当前位置:首页 > Thế giới > Nhận định Rosario Central vs Arsenal Sarandi, 05h15 ngày 16/3 正文
标签:
责任编辑:Ngoại Hạng Anh
Ông Trần Tiến Đức và Trần Chiến Thắng cho biết “Cha chúng tôi là tấm gương trong cuộc đời các con bằng cách ứng xử trong gia đình, ngoài xã hội, với bạn bè, quan hệ cấp trên – cấp dưới.
Ông không bao giờ đánh, mắng con. Không khí trong gia đình thân thiện, hòa nhã, nhưng không phải quan hệ theo kiểu phương Tây bố con là bạn, mà vẫn là quan hệ phương Đông bố là bố, con là con. Các con quý, nể bố nhưng không sợ bố. Con cái có thể làm bất cứ việc gì mình thấy đúng. Ông không giáo huấn các con phải thế này thế nọ, mà khuyến khích con cái tự suy nghĩ, có gì sai sót ông uốn nắn nhẹ nhàng”.
![]() |
Bác sỹ Trần Duy Hưng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quân quản thành phố vẫy chào nhân dân trong ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954 |
“Cha tôi luôn hỏi câu đơn giản: “Đi cùng nhé?”, thế là đứa con nào được hỏi cũng đồng ý đi ngay, không bao giờ từ chối, vì biết rằng khi đi với ông, mình sẽ “được” những gì”.
Ông Trần Tiến Đức nhớ lại: “Khi tôi còn nhỏ hay được ông cho đi theo tới chỗ ông làm việc, họp hành. Không phải đi ông cho tôi đi theo kiểu “con chủ tịch” để mọi người săn đón chiều chuộng, mà tôi được ông cho đi theo để học.
Tôi còn nhớ Tết Trung thu độc lập đầu tiến, năm 1945, tôi được đi cùng cha tôi đến Bắc Bộ phủ, đứng ở phía sau xem Bác Hồ đón tiếp các đoàn thiếu nhi, sau đó là ra ban công tòa thị chính xem đánh trận giả. Tôi đã được thấy sự biểu hiện tình cảm của cụ Hồ với thiếu nhi, thấy được cái sự vui mà học, giáo dục tinh thần chống ngoại xâm từ trò chơi trận giả vì lúc đó Pháp đang đánh chiếm Nam bộ.
Tôi cũng được ông cho đi tiễn đoàn do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu đi sang Pháp ngày 31/5/1946, để tiếp xúc với chính giới Pháp và cộng đồng người Việt tại Pháp. Cha tôi đưa tôi đi để tôi được chứng kiến một sự kiện lịch sử, với tư cách một nhân chứng.
Tôi cũng được xem Bác Hồ và cha tôi tham gia tết trồng cây đầu tiên. Tôi còn nhớ hai ông xắn quần, dẫm đất, trồng những cây non còn bé tí chứ không phải quan cách dẫm lên bạt trồng cây cổ thụ to đùng như nhiều vị bây giờ.
Có lần ông cho tôi ra Gò Đống Đa đạp xe. Tôi đi xe vào trúng ổ kiến, bị kiến đốt đau quá tôi bỏ cả xe để chạy. Cha gọi lại kể cho nghe câu chuyện lịch sử của Gò Đống Đa.
“Các con là một phần của thành phố, của nhân dân, các con phải sống được như người ta”. |
Tháng 12/1946, khi gia đình chuẩn bị tản cư về Hà Đông, ông cho tôi ngồi đằng trước xe mô tô và chở đi một vòng quanh Hà Nội, cùng ông tới thăm các chiến lũy, được tận mắt nhìn thấy những người dân Hà Nội bình tĩnh và sẵn sàng bảo vệ thành phố của mình... Chuyến đi này là bài học sâu sắc cho tôi. Sau này, khi làm phim, tôi nhớ lại và mang vào phim của mình hào khí Thăng Long, hào khí của người Việt - thà hy sinh tất cả chứ không chịu làm nô lệ.
