当前位置:首页 > Kinh doanh > Nhận định, soi kèo Estoril vs Porto, 0h00 ngày 31/3: Nhọc nhằn vượt ải 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Phân tích về mặt pháp lý, luật sư Đặng Xuân Cường, Công ty luật TAT Law firm chia sẻ, danh dự, nhân phẩm là những giá trị thiêng liêng của bản thân mỗi con người. Danh dự nhân phẩm của con người là khách thể được pháp luật hình sự hết sức bảo vệ.
Hành vi in ấn và phát tán những hình ảnh nhạy cảm của bị hại đã xâm phạm nghiêm trọng tới danh dự, nhân phẩm của người bị hại. Do vậy, cơ quan chức năng cần có biệt pháp cách ly xã hội đối với đối tượng một thời gian nhất định mới có tác dụng răn đe những hành vi tương tự.
“Nếu bị can La Văn Hương thực hiện hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm chị B. từ 2 lần trở lên mà mỗi lần đã đủ để xử lý hình sự, hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của chị B. từ 11% đến 45% thì bị can Hương sẽ phải đối mặt với mức hình phạt cao nhất tới 2 năm tù.
Nếu hành vi của bị can Hương thực hiện gây rối loạn tâm thần, hành vi của nạn nhân từ 46% trở lên hoặc làm nạn nhân tự sát thì bị can sẽ đối diện với mức hình phạt cao nhất lên tới 5 năm tù”, luật sư Đặng Xuân Cường phân tích.
Tuy nhiên, theo luật sư Đặng Xuân Cường, trường hợp không gây ra những hậu quả nghiêm trọng như trên thì bị can chỉ đối diện với các mức hình phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 - 30 triệu đồng, hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm theo quy định tại khoản 1 Điều 155 Bộ luật Hình sự.
Trước đó, cơ quan điều tra tiếp nhận giải quyết đơn trình báo của chị D.T.B. (SN 1990, ở xã Tân Lập, huyện Lục Ngạn) về việc tại nơi ở của chị B. xuất hiện nhiều tờ giấy A4 có in hình ảnh nhạy cảm của chị B. Những hình ảnh này đã trực tiếp ảnh hưởng tới danh dự, nhân phẩm của chị B.
Xác định vụ việc trên có dấu hiệu của tội phạm hình sự, Công an huyện Lục Ngạn đã tiến hành xác minh.
Quá trình điều tra, cơ quan chức năng xác định đối tượng La Văn Hương là người trực tiếp in hình ảnh khỏa thân và nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm của chị B.
Tại cơ quan công an, đối tượng Hương khai nhận, bản thân mình và chị B. có quan hệ tình cảm, nhưng do mâu thuẫn nên đã thực hiện hành vi nêu trên.
Khởi tố bị can rải ảnh 'nóng' của người yêu cho mọi người xem
Tại buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo TP.HCM với đại diện các doanh nghiệp kinh doanh BĐS trên địa bàn mới đây, một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm cũng như ý kiến nhiều nhất từ cộng đồng doanh nghiệp là thời điểm nộp tiền sử dụng đất đối với dự án phát triển nhà ở.
Theo dự thảo báo cáo về giải quyết các khó khăn vướng mắc trong thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở, UBND TP.HCM đưa ra quy trình 5 bước để triển khai dự án nhà ở khi chủ đầu tư chưa có quyền sử dụng đất ở hợp pháp.
Trình tự các bước gồm: Bước 1: Lập thủ tục quyết định chủ trương đầu tư; Bước 2: lập quy hoạch chi tiết 1/500; Bước 3: lập thủ tục giao thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; Bước 4: xác định nghĩa vụ tài chính, nộp tiền sử dụng đất, cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất ở (sổ đỏ); bước cuối cùng là công nhận chủ đầu tư, chấp thuận đầu tư, thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, cấp phép xây dựng.
