KIA Seltos: 832 chiếc
![]() |
KIA Seltos đã có tăng trưởng doanh số dương trong khi hầu hết các mẫu xe đều bết bát trong tháng vừa qua. |
KIA Seltos là cái tên duy nhất trong top 10 xe bán chạy có doanh số tăng trưởng dương. Tháng 8/2021, Seltos bán ra được 832 chiếc, tăng 8,5% so với tháng 7 (với 767 chiếc). Điều này khiến mẫu Crossover của KIA dẫn đầu phân khúc xe đa dụng bán chạy nhất trong tháng 8.
Ngay sau khi ra mắt vào đầu tháng 8/2020, KIA Seltos đã tạo nên một làn gió mới bởi ngoại hình năng động và nhiều trang bị tiện nghi, phù hợp với các khách hàng trẻ. Mẫu xe này ngay lập tức trở nên “hot” và liên tục đứng ở những vị trí cao trong top 5 mẫu SUV/Crossover bán chạy nhất. Đồng thời, soán ngôi “vua” phân khúc SUV cỡ nhỏ của Hyundai Kona.
Kia Seltos được THACO lắp ráp trong nước và đưa ra thị trường 4 phiên bản là Deluxe 1.4Turbo, Luxury 1.4Turbo, Premium 1.4Turbo và Premium 1.6 với giá bán từ 599 triệu đến 719 triệu đồng.
2. Toyota Corolla Cross: 759 chiếc
![]() |
Toyota Corolla Cross là mẫu xe được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan |
Trong khi tháng 7/2021, Toyota Corolla Cross đạt doanh số 863 chiếc, thì tháng 8 vừa qua, mẫu xe này bán được 759 chiếc, giảm 12 % nhưng vẫn giữ vững vị trí thứ hai phân khúc. Doanh số cộng dồn trong 8 tháng đầu năm 2021 của Toyota Corolla Cross đạt 7.281 chiếc.
Toyota Corolla Cross hiện là mẫu xe mới thành công nhất của Toyota Việt Nam khi liên tục duy trì lượng bán tốt, trong khi các mẫu Rush, Avanza hay Wigo đều bán chậm. Giá xe Toyota Corolla Cross mới nhất dao động từ 720-918 triệu đồng cho 3 phiên bản, với mỗi phiên bản là 2 lựa chọn màu sắc khác nhau.
3. Hyundai SantaFe: 390 chiếc
![]() |
Hyundai SantaFe 2021 tụt 2 bậc so với tháng trước trong phân khúc SUV/Crossover |
Tháng 8 vừa qua, Hyundai SantaFe chỉ bán được 390 chiếc, giảm hơn 57% so với tháng trước 7 (với 912 chiếc). Điều đó đã khiến mẫu xe này tụt 3 bậc so với tháng trước trong top 5 xe đa dụng bán chạy nhất. Doanh số cộng dồn trong 8 tháng đầu năm 2021 của SantaFe đạt 6.750 chiếc.
Hyundai SantaFe 2021 mới ra mắt vào tháng 5 vừa qua, được TC Motor lắp ráp trong nước với 2 lựa chọn động cơ: 2.2L diesel và 2.5L máy xăng, cho ra tất cả 6 phiên bản, đi kèm hộp số tự động 6 cấp. Giá bán niêm yết của Hyundai SantaFe đang dao động từ từ 1,03-1,34 tỷ đồng.
4. Mazda CX-5: 332 chiếc
![]() |
Mazda CX-5 là mẫu xe bán chạy nhất của THACO-MAZDA tại Việt Nam |
Với doanh số 332 chiếc bán ra trong tháng 8, Mazda CX-5 đã giảm 190 xe so với tháng trước, tương đương giảm 36,4%. Tuy vậy, doanh số này cũng đủ để Mazda CX-5 tăng 1 bậc so với tháng trước trong phân khúc, vượt qua đối thủ Honda CR-V.
Hiện, Mazda CX-5 được THACO lắp ráp trong nước và giới thiệu ra thị trường tới 6 phiên bản, sử dụng loại động cơ 2.0L và 2.5L kết hợp hộp số tự động 6 cấp. Giá bán của Mazda CX-5 dao động từ 829 triệu đến 1,04 tỷ đồng.
5. Honda CR-V: 330 chiếc
![]() |
Doanh số của Honda CR-V chỉ kém mẫu xe đối thủ Mazda CX-5 đúng 2 chiếc trong tháng 8 vừa qua. |
Với 330 chiếc được bán ra, doanh số của Honda CR-V giảm 16,5% so với tháng 7. Tuy doanh số này vẫn đủ để mẫu xe của Honda đứng trong top 5 xe đa dụng bán chạy nhất, nhưng CR-V đã bị đối thủ Mazda CX-5 vượt mặt với vỏn vẹn 2 chiếc xe. Hiện, CR-V là mẫu xe bán chạy nhất của Honda tại Việt Nam.
