Về tình hình điều trị, hiện TP.HCM đang điều trị cho 14.142 bệnh nhân, trong đó có 12.653 người đã được Bộ Y tế công bố.
Đại tá Lê Xuân Thế, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh TP.HCM cho biết, thời gian qua, tại các khu cách ly tập trung đã có một số nhân viên y tế, lực lượng dân quân tự về, bộ đội… dương tính với nCoV do phơi nhiễm nghề nghiệp.
Theo ông Thế, trong đợt dịch Covid-10 lần thứ tư, Bộ Tư lệnh TP.HCM đã đưa đến phục vụ tại các khu cách ly tập trung của TP hơn 10.000 chiến sĩ. Tuy nhiên, số lượng F1 được chuyển đến khu cách ly tập trung ngày càng tăng. Vì vậy, công việc của các nhân viên y tế, lực lượng làm công tác phục vụ: dân quân tự vệ, bộ đội… đang quá tải.
Trung bình cứ 1 người phục vụ cho 20 người cách ly. Công việc của họ là đảm bảo an ninh trật tự tại khu cách ly, phục vụ cơm nước, nhu yếu phẩm, nhận đồ tiếp tế, tuyên truyền, nhắc nhở người thực hiện cách ly đảm bảo giữ an ninh trật tự, tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch…
“Cường độ làm việc của những người ở khu cách ly tập trung rất cao. Trong khi đó, chủng virus đợt dịch lần thứ tư này là Delta, có tốc độ lây lan nhanh. Ở các khu cách ly tập trung nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao, một người trong phòng trở thành F0, thì những người khác có thể bị nhiễm bệnh. Vì vậy, trong thời gian qua, đã có một số nhân viên y tế, lực lượng dân quân tự về, bộ đội… phục vụ tại khu cách ly tập trung bị nhiễm bệnh”, Đại tá Thế chia sẻ.
Đại tá Thế cho biết, hiện nay, tại một phòng ở khu cách ly tập trung sẽ có 2 người và có một nhà vệ sinh chung. Đối với lực lượng phục vụ, một tổ sẽ có 5 người, ở một phòng, làm nhiệm vụ ở một khu nhất định.
Việc đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm chéo được thực hiện nghiêm ngặt. Các nhân viên tế, lực lượng làm nhiệm vụ khi đưa cơm, đồ dùng, lấy mẫu xét nghiệm cho người cách ly phải mang đồ bảo hộ, khẩu trang, sát khuẩn… đảm bảo đúng quy trình, an toàn.
“Trong quá trình làm việc, chúng tôi luôn xây dựng quy chế, làm sao đảm bảo cho bà con ở khu cách ly được phục vụ tốt, luôn đặt sức khỏe của người cách ly lên hàng đầu. Trong quá trình phục vụ tất nhiên sẽ không tránh khỏi những vấn đề khiếm khuyến có thể xảy ra. Tôi mong rằng, người dân TP hết sức chia sẻ với lực lượng phòng chống dịch”, đại tá Thế bày tỏ.
>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM mới nhất
Tú Anh
Tối 12/7, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM phát thông báo khẩn tìm người đến chợ đầu mối Bình Điền từ ngày 23/6 đến nay.
" alt=""/>18 nhân viên Y tế TP.HCM dương tính CovidẤn tượng với lần khám đầu tiên của Trúc Nhi - Diệu Nhi
Bác sĩ Tiếp cho biết, nhóm của ông làm việc chung với nhau đã nhiều năm, thực hiện thành công không ít ca mổ xương khó, phức tạp. Tuy nhiên, ca mổ của Trúc Nhi - Diệu Nhi là trường hợp tách khung chậu cho cặp song sinh dính liền đầu tiên của cả nhóm.
