Camera quay lại được cảnh bà giúp việc vừa xem ti vi vừa cho trẻ ăn, thi thoảng bà lại giật tai, tát má em bé khiến chủ nhà khá bức xúc.Theo đó nickname J.N có đăng tải một số clip nhằm tố người giúp việc của nhà mình có tên N.T.T quê ở Phú Thọ vô cùng chểnh mảng, thích xem ti vi và có hành động véo tai, tát má con mình trong lúc cho ăn.
|
Những dòng tâm sự của chị J.N |
Nickname J.N cho hay, qua một người quen giới thiệu nên chị rất yên tâm nhờ người này giúp trông coi con. Khi mới được nhận vào làm, bà này cũng khá chăm chỉ, nghiêm túc . Tuy nhiên càng về sau bà này càng lười, hay ăn vụng đồ ăn ngon của bé, quát mắng, dọa nạt để em bé sợ hãi mà không quấy. Vì nghiện ti vi, bà giúp việc, thay vì cho em bé ngủ trưa ở phòng ngủ, thường để bé ngủ ở sàn nhà cùng mình, hậu quả là em bé bị ho sù sụ, dù đang giữa mùa hè.
“Bà giúp việc nhà mình không chỉ chểnh mảng, làm sai yêu cầu chăm sóc em bé, ví dụ như vừa cho bé ăn vừa xem ti vi, cho bé ăn lộn xộn cả cơm và canh (nhà chị yêu cầu cho bé ăn riêng cơm và canh), dùng thìa inox to để cho bé ăn cho nhanh (thay vì thìa nhỏ được mua riêng cho bé)… Không chỉ vậy, bà này còn có những biểu hiện bạo lực với đứa trẻ, hàng xóm đã mách lại cho vợ chồng chị biết. Giật mình xem lại hình ảnh trên camera theo dõi và sau đó là bắt quả tang, mình mới tá hỏa nhận ra, bà giúp việc mà gia đình cứ ngỡ là có tâm đã đối xử với con như thế nào”, nickname J.N nói.
|
Em bé bị bà giúp việc dúi cả cốc nước vào mặt. ảnh cắt từ clip |
Chị J.N cũng chia sẻ, gia đình chị đối xử và đãi ngộ với người giúp việc rất hậu hĩnh và coi như người nhà, chứ không phân biệt gì. Ví dụ, khi cả nhà ra ngoài ăn nhà hàng, vợ chồng chị cũng đưa giúp việc đi theo; nếu con vô tình ị, tè, trong bữa cơm, hai vợ chổng cũng bảo nhau đứng dậy đi dọn chứ không phiền đến bà. Trong phòng ngủ của giúp việc cũng có cả máy tập thể dục, có giường, chiếu trúc, điều hòa... tiêu chuẩn, đặc biệt là xem ti vi không giới hạn. Tiền lương mỗi tháng cho người giúp việc là 4 triệu, một tháng về quê nghỉ 4 - 5 ngày không trừ lương, còn cho thêm tiền xe cộ đi lại. Ngày lễ cũng thưởng, điện thoại cũng cho tiền nạp, chưa kể quần áo, mỹ phẩm, giày dép... tính ra cũng khoảng hơn 6 triệu/tháng.
Đãi ngộ với giúp việc như vậy, nhưng tận mắt thấy con không được chăm sóc tốt, lại còn bị đánh túi bụi trong lúc ăn khiến J.N nóng máu, quyết định cho bà giúp việc này nghỉ việc ngay và luôn. Theo chị, trước khi xảy ra vụ bắt quả tang và video ghi lại cảnh hành hạ em bé, bà giúp việc đã tỏ ra hết sức chểnh mảng trong công việc, có lẽ là vì có ý định về làm cho một gia đình khác.
Khi chia sẻ trên mạng xã hội, chị J.N mong muốn cảnh báo các bà mẹ có ý định thuê người giúp việc cần tìm hiểu kỹ. Tránh gây ra tình huống xấu đáng tiếc như gia đình chị.
Ngay sau khi đăng tải, trên mạng xã hội cũng xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều. Đa phần đều tỏ ra khá bức xúc, phẫn nộ trước hành động của người giúp việc này.
