Một trong những công cụ cần thiết để làm bánh là phải có lò nướng, đối với một người mới làm bánh thì việc chọn một chiếc lò nướng như thế nào cho phù hợp với bản thân chắc chắn là một vấn đề đau đầu, tỉ lệ nguyên liệu khác nhau và nhiệt độ của lò nướng cũng rất quan trọng.
Để tạo nên một tác phẩm hoàn hảo thì việc kiểm soát nhiệt độ lò là điều quan trọng nhất. Nội dung dưới đây sẽ mách bạn cách chọn lò nướng phù hợp cho người mới làm quen.
Dung tích lò
Trên thị trường có các loại lò nướng để bàn từ 12L đến 32L hoặc thậm chí lớn hơn. Đối với những gia đình thường xuyên nướng và sử dụng lò nướng thì nên chọn loại từ 25L trở lên, lò quá nhỏ sẽ dễ làm thức ăn lên màu không đều, vì dung tích lò càng lớn thì thức ăn càng nóng đều.
Khi chọn lò nướng, tốt nhất bạn nên chọn loại khay đựng bên trong có hình vuông, thành lò có chiều cao vừa phải, có khoảng cách giữa ống nhiệt trên và ống nhiệt dưới vừa đủ để tránh tình trạng thức ăn quá gần ống sinh nhiệt, gây cháy khét và nhão bên ngoài. .
Kiểm soát nhiệt độ
Việc kiểm soát nhiệt độ cần được xem xét từ nhiều khía cạnh, một là phạm vi nhiệt độ, phạm vi càng lớn thì nhiệt độ càng đồng đều, ở vào khoảng 140 đến 250 độ là tốt nhất.
Thứ hai là số lượng và sự phân bố của các ống nướng. Nói chung lò nướng tốt sẽ được trang bị nhiều hơn 4 ống nướng, phân bố ở trên, dưới và sau của lò. Mặt sau thường là không khí nóng, để đảm bảo kiểm soát nhiệt độ chính xác trong quá trình nướng và thành phẩm sẽ có màu bắt mắt hơn.
Hơi nước
Hơi nước không thể thiếu trong quá trình làm bánh, việc có hay không có hơi nước ảnh hưởng trực tiếp đến mùi vị và màu sắc của sản phẩm. Ví dụ, trong một tiệm bánh mì, chúng ta thường thấy khối lượng lớn hơn, nặng hơn, màu sẫm hơn, da vàng và giòn. Cắt ra thấy cấu trúc bên trong của bánh mì mềm và dai, còn có thêm phần lõi rỗng, mịn và đều. Nó được làm bằng hơi nước.
Lò nướng gia đình hiện nay nói chung không có chức năng hấp nhưng chúng ta có thể chọn loại có chức năng hấp và nướng 2 trong 1 nếu phù hợp với nhu cầu. Không đơn thuần là hấp hơi, chúng vẫn có thể nướng bánh, nướng thịt, rang, rã đông, giữ ấm...
Chất liệu
Chất liệu của lò nướng không chỉ liên quan đến sự an toàn của chúng ta mà còn ảnh hưởng đến sự cân bằng của trường nhiệt độ trong và ngoài lò. Ai đã từng sử dụng lò nướng đều biết nhiệt độ cửa kính tương đối cao trong quá trình làm việc của lò nướng, nếu trong nhà có trẻ nhỏ, bất cẩn khi sử dụng có thể làm trẻ bị bỏng.
Ngoài ra, một phần nhiệt trong lò sẽ bị tản ra qua cửa kính và thân vỏ, làm cho nhiệt độ của không gian gần cửa kính thấp hơn nhiệt độ của không gian giữa và sau, và bề mặt thực phẩm không đều màu trong quá trình nướng. Vì vậy, nếu có thể, hãy mua loại có khả năng cách nhiệt tốt, tản nhiệt mạnh và hệ số an toàn cao.
Đèn và ô cửa
Dù đang nướng hay làm các loại thực phẩm khác thì bất cứ lúc nào chúng ta cũng cần quan sát điều kiện bên trong để kịp thời điều chỉnh nhiệt độ và thời gian, tránh nướng bị cháy khét nên cần ô cửa trong suốt và có đèn để quan sát tình hình bên trong.
Vệ sinh
Việc vệ sinh lò là một vấn đề rắc rối, nên chọn khoang trong bằng thép không gỉ, dễ lau chùi, chịu nhiệt độ cao và chống ăn mòn, sau đó xem có chức năng tự động tẩy cặn và hệ thống làm sạch tự động không. Những điều này có thể làm giảm đáng kể công việc dọn dẹp của bạn.
Điệp Lưu
Các sản phẩm trên thị trường hiện nay cũng có vô vàn chủng loại, mẫu mã và công nghệ khác nhau khiến người tiêu dùng gặp khó trong việc lựa chọn.
" alt=""/>Lựa chọn lò nướng cho người mới học làm bánh, cần lưu ý những gì?Năm 2020, số ca ung thư dạ dày ở nước ta đứng hàng thứ 4 trong các bệnh ung thư thường gặp với 17.902 ca mắc mới và 14.615 ca tử vong, cứ 100.000 sẽ có 24 người mắc ung thư dạ dày. Vậy những nhóm người nào có nguy cơ cao hơn mắc ung thư dạ dày? Theo Bệnh viện K (Hà Nội), dưới đây là một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày:
- Người có người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày, như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột. Theo thống kê, những người trong gia đình có người mắc bệnh ung thư dạ dày có nguy cơ mắc ung thư này cao gấp 4 lần so với đối tượng khác.