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, nêu ý kiến tại hội nghị. |
Theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), thực tế cho thấy, quy trình từ xác định giá đất, thẩm định giá đất đến xác định tiền sử dụng đất của một dự án nhà ở mất rất nhiều thời gian. Doanh nghiệp phải chờ đợi rất lâu mới được nộp tiền sử dụng đất, dẫn đến dự án bị chậm tiến độ.
“Những năm qua, thời gian thực hiện thủ tục này mất khoảng 2 năm, nhưng ở một số dự án phải mất 3 năm trở lên. Nếu theo quy trình 5 bước, doanh nghiệp nộp tiền sử dụng đất tại bước 4 sẽ bị chôn vốn từ 5 – 7 năm, các chi phí khác cũng tăng theo dẫn đến giá nhà sẽ bị tăng và cuối cùng người mua nhà phải gánh chịu”, ông Châu nói.
Chủ tịch HoREA còn cho rằng, ngoài chi phí giải phóng mặt bằng và quản lý vốn, tiền sử dụng đất chiếm chi phí khá lớn của một dự án. Quy định doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính trước khi được cấp phép xây dựng và thi công là chưa phù hợp với các quy định hiện hành cũng như thực tiễn.
Cụ thể, theo ông Châu, Luật Đất đai và Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định, chủ đầu tư dự án nhà ở bắt buộc thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước trong 2 trường hợp. Đó là, trước khi bán nhà ở, bán nền cho khách hàng và trước khi thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ dự án.
Luật Kinh doanh BĐS cũng quy định chủ đầu tư phải thực hiện nghĩa vụ tài chính trong 2 trường hợp. đó là, trước khi bán nhà ở, bán nền nhà cho khách hàng và trước khi huy động vốn bán nhà hình thành trong tương lai.
Trong khi đó, về điều kiện khởi công xây dựng công trình, Luật Xây dựng không quy định chủ đầu tư dự án phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước thì mới được thi công. “Việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, bồi thường giải phóng mặt bằng xây dựng được thực hiện theo pháp luật đất đai”, nhưng theo Chủ tịch HoREA, pháp luật đất đai lại không quy định chủ đầu tư phải nộp tiền sử dụng đất trong giai đoạn thi công xây dựng các công trình của dự án.
Muốn nộp tiền sử dụng đất sớm cũng… không được
Bất cập trong công tác giải quyết thủ tục đất đai là một trong những nguyên nhân khiến các dự án nhà ở bị chậm triển khai. Ông Nguyễn Văn Đực – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Địa ốc Xanh (Địa ốc Xanh) cho biết, công ty ông là chủ đầu tư dự án khu dân cư hơn 3.600 m2 tại quận 8.
Tháng 2/2019, Địa ốc Xanh có văn bản kiến nghị được sớm nộp tiền sử dụng đất bổ sung đối với phần diện tích 1.611m2 thuộc dự án. Phần lộ giới trước đây từ 40m2 nay giảm còn 30m2, tức diện tích dự án được tăng lên 125m2.
Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) hướng dẫn thực hiện các thủ tục như: Làm việc với Cục Thuế để nộp tiền sử dụng đất đối với phần đất 1.611m2; làm việc với Sở Xây dựng để thực hiện thủ tục “chấp thuận dự án đầu tư xây dựng” đối với phần đất 125,7m2.
Ông Đực cho rằng, các thủ tục này sẽ kéo dài việc đóng tiền sử dụng đất 125,7m2 và không thể được vì Sở Xây dựng không “chấp thuận dự án đầu tư” khi chưa đóng tiền sử dụng 125,7m2 đất tăng thêm cho đủ “đất ở”.
“Đúng ra nên gom hai phần diện tích này lại để doanh nghiệp đóng tiền sử dụng đất một lần nhưng Sở TN&MT lại chia thành hai lần đóng. Chúng tôi muốn đóng tiền sử dụng đất sớm cũng không được, loay hoay 24 tháng rồi mà vẫn chưa xong, đây không phải vấn đề quá khó mà ngâm lâu như vậy”, ông Đực than thở.
