Nhận định, soi kèo Monterrey vs Atletico San Luis, 8h00 ngày 28/1

Công nghệ 2025-03-30 16:09:15 198
ậnđịnhsoikèoMonterreyvsAtleticoSanLuishngànewcastle – tottenham   Chiểu Sương - 28/01/2024 02:40  Mexico
本文地址:http://pay.tour-time.com/html/81c699580.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Lâm Hùng bên nhạc sĩ Thái Hùng và danh ca Thái Châu.

Điều khiến Lâm Hùng khó xử là anh được nhiều fan ruột thể hiện sự hâm mộ, thần tượng ngay trên sân khấu. Một số thí sinh khác tiết lộ là đồng hương, sống gần nhà để lấy lòng nam ca sĩ. Dù vậy, Lâm Hùng thể hiện quan điểm rạch ròi chấm thi công tâm, không thiên vị. 

Anh nói: "Tôi hạn chế tiếp xúc với thí sinh. Tôi cũng không trả lời tin nhắn của bất cứ ai tham gia chương trình để giữ cho chương trình sự minh bạch, công tâm nhất. Tôi rất ngại khi được một số thí sinh gọi mình là thần tượng công khai trên sân khấu".

Cá nhân Lâm Hùng từng tham gia nhiều cuộc thi hát những năm 1997 - 1998 và luôn bị loại hơn. Hơn 20 năm trôi qua, ca sĩ vẫn nhớ những lời góp ý của các giám khảo năm đó. 

"Rằng nghệ thuật có rất nhiều con đường dẫn tới đỉnh vinh quang, thất bại sẽ cho ta trải nghiệm cho hành trình tiếp theo. Chia sẻ ấy động viên tôi rất nhiều. Tôi đã truyền lại thông điệp đó cho nhiều thí sinh khi chấm cuộc thi này.

 

Vì vậy, việc chấm thi người hâm mộ, đồng hương, hàng xóm,... hay thí sinh hát nhạc của mình, nếu thể hiện chưa tốt tôi vẫn cho ra về như thường. Đã làm giám khảo cần hết sức công tâm, tránh gây hiểu lầm cho các thí sinh khác", anh cho hay.

Ngoài ra, Lâm Hùng luôn dặn các thí sinh phải chăm chỉ, nỗ lực nhất có thể nếu được đi tiếp. Theo anh, sự yêu thích, đón nhận của công chúng mới là tấm vé đắt giá nhất mà thí sinh có được từ cuộc thi. 

Chia sẻ về việc chấm thi cùng các danh ca, Lâm Hùng cho hay: "Có thể, kinh nghiệm và cảm nhận của tôi chưa tốt bằng các bậc tiền bối. Nhưng khi chấm thi, tôi thường nhìn đường dài của một thí sinh. Nếu một thí sinh có khả năng đi xa sau cuộc thi, tôi sẽ trao cơ hội cho bạn ấy. Giám khảo mà, 9 người 10 ý là thường. Cá nhân tôi dù ngồi ghế giám khảo vẫn luôn lắng nghe, học hỏi chia sẻ từ cô Giao Linh, chú Thái Châu và nhạc sĩ Thái Hùng".

Lâm Hùng thể hiện ca khúc 'Nước mắt đàn ông'

Lâm Hùng sinh năm 1977, là ca sĩ nổi tiếng những năm đầu thập niên 2000. Thời đó, khán giả 8x, 9x yêu thích Lâm Hùng qua các bài Nước mắt đàn ông, Bình yên từ trái tim em, Đừng để tôi biết em dối gian, Mỗi người một quá khứ, Tình tiếc nuối...

Những năm gần đây, anh vẫn có những ca khúc hit như Vô tình Huynh đệ ơi. Cách đây không lâu, Lâm Hùng vừa phát hành ca khúc mới về tình cảm gia đình Mẹ ơi cha ơi mời vợ con đóng MV.

">

Ca sĩ Lâm Hùng không thiên vị fan ruột, đồng hương khi chấm thi tình ca

Chris Rock từng dẫn các lễ trao giải Oscar năm 2005, 2016 và 2022.

