Tin pháp luật số 120: Rúng động những vụ giết người phi tang xác
Bản tin pháp luật số 118: Gã trai điên cuồng rạch mặt, giết hại tình nhân
VKSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bà Nguyễn Thị Huế (SN 1963, Mê Linh, Hà Nội) tội Giết người.
Là người phụ nữ nuôi con một mình, bà Huế có con trai Đặng Quang Huy (SN 1999, làm công nhân tại KCN Quang Minh, Mê Linh).
![]() |
Ngôi nhà xảy ra sự việc đau lòng. Ảnh: An ninh thủ đô |
Trong cuộc sống, hai mẹ con bà Huế thường xảy ra mâu thuẫn, xuất phát từ việc con trai bà chơi bời và có lời nói không đúng mực với mẹ.
Trong lúc thiếu tiền, Huy mang chiếc điện thoại của mình đi cầm cố. Khoảng 22h30 ngày 11/4, khi đi làm về, Huy bảo mẹ vay hộ 2,5 triệu đồng để lấy tiền chuộc điện thoại.
Bà Huế không đồng ý thì Huy cự: "Mẹ có vay được cho con không thì bảo". Người mẹ đáp: "Mẹ không vay ở đâu được, con muốn làm thế nào thì làm".
Tối hôm đó, Huy xin phép mẹ đi chơi nhưng bà Huế không đồng ý. Người mẹ bảo con ở nhà ngủ để sáng hôm sau đi làm. Dù vậy, Huy vẫn lấy xe máy đi chơi.
Khoảng 3h sáng hôm sau Huy đi chơi về, lên phản ngủ cạnh mẹ. Đến 5h sáng, bà Huế ngủ dậy, thấy con trai nằm bên cạnh, nỗi bực tức dâng lên, bà nảy sinh ý định giết con.
Bà ta đi tìm tuýp sắt, đập liên tiếp vào đầu con. Huy chỉ kịp kêu: "Ớ. Mẹ ơi, mẹ ơi..." rồi ngã lăn xuống giường... Bà Huế chỉ chịu dừng tay khi thấy con trai bất động.
Gây án xong, bà ta thu dọn, làm sạch hiện trường nhằm xóa dấu vết rồi gọi điện cho em dâu bảo sang nhà có việc gấp.
Huế nói với em dâu rằng, đêm qua, Huy đi chơi thì bị người khác đánh chết. Sau khi người nhà bà Huế đến công an trình báo, CQĐT bắt khẩn cấp người mẹ để điều tra về hành vi giết người.
Kết quả giám định cho thấy, nạn nhân tử vong do chấn thương sọ não nặng, dập não.
Tại CQĐT, bà Huế khai nhận hành vi phạm tội. VKSND TP Hà Nội cho rằng, lời khai của bị can phù hợp với kết quả giám định, hung khí đã thu giữ và các tài liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án.
Về trách nhiệm dân sự, chị Trần Thị Hiền (SN 1988), là người đại diện hợp pháp cho bị hại có đơn đề nghị giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bà Huế.
Người mẹ trẻ ở miền Tây được cho là dùng hung khí sát hại con trai mới 5 tháng tuổi.
" alt=""/>Truy tố mẹ đơn thân giết con trai 19 tuổi lúc đang ngủTrước ngày 31/12/2009, ngầm hóa toàn bộ cáp ở 22 tuyến đường tại TP Huế sẽ diễn ra Festival Huế. Các khu vực còn lại của TP và các trung tâm huyện lị sẽ hoàn thành ngầm hóa trước ngày 31/12/2010.
