- Tuần này, sự kiện gây chú ý nhất của lĩnh vực giáo dục là những bất đồng giữa Bộ GD-ĐT và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam về việc dự kiến dạy tích hợp môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông.Ở đây, tôi không bênh vực cho bên nào vì thấy rằng tích hợp hay không tích hợp không quan trọng cho bằng cách chúng ta tư duy về môn sử và cách giảng dạy môn học này trong trường phổ thông.
Cách quan niệm và cách giảng dạy “truyền thống” lâu nay rõ ràng là nguyên nhân của hiện tượng học sinh chán sử.
Nếu không thay đổi thì dù có tích hợp hay để độc lập, các học sinh vẫn tiếp tục chán, mà khi các em đã chán thì có ép buộc (ép học, ép thi), các em cũng chẳng thể yêu dân tộc, yêu tổ quốc hơn. Bởi lẽ một tình yêu thực sự và sâu sắc phải bắt nguồn từ sự tự nguyện, tự do đến với nhau vì một sự hấp dẫn nào đó từ đối phương hay đối tượng chứ không phải là kết quả của một sự cưỡng ép.
 |
Học sinh thảo luận trước một buổi học Lịch sử. Ảnh: Lê Anh Dũng
|
Cách giảng dạy một chiều và áp đặt
Tôi đã có dịp tìm hiểu và quan sát một số tiết sử trong một trường tiểu học tại Việt Nam thì thấy rằng việc giảng dạy môn này trong trường học ở ta đơn thuần chỉ là việc chuyển tải một chiều một khối lượng kiến thức mang tính chính trị xã hội được soạn sẵn trong sách giáo khoa cho học sinh, yêu cầu học sinh học thuộc những ý chính với những sự kiện, những ngày tháng, những con số, những ý nghĩa để đi thi, khá hơn nữa là làm cho các em tin tưởng, yêu mến những gì được học.
Hình thức truyền thụ như vậy tựa như việc giảng dạy các “tín điều ” trong một tôn giáo chứ không phải là việc giảng dạy môn sử với tư cách là một khoa học.
Có khác chăng, các tín điều thì thuộc về tôn giáo, và việc chuyển tải chúng là nhằm nuôi dưỡng đức tin, phát triển đời sống tâm linh cho người học; còn việc giảng dạy môn sử một chiều như lâu nay thì hình như chẳng vì sự phát triển bất kỳ thứ gì nơi học sinh, mà chủ yếu là để phục vụ ý chí của người lớn.
Lẽ ra nhiệm vụ của việc giảng dạy môn sử là làm hình thành và phát triển nơi học sinh tư duy sử học, trang bị cho các em các tri thức, kỹ năng và các phương pháp sử học để các em có thể hiểu, đọc được các sự kiện lịch sử trong bối cảnh xã hội của chúng, thẩm định được các sử liệu, hiểu được các góc nhìn khác nhau về cùng một sự kiện lịch sử…
Tôi xin lấy một vài ví dụ về việc giảng dạy môn sử tại những nước phát triển để minh họa cho những điều nói trên.
Tại Phần Lan
Trong “Chương trình khung quốc gia” dành cho giáo dục cơ bản của họ, phần nói về mục tiêu, nhiệm vụ của việc giảng dạy môn học này dành cho học sinh lớp 5 và 6 (cuối cấp tiểu học), theo đó học xong lớp 6, học sinh phải:
• Biết cách phân biệt đâu là sự vật / sự việc, đâu là ý kiến, góc nhìn cá nhân;
• Biết cách phân biệt đâu là nguồn dữ liệu / đâu là sự phân tích giải thích đối với nguồn dữ liệu đó.
Học sinh hiểu về sự kiện lịch sử, theo đó có thể:
• Hiểu lịch sử có thể được chia thành nhiều giai đoạn; các em có thể nêu lên những đặc điểm / đặc trưng của các xã hội qua các thời kỳ;
• Nhận biết diễn tiến của các sự kiện lịch sử từ thời kỳ này sang thời kỳ khác và hiểu rằng sự thay đổi đó không giống như sự tiến bộ, và cũng không như nhau xét trên quan điểm của những người / nhóm người khác nhau ;
•Biết cách đặt mình vào vị trí của những tiền nhân trong quá khứ : các em biết cách giải thích tại sao con người ở những giai đoạn khác nhau lại suy nghĩ và hành động theo những cách khác nhau, và biết được tầm quan trọng của mối quan hệ nhân – quả.