Chris Rock cho hay anh đã từ chối lời mời dẫn Oscar 2023. Tại lễ trao giải hồi tháng 3, Chris Rock sau lời đùa kém duyên hướng đến Jada Pinkett Smith đã bị Will Smith lên thẳng sân khấu tát trước mặt khán giả trong sự kiện điện ảnh lớn nhất hành tinh được truyền hình trực tiếp trên toàn cầu. 

Hôm 28/8 vừa qua, khi đang tham gia một chương trình hài tại nhà hát ở Phoenix, Arizona, Chris Rock so sánh việc quay trở lại với Oscar giống như trở lại với hiện trường tội ác, theo Arizona Republic

Đại diện của Chris Rock lẫn Viện hàn lâm hiện vẫn chưa lên tiếng về tuyên bố của Chris Rock. Hồi đầu tháng, ông Bill Kramer - CEO mới của Viện hàn lâm chia sẻ: "Chúng tôi muốn tiến về phía trước và muốn có một lễ trao giải tôn vinh điện ảnh. Đó là điều chúng tôi muốn tập trung vào lúc này".  

Cú tát gây chấn động của Will Smith. 

Danh hài 57 tuổi nói sau khi bị Will Smith tát trên sân khấu, anh đã phải từ chối xuất hiện trong quảng cáo của chương trình Super Bowl. Trong khi đó Will Smith viết đơn xin rút khỏi Viện hàn lâm, đồng thời nhận lệnh cấm xuất hiện 10 năm tại các lễ trao giải Oscar 

Ngôi sao King Richardcũng đã lên tiếng xin lỗi Chris Rock trên Instagram trước khi đăng 1 video xin lỗi trên mạng xã hội vào ngày 29/7 vừa qua. Will Smith phân trần về sự việc và gửi lời xin lỗi tới Chris Rock lẫn gia đình anh. 

">

MC bị Will Smith tát trên sân khấu từ chối dẫn Oscar 2023

Hai cô giáo mầm non bị tố đã phạt và bỏ quên trẻ 4 tuổi trong nhà vệ sinh tại Trường mầm non Hương Sơn (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) vẫn chưa được tiếp tục trở lại giảng dạy và gia hạn đình chỉ.

Liên quan đến sự việc cháu Mai Bảo Y. (4 tuổi) bị cô giáo bỏ quên trong nhà vệ sinh tại Trường Mầm non xã Hương Sơn, ông Đặng Văn Viện, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Mỹ Đức cho biết vụ việc đến nay vẫn đang trong quá trình điều tra làm rõ.

Chia sẻ với VietNamNet, ông Viện cho hay, trước đó UBND huyện Mỹ Đức đã giao cho công an huyện điều tra xác minh và đưa ra kết luận cuối cùng.

Theo quyết định kỷ luật của Trường mầm non Hương Sơn, hai cô giáo liên quan là Vương Thị Hương và Vương Thị Loan bị tạm đình chỉ công tác từ ngày 22/3 đến hết ngày 30/3/2017 để xác minh sự việc.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, nội dung bản tường trình của hai cô giáo và lời kể của gia đình cháu Mai Bảo Y. vẫn chưa trùng khớp.

Hai cô giáo mầm non vẫn khẳng định học sinh tự đi lạc chứ không có chuyện cô phạt và nhốt cháu trong nhà vệ sinh, mà chỉ phạt cháu đứng góc lớp.

Đến thời điểm hiện tại, đã hết hạn đình chỉ hai cô giáo nên trường Mầm non Hương Sơn quyết định tiếp tục gia hạn thời gian đình chỉ để phục vụ công tác điều tra. Sau khi đưa ra kết luận cuối cùng về sự việc mới có thể đưa ra hình thức kỷ luật với giáo viên.

Theo ông Viện, hiện hai cô giáo đang được nhà trường bố trí tạm thời làm công việc khác.

Về phía cháu Mai Bảo Y. đã quay trở lại lớp học bình thường từ ngày 3/4.

Hiện nhà trường đã bố trí hai giáo viên khác tạm thời đứng lớp thay thế hai cô giáo phụ trách lớp cháu Y.

Trước đó, lãnh đạo trường mầm non này từng có ý định khảo sát lấy ý kiến các bé 4 tuổi khác để xem cô giáo có trung thực hay không, tuy nhiên việc làm này không được phòng GD-ĐT huyện Mỹ Đức đồng ý.

