Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không để trẻ nhỏ ngồi ở ghế phụ phía trước là có cơ sở, từng được nghiên cứu kỹ và áp dụng tại nhiều quốc gia như Mỹ và một số nước Châu Âu.
Cụ thể, theo công bố của trung tâm kiểm soát dịch bệnh và phòng ngừa Mỹ (CDC), trong năm 2018 tại Mỹ có 636 trẻ em dưới 12 tuổi bị tử vong trong các vụ tai nạn giao thông, 33% trong số các bé bị thiệt mạng đã không được sử dụng các biện pháp bảo vệ khi đi xe.
Lý do là do vị trí ghế trước sẽ phải chịu nhiều lực tác động hơn khi va chạm giao thông xảy ra. Hơn nữa, khi có va chạm, túi khí bung ra với vận tốc lên tới 300 km/h. Cơ thể người trưởng thành có thể chịu được lực tác động này nhưng cơ thể trẻ nhỏ có phần lưng và cổ rất yếu nên dễ bị tổn thương.
Về cấu trúc sinh học, trẻ nhỏ cũng có tỷ lệ đầu lớn so với cơ thể nên khó giữ thăng bằng hơn người trưởng thành. Chính vì vậy, trẻ nhỏ dễ bị sai tư thế vào thời điểm túi khí bung ra, tạo nên các chấn thương nghiêm trọng.
Thống kê của CDC cũng cho thấy, loại ghế an toàn dành cho trẻ trên ô tô giúp giảm thiểu nguy cơ chấn thương tới 71-82% so với việc chỉ dùng dây an toàn.
Do đó, cơ quan này khuyến cáo nên để trẻ ngồi ở hàng ghế phía sau, đồng thời nên sử dụng ghế chuyên dùng và chọn đúng loại phù hợp với nhóm tuổi của trẻ.
Trẻ em ngồi trên ô tô thế nào cho đúng?
Đại diện Bộ Công an – đơn vị soạn thảo dự thảo Luật cho biết, nếu Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được Quốc hội thông qua thì người dưới 12 tuổi hoặc cao dưới 1,35 mét bắt buộc phải ngồi ở hàng ghế phía dưới để đảm bảo an toàn.
Vị này chia sẻ thêm, trong thời gian qua nhiều người chưa hiểu đầy đủ và chính xác về nội dung này nên vẫn còn những lăn tăn. Nhiều ý kiến cho rằng người ngồi hàng ghế trước bắt buộc phải hội đủ hai yếu tố là trên 12 tuổi và cao trên 1,35 mét; ví dụ như một đứa trẻ 11 tuổi đã cao đến 1m50 nhưng vẫn không được ngồi ghế trước là chưa đúng.
“Quy định trong dự thảo luật ghi rõ là “dưới 12 tuổi hoặc cao dưới 1,35 mét”, có nghĩa là chỉ cần một trong hai yếu tố. Đối với trẻ em dưới 12 tuổi nhưng có chiều cao trên 1,35 mét thì vẫn có thể ngồi được ở hàng ghế trên mà không bị phạt”, đại diện Bộ Công an khẳng định.
Cũng theo vị này, đề xuất mới trong dự thảo Luật đã tiếp thu từ các quy định trong Công ước Viên năm 1968, đồng thời còn đặt trẻ em - thế hệ tương lai vào vị trí trung tâm cần được bảo vệ an toàn tuyệt đối khi tham gia giao thông.
Với quy định trẻ em dưới 4 tuổi phải được chở bằng ghế thiết kế riêng dành cho trẻ em, nhiều chuyên gia tỏ ra đồng tình và cho rằng, rất không an toàn nếu trẻ nhỏ (dưới 4 tuổi) ngồi thẳng lên ghế xe bởi ghế ô tô chỉ thiết kế cho người lớn, trẻ nhỏ không thể đeo dây an toàn có sẵn trên xe được.
Nhiều cuộc thử nghiệm va chạm cho thấy, trẻ em dưới 18 tháng tuổi ngồi trên ghế dành riêng cho trẻ em, mặt về phía sau và ghế lắp ở hàng ghế sau là an toàn nhất.