Nguyễn Văn Đồi – Giám đốc Công ty CP Địa ốc và xây dựng SSG2, kiến nghị rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục xác định giá đất, nộp tiền sử dụng đất. |
Về quy trình thực hiện dự án theo như dự thảo báo cáo của UBND TP.HCM đưa ra, theo ông Nguyễn Văn Đồi – Giám đốc Công ty CP Địa ốc và xây dựng SSG2, quy trình có 4; 5 hay 6 bước thì không quan trọng. Quan trọng là thời gian thực hiện các bước.
“Về tiền sử dụng đất, quan điểm của tôi là Nhà nước thu càng nhanh càng tốt. Vì nộp tiền sử dụng đất xong thì doanh nghiệp mới làm được các thủ tục tiếp theo như bán nhà, chuyển nhượng. Thời gian qua có một số doanh nghiệp chưa xong thủ tục đã bán lúa non rồi. Chưa biết tiền sử dụng đất bao nhiêu đã bán, sau này thấy bán hớ, bán thấp rồi phá sản thì kêu cứu. Tôi đề nghị việc thẩm định, xác định tiền sử dụng đất và tất cả các nghĩa vụ tài chính khác phải thực hiện càng nhanh càng tốt. Đóng như thế để thể hiện sức khoẻ của doanh nghiệp”, ông Đồi nói.
Ông Võ Văn Hoan – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng, nếu doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ tài chính thì làm sao triển khai các thủ tục khác của dự án.
“Có ai dám để cho doanh nghiệp triển khai dự án cho đến khi hoàn thành rồi mới bắt đầu thu tiền không? Đây là nguồn thu tài chình từ đất của Nhà nước, có cơ quan nào dám buông trôi quản lý này để cho doanh nghiệp tự triển khai thực hiện dự án đến khi bán sản phẩm?”, ông Hoan đặt vấn đề.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho rằng cần làm nhanh các thủ tục xác định giá đất, thu tiền sử dụng đất để doanh nghiệp sớm triển khai dự án. |
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, có trường hợp doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ tài chính nhưng sau đó có điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch bổ sung, thành phố yêu cầu rà soát để đề nghị bổ sung nghĩa vụ tài chính, nộp vào ngân sách. Thế nhưng, khi thanh tra vào cuộc thì xác định chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Sau đó Sở Xây dựng ngừng không cho doanh nghiệp triển khai dự án.
Đây là một trong những vướng mắc thành phố sẽ chỉnh sửa trong thời gian tới, nếu dự án có điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch thì phải bổ sung nghĩa vụ tài chính. Việc nộp tiền sử dụng là đất của doanh nghiệp nhưng Nhà nước phải làm nhanh.
“Trong thời gian chờ xin ý kiến của Trung ương về trình tự thủ tục, thành phố có thể rút ngắn quy trình xác định tiền sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính. Quy trình xử lý nội bộ là việc chúng ta làm được, để đảm bảo vừa nhanh cho doanh nghiệp vừa an toàn cho Nhà nước”, ông Hoan nói.
Liên quan đến vấn đề này, Sở TN&MT TP.HCM vừa có Quyết định số 144/QĐ-STNMT-VP ngày 202/2/2020 về ban hành quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ xác định giá đất cụ thể. Đây được xem là căn cứ để đẩy nhanh công tác xác định giá đất cụ thể tại các dự án nhà ở trên địa bàn.
- Từ việc một doanh nghiệp xin quyết định chủ trương đầu tư dự án nhà ở xã hội nhưng bị “ngâm” hồ sơ gần 1 năm, Chủ tịch UBND TP.HCM đã chỉ đạo “nóng” tại cuộc họp.
" alt="Tranh cãi về tiền sử dụng đất dự án nhà ở: Người đòi nộp sớm, kẻ muốn… từ từ"/>Tranh cãi về tiền sử dụng đất dự án nhà ở: Người đòi nộp sớm, kẻ muốn… từ từ
Theo Bộ Y tế, trung bình số ca nhiễm mới trong nước 7 ngày qua là 81.203 ca/ngày. Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 9.716.282 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm trong nước là 9.708.545 ca, trong đó có 7.710.537 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương có số mắc cao trong đợt dịch này là Hà Nội (1.489.939), TP.HCM (596.056), Nghệ An (398.008), Bình Dương (378.296) và Hải Dương (346.361). Về điều trị, trong ngày có 106.878 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi là 7.713.354 trường hợp. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.276 ca.