Thách thức
Đó là chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đối với các doanh nghiệp viễn thông và truyền hình trên địa bàn tỉnh nhằm tạo cảnh quan đô thị để đón chào Festival Huế 2010. Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở TT&TT tỉnh Thừa Thiên- Huế đến ngày 17/6 vẫn chưa có tuyến đường gắn tên tại TP. Huế nào được triển khai việc ngầm hóa (trừ những doanh nghiệp đã có hạ tầng ngầm và ngầm hóa trước đó), kể cả 22 tuyến đường sẽ diễn ra Festival Huế 2010. Chỉ có VNPT Thừa Thiên-Huế đã hoàn thành hệ thống cáp ngầm tại 22 tuyến đường gắn tên tại TP. Huế và các trung tâm huyện lị. Lý do, từ sau cơn bão lịch sử năm 1985 với sự giúp đỡ, ủng hộ của Liên hợp quốc và chính quyền địa phương, mỗi năm VNPT Thừa Thiên-Huế đã xây dựng và mở rộng thêm khoảng 30km cáp ngầm. Còn các doanh nghiệp khác như Viettel, Trung tâm truyền hình cáp Việt Nam, EVN Telecom… đều chưa triển khai ngầm hóa. Tại cuộc họp triển khai kế hoạch ngầm hóa do Sở TT&TT tỉnh Thừa Thiên- Huế tổ chức ngày 17/6/2009, đại điện của Viettel chi nhánh Thừa Thiên- Huế cho biết, khó khăn lớn nhất của đơn vị là hiện chưa có một mét cáp nào được ngầm hóa. Vì vậy, quan điểm của Viettel là muốn xây dựng riêng một hệ thống cáp ngầm vì giá thuê hạ tầng của VNPT quá cao, khoảng 80 triệu đồng/tháng/29km cáp ngầm ở 22 tuyến đường diễn ra Festival Huế. Trong khi đó, truyền hình cáp Hà Nội có chi nhánh tại Huế lại mong muốn VNPT cung cấp sơ đồ cũng như kích cỡ cống bể ngầm để đơn vị tham khảo triển khai dự án mạng truyền hình trên địa bàn TP. Huế và các huyện lân cận cho phù hợp…
Theo ghi nhận của Báo BĐVN, ngoài những khó khăn riêng, các doanh nghiệp đều đang lúng túng khi triển khai ngầm hóa. Nhiều tuyến đường mặc dù đã có hạ tầng viễn thông nhưng doanh nghiệp vẫn xin làm tiếp một hệ thống ngầm mới. Trên thực tế, các tuyến đường đã gắn tên tại TP. Huế như Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Hùng Vương… thời gian qua đã được triển khai xây dựng theo mẫu thiết kế sử dụng vĩnh cửu. Vì vậy, xây dựng thêm hệ thống cáp ngầm, ngoài việc tốn kém kinh phí đầu tư, thủ tục hành chính, doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trước sự phản ứng của các sở, ban, ngành liên quan và người dân - chủ nhân của thành phố Festival đầu tiên của Việt Nam.
Ngoài ra, khi triển khai xây mới hệ thống cáp ngầm, nhất là tại các tuyến đường thuộc khu vực Thành Nội (bờ Bắc sông Hương), doanh nghiệp còn phải đối mặt với rào cản, đó là quần thể di tích cố đô Huế mà cụ thể là hệ thống thành quách, thủy đạo thuộc kinh thành Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã triển khai việc cắm mốc khoanh vùng, bảo vệ di tích theo Luật Di sản thế giới.
" alt=""/>Thừa ThiênTốc độ mạng 5G trung bình khi download (màu cam) và upload (màu đỏ) của 10 thành phố nhanh nhất thế giới.
Theo báo cáo của Open Signal, 5/10 thành phố có tốc độ mạng 5G nhanh nhất thế giới nằm ở châu Á và chiếm trọn 5 vị trí dẫn đầu. Trong đó, Jeonju, thành phố lớn thứ 16 tại Hàn Quốc, là thành phố có tốc độ mạng 5G nhanh nhất thế giới, khi người dân sống ở đây có thể đạt được tốc độ tải trung bình lên đến 415,6 Mbps (51,95 MB/s), nhanh gấp 15% tốc độ mạng 5G trung bình tại Hàn Quốc.
Thành phố xếp thứ 2 về tốc độ mạng 5G là Tân Trúc (Đài Loan, Trung Quốc), với tốc độ mạng 5G trung bình đạt 360,1 Mbps (45,01 MB/s). Riyadh, thủ đô của Ả rập Xê Út xếp ở vị trí thứ 3 với tốc độ mạng 5G trung bình 317,3 Mbps (39,66 MB/s).
Những cái tên còn lại xếp trong top 10 thành phố có tốc độ mạng 5G nhanh nhất thế giới bao gồm Dubai (285,4 Mbps), Tokyo (277,5 Mbps), Melbourne (257,6 Mbps), Zurich (245,1 Mbps), Dublin (194 Mbps), Barcelona (188,8 Mbps) và Calgary (184,1 Mbps).