Honda CR-V đang được lắp ráp trong nước với 3 phiên bản, cùng sử dụng động cơ 1.5L turbo, giá bán niêm yết từ 998 triệu đến 1,118 tỷ đồng, chưa kể một số khuyến mại, giảm giá khá sâu từ các đại lý.
Ngoài các mẫu xe có mặt trong top 5, doanh số của một số cái tên khác trong phân khúc SUV/Crossover tháng 8/2021 như sau:
- Vinfast Lux A2.0: 254 chiếc;
- Hyundai Tucson: 243 chiếc;
- Hyundai Kona: 116 chiếc;
- KIA Sorento: 112 chiếc;
- Mazda CX-8: 90 chiếc
- Toyota Fortuner: 69 chiếc;...
Hoàng Hiệp
Bạn đánh giá gì về 5 mẫu xe bán chạy nói trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Trân trọng mời bạn đọc gửi tin, bài, ảnh, video cộng tác về Ban Ô tô xe máy – Báo VietNamNet theo địa chỉ email: Otoxemay@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn!
Lần đầu tiên có đến 9/10 cái tên trong top xe bán chạy nhất tháng đều chỉ đạt doanh số dưới 1.000 chiếc. Thậm chí Mazda CX-5 dù chỉ bán ra được hơn 300 chiếc cũng đẩy Vinfast Lux A2.0 bật top để đứng trong bảng xếp hạng này.
" alt="Top 5 xe đa dụng tháng 8/2021: Seltos 'ngược dòng', đẩy SantaFe tụt hạng"/>Top 5 xe đa dụng tháng 8/2021: Seltos 'ngược dòng', đẩy SantaFe tụt hạng
Làn sóng đầu tư mới này được hậu thuẫn bởi chính phủ Thái Lan nhằm hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi khoảng 30% sản lượng xe hàng năm sang xe điện vào năm 2030.
Làn sóng đầu tư vào thị trường xe điện ở Thái Lan
Great Wall Motor của Trung Quốc đã sớm "đánh cược" vào Thái Lan khi mua lại nhà máy sản xuất của GM vào năm 2020. Theo kế hoạch, hãng xe Trung Quốc sẽ chi 647,38 triệu USD để biến nhà máy này trở thành một trung tâm sản xuất xe điện và xe hybrid cho khu vực Đông Nam Á.
Great Wall sẽ bắt đầu sản xuất mẫu xe điện Ora Good Cat tại Thái Lan vào năm tới, đồng thời đưa các công ty con như MIND Electronics, HYCET và Nobo Auto – là các công ty sản xuất điện tử, hệ thống truyền động và ghế ngồi gia nhập dây chuyền.
SAIC Motor, công ty sở hữu MG Motor và có quan hệ đối tác với tập đoàn Charoen Pokphand Group của Thái Lan đã ra mắt mẫu xe điện đầu tiên tại Thái Lan vào năm 2019. Hồi tháng 4 năm nay, SAIC cho biết công ty sẽ đầu tư 500 triệu baht để mở rộng nhà máy sản xuất linh kiện và pin xe điện hiện có.
Gã khổng lồ xe điện Trung Quốc BYD cũng đang đầu tư 17,9 tỷ baht để thành lập một cơ sở mới ở Thái Lan. Nơi đây sẽ bắt đầu sản xuất 150.000 xe du lịch/năm từ năm 2024, và một phần trong số đó sẽ được xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á và châu Âu.
Hãng Hozon cũng đang hợp tác với Đại hội đồng Bangchan của Thái Lan để bắt đầu sản xuất mẫu xe điện Hozon Neta V chạy điện trong năm tới. Công ty Chongqing Changan có quan hệ đối tác với Mazda và Ford sẽ đầu tư 9,8 tỷ baht để thành lập nhà máy xe điện dẫn động bên phải đầu tiên ngoài Trung Quốc. GAC Aion, công ty con của tập đoàn GAC đang có kế hoạch đầu tư hơn 6,4 tỷ baht để sản xuất xe điện ở Thái Lan.
Hãng Chery của Trung Quốc cũng được cho là “rất quan tâm” đến việc đầu tư vào Thái Lan và đang lên kế hoạch gia nhập thị trường này vào đầu năm tới. Nhà sản xuất ô tô Trung Quốc Geely đang trong giai đoạn đầu của kế hoạch thâm nhập thị trường Thái Lan để sản xuất các mẫu xe nhập khẩu và sản xuất trong nước.
Bước đầu thành công
Làn sóng đầu tư của các hãng xe điện Trung Quốc đang giúp thúc đẩy sự phổ biến của xe điện ở Thái Lan. Trong nửa đầu năm 2023, đã có hơn 31.000 xe điện đã được đăng ký mới tại Thái Lan, cao hơn gấp 3 lần so với tổng xe điện được đăng ký trong cả năm 2022.
Chưa kể, khoảng cách về giá bán giữa xe điện và xe sử dụng động cơ đốt trong cũng được thu hẹp lại, một phần là do trợ cấp của chính phủ. Nhờ đó, xe điện trở thành đối tượng “dễ tiếp cận” hơn đối với nhiều người tiêu dùng ở Thái Lan.