Ngày 2/4, cả nước có 37 ca tử vong, tại: Hà Nội (4), Quảng Ninh (3), Trà Vinh (3), An Giang (2), Bạc Liêu (2), Bến Tre (2), Bình Định (2), Bình Dương (2), Hậu Giang (2), Kiên Giang (2), Sóc Trăng (2). Các tỉnh có 1 ca tử vong do Covid-19 là: Cà Mau, Cần Thơ, Điện Biên, Hà Giang, Hòa Bình, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Tây Ninh, TP.HCM và Vĩnh Long.
Trung bình số tử vong 7 ngày qua là 44 ca. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.563 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm. Bộ Y tế đánh giá, tổng số ca tử vong nước ta xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN).
Về xét nghiệm, từ 27/4/2021 đến nay, nước ta đã thực hiện được 38.552.129 mẫu xét nghiệm, tương đương 84.490.344 lượt người, tăng 73.418 mẫu so với ngày trước đó.
Về tiêm chủng, trong ngày ¼, có 122.687 liều vắc xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 206.460.876 liều. Trong đó, số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 189.274.809 liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.186.067 liều.
Ngọc Trang
Theo chuyên gia, nếu không xuất hiện các biến chủng mới từ nước ngoài xâm nhập, Omicron vẫn là chủng SARS-CoV-2 lưu hành chính tại Hà Nội thì số mắc và số ca nặng sẽ tiếp tục giảm dần về mức thấp.
" alt="Cả nước thêm 65.619 ca Covid"/>1. Bộ Thông tin và Truyền thông thường xuyên đưa ra các cảnh báo về an toàn, an ninh mạng, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần thay đổi thái độ khi tiếp nhận các cảnh báo đó, vì hậu quả xảy ra là nghiêm trọng, gây thiệt hại về uy tín cũng như tiền bạc.
2. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần tham gia vào mạng lưới ứng cứu sự cố quốc gia để chia sẻ, tiếp nhận các thông tin về sự cố an toàn, an ninh mạng và hỗ trợ xử lý nếu cần.
3. Khi xảy ra các sự cố về an toàn, an ninh mạng, Người Đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần phải xác định trách nhiệm vào cuộc ngay lập tức, Bộ thông tin và truyền thông khi gửi cảnh báo sẽ CC cho Người Đứng đầu Bộ, ngành, địa phương tương ứng.
4. Thống nhất, chia sẻ thông tin, phối hợp liên kết giữa các lực lượng, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn Thông tin), Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao), Bộ Quốc phòng (Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian mạng) và chủ quản Hệ thống thông tin trong công tác về an toàn, an ninh mạng.
5. Bộ Thông tin và Truyền thông đã tập hợp, lựa chọn, thúc đẩy các doanh nghiệp Việt phát triển các sản phẩm về an toàn, an ninh mạng, sẵn sàng cung cấp cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên toàn quốc để đảm bảo một Không gian mạng an toàn cho Việt Nam.
P. H.
" alt="Người đứng đầu tổ chức, DN cần thay đổi nhận thức về An toàn thông tin"/>Người đứng đầu tổ chức, DN cần thay đổi nhận thức về An toàn thông tin
Theo VOV
Mặc dù, căn hộ có diện tích nhỏ nhưng chủ nhân dùng tông màu trắng là chủ đạo càng làm cho không gian thêm rộng.
" alt="Ngôi nhà màu trắng thanh lịch mang lại cảm giác ấm áp cho chủ nhân"/>Ngôi nhà màu trắng thanh lịch mang lại cảm giác ấm áp cho chủ nhân
Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) vừa ban hành văn bản số 703/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 14/2/2020 (văn bản số 703) hướng dẫn sở TN&MT các tỉnh, thành phố về chế độ sử dụng đất và việc cấp chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải nhà ở, trong đó nhấn mạnh loại hình căn hộ du lịch (hay còn gọi là condotel) và biệt thự du lịch.