Bác sĩ Tiếp kể, khi mới nhận lời mời tham gia chỉnh hình xương cho hai bé song Nhi từ BV Nhi đồng Thành phố, ban đầu, ông và cả nhóm vừa tự tin vừa lo. Ông tự tin vì cả sáu bác sĩ đều có kinh nghiệm chẻ khung chậu. Nhưng đây là lần đầu họ mổ tách khung chậu cho cặp song sinh dính nhau.
“Nếu tách xương xong mà không ghép lại được sẽ dẫn đến mất da, phải đắp da nhân tạo cho hai bé. Đắp da nhân tạo sẽ khiến ê-kíp khác rất vất vả, hai bé dễ nhiễm trùng. Chưa kể, nếu khung chậu không khép được mà cứ dạng 180 độ thì da không ghép được, các cơ quan không được nâng đỡ sẽ tràn xuống tầng sinh môn. Ngoài phẫu thuật tách dính, chúng tôi còn phải tính đến việc làm sao sau khi hồi phục, hai bé có thể đứng, đi, chạy, nhảy”, bác sĩ Tiếp nói về những lo lắng của mình và các đồng nghiệp trước khi mổ.
Mọi lo lắng của các bác sĩ chỉnh hình nhi vơi đi khi họ thăm khám cho hai bé Trúc Nhi - Diệu Nhi để chuẩn bị cho ca mổ. Bác sĩ Tiếp kể, lần đầu gặp ông, cả Trúc Nhi và Diệu Nhi đều không khóc, không sợ mà tỏ ra rất thân thiện, cười đùa với bác sĩ.
Bác sĩ Tiếp chụp hình cùng các đồng nghiệp. |
“Hai bé dễ thương lắm. Mặt tròn vo. Mắt đen láy. Nhìn hai bé, bất cứ ai cũng thương. Tôi làm trong ngành y, là một bác sĩ lâu năm mà không thể giúp hai bé được sống trong hình hài mới trọn vẹn thì đau khổ, thấy mình bất tài vô cùng”, bác sĩ Tiếp nói, giọng dứt khoát. Ông cũng quyết tâm, phải thực hiện ca mổ thành công bằng mọi giá.
Với cương vị là trưởng kíp mổ, bác sĩ Tiếp liên tục tổ chức các cuộc họp bàn, chuẩn bị kỹ càng, hội chẩn 5-6 lần trong nhiều tháng liền và đưa ra các phương án dự phòng cho ca mổ. “Sáu anh em chúng tôi làm việc chung với nhau lâu nên bàn cái gì là thuận cái đó”, bác sĩ Tiếp nói.
Để thuận tiện hơn trong việc cắt xương, bác sĩ Tiếp cùng cả nhóm lên mạng tìm đọc các ca mổ tương tự, xem cách họ cắt ghép ra sao rồi tìm ra cách làm cho mình. Riêng bác sĩ Tiếp tự chế một dụng cụ mổ khung xương chuyên biệt để áp dụng với trường hợp của hai bé Trúc Nhi - Diệu Nhi.
“Khi mổ cắt khung chậu đòi hỏi người bệnh phải nằm nghiêng mới có thể nhìn thấy rõ xương để cắt. Nhưng hai bé lại có tư thế nằm ngửa nên khung chậu dang ra, sát với mặt bàn thì tạo đường rạch rất khó”, bác sĩ Tiến giải thích về lý do chế tạo dụng cụ mổ riêng.
Tách được khung chậu là quên hết mệt mỏi
Ngày 15/7, hai bé Trúc Nhi - Diệu Nhi được mổ tách sau 13 tháng sống trong hình hài song sinh dính liền. Bá sĩ Tiếp cho biết, quá trình chỉnh hình khung chậu cho hai bé kéo dài khoảng 1 giờ 30 phút. Sau khi nhóm niệu tách dính và phân chia các cơ quan, giai đoạn bước ngoặt chia đôi hai bé được tiến hành.