Ông Hajime Yamamoto, người đứng đầu phòng tư vấn của Viện nghiên cứu Nomura ở Thái Lan cho biết các hãng xe điện Trung Quốc có thể giành ít nhất 15 điểm phần trăm từ thị phần của các công ty Nhật Bản trong 10 năm tới nhờ các mẫu xe điện giá rẻ.
Tại thị trường xe điện Thái Lan, BYD đang là hãng xe điện dẫn đầu về doanh số. Tiếp theo sau đó là công ty SAIC, Hozon và “ông lớn” xe điện Tesla của Mỹ.
Minh Nhật(Theo Reuters)
Thái Lan trở thành 'miền đất hứa' thu hút các hãng xe điện Trung Quốc.
![]() | ![]() |
Võ Hạ Trâm hóa cô gái Ấn Độ, tiếp tục thể hiện loạt ca khúc với bản phối hiện đại: Chợt như giấc mơ, Girl on firevà Về với em. Nữ ca sĩ gửi lời tri ân khán giả trong chặng đường 16 năm ca hát và mong nhận được tình yêu thương trong thời gian tới.
![]() | ![]() | ![]() |
Chương trình do Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn TP.HCM tổ chức, Trung tâm Ca nhạc nhẹ Thành phố thực hiện. NSƯT Nguyễn Thị Thanh Thúy chỉ đạo nghệ thuật, Dương Thảo làm đạo diễn.
Võ Hạ Trâm, Quang Linh, Hiền Thục hội ngộ trên cùng một sân khấu
Tuy nhiên, chuyên gia Gusnul Yakin đứng về phía ủng hộ PSSI và HLV Shin, khuyên họ không cần đáp lại những cuộc bút chiến trên truyền thông. Theo ông, quyết định này có cả ưu và nhược điểm, nhưng đúng đắn và hợp lý. "Vô địch AFF Cup cũng quan trọng", Yakin nói với Bola. "Nhưng duy trì đẳng cấp của ĐTQG để trở thành hổ ở châu Á thậm chí còn quan trọng hơn nhiều".
Chuyên gia Indonesia: 'Làm hổ ở châu Á quan trọng hơn vô địch AFF Cup'
Đảo Vũ Yên còn nắm giữ vị trí trung tâm của những tuyến giao thông “huyết mạch”. Theo quy hoạch chung, tuyến đường Vành đai 3 của Hải Phòng sẽ chạy qua đảo Vũ Yên thông qua cầu Ngô Quyền bắc qua sông Cấm và cầu bắc qua sông Ruột Lợn. Đây sẽ là tuyến kết nối TP. Thủy Nguyên tương lai với điểm đầu của cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Hải Phòng - Quảng Ninh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và công nghiệp của thành phố cảng.
Cùng với những cây cầu đã và đang được xây dựng như: cầu Vũ Yên I, cầu Hoàng Gia, đảo Vũ Yên còn là điểm hội tụ tạo nên chuỗi kết nối không - thủy - bộ đồng bộ. Từ đây, chỉ mất 5 phút để đến trung tâm thành phố Hải Phòng hay Thuỷ Nguyên - trung tâm hành chính trong tương lai; khoảng 1 giờ để đến với Thủ đô Hà Nội; và khoảng 2 - 4 giờ bay từ các sân bay Cát Bi, Vân Đồn, Nội Bài…
Sự vượt trội nói trên là lý do Vingroup lựa chọn đảo Vũ Yên để phát triển Vinhomes Royal Island. Đây là dự án “siêu phẩm” dành cho những người có nhu cầu về lối sống độc đáo và những trải nghiệm khác biệt, với những tiện ích thượng lưu tiên phong tại Việt Nam.
Những đặc quyền thượng lưu tại Vinhomes Royal Island
Tại dự án Vinhomes Royal Island, những chuẩn mực mới về một sản phẩm siêu sang đang được Vinhomes thiết lập bằng hệ sinh thái xanh và những tiện ích sang trọng, đẳng cấp quốc tế. Một khu đô thị sống hội tụ đầy đủ các tiện ích thượng lưu sẽ xuất hiện tại Hải Phòng, giúp cư dân được hưởng thụ những đặc quyền vốn dành riêng giới “one percent” - tầng lớp siêu giàu.
Cư dân Vinhomes Royal Island tương lai có thể bắt đầu một ngày mới bằng bữa sáng tại bãi biển riêng ngay sau nhà. Bãi cát trắng, tiếng sóng rì rào và những hàng cọ xanh đánh thức mọi giác quan. Tiếp đó tại Học viện cưỡi ngựa Hoàng Gia, những chú ngựa thuần chủng đắt giá sẽ mang tới cho cư dân trải nghiệm vận động thú vị như những quý tộc thực sự.