Về nội dung văn bản này, hiện cũng đang có nhiều ý kiến trái chiều.
Trao đổi với PV VietNamNet, luật sư Nguyễn Đức Chánh, Giám đốc Công ty Luật DC Counsel cho hay, văn bản số 703 không phải hành lang pháp lý mới cho condotel mà chỉ là văn bản hướng dẫn nội bộ và không có tính mới. Nội dung văn bản hầu như dựa trên tinh thần các quy định pháp luật đã có của Luật Đất đai, Luật Kinh doanh BĐS hay Luật Du lịch.
Theo luật sư Chánh, văn bản số 703 nhắc đến việc việc cấp giấy chứng nhận cho bên nhận chuyển nhượng condotel, biệt thự du lịch, tuy vậy đây chỉ là giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng. Trong khi đó, hiện giấy chứng nhận mới có 3 thành tố là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
![]() |
Lượng giao dịch giảm, giá đi xuống, condotel chất đống chờ thoát hàng. |
“Nếu áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật liên quan thì việc cấp chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng chỉ được thực hiện cho chủ đầu tư, bên sở hữu dự án. Còn chủ đầu tư và khách hàng chỉ ràng buộc bằng hợp đồng thuê. Điều nhà đầu tư condotel quan tâm là căn hộ của họ có được cấp sổ hồng riêng hay không?”, luật sư Chánh phân tích.
Đồng quan điểm, luật sư Trần Mai Hạnh (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng, về nội dung, văn bản số 703 không có gì mới và chỉ mang tính hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ TN&MT đối với các sở. Tuy nhiên, nội dung văn bản chưa đi vào cụ thể và có phần “đá” trách nhiệm cho địa phương.
Theo luật sư Hạnh, trong văn bản Bộ TN&MT đề nghị các sở rà soát các dự án đầu tư đã được duyệt và việc giao đất, cho thuê đất của từng dự án để xác định mục đích và thời hạn sử dụng đất. Trường hợp đủ điều kiện thì cấp chứng nhận cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất… Nếu sau khi rà soát có dự án không phù hợp thì giải quyết như thế nào?
“Condotel có mặt trên thị trường nhiều năm qua nhưng không có hành lang pháp lý, điều này không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp mà cơ quan quản lý địa phương cũng bối rối. Tuy vậy, nếu cấp giấy chứng nhận cho từng căn condotel thì sẽ làm thay đổi bản chất của dự án BĐS du lịch, các vấn đề pháp lý liên quan cũng rối rắm theo. Phải chăng, quả bóng trách nhiệm đang được “đá” cho địa phương?”, luật sư Hạnh nêu ý kiến.
Trao đổi với báo chí về vấn đề này, ông Mai Văn Phấn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, văn bản của bộ nhằm thống nhất vấn đề tranh cãi lâu nay về việc có cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình cho condotel hay không. Trước nay, các quy định về cấp giấy chứng nhận rõ ràng, chế độ sử dụng đất giao cho dự án condotel là đất gì thì cấp giấy theo đất đấy. Cụ thể, giao đất sản xuất kinh doanh sẽ cấp theo sản xuất kinh doanh dịch vụ, chứ không thể cấp sang đất ở được.
“Cơ bản là theo nguồn gốc đất được giao. Theo đó, từ giấy phép xây dựng dự án, bán căn hộ đều căn cứ theo Luật kinh doanh bất động sản. Khi có hồ sơ hoàn công cuối cùng sẽ được cấp giấy chứng nhận, miễn sao quản trị, quản lý condotel không phá vỡ theo quy hoạch đã được duyệt”, ông Phấn nói.
