
- Sáng sớm, 2 thanh niên lẻn vào chốt sâm của người dân, nhổ hơn 500 gốc mang đi đi tiêu thụ.Ngày 7/3, CA huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam có báo cáo kết quả điều tra vụ “Trộm cắp tài sản” xảy ra tại Thôn 2, Trà Linh (Nam Trà My) gây xôn xao dư luận.
Trước đó, sáng 1/3, các hộ dân Hồ Văn Dương, Hồ Văn Diêm, Hồ Văn Hai, Hồ Văn Hải và Hồ Văn Bảy (cùng trú nóc Tăk Ngo, thôn 2, Trà Linh) đi lên chốt trồng sâm chung tại sườn núi Ngọc Linh kiểm tra thì phát hiện các vườn trồng sâm bị kẻ gian đào bới, lấy đi số lượng lớn.
Theo báo cáo ban đầu, số lượng sâm bị mất khoảng hơn 500 gốc với gần 9kg, gây thiệt hại gần như là toàn bộ tài sản cho các bị hại (hơn 300 triệu đồng).
Nhận được thông báo, CA huyện Nam Trà My đã nhanh chóng đến hiện trường thu thập thông tin để điều tra.
 |
Sâm Ngọc Linh có giá trị kinh tế rất cao |
Ngày 5/3, lực lượng chức năng tại TP Tam Kỳ phát hiện Nguyễn Bá Nguyệt (SN 1987, trú thôn Dương Bình, xã Trà Dương, huyện Bắc Trà My) mang theo gần 4kg củ Sâm Ngọc Linh chưa rõ nguồn gốc. Ngay sau đó, tổ công tác đã mời Nguyệt về làm việc.
Tại cơ quan điều tra, Nguyệt khai nhận là ‘đồng tác giả’ của vụ trộm sâm Ngọc Linh vừa xảy ra tại thôn 2, Trà Linh.
Theo đó, sáng 24/2, Nguyệt cùng Phan Quốc Duân (SN 1989, trú Trà Dương, Bắc Trà My) lẻn vào chốt trồng sâm của các hộ nói trên để nhổ trộm sâm Ngọc Linh.
Sau khi nhổ trộm chừng 9kg sâm, cả hai trốn khỏi địa bàn. Các đối tượng thống nhất Nguyệt sẽ đem sâm vào Bình Phước tiêu thụ rồi quay về chia tiền. Tuy nhiên do không bán được hàng, Nguyệt về lại Tam Kỳ và bị công an phát hiện. Lực lượng chức năng thu giữ từ Nguyệt 3,7kg sâm Ngọc Linh.
Số sâm còn lại Duân đưa đi cất giấu tại huyện Tiên Phước (Quảng Nam). Lực lượng công an đã bắt khẩn cấp Duân và thu hồi lại số sâm này.
Hiện CA Nam Trà My đang tiếp tục điều tra vụ việc.
Cao Thái
" alt="Trộm dọn sạch vườn sâm quý Ngọc Linh hơn 500 gốc"/>
Trộm dọn sạch vườn sâm quý Ngọc Linh hơn 500 gốc

Trước những động thái mới về kiểm soát tín dụng từ Ngân hàng Nhà nước, nhiều doanh nghiệp địa tại TP.HCM, đã có những động thái thận trọng để thích nghi với chính sách.Trao đổi với VietNamNet, một đại gia địa ốc hàng đầu ở phân khúc cao cấp tại TP.HCM cho biết, trong năm 2015, Tập đoàn đã giới thiệu 12 dự án mới, nâng tổng số dự án lên 27. Trong năm đã có gần 6.000 giao dịch thành công và hơn 2.500 căn hộ bàn giao đúng tiến độ.
Dù kết quả năm qua rất khả quan nhưng Tập đoàn này khá thận trọng với kế hoạch năm 2016 với mục tiêu giới thiệu ra thị trường 5 dự án mới, với khoảng 4.000 sản phẩm. Đặc biệt, ngoài các dự án căn hộ ở quận 1, quận 2, quận 4, quận 7, Phú Nhuận, Tân Phú… đại gia này sẽ đa dạng hóa sản phẩm khi lần đầu tiên giới thiệu ra thị trường các dự án khu đô thị quy mô lớn tại khu Đông và khu Tây Nam TP.HCM.
 |
Đại gia địa ốc cắt giảm trên 50% số lượng dự án mới |
Nhiều doanh nghiệp khác cũng có những động thái thay đổi để thích nghi với cuộc chơi mới. Công ty Lê Thành cho biết, sẽ tiếp tục triển khai xây dựng gần 2.000 căn hộ dự án Lê Thành Tân Tạo và đầu tư khoảng 2.000 căn hộ mini,diện tích mỗi căn khoảng 20 m2 để cho thuê tháng với giá chỉ 1,5 triệu đồng/tháng. Đây được xem là lối đi riêng hướng đến nhu cầu thực, né phân khúc giá cao đang bị cạnh tranh khốc liệt.
