Nguồn gốc và ý nghĩa sâu sắc của tết Trung thu không phải ai cũng biết

  发布时间:2025-05-02 13:25:43   作者:玩站小弟   我要评论
Trung thu tại Việt Nam được xem như ngày Tết của thiếu niên,ồngốcvàýnghĩasâusắccủatếtTrungthukhôngphkqc2kqc2、、。

Trung thu tại Việt Nam được xem như ngày Tết của thiếu niên,ồngốcvàýnghĩasâusắccủatếtTrungthukhôngphảiaicũngbiếkqc2 nhi đồng. Ảnh minh họa.

Tại Việt Nam, tết Trung thu hay còn gọi là ngày Tết thiếu nhi, được tổ chức vào ngày Rằm tháng Tám (âm lịch) hằng năm. Thế nhưng, không phải ai cũng biết về nguồn gốc và ý nghĩa từ xa xưa của ngày lễ.

Giải thích vấn đề này, ông Nguyễn Hùng Vĩ - nhà nghiên cứu văn học dân gian, nguyên giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho hay, con người từ xa xưa bằng kinh nghiệm và quan sát tự nhiên thấy trong vòng xấp xỉ 30 ngày đêm thì có 1 ngày trăng tròn. Đồng thời, người ta thấy trong 1 năm có 12 lần trăng như vậy và trong đó có 1 lần trăng tròn hơn tất cả những lần trăng tròn khác.

Khi đó, con người chưa biết cách tính quỹ đạo của mặt trăng, mặt trời nên người ta quan sát xung quanh, cứ đến ngày ánh trăng tròn nhất, sáng nhất, trời mát… thì đi ra khỏi nơi cư trú để giao lưu, nhảy múa, ca hát và thậm chí là đi kiếm ăn trong ngày đó. Và lâu dần thành thói quen.

Sau đó, các hệ thống tín ngưỡng và tập tục, đặc biệt là tôn giáo ra đời, người ta dựa vào đó để tạo ra lễ tiết.

Người phương Đông sử dụng lịch âm dương (hay còn gọi là âm lịch) nên lấy trăng tròn làm mốc. Họ thấy vào mùa thu (tháng Tám âm lịch) trăng thường tròn nhất nên lấy ngày Rằm tháng Tám làm lễ Trung thu.

Khi Việt Nam hội nhập vào nền tảng văn hóa châu Á thì có tết Trung thu. Các nước sử dụng âm lịch như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore… đều có tết Trung thu.

Từ những lễ tiết như vậy, mỗi nơi sáng tạo ra một số truyền thuyết về nguồn gốc ra đời để giải thích cho nhau hiểu vì sao lại như thế. Ở Việt Nam có các sự tích như Hậu Nghệ - Hằng Nga, sự tích chú Cuội…

“Sáng tạo theo truyền thuyết đó là nghệ thuật thì chúng ta nên tôn trọng tác phẩm nghệ thuật dân gian ấy, chứ đó không phải khoa học”, ông Vĩ nói.

Chuyên gia văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ nói thêm, thời kỳ chưa có tôn giáo, Trung thu mang ý nghĩa đó là ngày trăng sáng nhất, mọi người ra khỏi nơi cư trú để giao lưu, nhảy múa, hát ca, gia tăng tinh thần cộng đồng.

Từ khi trở thành nghi lễ, lễ hội, Trung thu mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Trước hết, ngày tết Trung thu là để con người đoàn viên với nhau, ra tăng sự đoàn kết. Tiếp theo đó là hướng đến trăng (hay còn gọi là Tết trông trăng) và hướng đến truyền thuyết cổ xưa về trăng để không quên gốc gác của mình.

Cuối cùng, Trung thu là dịp để mọi người vui chơi, giải trí, hướng đến cuộc sống an lành, tương lai tốt đẹp hơn. Đây mới là giá trị chính của tết Trung thu.

Tại Việt Nam, theo ông Vĩ, tết Trung thu gần với ngày Tết độc lập (2/9/1945), cũng Trung thu năm 1945, Bác Hồ gửi thư cho thiếu nhi. Do đó, tết Trung thu Việt Nam hướng đến thiếu niên, nhi đồng một cách mạnh mẽ, thậm chí ở Việt Nam còn gọi tết Trung thu là tết Thiếu nhi.

Việt Nam cũng có 1 bài hát “Rước đèn ông sao” ra đời năm 1956 của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Bài hát mang bản sắc Việt Nam và bản sắc cách mạng.

Tất cả những thứ trên đối với chuyên gia Nguyễn Hùng Vĩ đó là một thành quả, một biểu tượng về mặt văn hóa của riêng Việt Nam.

Về mâm cỗ Trung thu, theo ông Vĩ, thường có các loại bánh hình mặt trăng, các bánh hình con vật, tò he, các con vật bằng bưởi, hoa trái. … Mâm cỗ cũng là mâm cúng gia tiên, cúng Phật… tùy theo phong tục của mỗi tôn giáo.

Bài cúng Rằm tháng 8 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Bài cúng Rằm tháng 8 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Để quý độc giả tiện theo dõi, VietNamNet xin giới thiệu bài cúng Rằm tháng 8 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam. 