Những chuyến đi hồi bé khắc rất sâu trong tâm trí tôi. Ông đưa con đi đâu cũng có mục đích, để cho các con biết đất nước, con người như thế nào. “Các con là một phần của thành phố, của nhân dân, các con phải sống được như người ta”.
![]() |
Gia đình bác sĩ Trần Duy Hưng trên chiến khu Việt Bắc |
Sau này, có đợt Mỹ ném bom Hà Nội năm 1967, tôi đi theo cha tới Phố Huế. Cha tôi cúi nhặt từng mảnh tay, chân, thi thể của người bị bom chết, cho vào quan tài. Có người nhìn thấy cảnh đấy ói hết ra, bảo cha tôi rằng ông không cần phải làm thế. Nhưng ông vẫn làm, vì thứ nhất ông là bác sĩ, nhưng điều thứ hai quan trọng hơn là ông thương người.
Việc một ông chủ tịch có mặt tại nơi khốc liệt nhất là thông điệp ông muốn gửi tới người dân: “Tôi là chủ tịch thành phố và tôi vẫn ở đây với các vị, chia sẻ nỗi đau với các vị, làm những việc để giảm mất mát đau thương”.Và tôi cũng như những người khác đều hiểu thông điệp được ông đưa ra từ trái tim.
Sống chân thành, sống đúng con người thật sẽ có tác dụng giáo dục rất lớn.
Có năm nước sông lên to ở mạn Phú Thượng. Khi nghe tin vào giữa đêm, cha tôi bảo lái xe cứ nghỉ đi, rồi hỏi tôi một câu quen thuộc“Đức đi với bố nhé!”. Ông tự lái xe đến xem xét tình hình, theo “tháp tùng” chỉ duy nhất có tôi, chứ không cần kéo các thành viên theo ủy ban phòng chống lũ lụt hay này khác. Đêm hôm thấy ông chủ tịch đích thân ra tận nơi, người ta cũng thấy cảm động.
Đó là tác phong của cha tôi - làm việc gì cũng kiểm tra, làm đến nơi đến chốn. Tác phong đó sau này tôi học được”.
Ông Trần Chiến Thắng thì cho rằng “Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy ông có cách dạy con rất Tây, như cách các trường quốc tế dạy học sinh bây giờ. Ông dẫn các con đi tận nơi, để cho tự cảm nhận chứ không giáo huấn.
Chúng tôi là hai đứa trẻ duy nhất được đi theo cha tới nhiều nơi làm việc như vậy. Tính cách tạo nên cách hành xử của mỗi người. Cũng như Bác Hồ mặc áo kaki, đi dép cao su, việc “ông Hưng” đưa con đi theo là tự nhiên, chứ những người khác mà ăn mặc hay làm như vậy sẽ là rất… khó tả.
Bản thân chúng tôi khi đi theo ông không nói gì lố lăng, không làm gì để mang tiếng “Con ông chủ tịch mà…””.
![]() |
Thiếu tướng Vương Thừa Vũ và bác sĩ Trần Duy Hưng (trái) cùng bộ đội tiếp quản Thủ đô trong buổi lễ chào cờ tại sân Cột Cờ Hà Nội. |
12 năm không lên lương
“Cha chúng tôi kể khi đi học ở trường Bưởi, ông phải đi bộ từ nhà ở Cửa Nam lên Thụy Khuê. Có một đôi guốc, ông cứ cắp nách tới gần trường mới bỏ xuống đi vào. Ông đã từng trải qua những năm tháng như vậy, nên không hề nuông chiều chúng tôi.
Tiêu chuẩn của ông chủ tịch hơn dân thường một chút, nhưng chúng tôi không hề ăn sung mặc sướng” – ông Thắng cho biết.