Open Signal cho biết chỉ có 3 trong 10 thành phố có mạng 5G nhanh nhất thế giới là thủ đô của các quốc gia, bao gồm Riyadh thủ đô Ả rập Xê út, Tokyo là thủ đô của Nhật Bản và Dublin là thủ đô của Ireland. Đáng chú ý, dù là cường quốc số một thế giới về công nghệ, không có thành phố nào của Mỹ góp mặt trong top 10 thành phố có tốc độ mạng 5G nhanh nhất thế giới.
Quốc gia nào có mạng 5G nhanh nhất thế giới?
Open Signal cũng báo cáo danh sách 10 quốc gia có tốc độ mạng 5G nhanh nhất, trong đó các quốc gia châu Á lại một lần nữa chiếm ưu thế.
Top 10 quốc gia có tốc độ download bằng mạng 5G, tốc độ mạng 5G tối đa và tốc độ upload bằng mạng 5G tốt nhất thế giới.
Xét về tốc độ trung bình khi download bằng mạng 5G, Hàn Quốc là quốc gia dẫn đầu danh sách do Open Signal công bố, với tốc độ download trung bình đạt 361,0 Mbps (45,12 MB/s). Các quốc gia xếp sau lần lượt là Đài Loan (309,9 Mbps), Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (269,0 Mbps), Úc (239,6 Mbps), Nhật Bản (231,5 Mbps), Ả Rập Xê Út (229,8 Mbps), Phần Lan (219,5 Mbps), Kuwait (212,9 Mbps), Thụy Sĩ (173,3 Mbps) và Áo (162,8 Mbps).
Xét về tốc độ trung bình khi upload bằng mạng 5G, Đài Loan là quốc gia dẫn đầu với tốc độ 36,7 Mbps (4,5 MB/s). Đáng chú ý, Thái Lan là đại diện duy nhất thuộc khu vực Đông Nam Á góp mặt trong top 10 quốc gia có tốc độ upload trung bình bằng mạng 5G cao nhất thế giới, với tốc độ 21,9 Mbps (2,7 MB/s).
Dù chỉ xếp thứ 3 về tốc độ trung bình của mạng 5G, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất lại là quốc gia có tốc độ mạng 5G tối đa cao nhất, với tốc độ lên đến 863 Mbps (107,8 MB/s). Nhật Bản (856,5 Mbps), Đài Loan (845,9 Mbps), Hy Lạp (797,8 Mbps) và Ả Rập Xê Út (776,3 Mbps) là 5 quốc gia tốc độ download mạng 5G nhanh nhất thế giới.
Một số quốc gia lớn và triển khai mạng 5G sớm nhất như Mỹ, Đức, Ý, Anh… lại không góp mặt trong top 5 quốc gia có mạng 5G tốt nhất thế giới. Trong đó, dù có tốc độ mạng 5G bị đánh giá không được tốt, Mỹ lại là một trong những quốc gia có mức độ phủ sóng mạng 5G lớn nhất thế giới. Đa số các nhà mạng tại Mỹ sử dụng mạng 5G với tần số thấp, điều này sẽ khiến cho tốc độ mạng không được cao, nhưng bù lại có mức độ phủ sóng lớn hơn. Theo Open Signal, trung bình 95,3% người dùng 5G (đang sở hữu các thiết bị hỗ trợ mạng 5G) tại Mỹ có thể tiếp cận và sử dụng mạng 5G, mức cao nhất thế giới.
Theo Dantri/Open Signal, DTrends
Theo báo cáo nghiên cứu của GlobalData, doanh thu từ dịch vụ dữ liệu di động ở Hàn Quốc sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt 7,1% trong giai đoạn 2020-2025.
" alt=""/>Những thành phố và quốc gia nào có tốc độ mạng 5G nhanh nhất thế giới?Điểm trừ nằm ở việc dù bên trong xe có bộ định vị GPS nhưng nhà sản xuất không phát triển chức năng dẫn đường bản đồ. Màn hình tốc độ của Yadea G5 cũng chỉ là loại LCD đơn sắc chứ chưa phải loại TFT màu.