![]() |
Trẻ em nên ngồi ở hàng ghế sau, đồng thời luôn thắt dây an toàn đúng cách. Ảnh: Tinhte |
Đối với trẻ lớn hơn một chút (từ 18 tháng đến 4 tuổi), có thể cho bé ngồi ghế riêng và quay mặt về phía trước nhưng vẫn nên cho bé ngồi ghế ở hàng phía sau. Với trẻ từ 5-6 trở lên, đủ chiều cao cân nặng có thể sử dụng ghế nâng đơn giản không cần loại ghế ôm trọn thân trẻ và luôn thắt dây an toàn.
Có thể thấy rằng, đề xuất tại dự thảo Luật mới đã được đơn vị soạn thảo nghiên cứu kỹ, dựa trên kinh nghiệm và thực tế tại nhiều nước trên Thế giới và có tính khả thi cao khi thực hiện tại Việt Nam.
Chưa rõ quy định này sẽ chính thức được áp dụng khi nào nhưng ngay lúc này, một lời khuyên cho các bậc phụ huynh là không nên để trẻ nhỏ ngồi ở hàng ghế trước khi di chuyển trên đường.
Đặc biệt, luôn tuân thủ nghiêm quy định về thắt dây an toàn, chủ động trang bị ghế ngồi chuyên dùng trên xe khi chở theo em bé nhằm bảo đảm an toàn và giảm thiếu tối đa rủi ro cho con em mình.
Dự thảo Luật Bảo đảm trật tư, an toàn giao thông đường bộ gồm 8 chương, 93 điều, bao gồm các nội dung quy định về: Hệ thống báo hiệu đường bộ; quy tắc giao thông đường bộ; phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; tổ chức chỉ huy, điều khiển giao thông và giải quyết ùn tắc giao thông đường bộ; giải quyết tai nạn giao thông đường bộ; thực thi pháp luật và trách nhiệm pháp lý; quản lý nhà nước về TTATGT đường bộ,…
Đây là dự thảo Luật được Bộ Công an chủ trì soạn thảo, tách biệt hẳn với phần Hạ tầng giao thông đường bộ (do Bộ Giao thông vận tải chủ trì soạn thảo) khỏi Luật Giao thông đường bộ 2008 hiện hành. Hiện, dự thảo Luật được Quốc hội thảo luận tại kỳ hợp thứ 10 đang diễn ra.
" alt=""/>Vì sao có đề xuất cấm trẻ dưới 12 tuổi ngồi hàng ghế trước?Cơ quan Quản lý thị trường Nhà nước Trung Quốc (SAMR) thông báo 22 án phạt vào ngày 7/7. Mỗi công ty vi phạm phải nộp phạt 500.000 NDT. Đây là số tiền tương đối nhỏ với các hãng công nghệ lớn, song là mức tối đa theo luật chống độc quyền đối với các sai phạm liên quan đến sáp nhập.
Một số thương vụ xảy ra trước cả khi SARM thành lập năm 2018, tuy nhiên vẫn bị “lọt lưới” khi Bắc Kinh tăng cường giám sát lĩnh vực công nghệ trong nước vì hàng loạt vấn đề, bao gồm bảo mật dữ liệu, quyền riêng tư khách hàng và hành vi phản cạnh tranh.
Alibaba nhận 6 “vé phạt”. Một trong các giao dịch của Alibaba bị phạt là từ 7 năm trước, khi công ty mua lại 50% cổ phần trong câu lạc bộ bóng đá Evergrande. Trong một giao dịch khác, Alibaba mua 40% cổ phần trong nhà sản xuất sữa Landmilk.
Tencent nhận 5 “vé phạt”. Tencent Mobility, đăng ký kinh doanh tại Hong Kong, bị phạt vì mua 32,4% cổ phần trong website 58.com vào tháng 6/2020. Trong một trường hợp khác, Tencent bị phạt vì mua 10% cổ phần của nhà phát triển ứng dụng Cheetah Mobile năm 2011. Vụ thâu tóm 36,5% cổ phần trong công cụ tìm kiếm Sogou năm 2013 của Tencent cũng bị phạt.