Buổi chiều tại Vinhomes Royal Island có thể bắt đầu bằng một buổi đánh golf cùng bạn bè, đối tác tại sân golf 36 hố 160ha đẳng cấp hàng đầu Đông Nam Á. Còn với ai yêu thích sự nhẹ nhàng, thảnh thơi thì có thể chọn dạo bộ tại công viên vui chơi giải trí gia đình VinWonders Royal Park với vườn thú mở Safari. Đây là nơi trẻ em có thể vui chơi, tương tác cùng thú lành và trải nghiệm các trò chơi gia đình sôi động.
Đến khi mặt trời dần khuất bóng, những cư dân tinh hoa sẽ cùng thưởng thức bữa tối và ngắm cảnh hoàng hôn trên du thuyền cá nhân với bến du thuyền cao cấp quy mô gần 10ha, bố trí 300 chỗ neo đậu du thuyền mọi kích cỡ.
Một ngày sẽ kết thúc hoàn hảo với việc dạo bộ tại phố đi bộ, văn hóa, vui chơi, mua sắm, ẩm thực bờ sông dài và đẹp hàng đầu Việt Nam. Đây là nơi cư dân tương lai được thưởng thức “mỹ vị nhân gian” tại các phố chợ ẩm thực đặc sắc. Gần 2.000 căn shop đa dạng dịch vụ, phố đi bộ hứa hẹn mang tới các trải nghiệm mua sắm, vui chơi giải trí độc đáo.
Cùng với bộ sưu tập những tiện ích độc quyền của Vinhomes Royal Island, cư dân của “thành phố đảo hoàng gia” còn được sống một cuộc sống hoàn hảo với hệ sinh thái all-in-one mang phong cách Vingroup. Từ an ninh, giáo dục, y tế, mua sắm cho tới các hoạt động cộng đồng…tất cả sẵn sàng mang tới những trải nghiệm sống trọn vẹn nhất cho cư dân tinh hoa.
Phương Cúc
" alt="Lý do Vingroup chọn Hải Phòng là nơi phát triển dự án ‘đảo thượng lưu’ "/>Lý do Vingroup chọn Hải Phòng là nơi phát triển dự án ‘đảo thượng lưu’
Tháng 6/2006, đồng chí Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch Quốc hội. Vừa thực thi trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan lập pháp của Nhà nước với nhiều đổi mới trong tổ chức, điều hành các hoạt động của Quốc hội, đồng chí tiếp tục giữ vai trò người phụ trách công tác lý luận của Đảng.
Đặc biệt, đồng chí là người được Bộ Chính trị giao trách nhiệm làm Phó trưởng thường trực Tiểu ban Văn kiện, trực tiếp chỉ đạo toàn bộ việc nghiên cứu tổng kết thực tiễn, chuẩn bị nội dung cho báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương trình Đại hội 11 của Đảng và bổ sung, phát triển Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH – xây dựng nên Cương lĩnh năm 2011.
Từ năm 2011 - 2016 (khóa XI), đồng chí Nguyễn Phú Trọng là Tổng Bí thư, đồng thời cũng là người thay mặt Bộ Chính trị trực tiếp phụ trách công tác lý luận của Đảng. Đồng chí yêu cầu 6 tháng một lần làm việc với thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương và dù rất bận với công việc của người lãnh đạo cao nhất của Đảng, không bao giờ đồng chí lỗi hẹn hoặc thay đổi lịch làm việc.
Mỗi một lần làm việc là một lần đồng chí kiểm tra, đánh giá công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, nhắc nhở, động viên ban lãnh đạo Hội đồng Lý luận Trung ương trong công việc chuyên môn và gợi ý những vấn đề mới đặt ra mà Hội đồng Lý luận Trung ương cần tập trung nghiên cứu, tổng kết.
Tổng Bí thư yêu cầu: “Nghiên cứu lý luận là phải trên cơ sở nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà đi sâu vào thực tiễn để phát hiện, phân tích, đánh giá, tổng kết những vấn đề mới phát sinh, tìm ra cái mới, dự báo được chiều hướng vận động, phát triển của các lĩnh vực đời sống. Làm được như thế mới thực sự đóng góp được cho công cuộc đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước. Nếu chỉ ngồi sau bàn giấy hay sao chép lại những bài vở cũ thì làm sao tìm ra được cái mới, làm sao có lợi cho ai”.
Từ nhiệm kỳ Đại hội 12 của Đảng, do yêu cầu công việc chung, đồng chí Nguyễn Phú Trọng giao công việc phụ trách trực tiếp công tác lý luận của Đảng cho đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị - Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương. Mặc dù không trực tiếp phụ trách nhưng đồng chí vẫn thường xuyên theo dõi các hoạt động nghiên cứu tổng kết lý luận, thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với các đồng chí Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, gợi ý những vấn đề mới cần quan tâm nghiên cứu, hoặc giao nhiệm vụ nghiên cứu, tìm ra lời giải về cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn.