Ông Đức thì kể lại kỷ niệm khi đang học ở Liên Xô, có lần Chủ tịch Trần Duy Hưng sang công tác. Khi cha con gặp nhau, có 2 bộ comple đang mặc, ông cho cậu con trai một bộ bảo sửa đi mà dùng.
Ông không xin cho con cái bất cứ cái gì. “Tôi đi học thiếu sinh quân, rồi đi học nước ngoài, cũng là do cơ chế tuyển chọn ngày đó chứ không phải vì ông là chủ tịch thành phố. Theo quy định, mỗi gia đình chỉ có một người được đi học nước ngoài. Vì vậy mà cô em sau tôi học rất giỏi, nhưng cũng không được đi nữa, chứ chẳng có sự ưu ái nào.
Ngần đấy năm làm chủ tịch thành phố, ông cũng không xin thêm một ngôi nhà nào ngoài ngôi nhà được phân lúc đầu. Nhà ngày càng đông người, chật chội, tất cả vẫn ở chung. Ông bảo chúng tôi rằng “Đất nước còn nghèo, còn nhiều người có hoàn cảnh khó khăn hơn nên mình để cho người khác”” – ông Đức chia sẻ.
Chủ tịch Trần Duy Hưng là trí thức có tiếng từ trước Cách mạng Tháng Tám, nhưng bản thân ông không bao giờ đòi hỏi điều gì.
Lúc đầu ông được xếp lương thứ trưởng. Sau khi lên chủ tịch thành phố, lẽ ra ông phải được xếp lương Bộ trưởng. Tuy nhiên, người ta quên không xếp lại lương cho ông trong…. 12 năm. Ông cũng không nói câu nào, không xin ai.
Trong giáo dục gia đình, bố mẹ làm gương là quan trọng nhất. Sống tử tế không đơn giản, có chức quyền tử tế càng khó. Chỉ có người tử tế mới giáo dục tốt được con cái, thôi thúc con cái làm theo… |
“Cha tôi được tiêu chuẩn 1 chiếc xe đạp. Nhà tôi có 7 anh chị em, chiếc xe đó được dành cho cô Tuyết đi học xa nhất, tận Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cách nhà gần chục km. Những người còn lại đi bộ hoặc xe điện chứ ông không xin mua thêm xe.
Khi tôi lập gia đình, là con chủ tịch, nhưng tôi cũng không có tiêu chuẩn gì đặc biệt hơn ai, mà đúng như mọi người, tôi chỉ được mua một chiếc giường gỗ. Tài sản của hai vợ chồng bỏ cả vào chiếc hòm gỗ để đầu giường…
Trong giáo dục gia đình, bố mẹ làm gương là quan trọng nhất. Sống tử tế không đơn giản, có chức quyền tử tế càng khó. Chỉ có người tử tế mới giáo dục tốt được con cái, thôi thúc con cái làm theo…
Tự chúng tôi thấy rằng ông sống và làm như thế, chúng tôi là con cháu còn đòi hỏi gì?” – ông Đức bày tỏ quan điểm sống mà ông có được từ người cha của mình.
![]() |
Bác sĩ Trần Duy Hưng an ủi một cháu bé trong lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh |
Viết thư xin cho hai con trai đi bộ đội
Lá thư (mang số hiệu lưu trữ 135 G – 65 tại Bảo tàng Chiến thắng B52) được cha tôi viết tay bằng bút mực đen trên tờ giấy khổ nhỏ có in sẵn tên “Trần Duy Hưng”, đề ngày 16/4/1965.
Lá thư gửi tới Bộ Quốc phòng và Tổng Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô, nguyên văn: “Kính gửi Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô. Tôi xin gửi tới các đồng chí đơn xin nhập ngũ của hai con trai tôi, một con trai cả là Trần Quốc Ân, 26 tuổi, đảng viên kỹ sư Tổng cục địa chất, con trai bé là Trần Thắng Lợi 16 tuổi học sinh lớp 9.