Didi, ứng dụng gọi xe đang nằm trong “tâm bão” bảo mật dữ liệu, cũng nhận 2 vé phạt. Văn phòng Đánh giá an ninh mạng thuộc Cơ quan Quản lý Không gian mạng Trung Quốc vừa thông báo mở cuộc điều tra vào Didi vì lý do an ninh quốc gia cuối tuần trước, chỉ hai ngày sau khi IPO tại Mỹ.
Theo SAMR, các thương vụ bị phạt vì không báo cáo rủi ro “vận hành tập trung” cho nhà chức trách. Trước năm 2018, Bộ Thương mại Trung Quốc chịu trách nhiệm xét “vận hành tập trung” trong các thương vụ sáp nhập nhưng chủ yếu tập trung vào doanh nghiệp ngoại mua doanh nghiệp nội, thay vì các thương vụ thuần túy trong nước.
SAMR nắm quyền này vào năm 2018 nhưng chưa trừng phạt bất kỳ hãng công nghệ lớn nào cho tới ngày 14/12/2020, khi trừng phạt Alibaba, Tencent và SF Express. Sau khi lãnh đạo nhà nước làm rõ Big Tech phải được quản lý, nhà chức trách bắt đầu đào bới các thương vụ quá khứ để phạt. Ngày 12/3, SAMR thông báo phạt 10 vụ, ngày 30/4, phạt 9 vụ, đều với mức phạt tối đa nửa triệu NDT.
Du Lam (Theo SCMP)
Vụ điều tra Didi Chuxing và yêu cầu gỡ bỏ app khỏi các chợ ứng dụng trong nước của nhà chức trách Trung Quốc là lời cảnh tỉnh mới cho nhiều hãng công nghệ lớn.
" alt=""/>Trung Quốc phạt Alibaba, Tencent vì thương vụ chục năm trước"Sổ sức khỏe điện tử" là ứng dụng di động dành cho người dân được kết nối trực tiếp với Hệ thống hồ sơ sức khỏe cá nhân của Bộ Y tế. Được xây dựng với mục tiêu giúp người dân biết và tự quản lý thông tin sức khỏe của bản thân, chủ động trong việc phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe bản thân, ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” đã được cung cấp cho các thiết bị sử dụng 2 hệ điều hành phổ biến là Android và iOS.
Ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” cùng với Hệ thống quản lý và chứng nhận tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 là 2 nền tảng được Trung tâm công nghệ phòng chống dịch Covid-19 quốc gia khuyến nghị sử dụng để vừa hỗ trợ tiêm chủng vắc xin Covid-19 nhanh, an toàn, thuận tiện vừa tạo lập dữ liệu sức khỏe điện tử cho người dân.
Để đăng ký tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 qua phần mềm “Sổ sức khỏe điện tử”, ngoài việc truy cập vào đường link https://hssk.kcb.vn/#/sskdt và chọn ứng dụng tải về, người dân Hà Nội có sử dụng smartphone còn có thể tải và cài đặt app “Sổ sức khỏe điện tử” từ các kho ứng dụng Google Play và Apple Store.
Sau khi đã tải và cài đặt ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử”, người dùng cần đăng ký tài khoản theo 4 bước: Mở ứng dụng; Nhấn vào biểu tượng “Đăng ký”; Nhập các thông tin đăng ký gồm họ và tên, số điện thoại, mật khẩu (nhập 2 lần mật khẩu giống nhau để đảm bảo tính xác thực); Nhấn vào biểu tượng “Tiếp theo” để lưu thông tin đăng ký tài khoản.
![]() |
Tiếp đó, người dùng cần thực hiện đăng nhập ứng dụng bằng cách nhập tài khoản (số điện thoại), mật khẩu vừa đăng ký vào các ô tương ứng trên giao diện và đăng nhập vào ứng dụng.
![]() |
Để đăng ký tiêm vắc xin phòng Covid-19, tại màn hình trang chủ của ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” người dùng chọn chức năng “Đăng ký tiêm” và nhập các thông tin đăng ký tiêm, nhấn “Tiếp tục” để chuyển sang giao diện “Tiền sử tiêm”. Tại giao diện “Tiền sử tiêm”, điền các thông tin và lựa chọn tiếp tục để chuyển sang giao diện “Phiếu đồng ý”.