Thanh Hùng

">

Cô giáo mầm non bỏ quên trẻ trong nhà vệ sinh được bố trí làm việc khác


"Gì vậy! Tha tao đi." Ngọc Nhi nói lại với giọng ỉu xìu

"Lâu rồi không gặp!" Bỗng dưng người ngồi đối diện cô lên tiếng làm cô giật bắn mình một cái

"Ờ, ừm.. Lâu rồi không gặp!" Ngọc Nhi nở nụ cười sượng trân nhìn đối phương, nếu không ai để ý kỹ thì lại thấy nụ cười đó khá chân thật ấy chứ

"Ăn không? Lúc nãy tiện tay mua" Nguyễn Đô đẩy hộp bánh tráng trộn được làm sẵn đưa qua cho cô

"Đưa bạn mày ăn đi, đưa tao chi ba..

"Tụi nó không ăn! Tao cũng thế! Lỡ mua rồi thì ăn đi, tao biết mày thích cái hộp đó mà?"

"Ựa.. Vậy tao cảm ơn! Hộp này nhiêu? Tao chuyển khoản lại" Cô rút điện thoại từ trong túi quần ra bấm một dãy số để mở tài khoản ngân hàng của mình

"Thôi khỏi! Coi như là cháu mua cho dì vậy."

"ờm.. Hơ hơ, cũng được!" Cô nhìn đối phương rồi lại nở một nụ cười sượng trân và lần này là sượng thiệt sự

"Dì cháu? Là sao?" Cậu bạn ngồi kế bên chứng kiến hết cuộc đối thoại của cả hai người nhưng chẳng hiểu gì cả

"Nói nhỏ nhỏ thôi.. Tí tạo kể.."

"Là hôm bữa lúc đi biển mày kể chưa hết câu chuyện?"

"Ờm.. Nó ấy quá nên phải giấu bớt.."

"À.. Nếu không tiện thì không cần kể đâu!"

Nói rồi cả hai rơi vào khoảng lặng như chưa từng có chuyện gì xảy ra

"Ờm.. Kể lại nhé!" Ngọc Nhi ấp a ấp úng nhìn cậu bạn của mình

"Ý là.."

[Hồi tưởng]

20-10-20**

Nguyễn Đô mang quà xuống lớp cô vào tiết sinh hoạt lớp. Vì hôm đó là 20-10 nên có một số lớp làm hoạt động ngoài trời. Đang ngồi trong lớp thấy người yêu mình đi xuống cô bèn chạy ra

"Sao xuống đây?" Ngọc Nhi vẫn vậy vẫn luôn nở một nụ cười rạng rỡ để chào đón những người thân thương của mình

"Có quà" Cậu bạn kia thì lại ngại ngùng tay cầm bó hoa kẹo mini, cô tròn mắt nhìn cậu ngại ngùng rồi cảm ơn xong lại đi vào lớp. Chưa kịp quay đầu lại thì cậu bạn lại bảo

"Còn nữa" Cậu quay ra sau "Mở cặp ra"

Cô thì đứng chết trận ở đó trong đầu đầy suy nghĩ rồi cũng mở chiếc cặp đó ra

"Mua chi vậy?" Cô lấy món quà ra, nhìn cậu

"Có 1 con gấu bông thôi mà?"

"Làm học sinh làm gì có tiền nhiều? Mà.. Tao cũng cảm ơn nha" Cô nói rồi vẫy tay tạm biệt cậu đi vào lớp, cậu thấy thế cũng cười cười rồi quay lại lên lớp của mình

23-10-20**

[Tin nhắn]

Nguyễn Đô

'Mày

Ngọc Nhi

'Hửm, sao thế?

'Mới đi học về có mệt không?

'Tao mới về đuối xỉu

'Huhu nay bài kiểm tra thấp điểm nữa..

Nguyễn Đô

'Ừm, ráng học'

Ngọc Nhi



'Tui biết mà, heheh

Nguyễn Đô

'Mày nhớ vụ họ hàng không?

Ngọc Nhi

'Nhớ, sao a?'