![]() |
Bác sĩ Tiếp cho biết, nhóm chỉnh hình xương của ông quyết định bó bột cả hai chân cho hai bé để khép chân, giúp bộ phận hậu phẫu dễ chăm sóc tầng sinh môn cho các bé. Ảnh: BVCC. |
Ban đầu, bác sĩ Tiếp cùng năm cộng sự phải tách hai xương mu ra để biết mức độ dính liền. Khớp dính nhau cần được xác định chính xác để tránh phạm phải xương khi cắt. Đồng thời, ê-kíp phải tìm ra điểm giữa nơi dính để cắt cho đồng đều.
Bước tách này khó khăn vì hai bé đã 13 tháng tuổi, phần sụn rất cứng, xương lại dễ chảy máu nên bóc tách phải cẩn thận. “Chỉ cần không nắm đúng vị trí, các cơ quan nâng đỡ khác sẽ tổn thương”, bác sị Tiếp nói.
Khó khăn tiếp theo là hai bé phải nằm ngửa lâu nên khung chậu biến dạng. Do đó, nhóm chỉnh hình xương gặp khó khăn khi thực hiện các đường rạch tìm điểm dính xương.
May mắn, bác sĩ Tiếp đã chế một dụng cụ mổ khung xương chậu chuyên biệt cho hai bé nên dễ hơn. Các bác sĩ rạch một đường da phía sau khung chậu với đường mổ đi dọc theo mào chậu để phù hợp với tư thế nằm của hai bệnh nhi. Xong bước này, việc cắt khung chậu tách xương mới được tiến hành.
Bác sĩ Tiếp kể, sau khi nhóm của ông tách rời xương thành công, Trúc Nhi - Diệu Nhi được chuyển sang phòng mổ khác để ê-kíp Ngoại tổng quát, Niệu đạo tham gia làm hậu môn nhân tạo và may niệu đạo. Lúc này, sáu bác sĩ trong ê-kíp chỉnh hình được chia đôi để tiếp tục tiến hành khép hai khung xương chậu của các bé.
“Tách được khung chậu cho hai bé thành công, mọi lo lắng của sáu anh em chúng tôi tan biến hết. Dù sau đó, các ca mổ vào ra liên tục, rồi phải chờ đến lượt mình, nhưng ai cũng vui, khỏe khoắn, quên đi mệt mỏi”, bác sĩ Tiếp tự hào nhắc lại.
![]() |
Nhóm chỉnh hình xương vỡ òa khi phần mổ tách khung chậu của mình thành công. Ảnh: BVCC. |
Khâu cuối cùng là bó bột cho hai bé. Bác sĩ Tiếp cho biết, giai đoạn này mất khoảng 20 phút. Nhóm chỉnh hình xương sáu người chia làm hai đội để bó bột cho hai bé.
Để chân hai bé khép lại, bác sĩ Tiếp quyết định bó bột cả hai chân. “Nhiều người hỏi, sao chẻ khung chậu mà đi bó bột cả hai chân cho hai bé. Tôi làm vậy là để khép chân cho hai bé, vừa giúp bộ phận hậu phẫu chăm sóc tầng sinh môn cho các con dễ hơn”, Trưởng nhóm chỉnh hình xương nhi giải thích.
Bác sĩ Tiếp kể, sau ca mổ, bác sĩ Nguyễn Dương Phi, Trưởng nhóm Chỉnh hình nhi Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, được phân theo dõi bột cho 2 bé, tránh các biến chứng chèn ép bột, nhiễm trùng, loét da non do nằm lâu. Việc bó bột sẽ được kéo dài từ 6 tới 8 tuần.
Ngày 20/7, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đến thăm, chúc mừng toàn kíp mổ, tặng quà cho bệnh viện, cha mẹ hai bé.
Bác sĩ Trương Quang Định, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, chia sẻ, để có được sự thành công bước đầu trong ca mổ tách Trúc Nhi - Diệu Nhi phải nhờ đến một ê-kíp hiểu nhau, từng làm việc cùng nhau, thẳng thắn, dân chủ và nhất quán khi đưa ra những quyết định quan trọng cho ca mổ. Ông cũng cho biết, thành công của ca mổ không phải do cá nhân nào, mà toàn bộ ê-kíp cùng chung sức.