- Những người có viêm teo niêm mạc dạ dày, viêm teo thân vị hoặc toàn bộ niêm mạc đều có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày. Hay những người bị viêm dạ dày mạn tính, có nhiều dị sản ruột cũng có nguy cơ phát triển thành ung thư dạ dày cao hơn.
- Những người bị hội chứng đa polip tuyến có tính chất gia đình, những polip này rất dễ trở thành ác tính.
- Người có tiền sử nhiễm HP dạ dày: Các nghiên cứu cho thấy có từ 35 - 90% bệnh nhân ung thư biểu mô dạ dày có liên quan tới nhiễm khuẩn HP.
- Người bị cắt dạ dày, dịch mật trào ngược gây viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tiến triển thành ung thư dạ dày.
- Người có thói quen ăn uống các thực phẩm chứa nhiều nitrat như ngũ cốc mốc, thịt hun khói, thực phẩm ướp nhiều muối. Khi vào dạ dày, các nitrat sẽ phản ứng với các amin tạo thành các nitrosamine, làm tăng nguy cơ gây ung thư.
![]() |
Người ăn thực phẩm nhiều nitrat như ngũ cốc mốc, thịt hun khói, thực phẩm ướp nhiều muối...có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày. |
Các phát hiện sớm ung thư dạ dày hiệu quả nhất là nội soi dạ dày. Cũng như nhiều loại ung thư khác, ung thư dạ dày là bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm, chính vì vậy chìa khóa để ngăn ngừa căn bệnh này hiệu quả nhất đó là tầm soát ung thư định kỳ.
Theo các chuyên gia y tế, ngoài việc tầm soát sớm bệnh ung thư dạ dày, cần có lối sống khoa học, lành mạnh, ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Khi bị nhiễm khuẩn HP dạ dày, người bệnh cần điều trị đúng phác đồ… để phòng tránh bệnh ung thư này.
Ngọc Trang
TIN BÀI KHÁC:
Mẹ bán vé số nuôi con bệnh" alt=""/>Cơ cực mẹ già yếu nuôi con mắc bệnh lạRiêng đối với khối mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ,Bộ Y tế nhấn mạnh nếu trong lớp học có 1 ca xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính với SARS-CoV-2 (F0) thì cho toàn bộ trẻ trong lớp đó cách ly, theo dõi sức khoẻ tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày và xét nghiệm (RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh) vào ngày thứ 7.
Các trường hợp xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 vào ngày thứ 7 được đi học trực tiếp trở lại, phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm tiếp tục theo dõi sức khoẻ cho trẻ trong 3 ngày tiếp theo. Nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác,…hoặc triệu chứng nghi ngờ khác, phụ huynh/giáo viên chủ nhiệm phải thông báo ngay cho trạm y tế cấp xã, Hiệu trưởng/Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch của nhà trường.
Bước 4:
Đối với lớp có học sinh F0, sau khi xác định các đối tượng F1, cho học sinh không phải F1 di chuyển sang lớp học dự phòng và khử khuẩn toàn bộ lớp học.
Đối với học sinh các lớp học khác: Nếu không có sự giao lưu tiếp xúc với F0 thì cho đi học bình thường. Nếu xác định có học sinh tiếp xúc gần (F1) với trường hợp F0 thì tiến hành xét nghiệm kháng nguyên nhanh với trường hợp là F1 đó và xử lý F1 như bước 3.
Lưu ý, trường hợp phát hiện học sinh là F0 đang ở tại nhà, phụ huynh cho học sinh nghỉ học, báo ngay với nhà trường và trạm y tế cấp xã. Nhà trường, trạm y tế cấp xã tiến hành truy vết các học sinh là F1 liên quan và xử lý như trên.
Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở giáo dục không bắt buộc tất cả học sinh phải xét nghiệm trước khi trở lại trường để học trực tiếp. Chỉ xét nghiệm đối với trường hợp nghi ngờ (sốt, ho, khó thở,… hoặc có triệu chứng nghi ngờ khác) hoặc có tiền sử tiếp xúc F0.
Nếu tổ chức cho trẻ học bán trú, nhà trường phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của ngành Y tế và ngành Giáo dục và Đào tạo. Trong đó, bảo đảm theo nguyên tắc hạn chế giao lưu, tiếp xúc giữa các học sinh trong cùng lớp và giữa các lớp. Ưu tiên tổ chức ăn, ngủ, nghỉ ngay tại lớp học; học sinh lớp nào ăn, ngủ riêng theo lớp đó, không chung với các lớp khác.
Bên cạnh đó, học sinh ăn theo suất ăn riêng, không dùng chung các đồ dùng cá nhân, rửa tay với nước sạch và xà phòng trước và sau khi ăn. Vệ sinh, khử khuẩn nhà ăn sau mỗi lượt tổ chức cho học sinh ăn (nếu tổ chức ăn ở nhà ăn chung của nhà trường). Bảo đảm an toàn thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.
Nguyễn Liên
Theo các chuyên gia, khi trẻ mắc Covid-19, cha mẹ cần chuẩn bị ngay những vật dụng gồm khẩu trang, nước sát khuẩn, máy đo SPO2 cầm tay, kẹp nhiệt độ, thuốc hạ sốt, nước muối sinh lý,…
" alt=""/>Bộ Y tế hướng dẫn 4 bước xử trí khi phát hiện F0 trong trường học