Các con tôi có khẩn khoản nhiều lần để “nói” với các đồng chí cho được phục vụ trong hàng ngũ quân đội. Tôi rất thông cảm với những yêu cầu của các con tôi những ý muốn rất chính đáng của thanh niên trong lúc này.
Vì vậy tôi rất mong các đồng chí xét đến nguyện vọng tha thiết của các con tôi. Chào quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ. Trần Duy Hưng, Ủy ban hành chính Hà Nội”.
Sau lá thư này, anh Trần Quốc Ân do yêu cầu công việc nên cơ quan địa chất giữ lại. Còn Trần Thắng Lợi đã được nhập ngũ, chiến đấu trong lực lượng pháo cao xạ.
Tới năm 1972, người con út Trần Chiến Thắng đang học lớp 10 cũng xin nhập ngũ. “Cha tôi đồng ý cho đi ngay và tiễn tôi tới tận gần Nho Quan (Ninh Bình). Ông không hề xin cho tôi vào các đơn vị ở lại phía Bắc mà tùy sự điều động của tổ chức. Ông chỉ dặn tôi phải sống xứng đáng với gia đình, phải chan hòa với anh em, đồng đội. Sau này, tôi từng tham gia chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị…”.
Ông Đức kể thêm một câu chuyện ngày ông Trần Duy Hưng mất. “Hôm đó, có một chị khoảng 40 tuổi mặc áo bộ đội cùng chiếc quần công nhân bạc màu, xin vào thắp hương.
Chị kể rằng năm 1972, gia đình chị ở phố An Dương mất sạch nhà cửa vì bom Mỹ. Chị phải chạy vào trong phố, tìm lên sân thượng một ngôi nhà để căng bạt ở tạm. Chính quyền cơ sở không cho ở, chị đi kêu cứu ở nhiều nơi nhưng không được giải quyết. Có người mách “Đến ông Hưng mà kêu”, chị tìm tới nơi làm việc của ông, khi đó ở phố Lê Phụng Hiểu, để chờ. Khi gặp ông, chị quỳ xuống nhưng ông bảo đứng lên, mời chị vào phòng khách nghe chị nói chuyện. Sau đó, ông đã giúp chị có một chỗ ở ổn định.
Từ sau hôm ấy, chị không gặp lại cha tôi lần nào nữa. Đến khi nghe tin cha tôi mất, chị mới “dám” quay lại, thắp một nén nhang cho vị chủ tịch đã giúp một người dân quá đỗi bình thường như chị qua được cơn khốn khó nhất của cuộc đời”.
Hà Nội trong mơ ước của cha tôi "Năm 1959, khi có Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cha tôi vào học khoa Xây dựng và Kiến trúc. Vì ông nghĩ rằng là một người chủ tịch thành phố phải nắm được kiến trúc đô thị… Năm 1962, một đoàn kiến trúc sư từ Leningrad sang thăm Hà Nội, tôi về nước nghỉ hè nên được đi cùng để phiên dịch. Các kiến trúc sư trong đoàn nêu ý tưởng quy hoạch giữ lại các hồ ở Hà Nội, tạo các con kênh nối giữa các hồ, vừa giải quyết được việc thoát nước, tạo được môi trường trong lành, vừa giải quyết được vấn đề cảnh quan đô thị. Cha tôi rất thích ý tưởng này. Nhưng sau đó là chiến tranh phá hoại, nên quy hoạch đó không thực hiện được nữa. Cha tôi còn có một ý tưởng khác mà ông từng nói với chúng tôi. Đó là ông muốn ven Hồ Tây có một khoảng cách 50m tính từ mép hồ tới đường chính. Trong vùng đệm đó là trồng cây xanh, đường dành cho người đi bộ… Khi đó, nếu có điều kiện làm những điều này, sẽ tạo nên một Hà Nội khác bây giờ" - ông Trần Tiến Đức chia sẻ kỷ niệm. |
Xem thêm:
>> Cách dạy con lạ lùng của nữ giảng viên rực rỡ" alt="Bác sĩ Trần Duy Hưng dạy con"/>Khuôn mặt bé Vy sau khi bị bạn đánh
Học sinh mẫu giáo cào rách nát mặt bạn
Ngày 4/1, trao đổi với PV Dân trí anh Nguyễn Hữu Hải (28 tuổi, ngụ xã Ea Tam, huyện Krông Năng, Đắk Lắk) cho biết, sau gần 2 tuần bị các bạn trong lớp đánh, đến nay con gái anh là bé Nguyễn Bảo Vy (4 tuổi) vẫn không dám tới trường vì sợ hãi và gia đình anh đang hoàn tất hồ sơ để xin chuyển trường cho con.
