![]() |
Vệ tinh NanoDragon trong buồng thử nghiệm Nhiệt chân không. |
Có một điều đáng chú ý khi toàn bộ quá trình nghiên cứu, thiết kế, tích hợp, thử nghiệm chức năng của vệ tinh NanoDragon đều được thực hiện tại Việt Nam. Cấu trúc cơ khí, mạch phân phối nguồn và một số mạch phụ trợ khác của vệ tinh cũng được chế tạo tại các cơ sở trong nước.
Theo Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, vệ tinh NanoDragon dự kiến sẽ hoạt động ở quỹ đạo đồng bộ mặt trời ở độ cao khoảng 560 km.
![]() |
Mô hình vệ tinh NanoDragon. |
Vệ tinh NanoDragon được phát triển với mục đích chứng minh việc dùng công nghệ chùm vệ tinh cỡ siêu nhỏ để thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy (Automatic Identification System - AIS). Kết quả của đề tài nghiên cứu này sẽ được sử dụng cho mục đích theo dõi, giám sát phương tiện trên biển.
Đầu tháng 3/2021, vệ tinh NanoDragon đã được gửi sang Trung tâm thử nghiệm Vệ tinh nhỏ (Học viện Công nghệ Kyushu (KIT), Nhật Bản) để tiến hành thử nghiệm môi trường trước phóng.
![]() |
Lộ trình phát triển vệ tinh Made in Vietnam của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam. |
Tại Nhật, NanoDragon đã phải trải qua các thử nghiệm làm việc trong môi trường nhiệt, chân không trong vũ trụ; kiểm tra độ chính xác kích thước chế tạo vệ tinh với hệ thống phóng; kiểm tra độ cứng, vững chắc của vệ tinh; kiểm thử vệ tinh trong môi trường rung động và sốc.
Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết, toàn bộ quá trình thử nghiệm đã hoàn tất vào ngày 7/4/2021. NanoDragon đã đạt mọi chỉ tiêu theo yêu cầu. Ở thời điểm hiện tại, vệ tinh NanoDragon đang được chuyển về Việt Nam để chờ ngày phóng lên quỹ đạo.
Trước NanoDragon, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã chế tạo thành công vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon (trọng lượng 1kg, phóng năm 2013) và vệ tinh MicroDragon (trọng lượng 50kg, phóng năm 2019).
Trọng Đạt
" alt=""/>NanoDragon: Vệ tinh Made in Vietnam sẵn sàng phóng lên quỹ đạoĐoạn video không cho thấy cụ thể Youtuber đã hàn các đinh kim loại vào vành thép như thế nào, chỉ biết anh ta cho biết đã mất hai ngày để hàn hoàn tất chiếc bánh xe đặc biệt này.
Youtuber và bạn của anh ta đã lái chiếc ATV đến một con đường mà xung quanh được bao bọc bởi đất nông nghiệp vô cùng trống trải để kiểm tra xem thử nghiệm của họ có thành công hay không.
Vì đây là công việc được thực hiện thủ công bởi Youtuber và bạn bè của anh ấy – những người không có chuyên môn, nên không phải tất cả các gai kim loại đều đảm bảo dài và được đặt đồng đều, cân xứng nhau.
Xem video:
Sau khi các bánh xe mới được lắp đặt, bảng để chân bằng kim loại trên ATV cũng được thay thế vì nó cản trở các bánh xe có gai di chuyển. Sửa đổi này tạo ra rủi ro khá lớn bởi chỉ một va quệt nhỏ của người lái với bánh xe cũng đủ gây ra những sát thương nghiêm trọng.
Ban đầu, chiếc ATV được chạy thử nghiệm trên đường. Nó gần như hoạt động bình thường, trừ việc các bánh gai kim loại để lại những dấu vết suốt dọc đường mà nó đi qua. Nếu không cẩn thận, những chiếc gai này đủ sắc để làm hỏng bề mặt đường.
Sau đó, Youtuber tiếp tục thử nghiệm khi lái xe vào một trang trại. Mặc dù ATV vẫn hoạt động tốt nhưng người lái chia sẻ rằng chiếc xe có cảm giác nặng hơn, có lẽ động cơ đã phải nỗ lực hơn rất nhiều để làm cho chiếc xe di chuyển.