Học sinh cũng ứng dụng kiến thức lịch sử, theo đó có thể:
• Biết cách trình bày một vấn đề lịch sử với sự cân nhắc suy xét đầy đủ, để từ đó có thể giải thích sự kiện hoặc hiện tượng đứng trên góc nhìn của một số bên liên quan ;
• Hiểu rằng một số sự vật / sự việc có thể được giải thích theo nhiều cách khác nhau; và các em đủ khả năng để giải thích tại sao lại như vậy.
Nghĩa là nhiệm vụ của việc giảng dạy môn sử là trang bị cho các em tư duy, các kỹ năng và các phương pháp của một nhà sử học (tuy ở đây mới chỉ là học sinh tiểu học), chứ không chỉ là truyền thụ một số kiến thức có sẵn mà cả thầy và trò không cần biết những điều đó đến từ đâu, có phải thực sự là kiến thức sử học hay không như ở ta.
Tại Pháp
Người Pháp cũng có tư duy và cách thức giảng dạy môn sử tương tự như người Phần Lan. Tôi xin lấy một bài học trong chương trình lớp 4 mà con trai tôi đang học như một ví dụ cụ thể khác.
Bài học lịch sử đầu tiên trong chương trình lớp 4 có tựa đề là "Thời tiền sử và công việc của các nhà khảo cổ".Tài liệu học tập trước hết đưa ra một hình ảnh với lời chú giải"Các nhà khảo cổ đã tìm ra dụng cụ này và công dụng của nó. Họ cho rằng đây là dụng cụ dùng để bắn tên". Ngay bên dưới phần chú thích là các câu hỏi bài tập dành cho học sinh:
1) Hãy quan sát vật thể và suy nghĩ về cách thức sử dụng nó ; 2) Theo ý em, dụng cụ này phục vụ điều gì ? 3) Điều này cho chúng ta biết điều gì về con người trong thời tiền sử ?
Các học sinh suy nghĩ, tưởng tượng và trả lời theo ý mình, tôi không thấy những đáp án có sẵn bắt các em học thuộc.
Các phần kế tiếp của bài học cũng theo cách thức đó.
Đọc các bài học này, chúng ta có thể hiểu, mục tiêu của việc dạy sử là giúp phát triển tư duy sử học nơi học sinh, giúp các em có kiến thức và các kỹ năng của sử học, hiểu biết các công việc của các nhà nghiên cứu, biết đọc các sự kiện lịch sử trong thời gian và không gian của chúng chứ không phải học thuộc lòng các bài học một cách thụ động.
Trả lại vị trí khoa học
Trở lại với môn sử đang tranh cãi ở ta, theo tôi, việc cần nhất hiện nay là hãy trả lại cho môn sử vị trí khoa học của nó, khi môn sử được giảng dạy một cách khoa học, nó sẽ có sức hấp dẫn riêng, đem lại lợi ích cho các học sinh.
Những tranh cãi hiện nay suy cho cùng cũng chỉ là những tranh cãi xung quanh việc làm sao để áp đặt trên trẻ nhỏ một cách hiệu quả, chứ không phải là những tranh luận làm sao để đem lại lợi ích cho học sinh thông qua việc giảng dạy, làm sao để học sinh có thể yêu mến môn sử.
Sự áp đặt một chiều quá đáng được nhà xã hội học Pháp Pierre Bourdieu cho là một hình thức "bạo lực văn hóa", "bạo lực biểu trưng".Dùng bạo lực để cưỡng bức các em tin và yêu những điều người lớn nghĩ quả là một sự bất công cho các em nhỏ!
- Nguyễn Khánh Trung(Viện IRED)
" alt="Dạy sử tựa như giảng tín điều"/>
Dạy sử tựa như giảng tín điều
Hình ảnh Phương Mỹ Chi lúc mới nổi và ở thời điểm hiện tại
Sau hoạt động độc lập, thời gian gần đây, nhiều thông tin truyền tai cho rằng Phương Mỹ Chi sắp sang Mỹ định cư để thuận tiện cho việc ca hát, phục vụ kiều bào tại hải ngoại. Trước đó, Quang Lê từng tiết lộ, cát-xê của con gái nuôi Phương Mỹ Chi cao gấp đôi anh. Cụ thể, trong một show diễn tại Mỹ, cô bé nhận cát-xê 6.000 USD, khá cao so với nhiều nghệ sĩ tên tuổi. Thậm chí ngang ngửa nhiều sao hạng A trong showbiz.