Anh Hải cũng cho biết, vào chiều ngày 28/12/2015, anh tới trường mẫu giáo Hoa Ly (xã DliêYa, huyện Krông Năng) để đón con gái đi học về. Tại đây, anh phát hiện mặt bé Vy có hàng chục vết cào rách da trên khuôn mặt, tóc tai bé rũ rượi, bé khóc hoảng sợ. Thấy vậy, anh Hải liền dẫn bé vào làm việc với nhà trường để làm rõ.
“Tôi dắt con vào trường hỏi cô giáo chủ nhiệm lớp vì sao con tôi ra nông nỗi này thì cô cho biết do bé ngủ trên bàn nên như vậy. Tôi không đồng tình trước cách trả lời này nên buộc phải làm cho rõ ràng, sau đó thì được biết con tôi vì tè dầm trong lớp nên bị 3 bé khác trong lớp đánh hội đồng không thương tiếc”, anh Hải bức xúc nói.
Cụ thể, bé Vy đã bị 1 bạn nữ là quản lớp, cùng 2 bạn nam đánh. “Lúc bé vừa tè dầm, bạn quản lớp lập tức xông vào đánh, 2 bạn còn lại đạp vào bụng rồi cấu mặt, cào vào tai đến rớt bông tai và đập đầu vào tường đánh hội đồng bé, hành động này đối với một bé mầm non là quá sức kinh khủng”, anh Hải buồn bã cho biết.
Giáo viên chủ nhiệm tắc trách
![]() |
Bé Vy sợ hãi sau khi bị đánh nên không dám tới trường |
Gia đình anh Hải cũng làm việc cùng cô giáo Đinh Thị Phương (chủ nhiệm lớp bé Vy) vì sao để xảy ra vụ việc thì cô giáo trả lời do cô bỏ lớp học để lên văn phòng nộp hồ sơ nên lúc xảy ra sự việc cô không trực tiếp có mặt để can ngăn. Sau khi bị đánh, khi về nhà bé Vy có nhiều biểu hiện lạ như quấy khóc, nói nhảm và rất sợ hãi. Gia đình anh Hải cũng an ủi bé nhiều nhưng bé vẫn không dám tới trường.
Vào sáng ngày 29/12, Ban giám hiệu trường Mẫu giáo Hoa Ly đã tiến hành cuộc họp phụ huynh về vụ việc của bé Bảo Vy. Tại cuộc họp, nhà trường và phụ huynh có con em đánh bé Vy cũng đã hết lời xin lỗi gia đình anh Hải về những hành động con mình gây nên.
“Vụ việc xảy ra, cô giáo Phương đã đến nhà tôi xin lỗi và có đưa một phong bì để gia đình tôi đừng làm rùm beng lên nhưng chúng tôi đã từ chối và gửi lại cho cô. Chúng tôi không yêu cầu bồi thường nhưng muốn sự việc được đông đảo phụ huynh biết đến mà phòng tránh cho con em của mình”, anh Hải đề xuất.
Cũng theo anh Hải, anh gửi con vào trường từ tháng 8/2015, bé Vy là người rất nhút nhát, bé cũng đã một vài lần tè dầm và có đại tiện trong lớp, anh cũng nhiều lần khuyên con phải báo với cô giáo để cô dẫn đi vệ sinh như bé lại rất nhát và ít nói nên cũng gây rắc rồi cho cô giáo.