Nguyễn Đô

'Mẹ tao kêu hỏi lại cho chắc'

Ngọc Nhi

">

Truyện Tình Yêu Thời Niên Thiếu Của Tôi

Sáng 23/2, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng đã có buổi làm việc với Sở GD-ĐT thành phố về vấn đề tự chủ - xã hội hóa và định hướng phát triển ngành giáo dục và đào tạo thành phố đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Xin cho hiệu trưởng tự tuyển giáo viên, học 8 môn/năm

Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, toàn thành phố có 2.168 cơ sở giáo dục với hơn 1,7 học sinh, sinh viên; có 83.517 giáo viên, 46.053 phòng học. 

{keywords}
Ông Đinh La Thăng làm việc với lãnh đạo ngành giáo dục thành phố

Giáo dục vướng mắc khi thực hiện tự chủ nhân sự, cụ thể một số chức danh cần thiết trong trường như giám thị, giáo viên làm công tác tư vấn chưa được quy định vị trí việc làm. 

Ông Sơn cho hay, ngành giáo dục thành phố đặt ra mục tiêu đến năm 2030, giao quyền tự chủ cho các trường về công tác tuyển dụng và sử dụng giáo viên. Các trường tự quyết định học phí theo phương châm thu đủ bù chi để đảm bảo sự phát triển của nhà trường… 

Ngoài ra, thành phố sẽ tổ chức biên soạn bộ SGK phù hợp dựa trên chương trình chung của Bộ GD-ĐT, chương trình cấp học xây dựng theo hướng mở. Một số môn bắt buộc phải học theo trình tự lớp như Văn -Tiếng Việt, Toán. Các môn khác được tự chọn phải hoàn thành trong cả cấp học với số lượng môn học tối đa nên là 8 môn trong 1 năm.  Cho phép các trường chủ động điều chỉnh thời lượng giảng dạy của các bộ môn trên cơ sở chuẩn kiến thức kỹ năng, chủ động xây dựng chương trình tích hợp. Thành phố sẽ tự thực hiện kiểm tra, đánh giá công nhận tốt nghiệp THPT, nhà trường giáo viên đánh giá định kỳ.

Ông Sơn kiến nghị, thành phố giao quyền tự chủ cho một số trường đủ điều kiện được xây dựng mức thu đảm bảo đù bù chi, không lợi nhận với yêu cầu phải công khai tài chính, tài sản. Riêng một số trường có điều kiện sang tự chủ hoàn toàn 100% và tự quyết mức thu, có thể thu ở mức cao. Cho hiệu trưởng chủ động công tác nhân sự, tự quyết định giáo viên tùy vào điều kiện đặc thù của đơn vị. Đồng thời, cho mở rộng, duy tu các phòng học, đảm bảo 300 phòng học/10.000 dân.

Đã tính tăng dân số cơ học chưa?

Sau khi nghe ông Sơn báo cáo, ông Thăng hỏi, “nếu đủ 300 phòng học/10.000 dân là ngành sẽ đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra tới năm 2030 đúng không? Vậy ngành đã tính tới việc tăng dân số cơ học chưa?” 

Ông Sơn cho rằng,“đưa ra con số này là ngành đã tính tới việc tăng dân số cơ học”.

Còn Nguyễn Huỳnh Long, Trưởng phòng tổ chức Sở cho rằng, dù chất lượng đào tạo của thành phố luôn chủ động, ứng phó với những thay đổi của công tác thi cử, nhưng việc mất cân đối trong đào tạo nghề vẫn còn, đặc biệt việc công nhận một số chức danh như giám thị, y tế… 

{keywords}
"Ngành giáo dục cần bao nhiêu hồ bơi"

Ông Thăng lưu ý ,việc cộng điểm cho một số ngành đặc thù như ngành y cần xem xét lại, vì như vậy các trường y khó tuyển được học sinh giỏi và một bộ phận học sinh sẽ ỷ lại.

Ông Thăng cũng đặt hàng ngành giáo dục thành phố, “có tự tin để xây dựng đội ngũ giáo viên của mình đạt chuẩn quốc tế hay không?. Vì làm được vậy, học sinh của thành phố khi đi du học nước ngoài mới có thể tiếp thu được kiến thức tiên tiến của các nước”- Bí thư Thăng nói.

"Ngành giáo dục cần bao nhiêu hồ bơi"?