Cũng theo vị Phó tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, để thực hiện cơ quan có thẩm quyền sẽ phải rà soát lại, đủ điều kiện hay không đủ điều kiện. Nếu không đủ thì rà soát quy hoạch xem có điều chỉnh quy hoạch được hay không, và việc thu bổ sung nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư như thế nào… “Những vấn đề này cần được xem xét với từng dự án cụ thể để có phương án xử lý phù hợp” – ông Phấn nhấn mạnh.
Condotel chất đống chờ thoát hàng
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, condotel là loại hình bất động sản mới, được phát triển nhanh ở Việt Nam từ năm 2015, cao trào năm 2016, 2017. Tuy nhiên, từ năm 2018, 2019, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng có xu hướng chững lại.
Số dự án condotel được thẩm định mới dự kiến trong năm 2019 giảm 80% so với cao điểm. Cả năm 2019, số lượng bất động sản nghỉ dưỡng (căn hộ du lịch, biệt thự du lịch) có khoảng 6.280 giao dịch (giảm 20% so với năm 2018).
Với tín hiệu mới trong việc cấp sổ đỏ cho condotel nhiều ý kiến đặt ra liệu có thể “cứu” được thị trường đang thoái trào?
Dưới góc độ nhà đầu tư, chuyên gia kinh tế, TS. Lê Bá Chí Nhân phân tích, khi mua condotel vấn đề khách hàng quan tâm là có được cấp giấy chủ quyền hay không, thời hạn cấp trong bao lâu và có được sang nhượng không?
“Để trả lời những câu hỏi này thì phải có luật. Hiện các loại hình bất động sản nghỉ dưỡng đang chịu sự điều chỉnh của 3 bộ luật, đó là Luật Đất đai, Luật Kinh doanh BĐS và Luật Du lịch. Tuy nhiên các luật này đang chồng chéo nhau, sự nhập nhằng pháp lý đang khiến condotel chết mòn”, TS. Lê Bá Chí Nhân nói.
Theo ông Nhân, việc cấp chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho condotel là cần thiết để đảm bảo quyền lợi cho các bên.
Trong khi đó, ông Nguyễn Thọ Tuyển – Tổng Giám đốc BHS Group cho rằng, việc cấp “sổ đỏ” cho condotel không phải đóng vai trò quyết định tồn vong của dự án bất động sản nhưng là cần thiết và là việc trước sau gì cũng phải làm.
Theo ông Tuyển, sự tồn vong của condotel hoàn toàn phụ thuộc vào người "cha đẻ" chính là các chủ đầu tư chứ không phải người cấp “giấy khai sinh”.
Đặc biệt sau cú sốc siêu dự án Cocobay “vỡ trận” khi Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển và Xây dựng Thành Đô (Tập đoàn Empire) chủ dự án Cocobay Đà Nẵng tuyên bố chấm dứt việc chi trả thu nhập cam kết với các khách hàng tại dự án vì khó khăn tài chính thì câu chuyện về cam kết lợi nhuận càng được nhà đầu tư quan tâm, không ít khách hàng trùn tay rót tiền vào condotel thời điểm này.
Thêm vào đó, đi cùng với lượng giao dịch giảm, giá condotel cũng đi xuống. Theo số liệu của một trang web chuyện về bất động sản, năm 2018, giá trung bình một căn hộ du lịch (condotel) là gần 40 triệu đồng/m2 nhưng đến năm 2019 chỉ còn khoảng 35 triệu đồng/m2, giảm 8%.
Cũng phải nói thêm rằng, theo thống kê của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARs), chỉ tính riêng Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc và Hạ Long, trong giai đoạn 2015 - 2018 đã có khoảng 30.000 sản phẩm condotel được tung ra thị trường.
Tuy nhiên, từ qúy III/2018, lượng giao dịch condotel bắt đầu giảm mạnh. Sang đến năm 2019, cơn thoái trào condotel vẫn tiếp diễn. Thống kê của VARs cho thấy, 6 tháng đầu năm 2019, tổng nguồn cung condotel trên cả nước đạt 11.855 căn, tuy nhiên lượng giao dịch chỉ đạt khoảng 2.967 căn.