![]() |
Sau khi đọc các thông tin tại giao diện “Phiếu đồng ý”, tích chọn vào ô đồng ý tiêm chủng và nhấn “Xác nhận” để đăng ký tiêm. Màn hình giao diện “Đăng ký thành công” hiển thị.
![]() |
Trước đó, vào ngày 7/5, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2022, với các mục tiêu cụ thể: 95% đối tượng nguy cơ và người dân được tiêm chủng đủ mũi vắc xin phòng Covid-19 theo từng đợt phân bổ vắc xin; đồng thời đảm bảo an toàn tiêm chủng khi sử dụng vắc xin phòng Covid-19.
Để triển khai kế hoạch này, trong năm 2021 và 2022, Hà Nội sẽ huy động tối đa các lực lượng gồm các cơ sở y tế trên toàn thành phố, cơ sở đào tạo về y tế để tổ chức chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19; triển khai tiêm chủng ngay sau khi tiếp nhận vắc xin và đảm bảo tỷ lệ bao phủ cao, an toàn tiêm chủng và tiếp cận công bằng cho người dân.
Hà Nội sẽ tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 theo thứ tự ưu tiên và tiêm chủng miễn phí cho tất cả các đối tượng, theo hình thức tiêm chủng chiến dịch tại các các cơ sở tiêm chủng cố định, lưu động và hình thức tiêm chủng thường xuyên.
Theo lộ trình, Thành phố sẽ tổ chức tiêm cho đối tượng ưu tiên theo tiến độ cung ứng vắc xin của Bộ Y tế; việc tiêm cho đối tượng khác (đối tượng 2) sẽ được triển khai trên cơ sở nguồn cung vắc xin từ nguồn nhập khẩu hoặc nguồn sản xuất trong nước.
Đối tượng tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 tại Hà Nội được phân thành 2 nhóm. Trong đó, đối tượng 1 (đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21 ngày 26/2/2021 của Chính phủ) gồm có:Bệnh nhân 566 ghi nhận tại Thái Bình được xác định mắc Covid-19 do tiếp xúc với bệnh nhân 522 ở Quảng Nam, là bệnh nhân từng điều trị tại khoa Thận – Nội tiết, Bệnh viện Đà Nẵng.
Bệnh nhân 567 và 568 ghi nhận tại TP.HCM. Trong đó 1 người chăm sóc người bệnh tại khoa Thận - Nội tiết, 1 người chăm sóc người bệnh tại khoa Ngoại - Thần kinh, Bệnh viện Đà Nẵng.
Hiện 2 bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. HCM.
18 bệnh nhân còn lại là các ca bệnh từ 569-586 ghi nhận tại Đà Nẵng, độ tuổi từ 9-86, trong đó 11 ca liên quan Bệnh viện Đà Nẵng (6 bệnh nhân khoa Nội Thần kinh, 3 bệnh nhân khoa Ung bướu, 1 khoa Lão khoa, 1 khoa Cấp cứu).
7 ca còn lại tại Đà Nẵng (2 quận Hải Châu, 2 quận Liên Chiểu, 2 quận Cẩm Lệ, 1 huyện Hoà Vang) chưa xác định được dịch tễ.
Như vậy đến chiều 1/8, Việt Nam đã ghi nhận 586 ca mắc Covid-19, trong đó 304 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.
Trong đó chỉ tính riêng giai đoạn mới từ ngày 25/7 đến nay, cả nước đã ghi nhận 143 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng, riêng liên quan Bệnh viện Đà Nẵng có 112 ca.
Trong 2 ngày qua, Việt Nam đã ghi nhận 3 bệnh nhân Covid-19 tử vong gồm bệnh nhân 428, 437 và 499, đây đều là những bệnh nhân cao tuổi, nhiều bệnh nền.
Cả nước đang còn cách ly, theo dõi sức khoẻ hơn 91.000 người, trong đó cách ly tại bệnh viện 953 trường hợp, hơn 18.000 người cách ly tập trung, còn lại hơn 72.000 trường hợp cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Những ngày qua, theo thống kê của các địa phương có gần 800.000 người từng tới Đà Nẵng từ 1/7. Trong đó có tới 41.000 người từng đến Bệnh viện Đà Nẵng khám chữa bệnh, thăm bệnh nhân.
Thúy Hạnh
Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
" alt=""/>Thêm 28 ca Covid