“Không ít lần bé lỡ đi vệ sinh trong quần thì cô giáo điện thoại cho tôi bảo lên trường để dọn, lên trường thấy cô bắt bé đứng ngoài cửa lớp một mình mà không hề lau sơ cho bé, tôi rất buồn vì cách làm như vậy của cô giáo, nhưng cũng nghĩ mình nhờ giáo viên để dạy dỗ con nên không nói gì. Có lẽ sợ ảnh hưởng nên cô cũng khuyên tôi hôm nào nhà trường có Thanh tra thì đừng đưa cháu đến trường. Đến hôm cháu bị đánh hội đồng thì tôi không thể bỏ qua được nữa”, anh Hải nói.
![]() |
Trường Mẫu Giáo Hoa Ly nơi bé Vy theo học |
Cô Trần Thị Hằng – Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Ly cho biết: Sau vụ việc này, nhà trường đã xin lỗi phụ huynh và tiến hành hành cuộc họp hội đồng kỷ luật và hạ thi đua từ tốt xuống trung bình đối với cô giáo Phương. Đồng thời, tường trình vụ việc lên Phòng GD-DT huyện để xem xét, xử lý.
“Cái sai lớn nhất của cô Phương là đã tự ý bỏ lớp để lên văn phòng nộp hồ sơ mà không nhờ giáo viên khác trông lớp hộ dẫn đến sự việc bé Vy bị các bạn khác đánh. Tuy nhiên, việc gia đình cho rằng việc bé Vy bị đánh là do bị xúi giục đánh hội đồng là có hơi quá, nhà trường cũng đã giải thích cho phụ huynh để tránh hiểu lầm này. Còn việc cô giáo không dọn vệ sinh cho bé mà bắt ra cửa đứng tôi cũng chỉ mới nghe phản ánh và sẽ làm rõ thêm việc này”, cô Hằng nhấn mạnh.
(Theo Thúy Diễm/ Dân Trí)
" alt="Bé gái 4 tuổi bị nhóm bạn cùng lớp cào rách mặt vì… tè dầm"/>Trước đây, hệ thống thông tin giải trí đơn thuần là đầu thu sóng radio, sau đó tới màn hình, rồi dần dần được lược bỏ các nút bấm vật lý để thay thế bằng thao tác cảm ứng, đồng thời mở rộng khả năng điều khiển nội thất trên xe. Bước sang kỷ nguyên xe điện thông minh, hệ thống thông tin giải trí cho phép người dùng tiếp cận thêm hàng loạt dịch vụ và tiện ích mới, đặc biệt là giải pháp nghe nhìn được tích hợp trực tiếp trên mẫu ô tô điện VinFast VF e34.
![]() |
Khách hàng sử dụng mẫu ô tô điện này có thể tận hưởng những nội dung đặc sắc mà FPT Play mang lại ngay trên chiếc xe của mình. Người dùng có thể truy cập vào ứng dụng FPT Play được cài đặt sẵn trong hệ thống và tinh chỉnh phù hợp với mọi điều kiện sử dụng với các thao tác dễ dàng bằng tay trên hệ thống màn hình giải trí cảm ứng của bảng điều khiển trung tâm.
Tuấn Phong, một khách hàng đang nóng lòng chờ bàn giao VinFast VF e34 chia sẻ: “Giải trí trên ô tô đang trên đà phát triển và VinFast VF e34 tích hợp FPT Play là điều mà những khách hàng trẻ như chúng tôi rất mong đợi. Tôi có thể xem phim trong lúc dừng xe rảnh rỗi hoặc phục vụ bà xã trong những chuyến hành trình dài. Trong trường hợp đi picnic, cắm trại cuối tuần, ứng dụng FPT Play cũng là phương tiện giải trí hữu ích cho cả gia đình”.