Tuy nhiên, một số cư dân mạng khác thì lại tỏ ra bênh vực người giúp việc cho rằng “có chăm con nhỏ mới biết nhọc nhằn, mình thấy như vậy là bình thường. Có gì giải quyết nội bộ rồi thì thôi, hơn thua làm gì khi đăng trên facebook, gây ảnh hưởng đến nhiều người.
Thanh Hải
" alt="Phát hoảng vì osin bạo hành con"/>
Phát hoảng vì osin bạo hành con
Siêu đơn giản, siêu tiết kiệm, tận dụng thùng giấy cũ đựng tivi, tủ lạnh,... để làm nhà đồ chơi cho con đang trở thành xu hướng hot của các bố mẹ Việt.Hồi nhỏ, chắc hẳn mỗi người trong chúng ta đều đã từng trải qua thời kì “mê mẩn” trò đắp chăn lên bàn, ghế,... để dựng thành “lều”, thành “lâu đài”,... và có thể chui ra chui vào cả ngày mà không biết chán. Gần đây, một phong trào làm nhà đồ chơi từ bìa giấy, thùng giấy cho con của các bậc phụ huynh đang trở nên “sốt xình xịch”, khiến nhiều người lớn phải bồi hồi, nhớ lại kỉ niệm ấu thơ ngày bé ấy, còn trẻ nhỏ thì vô cùng thích thú.
Chỉ mất thêm tiền mua cuộn băng dính, ai thích “hoa lá cành” hơn có thể mua giấy màu trang trí, còn lại chỉ cần tận dụng một chiếc thùng giấy các tông đựng tivi, tủ lạnh,... là cha mẹ đã có thể tự tạo cho con mình những ngôi nhà xinh xinh, cho các bé “leo ra leo vào”.
Ông bố trẻ dẫn đầu trào lưu làm nhà đồ chơi cho con
|
Tận dụng chiếc thùng đựng tivi không còn dùng đến nữa, cộng thêm 5000 đồng mua cuộn băng dính, anh Tùng đã có một ngôi nhà xinh xinh cho con gái chơi cả ngày. |
Nhắc đến phong trào làm nhà đồ chơi bằng bìa các tông, thùng giấy cực hot này, đầu tiên phải kể đến anh Lê Nguyễn Sơn Tùng (Thanh Xuân, Hà Nội). Sau khi xem trên trang web nước ngoài về món đồ chơi dễ thương này, thấy con gái thích thú nên tranh thủ lúc con ngủ trưa, ông bố trẻ đã mày mò làm cho con. Tận dụng chiếc thùng đựng tivi không còn dùng đến nữa, cộng thêm 5000 đồng mua cuộn băng dính, anh Tùng đã có một ngôi nhà xinh xinh cho con gái chơi cả ngày. Cô bé còn mang chăn, gối và iPad vào đó để nằm ngủ, chơi vô cùng thoải mái.
|
Ngay sau khi anh chia sẻ thành quả của mình lên mạng xã hội, chưa đầy nửa ngày, những bức hình về ngôi nhà của anh đã nhận được hơn 9000 lượt thích và chia sẻ. Nhiều người còn hài hước phong tặng anh danh hiệu “ông bố của năm”. |
|
Cô bé còn mang chăn, gối và iPad vào đó để nằm ngủ, chơi vô cùng thoải mái. |
Từ nhà bằng bìa giấy đến... xe ô tô bằng bìa giấyThích thú với món đồ chơi tiết kiệm, dễ thương và dễ làm này, nhiều bậc phụ huynh đã biến hóa sáng tạo, nghĩ thêm nhiều cách trang trí, tạo nên các tác phẩm bằng bìa giấy vô cùng độc đáo. Thậm chí, có cha mẹ còn làm cả... ô tô đồ chơi cho con.