Công ty Hưng Lộc Phát, một doanh nghiệp có quỹ đất khá lớn và tiềm lực tài chính mạnh nhờ ngành kinh doanh vật liệu xây dựng, cũng khá thận trọng với kế hoạch năm 2016. Hiện tại, phần lớn căn hộ tại dự án Hưng Phát Silver Star của chủ đầu tư này đã bán hết. Tuy nhiên, chủ đầu tư này chỉ mới công bố thêm dự án căn hộ cao cấp The Golden Star quận 7. Các dự án khác có ra hàng trong năm nay hay không vẫn còn chờ…thị trường.
Một doanh nghiệp cũng có bước thay đổi khá rõ nét là Him Lam Land. Trong năm 2015, doanh nghiệp này đã tiêu thụ gần 2.000 căn hộ cao cấp mức giá trên dưới 2 tỷ/căn, thuộc 2 dự án Him Lam Riverside và Him Lam Chợ Lớn. Tuy nhiên, nhận thấy thị trường đang có xu hướng tăng cung căn hộ mức giá cao, doanh nghiệp này đã chuyển hướng sang mô hình căn hộ cao cấp với khoảng 2.000 căn hộ với giá từ 1 - 1,5 tỷ đồng/căn.
Nói về chiến lược mới này, ông Ngô Quang Phúc, Phó Tổng Giám đốc Him Lam Land, cho biết, việc giảm giá không đồng nghĩa với giảm chất lượng sản phẩm. Chất lượng xây dựng, hoàn thiện, trang thiết bị cho đến các tiện ích các dự án của Him Lam đều thống nhất về tiêu chuẩn chất lượng.
“Điểm khác biệt để giảm giá chính là vị trí, thay vì ở trung tâm, chúng tôi sẽ chọn vị trí vùng ven quận 9, Thủ Đức, nơi có giá đất rẻ nhưng vẫn thuận tiện về giao thông. Ngoài ra, thiết kế căn hộ cũng được tối ưu hóa về diện tích để phù hợp với nhu cầu các gia đình trẻ” - ông Phúc cho biết.
Hướng đi mới của Him Lam Land cũng có điểm khá trùng hợp với Tập đoàn Novaland. Cuối năm 2015, Tập đoàn này đã gây ngạc nhiên với thị trường khi công bố dự án Khu phức hợp căn hộ cao cấp Richstar gần khu Đầm Sen, quận Tân Phú. Đây là dự án hiếm hoi của Novaland ở phân khúc căn hộ cao cấp có mức giá chỉ trên dưới 1,5 tỷ đồng/căn.
Các chuyên gia cho rằng, ở mỗi khu vực đều có nhu cầu nhà ở từ bình dân đến cao cấp. Khi cuộc chiến cao cấp ở trung tâm đến hồi khốc liệt thì doanh nghiệp mới bắt đầu để ý đến vùng ven.
Bên cạnh việc mở rộng ra vùng ven, ông Phan Thành Huy, Tổng Giám đốc Tập đoàn Novaland, cho biết: “Chúng tôi sẽ tập trung phát triển và hoàn thành dự án đã công bố, hạn chế mua thêm dự án mới để kiểm soát tín dụng, không tăng dư nợ, đảm bảo thanh khoản, đảm bảo chất lượng sản phẩm, góp phần vào sự phát triển bền vững của thị trường cũng như của Novaland”.
Nhiều dấu hiệu cho thấy, các doanh nghiệp đã lường trước và có sự chuẩn bị sẵn với những tín hiệu từ Ngân hàng Nhà nước trong việc hạn chế và kiểm soát tín dụng. CBRE dự báo, tỷ lệ tăng trưởng giá dự kiến sẽ đạt đỉnh điểm vào năm 2016. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêu thụ tại Hà Nội và TP.HCM năm 2016, dự kiến sẽ chậm hơn so với năm 2015.
Quốc Tuấn
Sửa đổi Thông tư 36 sẽ tác động xấu đến bất động sản" alt="Đại gia địa ốc cắt giảm trên 50% số lượng dự án mới"/>
Đại gia địa ốc cắt giảm trên 50% số lượng dự án mới
Tặng cho bất động sản là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên tặng cho chuyển giao quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của mình cho người khác mà không yêu cầu trả tiền. Hiện nay, việc tặng cho quyền sử dụng đất xảy ra dưới 2 dạng phổ biến. Thứ nhất là bố mẹ tặng cho con cái nhà đất. Thứ hai là người có đất đai tặng cho đất của mình cho người không phải là con cái.
 |
Việc tặng cho nhà đất cần tuân thủ quy định của pháp luật để tránh bị phạt hoặc rủi ro về sau (Ảnh minh hoạ) |
Cho tặng nhà đất là một trong các quyền của người sử dụng đất hợp pháp. Tuy nhiên, nếu không nắm rõ các quy định của pháp luật về việc tặng cho nhà đất, rất dễ phát sinh rủi ro hoặc tranh chấp về sau.
Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực
Bất động sản là một tài sản lớn. Chính vì thế, việc tặng cho nhà đất không nên chỉ "nói suông" mà cần lập thành văn bản có công chứng chứng thực. Đây là cách làm vừa hợp tình vừa hợp lý, tránh những rắc rối không đáng có về sau.
Theo quy định tại Điều 459, 462 Bộ Luật dân sự 2015, tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Hợp đồng tặng cho bất động sản cần có các thông tin cơ bản như sau:
- Thông tin các bên tham gia hợp đồng: Họ, tên của cá nhân, tên tổ chức, người đại diện theo pháp luật của tổ chức, số căn cước công dân hoặc mã số thuế, địa chỉ, số tài khoản của các bên.
- Thông tin về quyền sử dụng đất và nhà tặng cho: Loại đất, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, diện tích, thửa số, tờ bản đồ số, địa chỉ thửa đất, thời hạn sử dụng đất còn lại, giấy tờ pháp lý của thửa đất, nguồn gốc sử dụng, tài sản gắn liền với đất (nếu có),…
- Thời hạn giao nhận thửa đất và đăng ký quyền sử dụng đất.
- Nghĩa vụ nộp thuế, lệ phí của các bên.
Ngoài ra, hợp đồng còn có thể có các điều khoản thỏa thuận khác hoặc cam kết của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Sau khi đã lập hợp đồng tặng cho bất động sản, hợp đồng này phải được công chứng, chứng thực thì mới có giá trị pháp lý.
Tặng cho nhà đất mà không sang tên sổ đỏ sẽ bị phạt
Nhà đất là tài sản phải đăng ký quyền sử dụng, sở hữu. Vì vậy, hợp đồng cho tặng nhà đất sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm thực hiện đăng ký biến động (sang tên sổ đỏ) với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Hợp đồng này sẽ không có hiệu lực nếu không được đăng ký biến động.
Do vậy, sau khi công chứng, chứng thực hợp đồng tặng cho bất động sản thì các bên cần thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ, sổ hồng tại Văn phòng đăng ký đất đai.
Khoản 6, Điều 95, Luật Đất đai năm 2013 nêu rõ, trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày hợp đồng tặng cho có hiệu lực thì các bên phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động. Nếu quá thời hạn mà không đăng ký sẽ bị xử lý vi phạm hành chính. Ngày hợp đồng tặng cho có hiệu lực được xác định là ngày hợp đồng tặng cho được công chứng, chứng thực.
Khoản 2, Điều 17, Nghị định 91/2019/NĐ-CP có quy định về mức phạt đối với những trường hợp không đăng ký biến động đất đai. Cụ thể, với khu vực nông thôn: Phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng nếu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn mà không thực hiện đăng ký biến động; Phạt tiền từ 2 - 5 triệu đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn mà không thực hiện đăng ký biến động. Với khu vực đô thị: Mức xử phạt bằng 2 lần mức xử phạt đối với từng trường hợp tương ứng tại khu vực nông thôn.
Tặng cho bất động sản kèm điều kiện
Điều 462 Bộ Luật dân sự 2015 quy định:
- Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
- Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
- Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Chiếu theo quy định trên, nếu là hợp đồng tặng cho nhà đất thông thường không kèm theo điều kiện tặng cho thì hợp đồng sẽ có hiệu lực từ thời điểm đăng ký. Sau đó, người được tặng cho hoàn toàn có quyền sử dụng đối với nhà đất trên mà người đã tặng cho nhà đất không đòi lại được trừ trường hợp chứng minh hợp đồng tặng cho là vô hiệu.
Tuy nhiên, nếu là hợp đồng tặng cho kèm theo điều kiện thì người được tặng cho phải tuân thủ theo điều kiện đó. Nếu người được cho tặng không tuân theo điều kiện thì người đã tặng cho có quyền đòi lại nhà đất và yêu cầu bồi thường thiệt hại kể cả khi nhà đất đã đăng ký tên của người được tặng cho.
Như vậy, để tránh rủi ro khi tặng cho nhà đất thì người tặng cho cần ghi rõ trong hợp đồng tặng cho về điều kiện mà người tặng cho yêu cầu người được tặng cho phải thực hiện trước cũng như sau khi đã làm hợp đồng. Các điều kiện nó có thể là con cháu phải có nghĩa vụ thờ cúng tổ tiên, chăm sóc ông bà, bố mẹ khi về già hoặc con cháu không được chuyển nhượng nhà đất…
Minh Châu (Tổng hợp)

Rủi ro mua bán nhà đất: Có hợp đồng công chứng nhưng không sang tên sổ đỏ
Dù đã công chứng hợp đồng mua bán nhà đất, chuyển hết tiền nhưng bên mua vẫn có thể gặp rủi ro: Bên bán không giao sổ đỏ, không hợp tác hoàn thiện thủ tục sang tên hoặc thủ tục sang tên bị từ chối vì lỗi của bên bán...
" alt="Lưu ý khi cho tặng nhà đất tránh tranh chấp về sau"/>
Lưu ý khi cho tặng nhà đất tránh tranh chấp về sau