Cả cuộc đời gắn bó với công tác lý luận của Đảng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng cũng là người rất nghiêm túc, thận trọng và cầu thị đối với các vấn đề lý luận. Đồng chí thường nhắc nhở: “Cái gì nghiên cứu kỹ, thấy thật sự rõ rồi hãy đưa ra áp dụng vào thực tế, tổ chức thực hiện; nếu còn thấy chưa rõ, còn có nghi ngờ thì cần phải nghiên cứu tiếp cho rõ hãy làm!”.
Trong từng bài viết, bài nói có liên quan đến các vấn đề lý luận chính trị, đồng chí đều yêu cầu văn phòng đưa đi hỏi ý kiến các cơ quan, đơn vị khoa học, các chuyên gia, nhà nghiên cứu có liên quan. Có khi, đồng chí chỉ định trực tiếp người phải xin ý kiến góp ý. Khi nhận được ý kiến góp ý, đồng chí đều đọc rất kỹ, trực tiếp tiếp thu, sửa chữa vào bài viết.
Có lần, đồng chí còn phát hiện cả những ý kiến, nội dung đã trùng lặp với các tài liệu cũ. Đôi khi, đồng chí còn cho mời người góp ý đến để trao đổi, làm rõ vấn đề tại sao tiếp thu hay không tiếp thu.
Có lần khi trao đổi về ý kiến đề nghị đưa nội dung về “hệ thống chính trị” vào cùng với “xây dựng Đảng” thành một trụ cột chính sách là “xây dựng Đảng, hệ thống chính trị là then chốt”, đồng chí giải thích: “Ta phải hiểu rằng, nói xây dựng Đảng là then chốt xuất phát từ cái lý: Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thành công của cách mạng. Các đồng chí cán bộ, đảng viên nào không hiểu vấn đề này thì ta cần giải thích để cùng hiểu, cùng làm. Những người nghiên cứu lý luận mà không hiểu điều này thì rõ ràng là cách nghĩ hời hợt, là không thể chấp nhận được!”.
Có lẽ chính thái độ nghiêm túc, cầu thị, phương pháp làm việc bài bản, thận trọng, phương pháp tư duy sâu sắc, toàn diện, kết hợp với những trải nghiệm thực tiễn phong phú bằng nhiều con đường khác nhau đã giúp đồng chí Nguyễn Phú Trọng từ một người được đào tạo về ngữ văn trở thành một nhà lý luận xuất sắc của Đảng ta, có sự hiểu biết sâu sắc, phong phú về nhiều lĩnh vực của đời sống chính trị, xã hội của đất nước.
Di sản lý luận chính trị của đồng chí Nguyễn Phú Trọng rất to lớn. Đồng chí để lại hàng nghìn bài viết, gần 30 quyển sách. Nội dung các vấn đề trong di sản lý luận chính trị của đồng chí bao quát hầu hết các lĩnh vực đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
Đồng chí là người trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc nghiên cứu, tổng kết, chuẩn bị nội dung cho Cương lĩnh 2011. Có thể nói, với Cương lĩnh 2011, Đảng ta đã có bước tiến rất xa trong nhận thức lý luận về đường lối đổi mới, trong đó, vấn đề trung tâm, cốt tử là nhận thức lý luận về mô hình CNXH mang đặc thù Việt Nam, mô hình riêng của Việt Nam.
Trong mô hình đó, nhiều vấn đề lý luận đã tạo cơ sở cho việc xác định đặc trưng của CNXH mà nhân dân ta xây dựng, có những bước chuyển rất quan trọng, thể hiện sự vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng ta.
Đó là đặc trưng về kinh tế phản ánh những bước chuyển quan trọng: Từ kế hoạch hóa toàn bộ sang nền kinh tế gắn với thị trường; từ một thành phần sở hữu công cộng sang nhiều thành phần, đa sở hữu; từ quan hệ đơn tuyến theo ý thức hệ sang làm bạn, làm đối tác tin cậy với tất cả các nước trên thế giới; từ coi thành phần kinh tế tư nhân là đi ngược lại đường lối xây dựng CNXH sang coi kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước...
Hay đặc trưng về chính trị, trong đó chuyển từ chuyên chính vô sản sang hệ thống chính trị; từ Nhà nước đại diện cho lợi ích của một số giai cấp thành Nhà nước đại diện lợi ích cho toàn dân tộc; từ Nhà nước chuyên chính vô sản – Nhà nước XHCN sang nhà nước pháp quyền XHCN, thượng tôn pháp luật...
Hoặc đặc trưng về quốc phòng, an ninh, đối ngoại đã có những bước chuyển. Đó là chuyển sang quan hệ đa phương trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi, bảo vệ tốt nhất lợi ích quốc gia, dân tộc; đó là chuyển sang nguyên tắc “4 không” - không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; đó là từ xác định đối tác, đối tượng quan hệ quốc tế theo các chủ thể cố định sang xác định đối tác, đối tượng trên cơ sở lợi ích quốc gia, dân tộc, không phân biệt theo chủ thể...
Chính những bước chuyển to lớn về nhận thức lý luận của Đảng là tiền đề cho việc đổi mới chủ trương, chính sách, tạo nên những thành tựu có ý nghĩa lịch sử trong đổi mới, giúp cho nước ta chưa bao giờ có được “cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.