Chị Vũ Thanh Trà (Tuyên Quang) cùng chồng ngoài việc sử dụng bìa các tông còn dán thêm giấy da cam cho mái nhà và giấy hoa cho tường nhà. Tác phẩm xinh xắn của hai vợ chồng đã khiến em bé vô cùng thích thú:
|
Chị Vũ Thanh Trà (Tuyên Quang) cùng chồng ngoài việc sử dụng bìa các tông còn dán thêm giấy da cam cho mái nhà và giấy hoa cho tường nhà. |
|
Tác phẩm xinh xắn của hai vợ chồng đã khiến em bé vô cùng thích thú: |
Chị Nguyễn Thị Bích Phương (Đan Phượng, Hà Nội) vui vẻ chia sẻ: “Mình là giáo viên mầm non. Dạy tiết tạo hình Tô màu ô tô nên tự nghĩ là làm ra cho tiết học thêm phong phú. Không ngờ các con rất thích.”
|
Cận cảnh chiếc ô tô đồ chơi đáng yêu của chị Bích Phương. |
|
Ô tô rất "xịn", không quên lắp biển số. |
|
Chị Phương cho biết, các bé rất thích thú và tranh nhau đòi lên xe để chơi. |
Chị Phạm Thanh Hải (Vĩnh Phúc) rất tâm đắc với món quà tự tạo mà chị làm cho con. Chị cho biết: “Mua đồ chơi rẻ tiền bán bên ngoài thì sợ độc hại, không đảm bảo, đồ chơi đắt tiền thì chưa đủ điều kiện mua. Tự chế kiểu này rất hay, dạy con được nhiều điều mà tình cảm cha mẹ và con cái càng thêm gắn bó.”
|
Ngôi nhà mà chị Hải làm cho con gái cưng. |
“Bé nhà mình được 2,5 tuổi mà đã rất mê cái nhà này. Trẻ em thích có không gian riêng, cảm giác khi đó con được sống trong thế giới riêng của mình mà.”
|
"Trẻ em thích có không gian riêng, cảm giác khi đó con được sống trong thế giới riêng của mình mà.” - chị Hải tâm sự. |
(Theo Khám phá)" alt="Cha mẹ Việt ‘sốt’ làm nhà đồ chơi bằng bìa chỉ 5000 đồng cho con"/>
Cha mẹ Việt ‘sốt’ làm nhà đồ chơi bằng bìa chỉ 5000 đồng cho con
Chỉ riêng ở Vũ Hán đã có hơn 10.000 người hòa giải các vấn đề gia đình. Cao Hongling, một hòa giải viên cao cấp khác làm việc tại Vũ Hán, cho biết 30% các xung đột hôn nhân mà cô đã giải quyết có liên quan đến việc sử dụng điện thoại quá nhiều.
|
30% các vụ ly hôn ở Trung Quốc bắt nguồn từ việc sử dụng điện thoại quá nhiều. Ảnh: SCMP. |
"Nghiện điện thoại di động đã dẫn đến việc vợ chồng không giao tiếp được với nhau. Nếu một người dành quá nhiều thời gian cho điện thoại, họ thường không chia sẻ công việc nhà và không quan tâm đến đối phương. Tất cả những vấn đề này cuối cùng sẽ dẫn đến ly dị", Cao nói.
Cao cho biết đây cũng là một dạng bạo lực gia đình, được gọi là "cold violence", là bạo hành về mặt tinh thần khi một người giảm thiểu hoặc ngừng mọi giao tiếp bằng lời nói lẫn thể chất với người kia.
Lý do chia tay
Tỷ lệ ly hôn của Trung Quốc tăng từ 2/1.000 (2 trường hợp ly dị trong 1.000 người) vào năm 2010 lên 3,4/1.000 vào năm 2019. Năm 2020, tỷ lệ này giảm còn 3,1/1.000.
Ly hôn gia tăng đã khiến các nhà chức trách nước này đưa ra chính sách "30 ngày hòa giải" gây tranh cãi vào năm ngoái. Theo chính sách này, trước khi được chính thức chia tay trên giấy tờ, các đôi vợ chồng phải trải qua ít nhất một tháng cân nhắc lại.
Cao cho biết cô từng giúp một phụ nữ, người đã nộp đơn ly hôn vì cảm thấy "ngột ngạt" khi ở nhà.