Tương tự như trên các nền tảng khác của FPT Play, người dùng ô tô điện VF e34 có thể tận hưởng rất nhiều nội dung giải trí chất lượng cao với chất lượng Full HD 1080p. Tại đây, khách hàng có thể tìm thấy hàng nghìn phim truyền hình Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, phim hoạt hình, các chương trình giải trí đỉnh cao như MBC Gayo Daejejeon, SM Concert, Golden Disc Awards 2022… Có rất nhiều tựa phim, chương trình trong số này được FPT Play trình chiếu song song và độc quyền tại Việt Nam.
“Sẽ có người nói rằng tại sao không giải trí bằng điện thoại? Nhưng bước lên ô tô rồi, đa số chỉ thích giải trí bằng hệ thống trên ô tô vì màn hình lớn và hệ thống âm thanh tốt hơn”, anh Phong nói.
Nhân dịp bàn giao mẫu ô tô điện VF e34 đến khách hàng, FPT Play dành tặng tất cả chủ sở hữu mẫu xe VF e34 gói trải nghiệm miễn phí trên ứng dụng FPT Play trong 30 ngày. Đồng thời, 25.000 khách hàng tiên phong nhận xe VF e34 sẽ nhận được voucher đặc biệt, ưu đãi 50% giá thuê bao đăng ký sử dụng gói dịch vụ MAX của FPT Play.
Theo báo cáo của GroupM, FPT Play là đơn vị chiếm thị phần lớn nhất thị trường dịch vụ giải trí tại Việt Nam với hơn 25 triệu người dùng đăng ký tài khoản và sử dụng dịch vụ (số liệu năm 2020). Báo cáo cũng chỉ ra rằng, với đà phát triển này, FPT Play sẽ nhanh chóng trở thành nền tảng giải trí được sử dụng nhiều hàng đầu trong tương lai. Việc hợp tác song phương giữa VinFast và FPT Play mang đến những trải nghiệm mới trong phong cách sống của thời đại mới. |
Thế Định
" alt="Kho giải trí đa dạng nội dung FPT Play trên VinFast VF e34"/>Trên thị trường, sản phẩm màn hình cho máy tính gần đây đang có nhiều lựa chọn đa dạng, với mức giá dễ tiếp cận hơn. Các mẫu với độ phân giải 4K hiện có thể mua từ tầm giá 6 triệu. Ngoài chất lượng màn hình, các hãng cũng đang tập trung hơn vào các tính năng phần mềm, thiết kế để thu hút người dùng.
![]() |
ViewFinity S8 là dòng sản phẩm mới được cập nhật của Samsung, với tính năng hiển thị cùng lúc 2 nguồn dữ liệu trên màn hình qua bộ chuyển KVM. Người dùng có thể chọn chế độ hiển thị dọc cạnh nhau, hoặc hình trong hình. Khả năng hiển thị cùng lúc, kết hợp cùng với những bộ phím, chuột không dây kết nối cùng lúc nhiều máy, có thể giúp người dùng làm việc đa nhiệm tốt hơn. Trong hình, màn đang hiển thị 2 cửa sổ từ máy tính và 1 cửa sổ từ tablet (phía trên bên phải). |
![]() |
Về mặt thiết kế, ViewFinity S8 khá đơn giản với phần khung chủ yếu bằng nhựa. Màn hình chỉ nặng khoảng 4 kg, nhẹ hơn nhiều so với một số mẫu chuyên đồ họa của các hãng cạnh tranh. Độ hoàn thiện ở mức trung bình cùng trọng lượng nhẹ đem lại cảm giác màn hình không được “chắc”. Bù lại, người dùng sẽ không cần phải khắt khe, lựa chọn các loại tay đỡ màn hình quá “xịn” mà để kết hợp với sản phẩm. |