![]() ![]() ![]() |
VinFast Klara - 39,9-50 triệu đồng
VinFast Klara phiên bản Lithium là chiếc e-scooter tiên phong tại Việt Nam có trang bị kết nối với ứng dụng điện thoại và xe có giá bán khá cao lên đến 50 triệu. Vì vậy, sau khi Yadea G5 ra mắt tại Việt Nam vào tháng 11/2019 thì VinFast đã giới thiệu phiên bản Klara S giá 39,9 triệu và cũng có hỗ trợ kết nối smartphone qua chuẩn Bluetooth hoặc GMS. Điểm khác biệt giữa bản S và Lithium nằm ở cụm pin.
![]() |
Ngoài các công năng tương tự đối thủ G5 như khoá/mở xe từ xa, định vị và theo dõi tình trạng xe thì ứng dụng VinFast E-Scooter còn cho phép kích hoạt chức năng bật tắt đèn tự động trên Klara. Còn lại, màn hình LCD của VinFast Klara nhỏ hơn với kích thước 4,5 inch và cũng không xuất hiện bản đồ dẫn đường.
![]() |
Kymco Like 125 - 56,99 triệu đồng
Tuy không phổ biến tại Việt Nam vì yếu tố thương hiệu và mức giá cao nhưng có thể nói Kymco Like 125 là dòng xe tay ga dưới 100 triệu hiện đại và nhiều công nghệ nhất.
Mẫu xe Đài Loan được trang bị hệ thống Kymco Noodoe có chức năng dẫn đường bản đồ ngay trên bảng đồng hồ tốc độ thông qua màn hình TFT màu và có tích hợp cả chỉ dẫn bằng giọng nói khi dùng tai nghe với điện thoại.
![]() |
Kymco Like 125 có giá bán đắt hơn các dòng xe tay ga 125 khác như Honda Lead hay Yamaha Grande. Ảnh: Kymco VN. |
Trên màn hình còn có thể hiển thị thông tin cuộc gọi, thông báo tin nhắn, thời tiết, xác định vị trí cây xăng, trạm dịch vụ... Ngoài ra, người lái có thể sử dụng ứng dụng Noodoe để cá nhân hoá thiết kế bảng đồng hồ và liên kết với các người dùng xe Kymco khác như một mạng xã hội.
![]() |
Màn hình TFT màu hiển thị bản đồ dẫn đường từ ứng dụng Kymco Noode. Ảnh: auto-medienportal. |
Honda SH 150 - 87,99-95,99 triệu đồng
Sau khi ra mắt Honda SH 2020, Honda Việt Nam cũng đã giới thiệu ứng dụng MyHonda+ cho 2 hệ điều hành smartphone là iOS và Android. Hãng xe Nhật cho biết ứng dụng này sẽ giúp việc sử dụng xe thuận tiện hơn với chức năng bảo hành điện tử, nhắc bảo dưỡng hay tìm vị trí cửa hàng đại lý...
![]() |
Tuy nhiên, hiện tại chỉ có các phiên bản SH 150 mới có thể liên kết với ứng dụng MyHonda+ thông qua Bluetooth để xem dữ liệu vận hành bằng điện thoại. Cụm màn hình LCD hỗ trợ kết nối trên Honda SH mới có kích thước nhỏ và giao diện không sinh động. Những mẫu xe máy khác của Honda vẫn chưa được hỗ trợ kết nối.
![]() ![]() |
Vespa GTS Super Tech 300 HPE - 155 triệu đồng
Là mẫu xe đắt nhất của Vespa tại Việt Nam, GTS 300 HPE SuperTech được trang bị màn hình màu TFT kích thước 4,3 inch và hệ thống thông tin Vespa Mia. Khi kết nối giữa xe với điện thoại, trên màn hình sẽ hiển thị bản đồ chỉ đường, hỗ trợ quản lý cuộc gọi, nghe nhạc hay hiển thị thông báo từ các mạng xã hội.
![]() |
Còn với ứng dụng tên Vespa trên smartphone, người dùng có thể cập nhật các thông tin, dữ liệu vận hành như định vị tìm xe, mức tiêu hao nhiên liệu, quãng đường di chuyển, vận tốc trung bình, tình trạng bảo dưỡng...
![]() |
Theo Zing
Mẫu mô tô cổ Harley-Davidson sản xuất năm 1927 được một dân chơi tại Sài Gòn phục chế thành công đã gây sốt trong cộng đồng chơi xe cổ hiện nay.
" alt=""/>5 mẫu xe máy tại Việt Nam có kết nối với smartphone