Dầu là chất bôi trơn quan trọng giữ cho tất cả các bộ phận cơ khí của xe hoạt động trơn tru, nhưng mục đích chính của nó là làm mát. Mức khuyến nghị kiểm tra mức dầu ô tô là mỗi tháng một lần nhằm nạp thêm khi cần thiết và theo dõi lượng dầu để xác định rò rỉ hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác. Để kiểm tra chất làm mát động cơ, quá trình này rất đơn giản.
Xác định vị trí bình chứa chất làm mát trong khoang động cơ và so sánh mức chất lỏng với các dấu ở bên cạnh.
Đổ thêm hỗn hợp nước và chất chống đông, hoặc chỉ chất làm mát nếu nó được trộn trước. Đồng thời kiểm tra dung dịch làm mát còn lại trong bình - nếu nó trông bị gỉ hoặc có các mảnh vụn nổi trên bề mặt, chủ xe cần phải xả sạch hệ thống.
Nếu có một lớp dầu trên cùng, hãy tìm đến sự trợ giúp của chuyên gia ngay lập tức. Những kiểm tra này nên được thực hiện ít nhất hai lần một tháng, đặc biệt là trước mùa hè và mùa đông.
Áp suất lốp, độ mòn lốp
![]() |
Việc bơm lốp xe đúng cách sẽ ảnh hưởng đến khả năng xử lý của ô tô, cũng như ảnh hưởng đến mức tiêu thụ nhiên liệu. Lốp bơm căng không đúng cách cũng nhanh mòn hơn, vì vậy người lái cần đảm bảo kiểm tra điều này ít nhất mỗi tháng một lần. Để kiểm tra, chủ nhân của xe sẽ cần một máy đo áp suất không khí.
Trước tiên, hãy xem trong sổ tay hướng dẫn sử dụng của chiếc xe (hoặc trên nhãn dán thường thấy ở cửa phía người lái xe) để tìm con số khuyến nghị tính bằng psi.
Sau đó, vặn nắp van trên lốp xe, đặt đồng hồ đo lên trên van một cách chắc chắn và ấn xuống rồi đọc áp suất hiện tại trên máy đo.
Bơm để lốp đạt áp suất cần thiết hoặc để thoát khí ra ngoài nếu lốp quá căng. Lặp lại trên tất cả bốn lốp và cả lốp dự phòng và nên thực hiện khi lốp xe nguội.
Ngoài ra, cách lốp xe bị mòn có thể chỉ ra một vấn đề - nếu lốp một bên mòn nhanh hơn, người lái có thể cần phải kiểm tra độ thẳng hàng của bánh xe. Nguyên tắc chung là kiểm tra độ cân bằng và căn chỉnh khi mua lốp mới, hoặc ít nhất vài tháng một lần.
Má phanh
![]() |
Má phanh cần được kiểm tra mỗi lần thay lốp, hoặc ít nhất sau mỗi 16.000 km. Má phanh bị mòn là một nguyên nhân dẫn đến tai nạn. Nếu chủ xe nghe thấy tiếng kim loại va chạm khi phanh thì có thể là má phanh đã quá hạn.
Việc kiểm tra các má phanh có thể được thực hiện mà không cần tháo bánh xe ra, mặc dù đôi khi người lái có thể khó nhìn thấy chúng vì khuất trong vành xe. Trong trường hợp đó, người lái cần phải tháo toàn bộ bánh xe. Để kiểm tra độ mòn của má phanh, sử dụng đèn pin soi qua các nan của bánh xe để xem độ dày của miếng đệm. Nói chung, nếu má phanh dày dưới 6mm, nó cần được thay thế.
Dây curoa (dây đai)
Những điều cần lưu ý: Những tiếng ồn như tiếng kêu, tiếng gõ và tiếng mài có thể là dấu hiệu của độ căng hoặc lệch đai không chính xác. Để ngăn chặn điều này, hãy nhờ chuyên gia kiểm tra dây đai, các ròng rọc và bộ căng đai khác nhau sau mỗi ít nhất 80.000 km. Các dấu hiệu cảnh báo khác bao gồm tiếng kêu từ dưới mui xe, các dấu hiệu quá nhiệt của động cơ và các rãnh, vết nứt, bong tróc của dây đai khi kiểm tra.
