Vì sao tội phạm mạng công khai mạo danh cơ quan chức năng để lừa đảo?

时间:2025-01-24 01:25:34 来源:NEWS

Chiều ngày 13/5,ìsaotộiphạmmạngcôngkhaimạodanhcơquanchứcnăngđểlừađảket qua ngoai hang anh Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm, người phát ngôn của Bộ TT&TT đã chủ trì cuộc họp báo thường kỳ tháng 5 của Bộ.

W-hop bao Bo TTTT thang 5.jpg
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm chủ trì họp báo thường kỳ tháng 5/2024 của Bộ. Ảnh: Lê Anh Dũng

Diễn biến phức tạp của tội phạm lừa đảo trên không gian mạng tiếp tục là một trong những nội dung được nhiều cơ quan báo chí quan tâm. Trao đổi về vấn đề này tại cuộc họp báo, Trung tá Vũ Trọng Nghĩa, Phó trưởng Phòng 5, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao (A05 - Bộ Công an), nhận định: Thời gian gần đây, tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng diễn ra hết sức phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn.

Bộ Công an đã phối hợp với Bộ TT&TT xây dựng các phương án, kịch bản để tuyên truyền cảnh báo người dân. Cụ thể, đã tổng hợp 24 hình thức lừa đảo phổ biến trên không gian mạng Việt Nam, phổ biến rộng rãi từ cuối năm 2023 đến nay nhằm giúp người dân có thể nhận diện và biết cách phòng chống với các phương thức lừa đảo trực tuyến.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, từ 24 phương thức, thủ đoạn lừa đảo trực tuyến phổ biến, các đối tượng đang hằng ngày, hằng giờ tiếp tục nghiên cứu để tích hợp và phát triển ra các thủ đoạn lừa đảo mới, khiến cho người dân gặp nhiều khó khăn trong việc nhận diện và phòng tránh.

W-dai dien A05 Bo Cong an 2.jpg
Trung tá Vũ Trọng Nghĩa, Phó trưởng Phòng 5, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao (A05 - Bộ Công an) trao đổi tại họp báo chiều 13/5. Ảnh: Lê Anh Dũng

Khẳng định tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kiến thức cho người dân là yếu tố, biện pháp quan trọng nhất để giải quyết tình trạng lừa đảo trực tuyến, Trung tá Vũ Trọng Nghĩa cho hay, mới đây, A05 đã xây dựng trang fanpage của Cục lấy tên là ‘Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao’.

“Thông qua nền tảng mạng xã hội, hằng ngày Cục An ninh mạng sẽ tuyên truyền cho người dân về các phương thức, thủ đoạn lừa đảo, đồng thời phối hợp với các đơn vị truyền thông liên quan để xây dựng kịch bản nội dung, với mục tiêu làm sao để phổ biến những kiến thức phòng ngừa các thủ đoạn của tội phạm lừa đảo một cách dễ hiểu, hiệu quả”, Trung tá Vũ Trọng Nghĩa chia sẻ.

Song song đó, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia đang phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng phần mềm chống lừa đảo cho người dân. Bên cạnh việc cung cấp công cụ hỗ trợ người dân phát hiện các dấu hiệu lừa đảo trên không gian mạng, phần mềm này còn giúp người dân nhận diện tội phạm lừa đảo, góp phần nâng cao nhận thức và kỹ năng an toàn, an ninh mạng cho người dân.

“Dự kiến, phần mềm sẽ sớm được đưa lên các chợ ứng dụng để người dân có thể tải và cài trên các thiết bị thông minh. Với việc tích hợp dữ liệu về phòng chống tội phạm lừa đảo của các bộ, ngành có liên quan, trong đó có Bộ Công an, Bộ TT&TT và Ngân hàng Nhà nước, ứng dụng sẽ thông tin đến người dùng những kiến thức giúp nhận diện các hình thức lừa đảo, các nguy cơ bị lừa đảo, tấn công trực tuyến trên không gian mạng”, Trung tá Vũ Trọng Nghĩa thông tin.

Trả lời câu hỏi của nhà báo Thái Khang (báo VietNamNet) liên quan đến hướng xử lý tình trạng tội phạm mạng công khai mạo danh các đơn vị của Bộ Công an để lừa đảo người dân, ông Vũ Trọng Nghĩa cho biết: Thủ đoạn mạo danh cơ quan chức năng lừa đảo người dùng đã ‘rộ’ lên từ đầu năm 2024 cho đến nay.

Lý giải tại sao các đối tượng lừa đảo trực tuyến lại hoạt động công khai và ngang nhiên như thế, gần như thách thức lực lượng chức năng tại Việt Nam, ông Vũ Trọng Nghĩa chỉ ra 2 lý do. Đầu tiên, do quy định pháp luật về quản lý các nền tảng xuyên biên giới đang trong quá trình hoàn thiện, tiêu biểu là Nghị định 72 năm 2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng đang được sửa đổi, sẽ sớm được trình Chính phủ xem xét ban hành.

“Khi Nghị định sửa đổi Nghị định 72 được ban hành, sẽ định danh được các tài khoản mạng xã hội xuyên biên giới, trên cơ sở đó chúng ta mới có đủ căn cứ pháp lý yêu cầu các tổ chức xuyên biên giới cung cấp thông tin liên quan đến các tài khoản mạng xã hội mạo danh cơ quan chức năng, mạo danh tổ chức để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật”, đại diện A05 phân tích.

cuc an ninh mang fake 1.jpg
Tình trạng tội phạm mạng công khai mạo danh các cơ quan chức năng để lừa đảo người dân 'rộ' lên từ đầu năm 2024 đến nay.

Một lý do nữa dẫn đến tình trạng công khai mạo danh cơ quan chức năng là cách thức, thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo hiện nay đã thay đổi so với trước. Cụ thể, các đối tượng lừa đảo hoạt động manh động hơn, xuyên biên giới, có sự cấu kết của các đối tượng trong nước và quốc tế, lấy các địa bàn ở các quốc gia, khu vực lân cận ngoài Việt Nam làm địa điểm để thực hiện hành vi phạm tội.

Do đó, quá trình điều tra, truy vết các hoạt động phạm tội lừa đảo phải có sự hợp tác quốc tế giữa các quốc gia, thời gian xác minh và xử lý kéo dài hơn so với các vụ việc mà đối tượng lừa đảo hoạt động trong nước.

“Cục An ninh mạng đã và đang phối hợp với Cục An toàn thông tin của Bộ TT&TT để rà quét các tài khoản mạng xã hội mạo danh các đơn vị chức năng, không chỉ riêng Bộ Công an, Cục An ninh mạng, mà cả các văn phòng luật sư, cơ quan nhà nước khác nhằm lừa đảo công dân Việt Nam”, đại diện Phòng 5 của A05 thông tin.

Xác minh, truy vết các đối tượng phát tán 'đơn tố cáo' sai sự thậtCục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05 Bộ Công an) đang phối hợp với các đơn vị chức năng để xác minh, truy vết những đối tượng phát tán thông tin quảng cáo đánh bạc qua mạng, 'đơn tố cáo' sai sự thật.
推荐内容