Công ty này được thành lập để thực hiện dự án đầu tư và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Việt Hòa – Kenmark (Hải Dương), với tổng vốn đầu tư 1.594 tỷ đồng. Để có tiền thực hiện dự án, tháng 2/2008, Công ty Kenmark đã ký hợp đồng tín dụng vay hơn 67 triệu USD của các ngân hàng đồng tài trợ là SHB, HHB và BIDV, theo tỷ lệ cam kết cho vay như sau:
BIDV Chi nhánh Thành Đô cho vay hơn 39 triệu USD, SHB Chi nhánh Quảng Ninh: hơn 18 triệu USD và Habubank Chi nhánh Kinh Bắc: 10 triệu USD (nay SHB Chi nhánh Quảng Ninh và Habubank Chi nhánh Kinh Bắc sáp nhập thành SHB Chi nhánh Kinh Bắc).
Từ tháng 2/2008- 5/2010, các ngân hàng đã giải ngân cho Công ty Kenmark hơn 52 triệu USD và hơn 57 tỷ đồng. Điều đáng nói, đến tháng 6/2010, Công ty Kenmark có thông báo về việc tạm dừng hoạt động và người đại diện pháp luật của công ty này đã xuất cảnh khỏi Việt Nam, để lại khoản nợ lớn.
Kết quả điều tra cho thấy, Công ty Kenmark 100% vốn nước ngoài, phụ thuộc vào chủ sở hữu là Công ty Cheemaster. Tài liệu do Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước (CIC) cung cấp thể hiện, Công ty Cheermaster có chỉ số rủi ro cao; tình trạng hoạt động: Không tồn tại văn phòng hoạt động; Giấy phép hoạt động của công ty được sử dụng với mục đích miễn trừ thuế.
Hồ sơ của Công ty Kenmark không đảm bảo điều kiện vay vốn, năng lực tài chính không đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết…, nhưng Tổ thẩm định Dự án Việt Hòa - Kenmark vẫn báo cáo kết quả thẩm định dự án đầu tư, đánh giá Công ty Kenmark đáp ứng được các yêu cầu cho vay theo quy định, và đề xuất cho công ty này vay tối đa hơn 67 triệu USD.
Sau khi được cựu TGĐ BIDV phê duyệt cho vay, tháng 2/2008, ông Đỗ Quốc Hùng cùng Nguyễn Văn Thắng (khi đó là Giám đốc SHB Quảng Ninh) và bà Hoàng Thu Huyền (Giám đốc HBB Bắc Ninh) đã ký hợp đồng tín dụng cho Công ty Kenmark vay hơn 67 triệu USD, trong đó BIDV Thành Đô cho vay hơn 39 triệu USD (57,8%), SHB Quảng Ninh cho vay hơn 18 triệu USD (27,4%) và HBB Bắc Ninh cho vay 10 triệu USD (14,8%).
Từ ngày 25/2/2008- 18/5/2010, các ngân hàng đồng tài trợ đã giải ngân cho Công ty Kenmark hơn 52 triệu USD và hơn 57 tỷ đồng, đạt trên 80% giá trị hợp đồng.
Nợ không thu hồi được hơn 181 tỷ đồng
Cáo buộc cho rằng, việc các ngân hàng giải ngân như trên là không đúng yêu cầu về hình thức giải ngân 2 bước theo chỉ đạo của BIDV, vì đến cuối năm 2009, Kenmark không phát sinh thêm doanh nghiệp nào ký hợp đồng thuê nhà xưởng. Mặt khác, Công ty Kenmark mới cơ bản hoàn thành đầu tư phần hạ tầng kỹ thuật của 13/27 nhà xưởng đã giải ngân khi dự án không đảm bảo hiệu quả và khả năng thu hồi vốn vay...
Đến tháng 4/2010, các ngân hàng đồng tài trợ đã thu nợ từ Công ty Kenmark hơn 2,7 triệu USD và hơn 57 tỷ đồng nợ gốc từ tiền bán đấu giá tài sản đảm bảo của công ty được hơn 766 tỷ đồng, tương đương hơn 33 triệu USD.