Là nhà lãnh đạo gánh vác những trọng trách đặc biệt quan trọng của Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng là nhà lý luận xuất sắc, gắn bó cả cuộc đời mình với công tác lý luận chính trị của Đảng. Những đóng góp về lý luận của đồng chí không chỉ có ý nghĩa như cơ sở khoa học phục vụ quá trình hoạch định đường lối đổi mới, mà còn trở thành di sản quý báu, có ý nghĩa lâu dài trong cả sự nghiệp xây dựng đất nước tiến lên CNXH của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
" alt="Di sản quý báu từ những đóng góp lý luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng"/>Di sản quý báu từ những đóng góp lý luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Ngày 19/10/2022, website của Hãng đấu giá Millon (Paris, Pháp) đăng tải thông tin sẽ đưa ra đấu giá 329 cổ vật, trong đó có ấn vàng Hoàng đế chi bảocủa nhà Nguyễn đúc năm 1823 triều Minh Mạng (1820-1841) (lô số 101) thuộc sưu tập Nghệ thuật Việt Namvào 11 giờ ngày 31/10/2022 (giờ Paris). Tuy nhiên, với nỗ lực từ phía Việt Nam, phiên đấu giá này đã bị hoãn lại kịp thời.
Nhận thức ý nghĩa, tầm quan trọng và các giá trị lịch sử, chính trị, văn hóa, nghệ thuật của ấn vàng Hoàng đế chi bảo,được sự chỉ đạo kịp thời từ Chính phủ, Bộ VHTT&DL đã cùng với Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Công an và các cơ quan, tổ chức liên quan khẩn trương tìm kiếm giải pháp “hồi hương” ấn vàng Hoàng đế chi bảovề Việt Nam.
Xác định giải pháp thông qua con đường ngoại giao văn hoá, Bộ VHTT&DL đã chủ trì cùng các Bộ, ngành xây dựng phương án hồi hương ấn vàng và tổ chức đoàn công tác liên ngành đàm phán, thương thảo trực tiếp với hãng Millon, Pháp, thực hiện các bước trong lộ trình hồi hương ấn vàng.
Theo đó, đoàn công tác đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và tính xác thực của ấn vàng Hoàng đế chi bảohiện đang lưu giữ tại văn phòng hãng đấu giá Millon (số 19 rue de la Grange-Bateliere Paris, Pháp). Kết quả nghiên cứu và đối sánh tư liệu, có thể xác định ấn vàngHoàng đế chi bảo hiện đang rao bán tại Hãng đấu giá Millon là hiện vật nguyên gốc, chuẩn xác, được đúc vào năm Minh Mệnh thứ 4 (1823) như ghi chép trong sử sách (Đại Nam thực lục, Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ) và trong biên bản, hình ảnh bàn giao ấn kiếm của chính quyền thực dân Pháp cho Quốc trưởng Bảo Đại ngày 8/3/1952 hiện đang lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I.
Ấn vàng Hoàng đế chi bảo có nhiều nét tương đồng với 2 ấn vàng Sắc mệnh chi bảovà Hoàng đế tôn thân chi bảo hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam. Cả 3 ấn vàng đều được đúc bằng vàng 10 tuổi, chế tác theo cùng một mẫu thức với mặt ấn hình vuông, lưng giật 2 cấp, quai hình rồng uốn khúc, trán rồng khắc chữ Vương, chân rồng rõ 5 móng. Kích thước và trọng lượng của 3 ấn vàng cũng tương đương nhau. Đây là dạng thức ấn chưa từng xuất hiện ở các triều đại trước hay ở các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới.
Tối 14/11, Bộ VHTT&DL đã thông tin chính thức về kết quả đàm phán hồi hương ấn vàngHoàng đế chi bảo. Theo đó, trên cơ sở kết quả xác định được tính xác thực của ấn vàng, hai bên đã thống nhất việc chuyển giao ấn vàng Hoàng đế chi bảo cho phía Việt Nam trên tinh thần đồng thuận, thấu hiểu giữa hai bên và mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Pháp. Đồng thời, thống nhất thực hiện quy trình, thủ tục pháp lý liên quan để có thể hồi hương ấn vàng về Việt Nam theo quy định pháp luật của Việt Nam và Pháp.
Như vậy, kết quả đàm phán giữa hai bên về việc hồi hương ấn vàngHoàng đế chi bảođã thành công tốt đẹp, đảm bảo đúng các bước trong lộ trình thực hiện phương án hồi hương cổ vật đã được Bộ VHTT&DL xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ.
Ngay sau đây, Bộ VHTT&DL sẽ tiếp tục nỗ lực cùng với các Bộ, ngành, các tổ chức, cá nhân liên quan phối hợp với hãng đấu giá Millon để thực hiện lộ trình thủ tục hồi hương ấn vàng về Việt Nam trong thời gian sớm nhất, bảo đảm quy định pháp luật của hai nước.