相关文章

  • Minh Tân 

    Phí Phương Anh từng bị mất phương hướng sau khi đăng quang The Face

    Phí Phương Anh từng bị mất phương hướng sau khi đăng quang The Face

    Sau khi đăng quang Quán quân The Face, Phí Phương Anh bị mất phương hướng sự nghiệp trong vòng 2 năm trước khi chính thức trở thành một fashionista đình đám như hiện nay.

    '/>
  • Thương ngày nắng vềphần 2 từ tập 15, NSND Minh Hòa đảm nhiệm vai bà Kim Nhung - mẹ ruột của Trang. Ngày 13/7, NSND Minh Hòa chính thức chia tay với phim sau khi hoàn thành cảnh quay tham gia đám cưới của Vân Trang (Huyền Lizzie) và Hoàng Duy (Đình Tú). Đây cũng được cho là cảnh kết Thương ngày nắng về phần 2.

    Các diễn viên đồng loạt hết vai trong ngày quay 13/7. 

    Đêm 13/7, NSND Minh Hoà có bài chia sẻ dài về nhật ký những ngày quay hết vai Kim Nhung mà nhiều khán giả chưa biết. 

    "- 4h sáng chuông đồng hồ vang lên, mắt cay xè nhưng vùng dậy rất nhanh. 
    - 5h lao xe vun vút trên đường. 
    -5h20 đến Hãng phim, vội vàng vào phòng hoá trang. Sao không có ai nhỉ? Nhìn đồng hồ mới thấy hóa ra mình đến sớm 10 phút. Bạn sản xuất hẹn 5h30 cơ mà. Thế là tranh thủ đứng tập vài động tác thể dục. 
    - Đúng 5h30 cô bé Vân xinh đẹp xuất hiện. Thế là hai U con cùng nhau biến hoá.. rồi anh em diễn viên cũng dần đến. 
    - 7h kém tiếng sấm đì đùng… Hốt hoảng nghĩ: Thôi, quay đại cảnh ngoài trời mà mưa thì xong rồi. Mọi người nhìn nhau lo lắng. 
    -7h30 bạn trợ lý nói, anh em tổ hoạ sĩ báo trên kia không mưa. Anh em tràn đầy hy vọng. Xe chuyển bánh, HN mưa như trút, may chưa ngập.
    - Lên tới điểm quay, đúng là trời không mưa thật. Các bộ phận nhanh chóng bắt tay vào công việc. 
    - Tất cả diễn viên thay xong phục trang chuẩn bị ra quay thì trời mưa to như đổ nước.
    - Vậy là cả đoàn ngồi ngóng mưa tạnh và tranh thủ tác nghiệp những chiếc ảnh xinh để làm kỷ niệm. 
    - Gần 11h mưa tạnh. May quá cả đoàn lao nhanh ra xe tới điểm quay. 
    - Tổ quay phim lắp máy, lắp ray. Tổ ánh sáng lắp nhiều thứ mà mình không biết hết, phục vụ cho quay đại cảnh đông người. 
    - Đạo diễn Bùi Tiến Huy tranh thủ rất nhanh dàn tập cho mọi người. Chuẩn bị bấm máy thì lại mưa. Vậy là mấy chục con người lại vội vàng tránh mưa và những chiếc ô được dương lên vội vã che máy móc và các phương tiện. Nhìn đạo diễn tất tả đi lại lo cho diễn viên, lo cho cảnh quay, nhìn toàn bộ ekip sản xuất. Lúc đó mình chỉ biết nhìn trời lòng thầm khấn: Xin Ông Trời tạnh mưa cho đoàn chúng con đỡ vất vả.
    Và rồi ekip chủ nhiệm hậu cần của đoàn phim bằng cách hô mây, gọi gió thấu tới trời xanh. Thế là trời tạnh mưa thật. Trời xanh ngăn ngắt, trong veo, rồi nắng cháy da, cháy thịt. Mọi người lại được 1 trận phơi nắng. Dù ai cũng ngấm mệt nhưng cả đoàn quyết tâm hoàn thành hết cảnh quay. 
    - Gần 3h chiều khi đạo diễn ra lệnh xong, những tiếng vỗ tay và reo hò vang lên. Kết thúc một cảnh quay lớn thật đẹp".

    NSND Minh Hoà chia sẻ ảnh hậu trường cùng các diễn viên trong ngày quay cuối. 

    NSND Minh Hòa chia sẻ thêm ở tuổi U60 của chị, được đồng hành cùng ekip hơn 1 năm qua, khi chia tay nhớ thật nhiều kỷ niệm. Trong bài trả lời phỏng vấn VietNamNet, NSND Minh Hòa chia sẻ sau vai Kim Nhung trong Thương ngày nắng về,chị sẽ không nhận đóng sang chảnh nữa và nếu có kịch bản tốt thì sẽ vào vai dân thường chứ không làm chủ tịch hay tổng giám đốc như hai vai gần đây nữa. 

    Bấm máy hơn 1 năm, trải qua hai phần phim lên tới 80 tập, đến những tập cuối Thương ngày nắng vềcòn gặp sự cố liên quan đến một diễn viên khiến kịch bản phải thay đổi, nhiều cảnh quay phải thực hiện lại. Hai diễn viên chính Huyền Lizzie và Đình Tú sẽ thực hiện cảnh cuối vào ngày 14/7. Phim dự kiến dài 51 tập và chia tay khán giả vào 27/7. 

    NSND Minh Hoà trong trích đoạn phim 'Thương ngày nắng về'

    Quỳnh An

    '/>

最新评论