Một vấn đề liên quan đến công tác thể dục thể thao, Bí thư Thăng đặt câu hỏi với các lãnh đạo ngành giáo dục thành phố sáng nay là, “khi đi khai giảng tại một số trường học, thấy nhiều cháu học sinh diện báo phì, vậy công tác thể dục, thể thao trong các trường học ra sao? Có phải do điều kiện về cơ sở vật chất chưa đảm bảo hay do các thầy cô bắt các cháu học nhiều quá?”

Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT khẳng định, toàn thành phố có 1/3 các trường học đảm bảo về cơ sở vật chất, đủ điều kiện dạy học như các trường tiên tiến của các nước trong khu vực. Tuy nhiên, với chương trình như hiện nay rất khó trong việc dạy thêm những kỹ năng khác cho học sinh, trong đó có rèn luyện thể dục thể thao.

Tiếp tục, Bí thư Thăng đặt câu hỏi, “tại sao giám thị không nằm trong biên chế từ công tác xã hội hóa, ngành vẫn trả lương được cho đối tượng này. Vậy với giáo viên thuộc tin học; ngoại ngữ ngành lại kêu thiếu vì không có lương trả cho họ?”

“Ngành GD-ĐT phải mạnh dạn đi đầu, dám đổi mới, dám thí điểm, đặc biệt là phải làm sao để có đủ giáo viên tiếng Anh. Nói hội nhập, mà học sinh được học tiếng Anh ít, học sinh không giao tiếp được tiếng Anh thì không thể nói là hội nhập được”- ông Thăng nhấn mạnh. 

Ông Nguyễn Văn Hiếu cho rằng, muốn làm được việc này, thì việc tuyển chọn giáo viên đạt chuẩn là quan trọng nhất. “chỉ có đạt chuẩn, thầy mới có thể giảng dạy được tiếng Anh. Bên cạnh đó, việc đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu bắt buộc đối với các thầy cô giáo, nhưng thực tế vẫn còn một bộ phận nhỏ giáo viên lớn tuổi, ngại thay đổi trong cách dạy” – ông Hiếu cho biết, 

Liên quan đến  vấn đề phổ cập bơi, ông Hiếu cho biết, có 81 hồ bơi trong trường trong thành phố, nhưng các huyện ngoại thành rất khó khăn. Riêng hồ bơi di động chỉ phục vụ được một lúc từ 5-7 học sinh nên khó phổ cập bơi. 

Nghe đến đây, ông Thăng hỏi ngay,“vậy ngành ngành giáo dục cần bao nhiêu hồ bơi? 

Trả lời vấn đề này, ông Lê Hoài Nam, Phó giám đốc Sở cho biết, có hai hình thức đó là nhà nước đầu tư và hình thức kích cầu, bên cạnh đó là công tác xã hội hóa như hồ bơi di rộng. 

Theo ông Nguyễn Hùng, Phó giám đốc Sở VH-TT-TT: công tác phổ cập bơi được Sở triển khai hơn 10 năm qua, nhưng khi cùng ngành giáo dục xuống kiểm tra thì có hiện tượng họ không hỗ trợ công tác này, có quận chỉ hỗ trợ mức tiền đầu tiên đó là cho các cháu biết bơi, còn nâng cao thì học sinh phải bỏ tiền ra học. 

“Các thầy cô giáo quá hiền nên cho biên chế bao nhiêu chấp nhận bấy nhiêu”

Liên quan tới vấn đề chi cho giáo dục, bà Phan Thị Thắng- Giám đốc Sở Tài chính cho biết, các nguồn ngân sách dành cho giáo dục được thành phố ưu tiên, nhưng do các chủ đầu tư không đáp ứng những yêu cầu của Sở mà một số dự án chậm tiến độ.

Theo bà Thắng năm 2017, chi cho giáo dục vẫn tiếp tục tăng. Ông Thăng liền đặt câu hỏi, “ngân sách ổn định cho giáo dục đến năm 2020 có được không”? Bà Thắng cho biết, “nếu bộ và ngành giáo dục không có biến động thì việc này có thể làm được”. 

Ông Thăng đưa ra lưu ý, phải tính từ các khoản chi cố định của ngành và biến động giá, có vậy ngành giáo dục mới chủ động trong ngân sách của mình. 

Bà Thắng cho rằng, việc gì trong thẩm quyền của Sở gỡ được cho ngành giáo dục Sở luôn sẵn sàng. Nhưng muốn vậy, thì hai Sở phải ngồi cùng với nhau, từ đó mới có cơ sở để trình cho thành phố.