" alt="Kết quả đàm phán hồi hương ấn vàng Hoàng đế chi bảo"/>Sau khoảng 10 năm cộng tác với đoàn cải lương Sài Gòn 1, anh về đoàn Trần Hữu Trang 1, 2 vào năm 1990. Dịp may đến với anh trong một lần lưu diễn ở Sông Bé, anh gặp được nghệ sĩ Vũ Linh. Được Vũ Linh giới thiệu với ông bầu Qưới, anh được về cộng tác với đoàn.
Ở giai đoạn hoàng kim của cải lương thập niên 1980-1990, Trọng Nghĩa là gương mặt được khán giả mến mộ bên cạnh những tên tuổi lớn như: Vũ Linh, Tài Linh, Kim Tử Long, Thanh Thanh Tâm, Thoại Mỹ. Trọng Nghĩa gây chú ý với vai Lý Quang Sơn trong vở "Nặng gánh giang san" và Lý Hoài Nam trong vở "Long Phụng Châu báo quốc".
Với vai Lý Quang Sơn, anh được khán giả bình chọn vào danh sách diễn viên dự giải Trần Hữu Trang được yêu thích nhất trong hai mùa 1992, 1993. Năm 1993, đoàn Minh Tơ, Huỳnh Long mời anh cộng tác. Anh được NSND Thanh Tòng, NSƯT Trường Sơn truyền kinh nghiệm. Anh gây ấn tượng qua các vai Triệu Phượng (Xử án Phi Giao), Tứ Lang (Dương Gia Tướng), Điều Phụng Sanh (Xử Bá Đao Từ Hải Thọ)...
Trọng Nghĩa gây chú ý với vai Lý Quang Sơn trong vở "Nặng gánh giang san" và Lý Hoài Nam trong vở "Long Phụng Châu báo quốc".
Trong sự nghiệp nghệ thuật, vì lý do khách quan, nam nghệ sĩ phải dừng hoạt động một thời gian. "Tôi phải lo rồi xoay xở chuyện này chuyện kia, đầu óc quay cuồng trong 3-4 năm trời nên dần bị đuối. Từ từ, tôi bị trầm cảm, ra sân khấu thấy đèn không dám hát, thấy đông người là sợ. Những chương trình trực tiếp bị hoài luôn, tôi bận đồ xong đến khi chương trình mở sóng, tim tôi đập mạnh, chùn bước hát không được, phải thế người. Ngày trước, ai rủ đi nhậu đông người thì vui, giờ bệnh vô lại sợ không đi đâu. Khi đó, bệnh viện tâm thần 10 bác sĩ tôi đi cũng được 5 người. Giờ nhắc lại vẫn nổi da gà", giọng ca sinh năm 1966 kể.
Trong khoảng thời gian tĩnh bệnh, nghệ sĩ Trọng Nghĩa may mắn có sự đồng hành, chia sẻ của người thân, đồng nghiệp. Ngoài ra, nam nghệ sĩ rất cố gắng nghĩ đến gia đình, sự nghiệp để tự vực dậy tinh thần. Đến khi trở lại, anh có chút mặc cảm vì "chậm nhịp", tụt lại phía sau so với nghệ sĩ đồng trang lứa, khán giả cũng dần lãng quên nhưng ngọn lửa nghề đã soi sáng cho anh không ngừng nỗ lực và chỉ một vài năm sau lại có được vị thế ngày nào.
"Có một thời gian tôi hát chung với Vũ Linh, sau này ảnh nghỉ ở đoàn, tôi cũng nghỉ hát. Sân khấu lúc đó cũng vắng khách, bị khủng hoảng. Tôi đã tính đi học lái xe, vừa đi lái xe vừa đi tấu hài bên nhóm hài Phú Quý. Tình cờ một ngày có chương trình đại nhạc hội hát ở Bình Dương, tôi gặp lại anh Vũ Linh. Tôi nói với anh: "Anh Năm ơi, thực sự bây giờ em nhớ nghề hát lắm. Em đi diễn kiếm tiền thôi chứ buồn lắm anh. Mai mốt anh Năm có đi làm ở đâu, có đoàn nào đó, anh hú em về nha". Anh Vũ Linh cũng cười cười, trả lời: "Ừ, được rồi".
Sau này anh Vũ Linh về đoàn dựng tuồng "Nặng gánh giang san", anh hát vai chính, tôi hát vai nhì. Chắc Tổ nghề thương kéo lại để tôi được gặp anh và hát vai đó, tại tôi quá yêu nghề mà sao bỏ đi học lái xe. Từ đó, ngày nào cũng hát từ thứ ba đến chủ nhật, vai diễn của tôi cũng bật lên, khán giả đến xem và ra ngoài đồn có ông này hát được, hát hay. Có một chị bán son phấn nói tôi có tên rồi. Tôi nghe cũng mừng, vậy là mình được 'nhóm' lên rồi", nam nghệ sĩ chia sẻ.