Dầu trợ lực lái
![]() |
Dầu trợ lực lái rất quan trọng để duy trì dòng năng lượng trong hệ thống lái. Nó cũng bảo vệ các chi tiết nhỏ trong xe. Vấn đề về chất lỏng trợ lực lái biểu hiện ở việc gặp khó khăn, cứng khi xoay vô lăng hoặc nghe thấy tiếng rít chiếc xe khi xoay vô lăng.
Mặc dù đây là điều người lái không phải kiểm tra thường xuyên, nhưng chủ xe nên tham khảo sách hướng dẫn sử dụng để đảm bảo biết khi nào nên kiểm tra mức dầu trợ lực lái. Kiểm tra điều này ít nhất mỗi năm một lần, đặc biệt nếu xe là xe đã qua sử dụng.
Bộ lọc không khí
![]() |
Cả bộ lọc không khí cabin và bộ lọc không khí động cơ đều cần được kiểm tra theo thời gian, mặc dù bộ lọc sau quan trọng hơn nhiều - mục đích của cả hai là ngăn bụi, phấn hoa và các chất ô nhiễm khác xâm nhập vào và bị tắc nghẽn theo thời gian.
Các nhà sản xuất ô tô khác nhau về mức độ thường xuyên nên thay thế những bộ lọc này, vì vậy tốt nhất chủ xe nên tham khảo hướng dẫn sử dụng và kiểm tra trực quan bộ lọc không khí một hoặc hai lần một năm.
Dầu hộp số
![]() |
Cả xe hộp số sàn và xe số tự động đều sử dụng thành phần này, được tạo thành từ dầu và các chất phụ gia để cung cấp khả năng bôi trơn và làm mát thích hợp. Mặc dù đây không phải là thứ cần thay thường xuyên, nhưng tốt nhất người lái nên tham khảo hướng dẫn sử dụng để được hướng dẫn.
Các chuyên gia khuyên nên thay chất lỏng này sau mỗi 70.000-100.000 km. Hộp số tự động có thể được hưởng lợi từ việc thay thế dầu hộp số: kéo dài tuổi thọ, chuyển số mượt mà hơn và cải thiện khả năng tiết kiệm nhiên liệu, vì vậy hãy nhớ kiểm tra dầu hộp số nếu nhận thấy bất kỳ vấn đề nào khi chuyển số.
Đèn
Đèn pha và đèn hậu hoạt động đúng chức năng không chỉ giúp người lái xe có thể nhìn thấy chính xác mà còn quan trọng đối với những người tham gia giao thông khác, đặc biệt là trong điều kiện tầm nhìn thấp và thời tiết bất lợi. Kiểm tra để đảm bảo rằng tất cả các đèn bên ngoài đang hoạt động là điều quan trọng đối với sự an toàn, hãy đảm bảo kiểm tra bằng mắt ít nhất mỗi tuần một lần hoặc sử dụng đèn báo lỗi (với các xe đời mới).
Theo Tiền phong
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Trước mỗi chuyến đi xa bằng ô tô như về quê ăn Tết hay du xuân, bạn chỉ cần bỏ ra 1-2 phút quan sát, kiểm tra xe nhưng sẽ giúp cả gia đình có một hành trình an tâm và an toàn hơn.
" alt=""/>Tầm quan trọng của việc kiểm tra định kỳ ô tô1. Kiểm tra lại dây cáp, nguồn điện
Trước khi gọi điện báo lỗi với nhà cung cấp dịch vụ mạng (ISP), bạn hãy thử kiểm tra lại toàn bộ dây cáp kết nối từ ngoài vào router, từ router sang máy tính hoặc các cục tăng sóng và đảm bảo rằng mọi thứ vẫn còn nguyên vẹn.
Tương tự, người dùng cũng nên kiểm tra lại dây nguồn của thiết bị, đảm bảo các đèn trên router vẫn sáng đầy đủ, nếu đèn chuyển sang màu cam, nhiều khả năng tín hiệu đang gặp sự cố.