Phan Thân
Trúc Nhi - Diệu Nhi sẽ cần thêm 4 cuộc đại phẫu để hoàn thành đường tiết niệu, tiêu hóa, khung chậu và tạo hình tầng sinh môn.
" alt=""/>Ánh mắt hai bé song Nhi giúp bác sĩ chỉnh hình xương vượt qua nỗi loNhà vật lý thiên văn Nguyễn Quang Riệu tại đài quan sát không gian Onsala, Thụy Điển năm 1982. Ảnh: VNP.
Những cuốn sách nổi tiếng của ông có thể kể đến như: "Vũ trụ phòng thí nghiệm thiên nhiên vĩ đại", "Lang thang trên dải Ngân Hà", "Sông Ngân khi tỏ khi mờ", "Bầu trời tuổi thơ".
Từ năm 1976, ông thường xuyên về nước tham gia phát triển, phổ biến ngành vật lý thiên văn và vật lý môi trường, hai lĩnh vực nghiên cứu còn non trẻ ở Việt Nam.
Giáo sư Nguyễn Quang Riệu là một trong số rất ít nhà khoa học gốc Việt trên thế giới đạt được những thành công trong thiên văn, ngành khoa học ít điều kiện phát triển tại Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là một trong những khoa học gia tiên phong trong phổ biến, gợi mở tình yêu của giới trẻ Việt đối với thiên văn.
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận hiện là Giáo sư ngành vật lý thiên văn tại Đại học Virginia, Mỹ. Sinh năm 1948 tại Hà Nội, sau đó ông theo gia đình vào TP.HCM sinh sống. Năm 1966, ông sang Thụy Sỹ học ngành vật lý. Một năm sau, ông giành được học bổng lên thẳng năm thứ hai của ba trường đại học danh tiếng bậc nhất nước Mỹ.
Giáo sư Thuận cũng là nhà văn với nhiều cuốn sách có giá trị cao về vũ trụ học, bàn về suy nghĩ trong mối tương quan giữa khoa học và niềm tin bản thân.
Ông được trao nhiều giải thưởng trong lĩnh vực thiên văn và văn hoá xã hội: Năm 2007, ông được trao Giải Moron của Viện Hàn lâm Pháp cho tác phẩm “Les Voies de la lumière” (Những con đường của ánh sáng) và Giải Kalinga 2009 của UNESCO về các đóng góp trong đại chúng hóa khoa học.
![]() |
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận còn là nhà văn với nhiều cuốn sách bàn về vũ trụ học và tôn giáo. Ảnh: Victorforero. |
Năm 2012, ông lại được trao giải Prix mondial Cino del Duca (Giải thưởng Thế giới của Fondation Simone et Cino del Duca) của Viện Pháp.
Năm 2014, Chính phủ Pháp trao Huân chương Bắc Đẩu Bội tinh cho ông vì những đóng góp thúc đẩy sự phát triển văn hóa khoa học, hợp tác xuyên Đại Tây Dương trong lĩnh vực vật lý thiên văn.
Trịnh Hữu Châu - phi hành gia bay vào vũ trụ
Trịnh Hữu Châu (còn gọi là Eugene Trinh) sinh năm 1950 tại Sài Gòn. Năm 2 tuổi ông sang Paris sinh sống cùng gia đình, đến năm 1968 bắt đầu định cư tại Mỹ.
Ông tốt nghiệp Đại học Columbia năm 1972, sau đó nhận học bổng và hoàn thành luận án thạc sĩ vật lý và triết học trong hai năm 1974 và 1975. Hai năm sau, ông nhận bằng tiến sĩ vật lý ứng dụng ở Đại học Yale. Năm 1979, ông làm việc tại phòng thí nghiệm về sức đẩy phản lực của NASA. Hiện tại, ông là Giám đốc bộ phận khoa học tự nhiên tại trụ sở của NASA ở thủ đô Washington, Mỹ.