"Chồng tôi không quan tâm đến tôi, con cái hay nhà cửa. Ngay khi đi làm về, anh ấy chỉ dán mắt vào điện thoại mà không làm gì khác. Tôi yêu cầu anh ấy giúp làm việc nhà, nhưng anh ấy không đáp lại", người phụ nữ kể với Cao. "Tôi không thể chấp nhận sự im lặng đó".
|
Dán mắt vào điện thoại thay vì giao tiếp với bạn đời cũng là một dạng bạo hành trong gia đình. Ảnh: Shutterstock. |
Trong khi đó, người chồng không nghĩ mình làm gì sai vì ngày nào anh cũng trở về nhà sau giờ làm. "Tôi chỉ lướt mạng xã hội, đọc tin tức và chơi trò chơi trên điện thoại di động của mình", người đàn ông nói.
Vì vậy, anh từ chối giảm thời gian sử dụng điện thoại di động.
Người dùng Internet Trung Quốc đưa ra quan điểm trái ngược trước thông tin điện thoại di động là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ly hôn.
"Các đôi không còn tình yêu nữa mà thôi. Đừng dùng điện thoại làm cái cớ để chia tay", một người viết trên Weibo.
Tuy nhiên, một người khác bình luận: "Chơi game và xem video trên điện thoại di động thực sự chiếm rất nhiều thời gian. Kết quả là mọi người không còn thời gian rảnh rỗi hay năng lượng để nghĩ về những thứ khác".
Nghiện điện thoại
Không chỉ ở Trung Quốc, sử dụng điện thoại quá nhiều cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến chia tay ở Anh.
57% người 25-34 tuổi phàn nàn rằng việc sử dụng điện thoại di động ảnh hưởng đến cuộc sống lãng mạn của họ, theo cuộc khảo sát của YouGov. Những người này cảm thấy bản thân luôn bị người yêu/bạn đời phớt lờ, không quan tâm.
Điện thoại di động cũng tạo ra ngờ vực, gây ra các cuộc tranh cãi và thậm chí dẫn đến sự đổ lỗi, không chung thủy.
Amanda Rimmer, luật sư gia đình, cho biết: "Một số cặp vợ chồng hiện dành nhiều thời gian để nghịch điện thoại hơn là thể hiện tình cảm với nhau. Mọi người ngủ, ăn, chơi và nói chuyện với điện thoại.
Chúng tôi đã nhận thấy sự gia tăng các vụ ly hôn trong 5 năm qua do bạn đời nghiện điện thoại. Nhiều người cũng cho rằng hành vi bí mật sử dụng điện thoại di động của vợ/chồng là một dấu hiệu cho thấy mối quan hệ đang tan vỡ".
|
57% người 25-34 tuổi ở Anh phàn nàn rằng việc sử dụng điện thoại di động ảnh hưởng đến đời sống tình cảm của họ. Ảnh: Handout. |
Theo Cambridge Dictionary, "phubbing" là "hành động phớt lờ người đang ở cùng bằng cách chỉ chú ý vào màn hình điện thoại di động của bạn". Thuật ngữ này ra đời vào năm 2013, là từ ghép của các từ "phone" và "snubbing".
Dấu hiệu để nhận biết bạn đang "phubbing", tức dành quá nhiều thời gian cho điện thoại thay vì quan tâm đến những người xung quanh:
- Bạn luôn mang theo điện thoại khi ở bên cạnh người yêu, bạn bè của mình.
- Hầu hết cuộc trò chuyện của bạn với mọi người chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn vì bạn thường xuyên sử dụng điện thoại.
- Bạn thường bị phân tâm trong các cuộc hội thoại vì bận xem điện thoại.
- Bạn lấp đầy khoảng trống trong cuộc trò chuyện bằng cách kiểm tra điện thoại của mình.
- Khi đang xem TV cùng người khác, bạn tiếp tục sử dụng điện thoại trong thời gian quảng cáo.
Theo Zing
Ly hôn chồng Nhật, 9X về nước cưới cô dâu xinh đẹp ở Khánh Hòa
Thay vì mặc chiếc váy bồng bềnh, lần này Tố Băng khoác lên mình bộ vest lịch lãm. Nhìn thấy cô dâu hạnh phúc rạng rỡ, "chú rể" đặc biệt này biết đây mới chính là đám cưới mà mình mơ ước bấy lâu.
" alt="Ly hôn vì bạn đời nghiện điện thoại"/>
Ly hôn vì bạn đời nghiện điện thoại