Nghệ sĩ Trọng Nghĩa kể chuyện được Vũ Linh giúp đỡ quay lại nghề sau biến cố
Từ đó đến giờ đã 40 năm hoạt động hết mình dưới ánh đèn sân khấu, anh cảm thấy may mắn và trân quý khi vẫn được Tổ thương soi đường dẫn lối về. Trong talkshow "Người kể chuyện đời", nghệ sĩ Trọng Nghĩa tiết lộ ấp ủ thực hiện một liveshow kỷ niệm 40 năm làm nghệ thuật như một món quà gửi tặng những người yêu thương, ủng hộ anh và cho cả chính bản thân cũng có một kỷ niệm đẹp.
Với kinh nghiệm, bài học từ bản thân, nghệ sĩ Trọng Nghĩa cũng gửi lời khuyên chân thành tới các thế hệ tiếp theo: "Những nghệ sĩ sau này tôi khuyên cố gắng đi theo con đường các nghệ sĩ đã đi trước, đi theo chu vi của nghề này. Phải có người lớn hướng dẫn đàng hoàng, không được tự ý làm hay cho mình đúng".
Ngoài việc rời bỏ và may mắn được trở lại nghệ thuật, Trọng Nghĩa còn một may mắn lớn, đó là sau một lần đổ vỡ, ở tuổi ngoài 50, anh nên duyên với người vợ sau là Thanh Trang, kém anh 29 tuổi.
Tham gia chương trình "Bạn đời ăn ý" cách đây không lâu, cặp đôi cho biết họ tình cờ gặp nhau trong một buổi hát ở đình. Trọng Nghĩa là nghệ sĩ biểu diễn, còn Thanh Trang là khán giả mến mộ tài năng của anh. "Lúc đó tôi chỉ đi hát thôi chứ đâu biết gì đâu. Chỉ là khi hát xong thì tôi xin số điện thoại".
Chia sẻ về những ngày đầu quen biết Trọng Nghĩa, Thanh Trang cho biết cô được "thần tượng" mời đi uống nước nhưng chỉ nói chuyện vui vẻ, không nghĩ đến một ngày sẽ làm người yêu của nhau. Sau đó, cả hai không còn gặp gỡ, cho đến một lần Trọng Nghĩa gọi điện hỏi cưới Thanh Trang: "Tôi cũng lớn tuổi vậy đó, tôi muốn xin phép ba má em để cưới em, không biết em có đồng ý không?".
Sau cuộc hôn nhân đầu tan vỡ, mãi đến năm 2018, Trọng Nghĩa mới kết hôn lần hai. Lúc này, nam nghệ sĩ đã 52 tuổi, trong khi vợ mới cưới sinh năm 1995 kém anh 29 tuổi.
Vì có cảm tình đặc biệt với nam nghệ sĩ, Thanh Trang đồng ý kết hôn với bạn đời hơn tuổi. Trọng Nghĩa bày tỏ: "Lúc cưới về, tôi đã có con riêng, nên bà xã chưa vội có con vì muốn chăm sóc cho con riêng, rồi mới tính đến chuyện của mình. Cô ấy không sợ cực khổ, không sợ bất cứ điều gì, ngoài việc sợ chồng quá chén ảnh hưởng đến sức khoẻ".
Bù lại chuyện tuổi tác và có con riêng, Thanh Trang cho biết từ lúc kết hôn, người bạn đời thường xuyên vào bếp nấu ăn cho cô. Trong đó, món cà ri từng khiến nữ khách mời xúc động vì: "Trước giờ anh chưa bao giờ nấu và cũng không biết cách nấu như thế nào. Nhưng khi biết tôi thích ăn, anh ra chợ mua đồ, rồi hỏi người bán cách nấu. Điều đó khiến tôi rất ấn tượng".
Không riêng gì nấu ăn mà những công việc khác trong gia đình như dọn dẹp, giặt quần áo... nghệ sĩ Trọng Nghĩa cũng sẵn sàng phụ giúp vợ. Giọng ca cải lương chia sẻ: "Công việc trong nhà cũng đâu có gì nhiều nên mình cứ tranh thủ làm". Đồng thời, nam nghệ sĩ cũng tâm sự khi chấp nhận lấy một người lớn tuổi như mình thì vợ không quan tâm "lời ra tiếng vào" từ bên ngoài. Bởi cô quan niệm miễn sao người bạn đời biết thương, lo lắng cho mình là được".
Sau 3 năm sau khi kết hôn, cặp đôi chào đón con chung, nam nghệ sĩ U60 hạnh phúc với gia đình nhỏ của mình. Hiện tại, nghệ sĩ Trọng Nghĩa đang công tác tại nhà hát Trần Hữu Trang còn vợ anh đang làm công việc kinh doanh nhỏ và phụ giúp gia đình.
(Theo GĐXH)
" alt="Nghệ sĩ Trọng Nghĩa: Từng trầm cảm, hạnh phúc muộn màng với vợ kém 29 tuổi"/>Nghệ sĩ Trọng Nghĩa: Từng trầm cảm, hạnh phúc muộn màng với vợ kém 29 tuổi