Dư nợ gốc của Kenmark đối với BIDV còn hơn 15 triệu USD; SHB là hơn 6 triệu USD không có khả năng thu hồi vì biện pháp bảo đảm còn lại là bảo lãnh vay vốn của Công ty Kenmark Industrial, Đài Loan không thực hiện được, do công ty này đã ngừng hoạt động từ tháng 5/2010 và được Tòa án Đài Loan tuyên bố phá sản từ tháng 3/2018.
Đến nay, số tiền Công ty Kenmark còn dư nợ không thu hồi được tại 3 Chi nhánh BIDV tương đương hơn 181 tỷ đồng.
Cáo trạng cho rằng, hành vi của các bị cáo Hùng, Thủy, Hà, Ngọc, Tài đã gây thiệt hại cho BIDV Thành Đô khoản tiền giải ngân chưa thu hồi được là hơn 76 tỷ đồng. Bị cáo Thanh, Khoan gây thiệt hại hơn 73 tỷ đồng cho BIDV Tây Nam Quảng Ninh (là khoản tiền giải ngân chưa thu hồi).
Trả lời thẩm vấn tại tòa, bị cáo Đỗ Quốc Hùng trình bày: Việc bị cáo cùng đồng nghiệp làm cũng chỉ vì mục tiêu chung là phát triển khách hàng, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Quá trình thực hiện, bị cáo có sơ xuất do năng lực hạn chế, chưa đánh giá hết được tình hình. Với vai trò giám đốc chi nhánh, bị cáo nhận thấy mình có lỗi.
Các trận đấu của giải diễn ra trong ngày 25/2 (Ảnh: VTF).
Sau 125 trận đấu diễn ra hôm qua (25/2), ngôi vô địch của giải quần vợt Doanh nhân Đinh Mão mở rộng lần thứ nhất năm 2024 thuộc về đôi VĐV Ngô Văn Thắng và Lý Thị Dung.
Hạng nhì thuộc về đôi VĐV Nguyễn Thanh Hải và Đinh Đức Hoàng. Đồng hạng ba thuộc về đôi VĐV Nguyễn Viết Tuấn - Đoàn Thị Trà Ly và đôi VĐV Đặng Trần Kiên - Bùi Hồng Hạnh.
Sở dĩ gọi là giải Doanh nhân Đinh Mão vì thành phần tham gia giải đấu này đa số là các doanh nhân sinh năm Đinh Mão 1987.
Trưởng Ban tổ chức (BTC) giải, ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó chủ tịch (PCT) kiêm Tổng thư ký (TTK) Liên đoàn quần vợt Việt Nam (VTF) chia sẻ: "VTF sẽ tăng cường đồng hành cũng như tổ chức các giải không chuyên. Chúng tôi sẽ cử đội ngũ trọng tài quần vợt cấp quốc gia tham gia điều hành giải".
"Việc này giúp đảm bảo tính chuyên môn cho các giải đấu. Ngoài ra, VTF cũng sẽ cấp giấy chứng nhận cho các VĐV và bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc tại các giải không chuyên trên toàn quốc", PCT kiêm TTK VTF Nguyễn Hồng Sơn nói thêm.
" alt=""/>Hơn 200 tay vợt tham dự giải đấu do Liên đoàn quần vợt Việt Nam tổ chứcĐương kim vô địch World Championship Bao Phương Vinh xếp hạng 8 thế giới (Ảnh: Hải Long).
Nếu Liên đoàn Billiards & Snooker châu Á (ACBS) có văn bản kiến nghị lên Liên đoàn Billiards thế giới (UMB), ra lệnh đình chỉ thi đấu bổ sung trên phạm vi toàn cầu với các vận động viên (VĐV) Việt Nam, các cơ thủ của chúng ta đương nhiên cũng sẽ không thể tham dự World Cup và World Championship.
Khi đó, điểm số của Trần Quyết Chiến, Bao Phương Vinh hay bất kỳ cơ thủ nào khác của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nguyên tắc tính điểm dành cho các cơ thủ để xếp hạng trên bảng tổng sắp thế giới là nếu một cơ thủ đã lọt vào những giai đoạn nhất định của các vòng đấu World Cup, thì ở kỳ World Cup tiếp theo, cơ thủ đấy phải ít nhất lọt vào vòng đấu tương ứng mới được cộng điểm. Ngược lại, nếu cơ thủ nói trên bị loại trước giai đoạn từng có mặt ở kỳ giải gần nhất sẽ bị trừ điểm.