![]() |
Phi hành gia Trịnh Hữu Châu cùng phi hành đoàn tàu con thoi Columbia 12 số hiệu STS-50. Ảnh: NASA. |
Cùng với phi hành đoàn tàu Columbia STS-50, ông thí nghiệm động lực học chất lỏng, kỹ thuật điều khiển chất lỏng trong điều kiện không bình chứa trên quỹ đạo trong gần 14 ngày (cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 năm 1992).
Trịnh Hữu Châu trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ vào ngày 25/6/1992 trong chuyến bay STS-50 của NASA, ở ngoài vũ trụ 13 ngày 19 giờ 30 phút. Sau anh hùng Phạm Tuân, đây là dòng máu Việt thứ 2 bay vào vũ trụ.
Trong một buổi thuyết trình, khi được hỏi ông đã nhìn thấy gì lúc ở trên quỹ đạo, Trịnh Hữu Châu trả lờ: "Đó là Việt Nam. Tôi đã nhìn thấy quê hương tôi. Nó mới hiền hòa làm sao".
Viện sĩ Viện Hàn lâm Không gian Quốc tế Nguyễn Xuân Vinh
Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh sinh năm 1930 tại Yên Bái. Năm 1950, ông tốt nghiệp Trung học Phổ thông chương trình Pháp tại Hà Nội với văn bằng Tú tài toàn phần. Từ khi còn nhỏ, ông đã là người có năng khiếu toán. Ông viết sách từ rất sớm. Khi còn là học sinh, ông đã có sách được xuất bản.
Năm 1962, ông đến Mỹ để bắt đầu sự nghiệp khoa học khi 32 tuổi. Năm 1965, ông là người đầu tiên được cấp bằng Tiến sĩ về Khoa học Không gian tại Đại học Colorado. Ba năm sau, ông làm giảng sư tại Đại học Michigan. Năm 1972, ông được phong hàm Giáo sư. Cũng trong năm này, ông lấy tiếp bằng Tiến sĩ toán học tại Đại học Sorbonne, Paris, Pháp.
Năm 1982, ông là giáo sư của ngành Toán ứng dụng tại Đại học Quốc gia Thanh Hoa, Đài Loan. Hai năm sau, Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh là người Mỹ thứ ba và là người châu Á đầu tiên được bầu vào Viện Hàn lâm Quốc gia Hàng không và Không gian Pháp. Đến năm 1986, ông trở thành Viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm Không gian Quốc tế.
![]() |
Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh trong một cuộc phỏng vấn năm 2016. Ảnh: YouTube. |
Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh là người Việt Nam đầu tiên, cũng là người đầu tiên ở Đại học Colorado được cấp bằng Tiến sĩ Khoa học Không gian sau khi thực hiện thành công nghiên cứu công trình tính toán quỹ đạo tối ưu cho Phi thuyền do NASA tài trợ.
Những lý thuyết của ông đã góp phần quan trọng đưa các phi thuyền Apollo lên Mặt Trăng thành công, đồng thời ứng dụng vào thu hồi các phi thuyền con thoi trở về Trái Đất an toàn. Ông còn là nhà văn với bút danh Toàn Phong với nhiều tác phẩm nổi tiếng được xuất bản.
Ông thường xuyên được mời tham gia thuyết trình thỉnh giảng tại nhiều đại học lớn và các hội nghị quốc tế.
Năm 1999, ông nghỉ hưu. Đại học Michigan phong tặng ông danh hiệu Giáo sư Danh dự ngành Kỹ thuật Không gian vì những đóng góp cho khoa học và giáo dục.
