Ba thách thức của doanh nghiệp Việt để vận hành dựa trên dữ liệu

Phát triển hạ tầng dữ liệu phục vụ chuyển đổi số,áchthứccủadoanhnghiệpViệtđểvậnhànhdựatrêndữliệlichthidauhomnay phát triển kinh tế số

Trong phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn chuyển đổi số Việt Nam - châu Á (Vietnam - Asia DX Summit) năm 2024 diễn ra chiều ngày 28/5, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ: chuyển đổi số là để tạo ra một loại tài nguyên mới là dữ liệu. Lần đầu tiên trong lịch sử phát triển của mình, con người thay vì tiêu dùng và làm cạn kiệt tài nguyên thì tạo ra tài nguyên mới. Trước đây, càng phát triển thì càng làm cạn kiệt tài nguyên, ngày nay càng phát triển thì càng sinh ra nhiều tài nguyên.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của dữ liệu số và với kỳ vọng Việt Nam sẽ bước cùng nhịp với các nước đi đầu trên thế giới về thúc đẩy phát triển dữ liệu số, Bộ TT&TT đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ‘Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030’. Đây là một bản chiến lược quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số của Việt Nam, hướng tới xây dựng hạ tầng dữ liệu, một hạ tầng mới làm nền tảng để chuyển đổi số quốc gia.

W-chien luoc du lieu quoc gia 1.jpg
Phó Viện trưởng phụ trách Viện Chiến lược TT&TT Trần Minh Tân thông tin về những điểm chính của Chiến lược dữ liệu quốc gia. Ảnh: M.Tuấn

Thông tin tới đại biểu dự hội thảo chuyên đề ‘Quản trị và vận hành hiệu quả doanh nghiệp, tổ chức dựa trên dữ liệu’ diễn ra ngày 29/5, ông Trần Minh Tân, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Chiến lược TT&TT (Bộ TT&TT) cho biết, được ban hành đầu tháng 2/2024, tư tưởng chính của chiến lược là hướng dữ liệu, lấy dữ liệu làm trung tâm để thực hiện các hoạt động liên quan đến phát triển các hạ tầng, các nền tảng dựa trên dữ liệu.

“Hạ tầng dữ liệu với dữ liệu mở, dữ liệu lớn, dữ liệu có cấu trúc và cả dữ liệu phi cấu trúc sẽ tạo dựng nền móng cho chuyển đổi số, cho phát triển các ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Tư tưởng xuyên suốt là Nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, định hướng để toàn dân cùng tham gia phát triển dữ liệu và cùng hướng lợi ích từ dữ liệu”, ông Trần Minh Tân chia sẻ.

Cùng với việc điểm ra 6 quan điểm chính, ông Trần Minh Tân cũng nêu rõ 3 mục tiêu chiến lược mà chiến lược dữ liệu quốc gia hướng tới, đó là: phát triển dữ liệu công, tổ chức khai thác chia sẻ phục vụ phát triển xã hội; phát triển dữ liệu tư, tạo thị trường dữ liệu và cũng hướng tới phát triển kinh tế. Song song đó, còn là việc làm sao để bảo vệ an toàn dữ liệu và khai thác tài nguyên dòng chảy dữ liệu qua biên giới, để dữ liệu ‘lắng đọng’ tại Việt Nam.

Đề cập đến cách làm, đại diện Viện Chiến lược TT&TT cho biết, triển khai chiến lược dữ liệu quốc gia, Bộ TT&TT đã có kế hoạch hành động của Bộ thực hiện chiến lược, đồng thời có hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương về nội dung này.

Một việc quan trọng mà các bộ, ngành, địa phương cần nhanh chóng làm là công bố danh mục dữ liệu mở, dữ liệu lớn và khung chiến lược dữ liệu của bộ, tỉnh mình, hoặc lồng ghép các nội dung về chiến lược phát triển dữ liệu trong các đề án, kế hoạch về chuyển đổi số hằng năm của bộ, ngành, địa phương để thực hiện đồng bộ với chiến lược dữ liệu quốc gia. 

“Việc này rất quan trọng, tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có thể cùng tham gia vào phát triển, chia sẻ, khai thác, sử dụng dữ liệu của các bộ, tỉnh”, đại diện Viện Chiến lược TT&TT nhấn mạnh.