Anh ta cũng nói rằng việc điều khiển tay lái cũng bị ảnh hưởng nặng nề, chiếc ATV không thực sự hướng theo hướng mà anh ấy muốn nó đi. Họ đã thử bẻ gãy một trong những chiếc đinh kim loại ở bánh trước nhưng điều đó dường như không gây ảnh hưởng, chiếc ATV vẫn hoạt động mà không gặp vấn đề gì.
Quân Hiếu (theo Cartoq
" alt=""/>Thay bánh xe địa hình ATV bằng bánh có gai kim loại gây sốt![]() |
Bị cáo Uyển và Hà tại tòa |
Không có bị hại?
Tại tòa hôm nay, ông Võ Thanh Long - Tổng GĐ công ty cổ phần bất động sản Cao Thắng và công ty cổ phần Quốc tế Ước mơ Việt, người được xác định tư cách tố tụng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tiếp tục vắng mặt. Đồng thời, hai người làm chứng là bà Đinh Thị Bích Ngọc và Nguyễn Nhựt Dương cũng vắng mặt.
Luật sư bào chữa cho các bị cáo cho rằng tòa đã triệu tập các đương sự hợp lệ nhưng họ tiếp tục vắng mặt nên yêu cầu dẫn giải.
Các luật sư cũng cho rằng, ông Long đáng lý phải được xác định là bị hại trong vụ án chứ không phải là người có quyền, nghĩa vụ liên quan. Nếu tòa xác định ông Long không phải là bị hại thì phải bổ sung công ty của ông này là bị hại.
“Xử 1 vụ án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà không có bị hại thì rất “khó”, luật sư bào chữa cho các bị cáo trình bày. Tòa giải thích, bà Ngọc và ông Long vắng mặt nhưng có đơn yêu cầu xét xử vắng mặt, còn Dương thì không còn cư trú ở địa phương.
Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã lấy lời khai những người này, xét sự vắng mặt họ không làm ảnh hưởng đến vụ án nên tòa quyết định tiếp xét xử…
"Đây việc là sai lầm lớn nhất và phải trả quá đắt"
Tại tòa, Phạm Lê Hoàng Uyển chắp hai tay phía sau trình bày khá rành mạch diễn biến vụ án. Uyển khai quen biết với ông Long từ năm 2016, khi còn làm việc ở 1 cơ quan báo chí khác.
Còn đối với bà Nguyễn Lê Yến Thy, Trưởng Ban Kinh tế, Cơ quan đại diện phía Nam - Báo Người Tiêu dùng là bạn học chung thời đại học, cũng như có mối quan hệ đồng nghiệp trong giới báo chí.
![]() |
Bị cáo Uyển thừa nhận sai lầm lớn nhất cuộc đời nên phải trả giá đắt |
Uyển nói, ông Long là người chủ động liên hệ với bị cáo để tìm người gỡ 3 bài trên báo Phụ nữ TP.HCM. Sau đó, Uyển nhờ Yến Thy giúp và ông Long cũng biết việc này.
“Tôi hỏi Yến Thy có gỡ được hay không thì cô ấy khẳng định sẽ gỡ được”, Uyển trình bày.
Tòa hỏi gỡ bài như thế nào? Uyển trả lời: “Tôi chỉ cần biết kết quả thôi, còn việc gỡ như thế nào thì tôi không rõ. Tôi nghe Yến Thy nói sẽ nhờ người có sức ảnh hưởng để gỡ bài. Do tin Yến Thy làm được nên tôi đã nói lại với Long", Uyển khai.
Bị cáo Uyển cũng khai Yến Thy ra giá gỡ 3 bài là 600 triệu đồng và cô ấy không nhận tiền hoa hồng. Nếu muốn có tiền hoa hồng thì báo với ông Long giá 700 triệu đồng.
“Bị cáo nghĩ ông Long sẽ chuyển tiền cho Yến Thy, sau đó Thy sẽ đưa cho bị cáo 100 triệu đồng", bị cáo Uyển nói. Đồng thời, theo bị cáo này, việc hợp thức hóa hành động nhận tiền bằng cách ông Long sẽ ký hợp đồng truyền thông với công ty của Yến Thy và phải chịu tiền thuế.
Tuy nhiên, ông Long không đồng ý, lúc này bị cáo Uyển gợi ý sẽ chuyển tiền vào tài khoản công ty của Hà thì không cần chịu thuế. Thy yêu cầu đưa trước 350 triệu đồng và được Long đồng ý.