Trần Quyết Chiến xếp hạng 2 thế giới (Ảnh: Hải Long).
Ví dụ như Trần Quyết Chiến vào đến vòng 1/8 World Cup billiards carom 3 băng vòng đấu TPHCM năm 2024, thì kỳ giải năm 2025, anh phải vào đến vòng 1/8 trở về sau tại giải này, mới được cộng điểm.
Nếu các cơ thủ Việt Nam bị cấm tham dự các giải đấu thuộc World Cup và World Championship trong thời gian tới, đồng nghĩa với việc các VĐV của chúng ta không thể tái lập thành tích của các kỳ giải gần nhất, đương nhiên sẽ bị trừ điểm và rớt hạng.
Đây là khả năng hoàn toàn có thể xảy ra. Tổng thư ký Liên đoàn Billiards & Snooker Việt Nam (VBSF), kiêm trưởng bộ môn này thuộc Cục TDTT, ông Đoàn Tuấn Anh chia sẻ với Dân trí: "Nếu chúng ta vẫn duy trì các giải được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 8 và tháng 10 tới đây, khả năng rất cao ACBS sẽ báo cáo lên Liên đoàn cấp độ thế giới".
"Khi đó, VĐV Việt Nam sẽ đình chỉ tham gia các giải thế giới, trong đó có World Championship vào tháng 9 tới đây", ông Đoàn Tuấn Anh nói thêm.
Hệ thống các Liên đoàn Billiards & Snooker thế giới không thống nhất
Trong văn bản gửi đến VBSF, Liên đoàn Billiards & Snooker châu Á (ACBS) thông báo các giải tại Hà Nội vào tháng 10/2023 và tháng 8, tháng 10 tới đây không được Liên đoàn Pool thế giới (WPA) và Liên đoàn Billiards thế giới (UMB) công nhận. ACBS, WPA và UMB thuộc Liên đoàn thể thao Billiards thế giới (WCBS).
Các giải đấu tại Hà Nội thuộc hệ thống World Nineball Tour (WNT) và hệ thống Matchroom Pool. Những hệ thống này đối lập với WPA, UMB và WCBS. Thế nên, trong môn billiards, pool và snooker, các VĐV ngầm hiểu đã tham dự hệ thống WCBS thì không tham dự các hệ thống thuộc WNT cũng như Matchroom Pool, và ngược lại.
Đây là điều tương tự như những gì đang xảy ra trong môn golf nhà nghề. Các golfer thi đấu ở hệ thống PGA Tour và DP World Tour (hệ thống các giải đấu được phát triển bởi những nhà điều hành Mỹ và châu Âu), không được thi đấu trên hệ thống LIV Golf (được phát triển bởi các tỷ phú Saudi Arabia), và ngược lại.
Điều quan trọng ở chỗ liên đoàn cấp quốc gia của từng bộ môn là thành viên của tổ chức nào, được điều hành bởi liên đoàn nào, trước khi đưa ra lựa chọn. Hiện tại, VBSF là thành viên của ACBS, WPA, UMB và WCBS.
" alt=""/>Nguy cơ với Phương Vinh, Quyết Chiến nếu bị cấm thi đấu quốc tếRafaelson chính thức nhận quốc tịch Việt Nam vào chiều 15/10 tại Nam Định (Ảnh: Lâm Anh).
Tôi xin cảm ơn Ngài Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, lãnh đạo các cơ quan bộ ngành Việt Nam, tỉnh Nam Định, CLB Nam Định đã hỗ trợ tôi để biến ước mơ thành hiện thực. Tôi xin hứa sẽ chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật Việt Nam và nỗ lực hết sức mình để cống hiến cho bóng đá Việt Nam".
Rafaelson sinh năm 1997 tại Brazil, bắt đầu sang Việt Nam chơi bóng từ năm 2020. Sau khi đáp ứng đủ điều kiện, Rafaelson được CLB Nam Định hỗ trợ các thủ tục nhập tịch Việt Nam trước thềm mùa giải 2024-2025.
Ngày 20/9, anh được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ký quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam. Rafaelson sẽ mang tên Nguyễn Xuân Son.
" alt=""/>Rafaelson chính thức nhận quốc tịch Việt Nam