Tính đến nay, con số tồn đọng của condotel lên tới hàng vạn căn. Để giải bài toán thoát hàng cho condotel, ông Tuyển cho rằng, đã đến thời điểm các chủ đầu tư nên trả condotel về với giá trị thực của nó, đừng tăng giá, đừng cam kết lợi nhuận gì nữa. “Hãy tập trung vào khai thác quần thể nghỉ dưỡng của mình thật hiệu quả, qua đó gia tăng lợi nhuận cho khách hàng", ông Tuyển nhấn mạnh.
Phương Anh Linh – Nhật Minh
- Đối với loại hình BĐS mới như căn hộ du du lịch hay biệt thự du lịch, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có hướng dẫn về chế độ sử dụng đất và việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu.
" alt="Nóng sổ đỏ giữa thoái trào, condotel chất đống chờ thoát hàng"/>Nóng sổ đỏ giữa thoái trào, condotel chất đống chờ thoát hàng
![]() |
Đối tượng Liên tại cơ quan Công an. Ảnh: Nghiêm Túc |
Theo điều tra ban đầu, Liên thiếu nợ và không có tiền tiêu xài nên nảy sinh ý định đi trộm cắp tài sản.
Tối 26/9, Liên đi dọc theo tuyến đường liên xã Kiến Thành - Long Giang để tìm tài sản lấy trộm. Đến 2h30 sáng 27/9, Liên gặp đoàn người đang đi đưa dâu, trong đó có bà Lê Thị Kim Hoa (55 tuổi) đi sau cùng trên tay cầm túi xách.
Liên liền giật chiếc túi xách của bà Hoa rồi bỏ chạy. Bà Hoa tri hô nên mọi người trong đoàn đã truy đuổi, bắt giữ được Liên giao cho cơ quan Công an.
Bên trong túi xách có gần 130 triệu đồng và 1 điện thoại di động.
Sáng 3/11, Công an tỉnh An Giang đã thông tin vụ Cảnh sát cơ động nổ súng trong lúc bắt buôn lậu làm một người phụ nữ bị xây xát ở cánh tay.
" alt="Gã đàn ông cướp 130 triệu đồng của đoàn người đưa dâu ở An Giang"/>Gã đàn ông cướp 130 triệu đồng của đoàn người đưa dâu ở An Giang
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Tờ Nikkei của Nhật Bản ngày 19/7 đưa tin, Chính phủ Anh đã đề nghị Nhật Bản giúp xây dựng mạng không dây 5G khi không có tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc.
Theo Nikkei, các quan chức Anh đã có cuộc gặp với những người đồng cấp tại Tokyo hôm 16/7 vừa qua, chỉ 2 ngày sau khi giới chức London yêu cầu các nhà mạng viễn thông tại Anh loại bỏ thiết bị của Huawei ra khỏi mạng 5G từ nay cho đến cuối năm 2027.
Nikkei đánh giá động thái trên phản ánh nỗ lực của Anh trong việc đưa các nhà cung cấp thiết bị mới vào để tăng cạnh tranh và giúp giảm thiểu chi phí cho các nhà mạng viễn thông ở nước này. Các hãng công nghệ lớn của Nhật Bản như NEC hay Fujitsu có thể là những doanh nghiệp thay thế Huawei tại Anh.
Tuần trước, Bộ trưởng Kỹ thuật số của Anh Oliver Dowden cho biết nước này đang phối hợp với các đồng minh để thúc đẩy sự cạnh tranh với Huawei, trong đó đề cập tới nhiều doanh nghiệp từ Phần Lan, Thụy Điển, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Theo Vietnam+
Huawei đối mặt với nguy cơ bị hàng loạt quốc gia châu Âu khác quay lưng sau khi chính phủ Anh ban hành lệnh cấm tập đoàn viễn thông Trung Quốc này.
" alt="Anh tìm đối tác từ Nhật Bản phát triển mạng 5G sau khi loại Huawei"/>Anh tìm đối tác từ Nhật Bản phát triển mạng 5G sau khi loại Huawei