Về điều này, Quang Lê lý giải: "Phương Mỹ Chi mỗi năm sang Mỹ biểu diễn chỉ 2 lần nên thù lao cao là chuyện bình thường. Còn tôi từ trước đến nay hay đi diễn ở Mỹ, xuất hiện khá đều đặn nên mức cát-xê của tôi chỉ thường ở mức 3.500 đến 4.000 USD". Vì vậy, thông tin “chị Bảy” sắp sang Mỹ định cư khiến nhiều fan tin hoàn toàn có cơ sở. Không ít khán giả bày tỏ sự tiếc nuỗi nếu đây là sự thật.
Phương Mỹ Chi có cát-xê "khủng" khi hát tại Mỹ
Trước nhiều đồn đoán, Phương Mỹ Chi đã lên tiếng nói rõ thực hư. Cô hài hước: “Cái này tôi mới nghe luôn đó”. Nữ ca khẳng định: “Nếu sang Mỹ biểu diễn thì tôi rất thích. Còn qua đó sống luôn thì tôi không quen”.
“Tôi không hợp đồ ăn Mỹ. Tôi chỉ thích các món ăn của Việt Nam. Đợt đi hát có 1 tuần mà tôi và mẹ đã bị sụt cân. Ăn không ngon ngủ không yên vì môi trường rất khác. Đa số khán giả của tôi là ở Việt Nam, nên tôi nghĩ không nơi đâu làm việc tốt hơn quê hương của mình”, Phương Mỹ Chi thẳng thắn.
Đến thời điểm hiện tại, Phương Mỹ Chi cho biết cô đã đi lưu diễn tại hơn 10 nước trên thế giới. Mỗi chuyến đi đều để lại cho giọng ca sinh năm 2003 nhiều kỷ niệm đẹp và trải nghiệm thú vị. “Tôi rất thích đi diễn ở nước ngoài vì chụp hình rất đẹp. Sân khấu ở nước ngoài khá lớn, quy mô khán giả hàng nghìn người. Tôi bán đĩa khá được, còn ở Việt Nam mọi người chủ yếu xem YouTube. Cảm giác đứng trên sân khấu lớn và được khán giả hò reo cổ vũ rất là hạnh phúc. Những lúc gặp khó khăn, tôi hay nhớ lại những hạnh phúc đó để bản thân tiếp tục phấn đấu chứ không có ý nghĩ bỏ cuộc hay dừng lại”, cô bộc bạch.
Hình ảnh gần đây của Phương Mỹ Chi
Trước khi nổi tiếng, Phương Mỹ Chi sinh sống cùng gia đình gồm 14 người tại nhà riêng rộng khoảng 20m2, ở quận 8, TP HCM. Vì nhà quá chật, Phương Mỹ Chi không có góc học tập, cô bé phải tận dụng các bàn ghế trong nhà làm nơi viết bài.
Sau thời gian tích góp đi hát, Phương Mỹ Chi đã tân trang căn nhà cho gia đình thêm sung túc. Theo người nhà của nữ ca sĩ, căn nhà được sơn sửa và mua thêm các vật dụng nội thất.
Trong lần trò chuyện cùng chúng tôi, Phương Mỹ Chi thừa nhận: "Cho đến thời điểm hiện tại, tôi vẫn ít khi sử dụng tiền hay giữ nó trong người, bởi đi đâu mẹ đều đi cùng. Muốn mua gì, tôi xin mẹ là xong. Tôi thấy điều này thoải mái hơn là giữ tiền trong người và suy nghĩ về nó. Với tôi, mức cát-xê 6.000 USD/show lần này cũng vậy. Tôi thấy mọi người ngạc nhiên với con số đó nên chắc cũng lớn".
(Theo Dân việt)

17 tuổi, Phương Mỹ Chi dùng túi hiệu, giày hiệu hơn 20 triệu đồng
Phương Mỹ Chi tập tành chơi đồ hiệu dù mới 17 tuổi.
" alt="Thu nhập 6.000 đô gây sốc, Phương Mỹ Chi liền sang Mỹ định cư?"/>
Thu nhập 6.000 đô gây sốc, Phương Mỹ Chi liền sang Mỹ định cư?