Lưu Lệ Hằng – nhà thiên văn nữ đoạt “Nobel Thiên văn”
Lưu Lệ Hằng (còn gọi Jane Lưu) là nhà thiên văn học người Mỹ gốc Việt sinh năm 1963, quê gốc Bắc nhưng lớn lên ở miền Nam. Năm 1975, bà sang Mỹ định cư. Năm 1984, bà là thủ khoa Cử nhân vật lý tại Đại học Stanford, sau đó là bằng Thạc sĩ Cao học tại Viện Berkeley thuộc Đại học California. Năm 1990, bà nhận bằng Tiến sĩ vật lý thiên thể của Viện Công nghệ Massachussetts (MIT).
Năm 1991, bà nhận Giải thưởng Annie J. Cannon trong Thiên văn học từ Hội thiên văn học Mỹ. Năm 1992, bà nhận bằng tiến sĩ tại Viện Kỹ thuật Massachusetts, nhận học bổng Hubble của Đại học California-Berkeley.
![]() |
Giáo sư Hằng cùng đồng nghiệp, thầy hướng dẫn David Jewitt được tôn vinh vì phát hiện vành đai Kuiper. Ảnh: Shawprize. |
Sau nhiều năm tìm kiếm, bà cùng đồng nghiệp và là thầy hướng dẫn David Jewitt đã khám phá ra vật thể đầu tiên trong vành đai Kuiper. Nhờ những nghiên cứu sau đó về vành đai Kuiper, hai người cùng với Michael E. Brown được trao giải thưởng Kavli năm 2012 của Na Uy trong lĩnh vực thiên văn vật lý. Tiểu hành tinh 5430 Luu được đặt theo tên của bà để vinh danh. Hai người cũng được trao giải Shaw năm 2012 về lĩnh vực thiên văn học.
Từ năm 1994, bà là giảng sư khoa thiên văn học tại Đại học Harvard. Hiện bà làm việc tại Phòng thí nghiệm Lincoln tại Viện Công nghệ Massachusetts.
(Theo Zing)
ictnews Ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết, trong danh sách 50 người giàu nhất Việt Nam chưa có nhiều người hoạt động liên quan đến khoa học công nghệ (KHCN). Do đó, chỉ khi nào có nhiều người làm giàu nhờ KHCN, Việt Nam mới có thể tiến kịp những nước phát triển.
" alt=""/>Những người Việt Nam nổi tiếng trong thiên văn quốc tếNgười dân mua thuốc cúm, ho, sốt sẽ phải khai báo thông tin cá nhân như tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại để cơ quan chức năng có thể dễ dàng truy dấu khi phát hiện các ca mắc, nghi mắc Covid-19. Ảnh: T.Hanh
Các địa phương vận hành hướng dẫn các ứng dụng khai báo y tế để tiếp nhận các thông tin liên quan tới các ca nghi nhiễm để có các biện pháp cách ly phù hợp.
Bộ cũng khuyến cáo tất cả người dân cài đặt các ứng dụng khai báo y tế và thông báo cho cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn để theo dõi, quản lý các trường hợp mắc Covid-19.
Với các cơ sở y tế, Bộ Y tế yêu cầu thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn về việc sàng lọc, phân loại, phân luồng, kiểm soát triệt để người bệnh tới khám bệnh, chữa bệnh, phát hiện sớm ca bệnh để kịp thời khoanh vùng, cách ly, điều trị, giảm lây nhiễm trong cộng đồng.
Các phòng khám tư nhân, các bệnh viện từ tuyến huyện trở lên tăng cường biện pháp sàng lọc, chỉ định xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với người có triệu chứng cảm, cúm, ho, sốt, bố trí phòng khám riêng, có sổ theo dõi thông tin cá nhân để phát hiện sớm các ca nhiễm, nghi nhiễm Covid-19.
Thúy Hạnh
Sức khoẻ bệnh nhân 416 ở Đà Nẵng diễn biến xấu rất nhanh, hiện đang phải chạy ECMO, lọc máu liên tục.
" alt=""/>Từ hôm nay, mua thuốc hạ sốt phải để lại thông tin cá nhân