Đến ngày hẹn, ông Long lại nói chỉ lo được 250 triệu đồng và kêu Uyển đến Cần Thơ nhận tiền.
Uyển khai đã thỏa thuận là ông Long sẽ đưa cho bị cáo 30 triệu đồng để lo chi phí đi lại. Khi Uyển và Hà đến Cần Thơ gặp ông Long nhận tiền thì bị bắt.
Khi nghe HĐXX hỏi đã từng thực hiện việc gỡ bài báo để nhận tiền như thế này hay chưa, bị cáo Uyển trả lời: “Tôi chưa từng làm. Đối với chúng tôi thì lòng tin, uy tín rất quan trọng. Uy tín của chúng tôi quan trọng hơn số tiền này”.
Uyển nói thêm: “Trong vụ án này tôi hoàn toàn bị động. Trong suốt 18 năm làm báo, tôi chưa từng dùng ngòi bút của mình làm điều gì sai trái hay làm hại người khác. Lúc đầu, ông Long nhờ gỡ bài thì tôi không muốn giúp. Tuy nhiên, do ông ấy nhiều lần điện thoại hối thúc, cũng như có mối quan hệ bạn bè nên tôi giúp đỡ ông ấy. Đây việc là sai lầm lớn nhất của mình và phải trả quá đắt".
Diễn biến vụ án
Theo cáo trạng, ngày 31/7/2017-2/8/2017, báo Phụ nữ TP.HCM đăng liên tiếp 2 bài viết với các tiêu đề: “Lần theo đường dây huy động 600 tỷ đồng cho dự án “ma”; “Ve sầu thoát xác” có nội dung phản ánh hai công ty của ông Long hoạt động kinh doanh, huy động vốn không minh bạch, có dấu hiệu lừa đảo.
Sau khi báo đăng, ông Long gọi điện thoại cho Uyển nhờ tìm hiểu xem phóng viên nào đăng bài viết nói trên. Ông Long cũng hỏi Uyển có cách nào gỡ bài được không. Mặc dù chưa liên hệ với ai và không biết có gỡ bài được không nhưng Uyển vẫn trả lời muốn gỡ hai bài viết nói trên thì ông Long phải lo 200 triệu đồng. Nghe vậy nhưng ông Long chưa đồng ý.
Đến ngày 4/8/2017, Báo Phụ nữ TP.HCM tiếp tục đăng bài thứ 3 phản ánh công ty của ông Long với tựa đề “Vẽ khu du lịch 1.000 tỷ bằng miệng”.
Lúc này, ông Long tiếp tục gọi điện thoại nhờ Uyển lo gỡ 3 bài viết nói trên. Nghe vậy, Uyển gọi điện thoại cho Yến Thy tìm cách giúp ông Long gỡ 3 bài báo nói trên xuống.
Qua nói chuyện với Uyển, Thy báo giá muốn gỡ 3 bài báo là 600 triệu đồng. Sau đó, Uyển báo lại cho ông Long biết giá gỡ 3 bài báo là 700 triệu đồng (chênh lệch 100 triệu đồng).
Ngoài ra, Uyển còn kê thêm tiền chi phí đi lại cho việc lo gỡ bài là 30 triệu đồng. Tổng cộng giá gỡ bài là 730 triệu đồng. Uyển yêu cầu ông Long đưa trước 350 triệu đồng. Số còn lại sau khi gỡ bài xong, ông Long sẽ thanh toán đủ.
Để hợp thức hoá số tiền nói trên, Uyển yêu cầu ông Long phải ký hợp đồng với công ty truyền thông. “Ban đầu, Long không đồng ý vì số tiền quá nhiều nhưng sau đó sợ bị báo Phụ nữ TP.HCM tiếp tục đăng bài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của công ty nên ông Long đồng ý. Tuy nhiên, Long không đồng ý ký hợp đồng với công ty truyền thông và không chịu phần tiền thuế VAT khi xuất hoá đơn”, cáo trạng nêu.
Thời điểm này, Uyển nhắn tin, gọi điện thoại cho Hà để kể nội dung thỏa thuận với ông Long và nhờ Hà tìm cách hợp thức hóa việc nhận tiền. Nghe vậy, Hà đề nghị Uyển nói ông Long ký hợp đồng mua bán cây cảnh hoặc hợp đồng phun thuốc với công ty của Hà thì không cần xuất hoá đơn. Uyển đồng ý và kêu Hà soạn sẵn hợp đồng mua bán cây cảnh.