Riêng về việc chi cho giáo viên tiếng Anh, bà Thắng cho rằng, chi cho giáo dục phải đúng theo qui định. Việc chi cho giáo viến tiếng Anh phải làm đúng việc này. Bà Thắng cũng cho rằng, về mức học phí, nếu là mức trần thì ngành cần có đề xuất vượt trần.

Ông Thăng gợi ý, nếu đây là qui định của Bộ thì Sở có cách nào tính toán giúp cho ngành giáo dục hay không? Tuy nhiên, bà Thắng trả lời, việc này sở chỉ “đi theo” sở GD-ĐT.

Liên quan đến việc biên chế giáo viên, ông Lê Văn Làm, Phó giám đốc Sở Nội vụ cho biết, có những chỉ tiêu, sở đã ra xin Bộ  nhưng không cho, sau khi được thành phố chỉ đạo cấp bổ sung biên chế cho ngành thì Sở mới làm. Vì vậy năm học 2016-2017, cơ bản các quận/huyện không thiếu biên chế giáo viên. 

Với những trường đã tự chủ tài chính, được tự chủ trong tuyển dụng giáo viên nên những thầy cô giáo dạy tại các trường này có mức lương rất cao. 

Ông Làm cho rằng, “các thầy cô giáo quá hiền nên cho biên chế bao nhiêu đều chấp nhận bấy nhiêu. Đây là thiệt thòi của ngành, nên có nhiều trường phải đưa giáo viên kiêm nhiệm các chức danh, công việc khác trong trường”.

Phó GĐ Sở Nội vụ cũng đánh giá “đến việc xếp lương cho cho giáo viên cũng do Bộ chủ quản đặt ra là một bất cập”

Lê Huyền


">

Bí thư Thăng: Nhiều cháu béo phì có phải do học nhiều quá

- Bài hát "Nối vòng tay lớn" của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chưa được Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch) cấp phép nhưng đã được được đưa vào sách giáo khoa Âm nhạc và Mỹ thuật lớp 9.

{keywords}
Bài hát "Nối vòng tay lớn" trong sách giáo khoa Âm nhạc và Mỹ thuật lớp 9

Cụ thể, ở phần Âm nhạc, tiết 8 thuộc bài 3 có nội dung học hát bài “Nối vòng tay lớn”, nhạc và lời của Trịnh Công Sơn. 

Sách giáo khoa Âm nhạc và Mỹ thuật lớp 9 ghi nhận rất rõ dưới bài hát: “Bài hát Nối vòng tay lớn của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là tiếng nói tình cảm của những người Việt Nam yêu nước, mong muốn cùng nắm tay, kề vai sát cánh bên nhau để tạo dựng cuộc sống yên vui, thanh bình vươn tới mục tiêu cao cả vì một đất nước Việt Nam thống nhất, độc lập, hòa bình, hạnh phúc”.

Ngoài việc yêu cầu học sinh tập hát đúng giai điệu và học thuộc lời ca bài Nối vòng tay lớn, sách cũng đưa ra bài tập phát biểu cảm nghĩ của mình sau khi học bài hát này và kể tên những bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mà em biết.

Chia sẻ về bài hát này, Hiệu trưởng một trường THCS ở Quận 1, TP.HCM cho rằng, bài hát “Nối vòng tay lớn” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có ý nghĩa rất lớn đối với nhiều thế hệ người Việt Nam. Bài hát được đưa vào sách giáo khoa nhằm mục đích giáo dục tư tưởng cho học sinh về lịch sử dân tộc, vì bài hát đã cổ vũ tinh thần hòa hợp, hòa giải dân tộc, khát vọng hòa bình và thống nhất đất nước.

“Ngay tại TP.HCM bài hát này đã đi vào lịch sử, vào lòng chúng tôi. Tôi nhớ, vào trưa ngày 30/4/1975 bài hát được vang lên trên sóng của Đài phát thanh. Từng câu, từng từ trong bài hát “Rừng núi dang tay nối lại biển xa, Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà, Mặt đất bao la anh em ta về, Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng, Trời rộng bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam” đưa lại nhiều cảm xúc. Chúng tôi hát theo và nắm tay nhau, ôm lấy nhau, reo hò giữa thời khắc lịch sử ấy” – cô Hiệu trưởng nhớ lại.