2. Thực hiện công việc khác
Nếu sự cố xảy ra do nhà mạng hoặc thời tiết, trong thời gian chờ kĩ thuật viên khắc phục, bạn có thể thực hiện các công việc không cần Internet như dọn dẹp máy tính, làm trống ổ đĩa, soạn thảo văn bản trong Word… hoặc sử dụng cục phát 3/4G để tạo điểm truy cập Wi-Fi cho smartphone và máy tính.
3. Khởi động lại router
Đây là cách đơn giản nhất để khắc phục các lỗi không rõ nguyên nhân, ví dụ như smartphone truy cập Wi-Fi được nhưng máy tính thì lại không… Đầu tiên, bạn hãy tắt nguồn router và để khoảng 30 giây, sau đó bật trở lại và tiến hành kết nối. Tương tự, người dùng cũng nên khởi động lại smartphone và máy tính sau một thời gian dài sử dụng.
" alt=""/>4 cách khắc phục lỗi không thể kết nối WiChiều 2/5, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học về công nghệ không dây Nhật Bản - Việt Nam và Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chương trình thử nghiệm hệ thống quản lý di chuyển của máy bay trên sân bay (MLAT) tại sân bay quốc tế Phú Quốc giữa Công ty Phát thanh Nhật Bản (Japan Radio Co.Ltd) và Tổng Công ty quản lý Bay Việt Nam (VATM).
![]() |
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm. Ảnh: Trọng Đạt |
Phát biểu tại buổi hội thảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Phan Tâm cho rằng: “Trong lĩnh vực thông tin truyền thông, lĩnh vực thông tin vô tuyến là một công cụ rất hiệu quả, giúp người dân nhanh chóng kết nối, đến gần với nhau, và mở rộng quan hệ hợp tác với thế giới”.
Trước sự phát triển đa dạng và nhanh chóng của các ứng dụng thông tin vô tuyến, từ nhiều năm nay, Bộ TT&TT luôn quan tâm, ủng hộ và tạo điều kiện để các doanh nghiệp khai thác thông tin vô tuyến trong và ngoài nước tại Việt Nam có cơ hội phát triển.
Sự phát triển của các mạng thông tin di động 4G, 5G với tốc độ truyền dữ liệu rất cao (1000Mbp/s), độ tin cậy rất cao và độ trễ thấp đòi hỏi cơ quan quản lý phải dành lượng băng tần vô tuyến lớn để phát triển mạng lưới.
![]() |
Lễ ký kết chương trình thử nghiệm hệ thống quản lý di chuyển của máy bay trên sân bay (MLAT) tại sân bay quốc tế Phú Quốc. Ảnh: Trọng Đạt |
Xu hướng phát triển CNTT cho thấy, công nghệ không dây có mặt ở khắp mọi nơi. Bất cứ ứng dụng hay dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển dữ liệu đều có một giải pháp không dây tương ứng. Tuy nhiên đi cùng với nó, Bộ TT&TT sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức về mặt quản lý, Thứ trưởng Phan Tâm cho biết.
Sự phát triển nhanh của ngành dịch vụ vận tải hàng không, hàng hải kéo theo những đòi hỏi về các mạng lưới thông tin liên lạc. Thông tin vệ tinh cũng cho thấy sự hữu dụng của mình đối với việc truyền thông, dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai. Do đó, Bộ TT&TT đã nghiên cứu những chính sách phù hợp về băng tần vô tuyến nhằm tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với các ứng dụng không dây giá thành rẻ.
Theo Thứ trưởng Phan Tâm: “Sự phát triển đa dạng và mạnh mẽ này tạo ra mạng thông tin vô tuyến đan chéo nhau, có khả năng gây can nhiễu, có hại cho nhau”.
Do vậy Thứ trưởng Phan Tâm khẳng định, việc nghiên cứu, xây dựng các hệ thống kiểm soát, giám sát thông tin vô tuyến cũng là một nhiệm vụ trọng tâm của Bộ TT&TT. “Bộ luôn ủng hộ, và có chính sách đầu tư phù hợp về hệ thống kiểm soát vô tuyến nhằm giảm thiểu tình trạng can nhiễu giữa các hệ thống vô tuyến”, Thứ Trưởng Phan Tâm chia sẻ.
Trọng Đạt
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bộ TT&TT hoàn thiện dự thảo chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
" alt=""/>Nhật giúp Việt Nam thử nghiệm hệ thống quản lý máy bay