Ngày 6/8/2017, ông Long hẹn Uyển xuống TP Cần Thơ nhận trước số tiền 280 triệu đồng. Trong số đó, 250 triệu đồng là tiền nhận để thực hiện việc gỡ bài, 30 triệu đồng là tiền chi phí đi lại. Số tiền của lại ông Long sẽ giao đủ khi báo Phụ nữ TP.HCM gỡ các bài báo. Uyển và Hà đến gặp ông Long để nhận tiền tại quán cà phê Hoa Cau (quận Ninh Kiều). Tại điểm hẹn, ông Long yêu cầu Uyển ký vào biên nhận số tiền là 280 triệu đồng có nội dung “nhận để lo gỡ 3 bài báo”.
Uyển và Hà không đồng ý mà yêu cầu ông Long hợp thức hóa việc nhận tiền này bằng hợp đồng mua bán cây cảnh nhưng ông Long không đồng ý. Cuối cùng, Long đồng ý giao tiền cho Uyển mà không cần ký vào văn bản nào. Uyển yêu cầu Long ra ô tô của Hà để giao tiền. Khi Uyển nhận tiền từ ông Long thì bị công an bắt quả tang.
Uyển khai nhận bản thân không có khả năng gỡ các bài báo những vẫn nhận lời ông Long và sau đó nhờ Thy giúp gỡ bài. Tuy nhiên, Uyển cũng không biết Thy có khả năng gỡ các bài báo nói trên hay không.
Hà biết rõ việc Uyển nhận tiền của ông Long để gỡ bài báo là vi phạm pháp luật nhưng đã đồng ý giúp sức tích cực trong việc đưa nữ phóng viên đi gặp Long để nhận tiền và chuẩn bị sẵn các điều kiện thuận lợi như soạn thảo hợp đồng hợp thức hóa việc nhận tiền.
Làm việc với cơ quan Công an, ông Long khai do Uyển thúc ép và ra giá gỡ các bài báo nói trên nên ông chủ động báo công an.
Yến Thy đã xuất cảnh sang Mỹ vào ngày 8/8/2017 (2 ngày sau khi Uyển bị công an bắt quả tang – PV). Theo kế hoạch, ngày 10/9/2017, người phụ nữ sẽ trở về Việt Nam nhưng đến nay người này vẫn chưa về nước nên công an chưa làm việc được.
Ngày 18/10/2017, báo Người Tiêu Dùng có văn bản gửi cơ quan Công an về việc Thy xin nghỉ việc riêng và không hưởng lương theo quy định.
Phiên tòa xét xử nữ phóng viên nhận 280 triệu đồng của doanh nghiệp ở Cần Thơ xuất hiện tình tiết bất ngờ.
" alt=""/>Nữ phóng viên tống tiền 700 triệu thừa nhận sai lầmCác đối tượng gồm: Nguyễn Bá Thạnh (SN: 1990); Nguyễn Tiến Trung (SN: 1990); Huỳnh Trung Tín (SN: 1993); Nguyễn Tiến Hùng (SN: 1993); Phạm Thị Cúc (SN: 1999) và Võ Thị Mỹ Hằng (SN: 1998), cùng ngụ huyện Xuân Lộc. Qua xét nghiệm nhanh, các đối tượng đều có kết quả dương tính với ma túy.
Tối cùng ngày, lực lượng công an bất ngờ kiểm tra hành chính căn nhà tại thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc. Tại đây, bắt quả tang Lê Trần Bảo Minh (SN: 1995) đang cầm trên tay 4 gói ma túy tổng hợp và 35 viên thuốc lắc.
Tiếp tục khám xét, lực lượng công an thu giữ thêm 8 gói ma túy tổng hợp, 1 viên thuốc lắc, 1 bộ dụng cụ sử dụng ma túy, 1 khẩu súng (chưa rõ chủng loại) và 8 viên đạn.
Cơ quan Công an huyện Xuân Lộc đã lập biên bản, tạm giữ đối tượng và thu giữ, niêm phong những đồ vật liên quan để tiếp tục điều tra.
" alt=""/>Bắt quả tang hai vụ sử dụng ma túy, thu giữ 1 khẩu súng