Doanh nghiệp không nên đợi khi có quy mô lớn mới xây dựng dữ liệu

Cũng tại phiên hội thảo chuyên đề ‘Quản trị và vận hành hiệu quả doanh nghiệp, tổ chức dựa trên dữ liệu’ trong khuôn khổ Vietnam - Asia DX Summit 2024, chia sẻ góc nhìn của một doanh nghiệp công nghệ số đang hỗ trợ nhiều đơn vị chuyển đổi số, Giám đốc Trung tâm kinh doanh MISA Nguyễn Ngọc Lệ khẳng định: tổ chức, khai thác tốt dữ liệu sẽ giúp doanh nghiệp vận hành tốt hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh hơn và gia tăng năng suất rất nhiều lần, đặc biệt là khi dữ liệu được ứng dụng AI để xử lý.

W-quan tri doanh nghiep dua tren du lieu 2 1.jpg
Bà Nguyễn Ngọc Lệ chia sẻ hệ sinh thái số giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả dựa trên dữ liệu. Ảnh: M.Tuấn

Nhấn mạnh quản trị doanh nghiệp dựa trên dữ liệu là xu thế tất yếu, bà Nguyễn Ngọc Lệ cũng lưu ý doanh nghiệp nên xây dựng, tổ chức dữ liệu ngay từ thời kỳ đầu, khi đơn vị mới thành lập thì chi phí sẽ rẻ hơn nhiều so với việc đợi doanh nghiệp có quy mô lớn thì mới xây dựng. 

“Các doanh nghiệp cần tính toán, có kế hoạch để có thể quản trị, vận hành dựa trên dữ liệu ngay từ bây giờ, với một yêu cầu quan trọng là phải có giải pháp công nghệ hỗ trợ hội tụ được dữ liệu”, bà Nguyễn Ngọc Lệ khuyến nghị.

Cũng theo đại diện MISA, trong 5 cấp độ của quản trị dữ liệu, nhiều doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tại Việt Nam vẫn đang ‘mắc kẹt’ ở cấp độ nắm bắt (cấp độ 2), chưa tận dụng được hết tiềm năng của dữ liệu để tiến lên các cấp độ cao hơn. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự đầu tư toàn diện về chuyển đổi số, đào tạo nhân lực và thay đổi tư duy quản trị để có thể vượt qua các thách thức. 

quan tri doanh nghiep dua tren du lieu 4 1.jpg

Cụ thể, có 3 vấn đề chính trong quá trình chuyển đổi số, cũng là 3 thách thức, rào cản để SMEs vận hành dựa trên dữ liệu, đó là: Ứng dụng rời rạc, không kế thừa dữ liệu và chi phí cao.

Ở nhiều doanh nghiệp, có tình trạng mỗi bộ phận, phòng ban dùng các giải pháp khác nhau nên không kết nối được với nhau dẫn đến thông tin phải nhập đi nhập lại, dữ liệu phân mảnh. Bên cạnh đó, một số giải pháp chỉ phù hợp với một giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, khi cần thay thế thì khó kế thừa dữ liệu trước đó. Đặc biệt, SMEs còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các giải pháp ERP toàn diện do chi phí cao và dự thừa tính năng”, đại diện MISA phân tích.

Việc MISA phát triển nền tảng MISA AMIS là nhằm giải quyết 3 thách thức trên cho các doanh nghiệp. Đã được triển khai thực tế cho hơn 250.000 doanh nghiệp và hơn 25.000 hộ kinh doanh ở mọi lĩnh vực và quy mô, MISA AMIS là hệ sinh thái hợp nhất các nghiệp vụ quản trị doanh nghiệp trên cùng một hệ thống. Từ đó, cung cấp báo cáo đa chiều, trực quan giúp lãnh đạo doanh nghiệp có bức tranh toàn diện về tổ chức để đưa ra quyết định chiến lược, tối ưu hóa vận hành. Ngoài ra, MISA AMIS hiện đã tích hợp trợ lý ảo MISA AVA, giúp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ vào hoạt động quản trị, vận hành doanh nghiệp.

‘Việt Nam luôn coi dữ liệu số là thành phần cốt yếu cần chú trọng phát triển’Qua hơn 20 năm phát triển Chính phủ điện tử với nhiều thay đổi, dữ liệu số luôn là thành phần cốt yếu được chú trọng xây dựng và phát triển. Trong chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, vai trò của dữ liệu càng rõ nét, quan trọng.
Nhận định
上一篇:Black Friday: Lưu lượng truy cập đến các website mua sắm tăng vọt
下一篇:Chặn lây nhiễm virus, mã độc phải kết hợp giữa giải pháp kỹ thuật và chính sách