![]() |
Phần chân của S8 hỗ trợ điều chỉnh xoay nghiêng, dọc màn hình và độ cao thấp. Tuy nhiên, phần khớp điều chỉnh độ cao hơi cứng, nếu muốn hạ thấp hoặc kéo cao lên người dùng sẽ phải dùng 2 tay. |
![]() |
Chân đế cũng rất mỏng, có thêm một nút gài bằng cao su để làm gọn dây. Hãng thiết kế để người dùng tháo, lắp màn hình chỉ bằng các nút và khớp nối mà không cần đến dụng cụ. |
![]() |
Về mặt kết nối, mẫu ViewFinity S8 hỗ trợ cổng HDMI, DisplayPort và USB-C. Riêng cổng USB-C của máy hỗ trợ cả sạc ngược PowerDelivery với công suất 90 W, cùng với kết nối Internet qua cổng LAN ở cạnh hông. Các tính năng này giúp màn hình trở thành trung tâm kết nối, tiện lợi để vừa hiển thị, vừa sạc và sử dụng mạng có dây cho các laptop mỏng. Thiếu sót đáng tiếc là màn không có loa tích hợp, nên sẽ hơi bất tiện khi sử dụng với laptop mà đóng nắp. |
![]() |
Nút joystick dùng để điều khiển các tính năng được đặt phía sau màn hình. Phần điều chỉnh của màn hình đơn giản và trực quan, với nhiều chế độ hiển thị phù hợp với từng nhu cầu khác nhau. Màn hình cũng có tính năng riêng để bảo vệ mắt, phù hợp cho người dùng hay phải sử dụng ở trong phòng tối. |
![]() |
Phần viền màn hình của máy mỏng, nút được đặt phía sau nên đem lại cảm giác gọn gàng. Do hướng đến độ chính xác màu và mục đích đồ họa, công việc, mặt màn hình dạng nhám, giảm ánh sáng phản xạ nên kể cả khi sử dụng ở phòng sáng, gần cửa sổ, hình ảnh vẫn hiển thị tốt. Với tần số làm tươi dừng ở mức 60 Hz, đây không phải sản phẩm hướng đến tối ưu trải nghiệm chơi game. |
![]() |
Mức giá niêm yết của mẫu màn hình là gần 9 triệu, nhưng trên thị trường khoảng gần 8 triệu, ViewFinity S8 khá cạnh tranh khi có chất lượng hiển thị tốt, khả năng kết nối đa dạng, cổng USB-C sạc được cho máy tính. Cùng tầm giá, các mẫu màn hình chuyên đồ họa của Asus hay Dell chỉ có độ phân giải WQHD (2.560 x 1.440). Đối thủ cạnh tranh trực tiếp cùng tầm giá và có kích thước và độ phân giải tương đương là LG 27UP850N cũng là sản phẩm đáng cân nhắc. |
Kỳ thi THPT quốc gia 2019, cả nước có 63 cụm thi. Để ngăn chặn nâng điểm thi như năm 2018, Bộ GD-ĐT đã quy định rõ các đơn vị - trường đại học chấm thi trắc nghiệm.
Theo đó, Bộ giao các trường đại học, học viện, cao đẳng, các trường đào tạo giáo viên, phối hợp với các Sở GD-ĐT tổ chức kỳ thi THPT quốc gia theo đúng quy định của Quy chế thi THPT quốc gia và xét tốt nghiệp THPT hiện hành. Tại mỗi cụm thi, Bộ cũng quy định rõ các đơn vị chủ trì chấm môn thi trắc nghiệm.
Riêng ở Bạc Liêu do ghép sở nên Bộ GD-ĐT giao Sở GD-ĐT và Sở Khoa học công nghệ chủ trì cụm thi đã quy định. Đáng lưu ý, Bộ ban hành Cụm thi 50 tại tỉnh Đồng Nai lại do Sở GD-ĐT Tây Ninh chủ trì.
Ban Giáo dục
" alt="Đáp án môn Tiếng Anh thi THPT quốc gia 2019 mã đề 417"/>