{keywords}

Về việc bài hát chưa được Cục Nghệ thuật biểu diễn cấp phép nhưng đã có trong chương trình sách giao khoa lớp 9, cô hiệu trưởng cho rằng, “Bất kì tác phẩm văn, thơ, nhạc nào được đưa vào sách giáo khoa là niềm từ hào của tác giả. Bài hát “Nối vòng tay lớn” được đưa vào sách giáo khoa là niềm tự hào của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Tôi nghĩ tác giả và gia đình ông không đòi hỏi gì. Tuy nhiên về hoạt động thương mại, việc biểu diễn ca khúc này phải được sự cấp phép của Cục Nghệ thuật biểu diễn là đúng đắn”.

{keywords}
Sách đã được tái bản 11 lần

Cô Mai Thu Lan, phụ trách chuyên môn âm nhạc phòng giáo dục đào tạo của một quận trung tâm TP.HCM, cho biết bài hát “Nối vòng tay lớn”có trong SGK âm nhạc lớp 9 từ lâu, trách nhiệm của giáo viên là dạy cho học sinh những gì có trong chương trình, sách giáo khoa.

“Đây là bài hát có ý nghĩa rất lớn. Hôm qua khi nghe tin bài hát này chưa được Cục Nghệ thuật biểu diễn cấp phép chúng tôi cũng rất bất ngờ và không hiểu sao bài hát này lại chưa được cấp phép. Tuy nhiên việc này không ảnh hưởng tới chương trình giảng dạy vì trách nhiệm của chúng tôi là cái gì có trong chương trình thì giáo viên phải dạy cho học sinh.

Ông Sỹ Luân, Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Trường ĐH Công nghệ TP.HCM cho rằng, bài hát “Nối vòng tay lớn” đã quá nổi tiếng, đã được mọi người hát rất nhiều và hát ở khắp mọi nơi. 

{keywords}
Yêu cầu cho học sinh sau khi học bài hát "Nối vòng tay lớn"

Về việc bài hát chưa được Cục nghệ thuật biểu diễn cấp phép nhưng đã có trong SGK lớp 9, ông Luân cho rằng, “bài hát chưa được Cục Nghệ thuật cấp phép chỉ là thủ tục hành chính, do các ban ngành làm việc với nhau không chặt chẽ, cần phải xem lại thủ tục hành chính”.

Theo ông Đỗ Minh Hoàng - Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM-cho biết, "sách giáo khoa được Bộ GD-ĐT thẩm định và phát hành, đây là pháp lệnh, vì vậy những kiến thức trong sách giáo viên có trách nhiệm giảng dạy cho học sinh".

Thông tin bắt nguồn từ việc đêm nhạc “Nối vòng tay lớn” do trường Đại học Y dược Huế và gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tổ chức vào tối 21/4 tới gặp trục trặc khi 4 ca khúc nhạc Trịnh chưa được cấp phép lưu hành gồm: Nối vòng tay lớn, Ca dao mẹ, Huế - Sài Gòn – Hà Nội, Đêm thấy ta là thác đổ.

Cả 4 ca khúc này được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác trước năm 1975 và không có tên trong danh mục những bài hát trước năm 1975 được phép phổ biến được Cục Nghệ thuật biểu diễn công bố trên webiste của Cục.

Giải thích về vấn đề này, ông Nguyễn Đăng Chương, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, cho biết phía trường Đại học Y dược Huế đã gửi hồ sơ xin cấp phép 1 ca khúc sáng tác trước năm 1975 của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là "Nối vòng tay lớn". Tuy nhiên, hồ sơ trên thiếu sự xác nhận của chủ sở hữu hoặc người đại diện cho chủ sở hữu của tác phẩm xin cấp phép. Vì thế Cục chưa có đủ cơ sở pháp lý để cấp phép lưu hành ca khúc này.

 Đến nay, không chỉ ca khúc này mà cả 4 ca khúc trên của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chưa có cá nhân hay đơn vị nào đứng ra xin cấp phép nên Cục chưa có cơ sở nào để cấp phép phổ biến rộng rãi các ca khúc này.

Lê Huyền - Thanh Hùng

">

Bài hát “Nối vòng tay lớn” đã có trong sách giáo khoa

友情链接