- Nhiều người thắc mắc vì sao lại có cách sát hạch lao động lạ như vậy, nhưng với một dân tộc có truyền thống lao động miệt mài và hiệu quả như Nhật Bản thì tất cả đều có lý của họ.Tôi có cậu bạn đã từng tham gia sát hạch để được xuất khẩu sang lao động tại Nhật Bản kể lại rằng: “các nhà tuyển dụng đến từ xứ sở hoa anh đào khi tuyển lao động Việt Nam họ chưa cần nhìn vào bằng cấp mà là… sờ vào lòng bàn tay, những bàn tay búp măng, non mỡn sẽ bị loại ngay vòng gửi xe. Ngược lại bàn tay chai sạn, sần sùi được chấp nhận như một bằng chứng cho sự cần cù lao động của thân chủ…”
Nhiều người băn khoăn thắc mắc vì sao lại có cách sát hạch lao động lạ đến vậy, nhưng với một dân tộc có truyền thống lao động miệt mài và hiệu quả như Nhật Bản thì tất cả đều có lý của họ.

|
Hình ảnh minh họa |
Cách tuyển nhân sự của người Nhật phần nào cho thấy được sự thâm thúy và tinh tế khiến chúng ra giật mình đặt câu hỏi vì sao người Nhật lại thấu hiểu con người Việt Nam hơn cả chúng ta? Và thực tế phương pháp độc đáo ấy là cách tốt nhất để phát hiện một thực trạng của đa số lớp trẻ ngày nay đó là lười lao động.
Không khó để nhận ra rằng người Việt ngày càng lười hơn so với trước đây. Đầy rẫy khắp các hàng quán sáng cà phê chiều nhậu nhẹt chém gió, khoe mẽ hàng hiệu, sành điệu cách chơi nhưng hầu hết không quan tâm đến giá trị của sức lao động chân chính, một thế hệ “gà công nghiệp” đã và đang hiện hữu.
Họ có thể ngồi lai rai hàng giờ trong các quán sá nhưng khi dừng đèn đỏ mấy chục giây ai ai cũng muốn lao lên phía trước như thể ta đây là người bận rộn công việc, thật khó để diễn tả hết sự trái khoáy trong cách nghĩ, cách làm của không ít bạn trẻ thời nay.
Những câu chuyện xưa như trái đất rằng: Việt Nam thừa thầy thiếu thợ, đất nước thiếu nhân tài, chảy máu chất xám, năng suất lao động thấp…cũng phần lớn bắt nguồn từ lười lao động mà ra, đâu phải chỉ có bằng cấp cao, du học nước ngoài mới được gọi là nhân tài! Nhân tài không bước ra từ sách vở mà đi ra từ lao động!
Chính lao động là thước đo cho sự tiến bộ xã hội, là nền tảng của lịch sử loài người mà hình thái đầu tiên của nó không phải là lao động trí óc, đi giày tây và văn phòng sang trọng, mà là lao động chân tay. Hầu hết lớp trẻ không nhận thức được nguyên tắc này nên họ coi lao động chân tay là thấp hèn, là kém sang trọng!?
Oái ăm thay, một xã hội ai cũng đam mê kiếm tiền nhưng lười lao động nên mới sinh ra nhiều tệ nạn xã hội, bất cứ đâu người ta cũng có thể lừa lọc, giăng bẫy nhau, nhan nhản từ thế giới ảo cho đến đời thực như nhận xét của một CEO người Nhật“tôi thấy người Việt Nam thích kiếm tiền nhưng không còn chăm chỉ như 20 năm trước nữa”.
Sự lười biếng lao động ở trong nước đã khiến chúng ta trở thành quốc gia đi làm thuê khắp toàn cầu, từ Châu Á sang tận Châu Phi không nơi nào thiếu vắng lao động Việt Nam, sở dĩ phải dùng từ “làm thuê” bởi lao động Việt Nam sang nước ngoài chỉ để làm những công việc phổ thông.
Không biết những người Việt trẻ hôm nay nghĩ gì khi nghe ông Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên nhắc lại lời một chuyên gia kinh tế nổi tiếng tại diễn đàn tổng kết 30 năm phát triển kinh tế Việt Nam ngày 19/11 vừa qua: “Hiện nay Hàn Quốc xuất khẩu ông chủ sang Việt Nam, còn Việt Nam chủ yếu xuất khẩu lao động sang làm thuê cho Hàn Quốc.”
Lười lao động nhưng thích giàu nhanh đó là cơ sở thực tiễn đầu tiên của mọi rối ren trong xã hội, giới trẻ với tư cách là những chủ nhân tương lai của đất nước sẽ mất phương hướng nếu không coi lao động là cánh cửa để bước vào hội nhập.
" alt="Giật mình với cách tuyển dụng lao động của người Nhật"/>
Giật mình với cách tuyển dụng lao động của người Nhật